Nhớ về Tân Định & Đakao – Trần Đình Phước - Hình ảnh Saigon 1967
Tân Định – Đakao dễ thương (Những con đường ngày xưa)
Cho đến bây giờ, dù đã xa
Tân Định và Đa
Kao nhiều
năm, nhưng trong tôi hai cái tên Tân Định và Đa Kao lúc nào cũng là một
nổi nhớ khôn nguôi. Chúng cứ thôi thúc tôi hoài. Đã bao năm qua, tôi
muốn tìm về chốn này, để sống lại với kỷ niệm thuở học trò, mà tình yêu
khi đó, chỉ biết, đôi mắt nhìn nhau cũng đủ rồi. Tôi cứ hẹn đi, hẹn
lại, nhưng vẫn chưa bao giờ thực hiện được ước mơ này. Rồi một dịp tình
cờ đưa đến. Vào tháng 5, năm 2010. Tôi đã toại được ý nguyện. Tôi đã có
hai tuần lễ đi qua, đi lại trên những con đường kỷ niệm
của Tân Định và Đa Kao. Điều làm tôi rất đỗi ngạc nhiên và thích thú là
tên nhiều con đường trong khu vực này vẫn như cũ.
Thật
vậy, sau 30 tháng 04, năm 1975. Một số tên đường của thành phố Sài Gòn
thân yêu đã bị đổi bằng những
cái tên xa lạ.
Nay được thấy lại các tên đường ở khu Tân Định và Đa Kao không bị thay
đổi nhiều, trong lòng tôi bỗng nhiên dâng lên một sự xúc động mãnh liệt
và niềm sung sướng vô cùng.
Xin
mời các bạn cùng tôi tìm về những con đường kỷ niệm của khu Tân Định và
Đa Kao với những bồi hồi, rung động khó quên của thời niên thiếu và
không bao giờ phôi pha, dù năm tháng có qua đi.
Trước
hết, xin bắt đầu là Cầu Kiệu với con đường Hai Bà Trưng đi về phía Sài
Gòn. Khoảng đường này bên tay phải có hẻm vựa gạo, bác sĩ khám mắt tên
Kính, tiệm bán bông cườm, thuốc cam Hàng Bạc và tiệm cà phê Hải Nàm.
Phía bên phải có hẻm bán chó, tiệm trà Phật Tổ và tiệm bán xe đạp Đoàn
Văn Thẩm.
Quẹo
trái ở ngả ba là đường Trần Quang Khải. Phía tay trái là con đường nhỏ
dẫn
vô hẻm có tiệm bánh cuốn Thanh Trì ngay đầu ngỏ, đối diện là Hảng Sáo
Công Ty, rồi tới trường Việt Nam Học Đường và trường Văn Lang số 51 Trần
Quí Khoách do thầy Ngô Duy Cầu làm Hiệu Trưởng. Thầy mất đúng ngày 30
tháng 04, năm 1975. Đối diện trường Văn Lang là Cư Xá Kiến Ốc Cục Tân
Định, dành cho công chức. Đi vào phía trong là chùa Vạn Thọ và một số
chùa nhỏ khác. Phía tay phải là quán cơm cây Điệp, kế bên là hảng gạch
bông Vân Sơn. Nhìn sang bên đường là trường Trung Học Tân Thạnh của Thầy
Phan Út. Trước khi vào cổng trường, phải đi ngang bảo sanh viện Ngô
Liêng. Bảo sanh viện này mang luôn tên bà.
Đi
tiếp khoảng hai trăm thước sẽ gặp một ngả tư. Đường Bà Lê Chân bên tay
phải. Ngay góc đường bà Lê Chân là quán cơm tấm của vợ chồng con trai
nghệ sĩ Bảy Nhiêu. Đối diện là đình Phú Hoà, nơi các đoàn hát bộ và cải
lương tập dượt. Nằm trên đường Bà Lê Chân phía bên trái có nhà in Bùi
Văn Tạ, bảo sanh viện Hà Đông Hà. Trước mặt có con đường mang tên Mã Lộ.
Con đường này chạy ngang phía sau chợ Tân Định. Phía đầu đường Bà Lê
Chân là ngả ba Hai Bà Trưng và Bà Lê Chân. Nằm ngay góc là Y Viện Tân
Định.
Từ
đình Phú Hoà nhìn sang bên kia đường là đường Trần Nhật Duật. Xe chè
Huỳnh Thị Ngà nổi tiếng một thời, nằm ngay góc ngả tư đường Trần Quang
Khải và Trần Nhật Duật. Đường này chạy dài tới khu nông cơ cũ. Trên
đường Trần Nhật Duật có bốn con đường nhỏ đâm ngang qua. Thứ tự như
sau: Đặng Dung, Đặng Tất, Trần Quí Khoách và Trần Khánh Dư. Riêng, hai
đường Đặng Dung và Trần Khánh Dư thì chạy dài được đến đường Trần Khắc
Chân, còn gọi là xóm Cầu Mới. Trên đường Trần Nhật Duật, hẻm số 21 có
tiệm ảnh Nguyễn Kỳ nổi tiếng một thời trong giớí học sinh, thích chụp
hình chân dung, nhà số 10 là trường Huỳnh Thị Ngà. Bà Huỳnh Thị Ngà là
một phụ
nữ giỏi và đảm lược. Bà biết chèo chống và điều hành ngôi trường Huỳnh
Thị Ngà, mà kế bên có nhiều trường trung học tư thục khác, lúc nào cũng
sẳn sàng cạnh tranh với trường của bà. Nhờ thế trường của bà mới có thể
tồn tại hơn hai mươi năm. Bà mất khoảng cuối năm 1992 tại tiễu bang
Virginia (Hoa Kỳ). Đối diện trường Huỳnh Thị Ngà, xéo về đường Đặng Dung
là nhà gíáo sư khiêu vũ, phía trước nhà có cây me to. Cách đó vài căn
là nhà Giáo Sư Pháp Văn Huỳnh Văn Mĩ. Thầy Mĩ nổi tiếng về dạy Pháp Văn
và là một trong những võ sư sáng lập môn phái Hàn Bái Đường. Không nghe
nói về vợ thầy, chỉ thấy thầy đi chợ môt mình, hai tay xách cái gà mên.
Thầy qua đời ở Nam Cali năm 2004, hưởng thọ 93 tuổi. Học sinh trường
Huỳnh Thị Ngà rất nễ
sợ thầy. Trong giờ của thầy dạy, không em nào dám hó hé vì thầy Mĩ rất
nghiêm và khó. Ngoài ra, thầy cũng là thầy dạy cô hiệu trưởng Huỳnh Thị
Ngà hồi nhỏ.
Bây giờ trở
ngược ra đường Trần Quang Khải đi về phía Đakao. Trước khi đến một ngả
năm. Phía bên phải là phòng nha khoa của một đôi vợ chồng. Vợ là Nha Sĩ
tên Hạnh. Chồng là Không Quân Thiếu Tá Nha Sĩ Dương Quảng Định (Trung
Tâm Giám Định Y Khoa Không Quân). Đi thêm khoảng ba
mươi thước gặp một depot rác nhỏ. Đối diện là chỗ cho thuê sách, tiểu
thuyết và truyện hiếm hiệp Đức Hưng, kế bên là tiệm hàn gió đá Sáu An.
Cách đó vài căn là nơi chuyên sản xuất xích lô đạp và xe ba bánh có tên
Ngọc Quế.
Khi
đến ngả năm, bên tay trái là đường Trần Khắc Chân, nhìn xéo về phia tay
phải là đường Nguyễn Phi Khanh. Căn nhà
nằm ngay góc đường của ông Bùi Ngọc Phương. Ông tự phong cho mình là
vua dầu hỏa Việt Nam và dự định ứng cử Tổng Thống VNCH. Nếu đi ngược
chiều trên đường Nguyễn Phi Khanh, ngả ba đầu tiên là đường Huyền
Quang, có đình Sơn Trà. Đường Huyền Quang mang tên một vị sư. Con đường
dài khoảng hai mươi thước, đi hết đường Huyền Quang, quẹo trái lá Chả cá
Lã Vọng. Ngả ba kế tiếp là Lý Văn Phức, có một depot rác rất lớn, nơi
mà các công nhân vệ sinh đưa rác về đây, trước khi các xe lớn đến chở đi
tái chế và phế thải. Cuối đường là quán cà phê bà Chi, mà các bài viết
về cà phê Sài gòn đều nhắc đến. Quẹo trái gặp rạp hát Casino Đakao, tiệm
may Cao Minh và tiệm thạch chè Hiển Khánh. Đối diên là nhà hàng Pháp
tên Casino, tiệm
bán quân trang Quế Anh và kế bên là tiệm Phúc chuyên làm con dấu, thêu
cờ và huy hiệu. Nếu quẹo phải sẽ gặp Đền Thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo.
Đoạn
đường Trần Quang Khải từ đây ra đến đường Đinh Tiên Hoàng tuy không dài
lắm, nhưng có rất nhiều cửa hiệu buôn bán. Phía bên phải, ta thấy có
Pharmacy Duyệt, rồi đến bảo sanh viện Chung Nam Quế. Nơi đây các bà bầu
khu Đakao và Gia Dịnh thường đến để khai hoa nở nhụy. Nhà kế bên là nhà
của bà thầy bói mâp, chuyên môn coi bói bài, tiếp đó có hai tiệm bán
phụ tùng và sửa xe
Honda, rồi cà phê Ngọc Dung số 77 Trần Quang Khải, của hai chị em tên
Ngọc và tên Dung. Đi thêm một chút nửa sẽ gặp Đình Nam Chơn. Trước đình
có thờ hình ông Cọp. Bên trái cổng vào trong sân đình có cây Đa to, có
lẽ đã trên trăm tuổi. Thêm vài bước nửa cũng có một Phật đường nhỏ,
thuộc Giáo Hội Phật Đường Nam Tông. Được gọi tên la Minh Sư Đạo Quang
Nam Phật Đường. Kế bên là tiệm vàng Bảo Thành, cũng nổi tiếng về Bánh
Trung Thu, giò lụa, giò thủ và bánh mứt. Trước 1975, bà Bảo Thành là chủ
hầu các bải giử hai bánh lớn nhất Sàigòn như: Trường Đại học Luật khoa ở
đường Duy Tân, Nha Xổ số Kiến Thiết ở đại lộ Thống Nhất, rạp hát Đại
Nam trên đường Trần Hưng Đạo, và dọc theo hai bên đường Lê Lợi… Cách một
căn là
tiệm cơm Tàu có tên Dân Thiên, với các món mì xào dòn và cơm chiên
Dương Châu tuyệt vời.
Tiếp
tục phía bên trái. Đầu tiên là chi cuôc cảnh sát Tân Định. Kế bên là
đình Công Thành Ban, chuyên trình diễn hát bộ. Trước đình cũng có thờ
một ông cọp, kế bên là một ngỏ hẻm, đi ra được đường Trần Khắc Chân.
Sau đó sẽ đến một dảy phố, có tiệm quay Ronéo Lửa Hồng, nơi đây quay
ronéo và photocopy bài vở cho các học trò và thầy cô giáo. Ngoài ra cũng
bán nhạc quay roneo sẳn, giá rất bình dân. Cách đó vài căn là một tiệm
hòm. Có tiệm may Của, rồi đến nhà bà con với ông chủ rạp hát Văn Hoa.
Nổi tiếng ở đoạn này là tiệm cầm đồ bình dân có tên là Kim Ngân. Bà chủ
lúc nào cũng trang điểm lộng lẫy như các cô đào cải lương Thanh Nga hay
Bạch Tuyết sắp lên sân khấu trình diễn. Nơi đây lúc nào cũng đông khách
vì tiệm cho cầm và chuộc đồ với giá tương đối dễ thở và thủ tục thì đơn
giản hơn so các nơi khác. Cách khoảng mười căn nhà, bên trái có một con
hẻm lớn, nổi tiếng nhất vùng Tân Định – Đakao. Đó là hẻm xóm Vạn Chài.
