caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

jeudi 12 juin 2014

Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia người Đức Michael Wolf... bi kịch của công nhân sản xuất đồ chơi Trung Quốc


Đồ Chơi Trung Quốc par crth2837 Khi một đứa bé được tặng 1 con poupée, chắc chắn nó sẽ rất vui khi được món quà này. Nhưng trước khi món đồ chơi này đến tay người nhận thì đã có bao nhiêu người đổ lệ để sà̉n xuất nó, và chưa kể bao nhiêu người gián tiếp mất việc khi mua hàng  cho các nước này. Đó là chưa kể những điều kiện làm việc và bảo hiểm sức khoẻ cho công nhân để được hưởng quyền lợi như các nước mua hàng của Trung Quốc.
Khi chúng ta ý thức được việc chúng ta làm, thì có lẽ chúng ta không tự giết chết đời sống và xã hội mà chúng ta đang hưởng.
Caroline Thanh Hương


Trung Quốc là nước sản xuất nhiều đồ chơi hơn bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới. Khoảng 75% đồ chơi trẻ em trên thế giới đến từ quốc gia gần 1,4 tỷ dân này.


Dưới đây là những hình ảnh về thế giới sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc dưới ống kính nhiếp ảnh gia người Đức Michael Wolf...






Mỗi ngày, công nhân sản xuất đồ chơi tại Trung Quốc phải đến nhà máy 15 phút trước ca làm việc để tập trung.



Điều kiện sống của công nhân đồ chơi Trung Quốc rất chật vật. Họ sống trong những ký túc xá chật hẹp như thế này, với 6 người bị “nhồi” trong 1 phòng, 50 người dùng chung một nhà tắm.



Học sinh, sinh viên cũng được nhà trường tổ chức đến làm công nhân trong các nhà máy đồ chơi, với tư cách là “thực tập sinh”.


Tại nhà máy, thay vì được học những kỹ năng liên quan tới ngành học của mình, các sinh viên này làm việc y như những công nhân sản xuất.


Một số nhà máy hứa với công nhân cho họ nghỉ giải lao 10 phút sau mỗi 2 giờ làm việc.


Nhưng lời hứa này chưa bao giờ trở thành hiện thực đối với hầu hết công nhân.


Sau ca làm việc, công nhân lại phải tập trung trong 15 phút.


Thậm chí trong thời gian 30 phút nghỉ ăn trưa, công nhân phải sớm trở lại xưởng để làm việc hoặc tham dự một cuộc họp. Họ không được trả tiền cho những khoảng thời gian họp hoặc tập trung như vậy.


Công nhân đồ chơi làm việc kéo dài mỗi ngày, 6-7 ngày/tuần.


Thời gian làm việc ngoài giờ của họ lên tới 200 giờ mỗi tháng, cao gấp 5 lần giới hạn cho phép.


Nữ công nhân hiếm khi được nghỉ vì lý do con cái. Thời gian làm việc khắc nghiệt và không có chỗ gửi con khiến họ không thể chăm nom được con mình.


Nhiều nữ công nhân buộc phải gửi con cho gia đình ở quê để đi làm.


Công việc sản xuất đồ chơi khiến công nhân phải tiếp xúc nhiều với hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe.


Kết quả là mức độ cao đáng báo động của những căn bệnh và chấn thương liên quan đến nghề nghiệp. Riêng trong năm 2000, khoảng 1 triệu công nhân bị thương ở nơi làm việc, khoảng 20.000 công nhân khác trong ngành này bị mắc những căn bệnh liên quan tới công việc.


Nhiều công nhân thậm chí còn không bị yêu cầu phải mặc đồ bảo hộ lao động, trong đó có những người dành nhiều thời gian cho việc phun sơn các sản phẩm đồ chơi.


Công nhân bị thương cho biết, lãnh đạo nhà máy không quan tâm tới vấn đề sức khỏe của họ.


Nếu nghỉ ốm, công nhân sẽ bị cắt lương luôn.


Đến tuổi 30, nữ công nhân di cư từ các khu vực nông thôn đã bị coi là quá già và sẽ bị sa thải.


Công nhân đồ chơi có thể dễ dàng “nhảy” việc, nhưng thường thì chẳng được tăng lương là bao.


Hầu hết những công nhân sản xuất đồ chơi đều không sở hữu những sản phẩm mà họ làm ra.


Trước khi mở cửa nền kinh tế vào cuối những năm 1970, Trung Quốc kiểm soát chặt việc di cư từ nông thôn ra thành thị.


Theo quy định của hệ thống hộ khẩu khi đó của Trung Quốc, tất cả các chế độ phúc lợi như lương hưu, nhà ở, y tế, giáo dục đều ràng buộc với nơi sinh của mỗi người.


Tuy nhiên, khi Trung Quốc chuyển sang kinh tế thị trường, lực lượng lao động giá rẻ tại các khu vực nông thôn trở thành một phần không thể tách rời trong sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia này.


Những hạn chế về di cư dần được giảm xuống, và có khoảng 85% người nghèo ở nông thôn Trung Quốc đổ tới các thành phố để tìm việc.


Tuy nhiên, những hạn chế về đăng ký hộ khẩu vẫn ngặt nghèo như trước.


Công nhân di cư vì vậy không thể được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi, cho dù luật Trung Quốc quy định tất cả mọi người bình đẳng.


Nhà chức trách đến nay vẫn chưa thể quan tâm hết tới đời sống của họ.


Có khoảng 150 triệu công nhân di cư ở Trung Quốc trong tình trạng hầu như không được bảo vệ.


Họ phải chịu những điều kiện làm việc khắc nghiệt như thời gian làm việc quá dài. Nhiều người cũng được ký hợp đồng lao động.


Bản thân những người công nhân cũng không nhận thức được quyền lợi của mình.


Chính nhận thức yếu kém này của người lao động đã bị các doanh nghiệp lợi dụng.


Dù làm việc trong điều kiện tồi tệ, các công nhân vẫn lạc quan tin tưởng rằng họ sẽ học được kỹ năng mới và tạo lập được một cuộc sống tốt đẹp hơn.


Trung Quốc là nước sản xuất nhiều đồ chơi hơn bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới. Khoảng 75% đồ chơi trẻ em trên thế giới đến từ quốc gia gần 1,4 tỷ dân này.


Về phần mình, nhiếp ảnh gia Michael Wolf đã thực hiện sắp đặt 16.000 món đồ chơi đã qua sử dụng (second-hand) mua từ các chợ và cửa hàng trên khắp bang California của Mỹ. Mỗi món đồ chơi này đều có một gương mặt và đều là hàng “made in China”.

Theo VNECONOMY / PHOTOMICHAELWOLF.COM


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire