caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

lundi 5 mai 2014

BAN TIN CIA TCDV - "DUONG THI, MOT VAI..." của MINH DI bien soan. KY 5.

Đọc lại bài số  3

http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/05/duong-thi-mot-vai-cua-minh-di-bien-soan.html

bài số 4
 http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/05/ban-tin-cia-tcdv-duong-thi-mot-vai-cua.html


Kính thưa Độc giả các Diễn Đàn,
Kính thưa qúy vị thích làm thơ,
Bài “Đường thi, Một vài...” của anh Minh Di biên soạn, Tạp Chí Dân Văn cho đăng tải, để, trước hết gởi đến qúy độc giả bốn phương, và riêng tặng qúy vị thích làm thơ, đâu đó đăng tải trên báo in, trên các Diễn Đàn...
Ngược giòng Lịch Sử, chúng ta đã xử dụng tiếng Hán làm ngôn ngữ chung cho cả nước, bao nhiêu “trước tác” của cha ông viết bằng Hán văn, chữ Nho chỉ  được ngưng không dùng nữa mới đây thôi...
Nếu nghiên cứu về văn học nước nhà là phải bao gồm các tác phẩm viết bằng tiếng Hán, phải thông thạo Hán Tự. Bản “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO” nổi tiếng của Nguyễn Trãi viết bằng ngôn ngữ nào?
Trong “luật chơi”, nhất là về lĩnh vực “Thơ văn” mà luật của thể THƠ ĐƯỜNG là khó nhất đối với các thi nhân, ông cha ta ngày trước lại rất ưa chuộng thể thơ này, thường dùng để “đối ẩm” với nhau.
Bài viết này khá dài, TCDV chia ra thành nhiều kỳ, như thường lệ, qúy vị nào cần trọn bài, xin liên lạc với TCDV, chúng tôi sẽ gởi đến hầu qúy vị.
Trân trọng.
Germany, 01.05.2014
(Ngày này 34 năm trước, 01.05.1980, cả gia đình chúng tôi được con tàu CAP ANAMUR của Đức vớt ngoài biển Đông khi đi tìm Tự Do, thoát khỏi chế độ độc tài, dã man của bọn CSVN)
-        Điều Hợp Viên DĐ Ngôn Ngữ Việt,
-        Chủ Nhiệm TCDV.
LÝ TRUNG TÍN
---------------------------------------------  
Đường thi, Một vài...

01 – 72 (78).

(KỲ 5)


Và ở một đoạn sau:

~ Hựu hữu THẤT NGÔN LUẬT THI chí đệ tam cú tiện thất niêm, lạc bình / trắc, dịch biệt thị nhất thể. Đường nhân dụng thử thậm đa, đản kim nhân thiểu dụng nhĩ!

Như Lão Đỗ vân:

                            Dao lạc thâm tri Tống Ngọc bi / Phong lưu nho nhã dịch ngô sư.

                            Trướng vọng thiên thu nhất sái lệ / Tiêu điều dị đại bất đồng thời.

                            Giang sơn cố trạch không văn tảo / Vân vũ hoang đài khởi mộng tư?

                            Tối thị Sở cung câu mẫn diệt / Chu nhân chỉ điểm đáo kim nghi. [1].

Nghiêm Vũ vân:

                         Mạn hướng giang đầu bả điếu can / Lại miên sa thảo ái phong thoan.

                         Mạc ỷ thiện đề Anh Vũ phú / Hà tu bất trứ tuấn nghi quan.

                         Phúc trung thư tịch u thời sái / Trửu hậu y phương tĩnh xứ khan.

                         Hứng phát hội năng trì tuấn mã / Chung tu trùng đáo Sứ Quân than.

Vi Ứng Vật vân:

                   Giáp thủy thương sơn lộ hướng Đông / Đông nam sơn hoạt đại hà thông.

                   Hàn thụ y vi viễn thiên ngoại / Tịch dương minh diệt loạn lưu trung.         

                   Cô thôn kỷ tuế lâm Y ngạn / Nhất nhạn sơ tình hạ Sóc phong.

                   Vị báo Lạc kiều du hoạn lữ / Biển chu bất hệ dữ tâm đồng. [1].

Thử tam thi khởi đầu dụng trắc thanh, cố đệ tam cú dịch dụng trắc thanh.

Lão Đỗ vân:

                   Mộ xuân tam nguyệt Vu giáp trường / Hiểu hiểu hành vân phù nhật quang.

                   Lôi thanh hốt tống thiên sơn vũ / Hoa khí hồn như bách hòa hương.

                   Hoàng li quá thủy phiên hồi khứ / Yến tử hàm nê thấp bất phương.

                   Phi các quyển liêm đồ họa lý / Hư vô chỉ thiểu đối Tiêu Tương. [2].

Vi Ứng Vật vân:

                   Dữ quân thập ngũ thị hoàng vi / Hiểu phất lư yên thượng ngọc trì.

                   Hoa khai Hán uyển kinh quá xứ / Tuyết hạ Li Sơn mộc dục thời.

                   Cận thần linh lạc kim do tại / Tiên giá phiêu dao bất khả kỳ.

                   Thử nhật tương phùng phi cựu nhật / Nhất bôi thành hỉ dịch thành bi. [2].

Thử nhị thi khởi đầu dụng bình thanh, cố đệ tam cú dịch dụng bình thanh.

Phàm thử giai LUẬT THI CHI BIẾN THỂ, học giả bất khả bất tri. 

                                     /  Điều Khê Ngư Ẩn Tùng Thoại. Qu. VII. Đỗ Thiếu Lăng 2  /.


~ Lại có THẤT NGÔN LUẬT THI đến câu thứ 3 thì thất niêm, sai bằng / trắc, cũng là một thể khác. Người thời Đường dùng thể này rất nhiều, nhưng người bây giờ ít dùng.

Như Lão Đỗ nói:

                         Lưu lạc mới hay Tống Ngọc bi / Phong lưu nho nhã cũng thầy tôi.

                         Xót vọng thiên thu một giọt lệ / Tiêu điều khác buổi chẳng cùng thời.

                         Non sông nhà cũ không văn vẻ / Vân vũ đài hoang há mộng suy?

                         Rốt lại Sở cung đều hủy diệt / Người câu chỉ lối nay còn nghi. [1].

Nghiêm Vũ nói:

                        Tiện mé đầu sông thả chiếc cần / Ngủ lười bờ bụi phong ba ham. 

                        Chớ ỷ giỏi làm Anh Vũ phú / Sao mà chẳng đội mũ huy hoàng.

                        Sách ôm trong bụng phơi khi tối / Bài thuốc sau đùi chỗ vắng lần.

                        Hứng nổi đến mà giong tuấn mã / Sứ Quân bờ ấy lại tìm lên.

Vi Ứng Vật nói:

                       Giáp bến non xanh lộ hướng Đông / Đông nam non rộng đại hà thông.

                       Cây lạnh cảnh mờ thẳm ngoài cõi / Bóng tà ngày nhạt loạn trong giòng.

                       Cô thôn mấy độ bờ Y đến  / Chiếc nhạn trời quang gió Bấc lồng. 

                       Để báo chức thần lưu đất Lạc / Thuyền con chẳng buộc với tâm đồng.

3 bài thơ này khởi đầu dùng thanh trắc, do đó câu thứ 3 cũng dùng thanh trắc.

Lão Đỗ nói:

                  Tháng 3 xuân tận Vu giáp trường / Lấp loáng mây bay trôi bóng quang.

                  Lôi thanh chợt dậy mưa ngàn núi / Hoa khí quyện như trộn trăm hương.

                  Chim oanh vượt sóng bay về lại / Cánh én mang bùn ẩm chẳng màng.

                  Lầu ngất cuốn rèm trong bức vẽ / Hư vô chỉ thiếu đối Tiêu Tương. [2].

Vi Ứng Vật nói:

                       Mười lăm với bạn chực cung vi / Sáng quét lò hương tiến ngọc trì.       

                       Hoa khai vườn Hán nơi đã trải / Dưới tuyết Li Sơn tắm đến khi.

                       Cận thần lưu lạc nay còn đó / Tiên giới phiêu bồng chẳng hẹn kỳ.

                       Gặp gỡ hôm nay nào buổi cũ / Có vui li ấy cũng thành bi.

2 bài thơ này khởi đầu dùng thanh bằng, do đó câu thứ 3 cũng dùng thanh bằng.

Tất cả những Bài thơ này đều là BIẾN THỂ CỦA LUẬT THI, người học (thơ) không thể không biết.

                      

[Minh Di:

+ Đỗ Phủ [1]. Bài thứ 2 trong 5 Bài “Vịnh hoài Cổ tích. Ngũ thủ”.

Tham khảo:

Đỗ Thi Kính Thuyên. Qu. XIII.

Câu 3 / câu 4 bài này thất niêm ở các chữ 2. 4. 6.

Các bài dẫn tiếp theo đó cũng vậy.

Tập “Thương Lương Thi Thoại” gọi bài Thất ngôn biến thể này là “Bát cú Chiết yêu”.

(Tham khảo:

Thương Lương Thi Thoại. Thi thể. 5).


+ Đỗ Phủ [2]. 2 câu đầu bài “Tức sự”.

Tham khảo:

Đỗ Thi Kính Thuyên. Qu. XV.


+ Nghiêm Vũ. Bài “Ký đề Đỗ nhị Cẩm Giang dã đình”.

Tham khảo:

Đỗ Thi Kính Thuyên. Qu. IX.


+ 2