Đây là địa điểm quy tụ anh hùng hào kiệt tứ xứ. Mỗi lần có hành quân
cảnh sát để bắt thanh niên trốn quân dịch thì xe cộ, súng ống rầm rộ, ca
nô, thuyền nhỏ chạy dài dọc theo sông cầu Bông, đèn pin chiếu pha
sáng cả một vùng. Cuối cùng kết quả chẳng đi đến đâu, vì thanh niên
trốn quân dịch đã nhảy xuống sông, lặn qua bên phía Gia Định, hoặc trốn
trong các con hẻm sâu, tối tăm, chằng chịt. Lực lượng kiểm soát cũng
không muốn vào chỗ này, vì không an toàn cho lắm. Đặc biệt, trong hẻm
có một trường trung tiểu học tư thục mang tên Văn Hiến do Thầy Phan Ngô
làm Hiệu Trưởng. Thầy cũng từng ra ứng cử và đắc cử Nghị viên thành phố
Sài gòn.
Ra
khỏi hẻm, quẹo trái là ngay rạp hát Văn Hoa. Rạp hát này đã từng một
thời
là một rạp hát sang trọng của Saigon vì có trang bị máy lạnh, màn ảnh
rộng và giá vé vào cửa cũng tương đối bình dân. Rạp Văn Hoa chiếu đủ các
loại phim. Những lúc chiếu phim mới và hấp dẫn, bà con sắp hàng rồng
rắn, kéo dài tới ngỏ xóm Vạn Chài. Khán giả nào không muốn sắp hàng,
không muốn chen lấn đổ mồ hôi, để bị rách quần, rách áo hoặc bị rạch
bóp, thì có thể mua chợ đen, đôi khi phải trả gấp đôi. Cũng nên nói thêm
ở đây. Cạnh bên rạp hát Văn Hoa là một quán cà phê cũng đã đi vào lịch
sử của cà phê Saigon. Đó là cà phê Văn Hoa. Quán được trang bị dàn âm
thanh tối tân, nhạc ngoại quốc hấp dẫn luôn luôn mới nhất, chỗ ngồi
thanh lịch, vị trí thuận lợi và do hai chị em ruột là bà con với ông bà
chủ rạp
Văn Hoa đứng bán. Cô chị có tên TBD và cô em có tên TBH. Hai chị em đều
là nữ sinh trường trung học Huỳnh Thị Ngà. Lúc nào đi học, cả hai cô
đều mặc đồ đầm rất xinh xắn. Trông giống búp bê không tình yêu. Nghe đâu
cũng có khối anh đến uống cà phê thường xuyên mỗi ngày, trong số đó có
anh là ca sĩ một ban kích động nhạc nổi tiếng về bài hát Sunday Morning.
Ngày nào anh ta cũng đến quán ngồi đồng, vừa thuởng thức cà phê, vừa
trồng cây si cô em TBH. Gia đình Cô TBD hiện ở Montréal, còn gia dình cô
TBH từ Montréal chuyển về Pleasanton (California) vì phu quân cô có
công việc làm thích hợp ở đây.
Đoạn
đường còn lại, phải nhắc đến một quán cơm xã hội, chuyên phục vụ cho
giới bà con lao động, xe ba gác, xe xích lô, công tư chức và học sinh,
sinh viên nghèo. Giá rất bình dân, chỉ duy nhất năm đồng. Thức ăn gồm ba
món, thay đổi mỗi ngày. Cơm ăn thoải mái, ăn cho đến khi nào no thì
thôi. Ngoài ra, còn được tặng thêm một trái chuối tráng miệng và ly trà
thơm, nóng bốc khói. Sau đó phải kể thêm hai tiệm bán xi măng, gạch, cát
và đá cha truyền con nối là Tấn Phát và Tâm Long. Nay chỉ còn tiệm Tâm
Long tiếp tục, địa chỉ số 8 Trần Quang Khải, có lẽ cửa hàng đã hơn nửa
thế kỹ. Một chút nửa thì bỏ sót tiệm may áo dài tương đối nổi tiếng là
Phương Luân và hiệu ảnh Ngọc
Chương ở kế bên. Hết đường Trần Quang Khải thì gặp đường Đinh Tiên
Hoàng. Quẹo trái sẽ găp một quán bán thịt gà, thịt vịt và thịt heo
quay. Cạnh đó là một tiệm chuyên sửa xe vespa và Lambretta. Nhìn sang
bên kia đường là tiệm may áo dài Thanh Châu. Tiệm mang tên người con
gái lớn nhất. Tiệm may Thanh Châu rất nồi tiếng, chuyên may áo dài cho
các ca sĩ và áo cưới cô dâu. Hiện nay tiệm may Thanh Châu vẫn còn và có
rất nhiều khách đến may mỗi ngày. Kế bên là tiệm bán và đóng giầy Đông
Hưng.
Bên
kia đường Trần
Quang Khải là đường Nguyễn Huy Tự. Phía tay phải có chợ Đakao. Trước
khi tới chợ Đakao, sẽ gặp một gánh chè chỉ bán đậu đen. Bà bán chè,
người miền bắc di cư. Bà chỉ bán vào buổi chiều. Chè đậu đen bà nấu, hạt
rất dẻo, hương vị ngọt đậm đà. Thú vị nhất là ngồi chồm hỗm ăn chè nóng
dưới cơn mưa lất phất của Sài Gòn, vì không có ghế cho khách. Một con
đường chạy ngang chợ Đakao là đường Trương Hán Siêu. Bên trong có đền
thờ nhà cách mạng Tây Hồ Phan Chu Trinh và quán bánh cuốn tráng hơi,
mang tên Tây Hồ. Bà chủ bánh cuốn có tên là bà Cà. Bà khởi nghiệp năm
1960, bằng một cái quán xập xệ, một ít bàn ghế thấp lè tè và mấy tấm bạt
cũ để che mưa. Bên phải có Tín Nghĩa Ngân Hàng. Khi chiều đến, có quán
cháo lòng, mà bà chủ
rất khó tánh. Bà luôn luôn ưu tiên bán trước cho nam gìới, còn nữ gìới
thì bà cho đợi mút chỉ cà tha. Cô hay bà nào không chờ được thì đi
kiếm chỗ khác. Nếu thắc mắc, khiếu nại thì bà sẽ từ chối, không bán.
Đường Nguyễn
Huy Tự rất ngắn, khoảng chừng ba mươi thước. Chấm dứt khi đụng đường
Nguyễn Văn Giai. Chạy thẳng là Viện Nhu Đạo Quang Trung của Thượng Toạ
Thích Tâm Giác. Nguyên Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo.
Đối diện với Viện Nhu Đạo Quang Trung là một ngôi chùa lâu đời của
người Hoa, mang tên chùa Ngọc Hoàng. Đặc biệt, trong chùa có một cái hồ
lớn và sâu. Nhà chùa thả rất nhiều rùa, có những con sống đã vài chục
năm trở lên.
Đường
Nguyễn Huy Tự, quẹo trái là đường Bùi Hữu Nghĩa. Có một cây cầu sắt cũ.
Nếu quẹo phải sẽ găp đường
Nguyễn Văn Giai. Đi hết đường Nguyễn Văn Giai sẽ gặp đường Đinh Tiên
Hoàng, nhìn sang phía bên kia đường là đường Huỳnh Khương Ninh. Bên trái
là rạp hát Asam, nay đã xây thành chung cư và tiệm thuốc tây Lịch
Cường. Pharmacy mang tên của Dược Sĩ Tống Lịch Cường. Đầu đường Huỳnh
Khương Ninh, có xe bánh mì Bảy Quan với bánh mì thịt dăm bông và ba tê
rất độc đáo. Trên con đường này còn có trường trung học Huỳnh Khương
Ninh. Đi hết đường Huỳnh Khương Ninh sẽ gặp đường Phan Liêm. Đường
chạy dài, dọc theo bên hông Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi. Trên đường Đinh
Tiên Hoàng giữa khoảng đường Phan Đình Phùng và Phan Thanh Giản có hai
nhà hàng Pháp nổi tiếng là Chez Albert và La Cigale. Ngoài ra cũng phải
kể thêm hai quán cà phê đã đi vào gia phà cà
phê Saigon trước năm 1975. Quán thứ nhất là cà phê Hân mà tất cả mọi
thứ đếu làm bằng inox từ phin, muỗng, tách đựng đưòng, đựng sữa và quán
thứ hai là cà phê Duyên Anh. Quán mang tên nhà văn Duyên Anh, nhưng hoàn
toàn không dính dáng đến nhà văn này. Cô bé ngồi tính tiền tên Q. có nụ
cười xinh xinh, đôi mắt tròn, đen láy và tóc dài thắt bím rất dễ
thương. Cô làm cho bao nhiêu đấng anh hùng mê mệt. Cô cũng còn là đề tài
cho các chàng thi sĩ tài tử đến vừa thưởng thức cà phê, vừa làm thơ sầu
mộng.
Khu
Đa Kao có thể kể thêm những
con đường tên vẫn như cũ là: đường Nguyễn Bỉnh Khiêm với hai trường
trung học công lập Trưng Vương, Võ Trường Toàn và hồ bơi Nguyễn Bĩnh
Khiêm, đường Nguyễn Thành Ý, đường Phan Kế Bính có Hội Văn Hoá Bình Dân
do ông Huỳnh Văn Lang Tổng Giám Đốc Viện Hối Đoái làm Chủ Tịch, đường
Mạc Đĩnh Chi với Billards Trường Cang, nhà hàng Trường Cang, Hội Việt Mỹ
và Ty Cảnh sát Quận 1, đường Trần Cao Vân, Phan Tôn, Phan Ngữ, đường
Phùng Khắc Khoan với tư gia Đại Sứ Hoa Kỳ. Đường này cũng là một con
đường đẹp, có nhiều lá me bay của Saigon.
Cuối
cùng trở về khu Tân Định. Xin chỉ ghi ra những con đường không bị đổi
tên là: Nguyễn Văn Mai nối hai đầu đường Hai Bà Trưng và đường Huỳnh
Tịnh Của. Một đường nữa là Đinh Công Tráng, với món bánh xèo nổi tiếng,
trường (Tân Thịnh, Les Lauries, Văn Minh) và tiệm chụp hình Duy Hy. Ngay
góc Hai Bà Trưng và Đinh Công Tráng là tiệm thuốc Kính Tiên. Phía đối
diện là trường Thiên Phước, nhà thờ Tân Định và cách nhà thờ Tân Định
khoảng hơn mười thước là cà phê Thu Hương danh tiếng một thời. Ngoài ra,
cũng xin kể thêm đường Pasteur. Nơi đây có nhiều tiệm phở, có quán cà
phê Hồng và có viện Pasteur, chiếm một chu vi rất rộng, có bốn con đường
bao quanh, với những cây cổ thụ to đến nổi năm, sáu người ôm vẫn không
xuể. Ngay ngã ba Nguyễn Đình Chiểu và Pasteur, có một cái mả đá rất lớn
được xây bằng đá ong đã bị giải tỏa, nhìn đối diện là trường ngõ hẻm vô
trường Anh Văn Khải Minh. Xin phép được dừng ở đây. Hy vọng các bạn đã
tìm lại được một chút hương xưa của ngày tháng cũ năm nào..
Một lần nửa Tân Định & Đakao mãi mãi trong tiềm thức của chúng ta.
Trần Đình Phuớc
Đường phố buổi đêm, phố sách cũ, quầy hàng Giáng sinh... là những hình ảnh khó
quên về Sài Gòn năm 1967 do một cựu quân nhân
viên Hoa Kỳ thực hiện.
Quảng trường Kennedy trước nhà thờ Đức Bà. Hình ảnh được đăng tải trên tài khoản Flickr của tác giả.
Đường Tự Do.
Phía trước rạp chiếu phim REX.
Khách sạn Continental Palace.
Ngã tư Lê Lợi - Nguyễn Huệ.
Tòa thị chính Sài Gòn.
Công trường Mê Linh.
Cầu Khánh Hội.
Hàng quán giải khát trên vỉa
hè.
Khu bán sách cũ trên đường Lê Lợi.
Phía trước chợ Bến Thành.
Tượng đài Trần Nguyên Hãn.
Lính Hoa Kỳ trước cư xá Brink.
Quầy hàng Giáng sinh trên đường Nguyễn Huệ.
Toàn cảnh đường Nguyễn Huệ.
Đường Tự Do vào buổi tối.
Đại học
Y khoa Sài Gòn.
Đường Minh Mạng.
Thương xá Tax lung linh ánh đèn, rạp phim REX hào nhoáng... là những hình ảnh khó quên về Sài Gòn năm 1967...
Thương xá Tax.
Bến Bạch Đằng.
Từ bến Bạch Đằng nhìn sang Thủ Thiêm.
Từ bùng binh Quách Thị Trang nhìn về đường Lê Lợi và Nhà hát lớn.
Đường Trần Quý Cáp.
Công viên Chi Lăng nhìn từ đường Tự
Do.
Bên trong công viên Chi Lăng.
Từ đường Alexandre de Rhodes nhìn về nhà thờ Đức Bà.
Một góc đường Nguyễn Huệ.
Mặt trước rạp chiếu phim REX.
Xem chiếu phim công cộng tại ngã ba Gia Định.
Sài Gòn lúc lên đèn
Rạch Bến Nghé, phía trước hội trường Diên
Hồng.
Sông Sài Gòn một ngày đẹp trời.
Khu vực ngã 3 Nguyễn Văn Thinh - Phan Văn Đạt.
Hỏa châu của Mỹ phía trên các khu vực quân sự ở Sài Gòn.
Đường Thái Lập Thành.
Chiến hạm HQ-500 của hải quân Sài Gòn.
Xe ngựa trên phố, chùa Vĩnh Nghiêm xây dở,
áo dài tràn ngập phố phường... là những hình ảnh thú vị về Sài Gòn 1967 do một cựu chiến binh Mỹ thực hiện.
Ngã tư Lê Lợi - Pasteur. Hình ảnh được đăng tải trên trang Flickr của cựu chiến binh Mỹ Eaindy.
Rạp Rex.
Khách sạn Caravelle.
Chợ bán hàng ở đại lộ Lê Lợi.
Đường Tôn Thất Thiệp.
Xe ngựa trên đường phố Sài Gòn.
Áo dài và biển quảng cáo tràn ngập, hai nét đặc biệt của Sài Gòn trước 1975.
Chùa Vĩnh Nghiêm đang xây dựng.
Góc bên phải của chợ Bến Thành.
Ngân hàng Hoa Kỳ.
Bốc dỡ hàng hóa ở cảng Sài Gòn.
Thuyền bè nhộn nhịp trên sông Sài Gòn.
Từ cầu Công Lý nhìn về phía ĐH Vạn Hạnh.
Một quầy
hàng bán hàng lưu niệm trên vỉa hè.
Đường Tự
Do.
Trạm xăng Caltex ở góc
đường Võ Tánh.
Đường vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Cổng vào sân bay trực thăng trên đường Cộng Hòa.
Cư xá Brinks của lính Mỹ tại Sài Gòn.
Nghề chạm khắc trên vỉa hè, dàn nhạc Philippines biểu diễn trong quán bar... là những hình ảnh thú vị về
Sài Gòn 1967.
Quốc Hội HNV - Nhà hát thành phố
Ngã tư Công Lý - Lê Thánh Tôn.
Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông Sài Gòn.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire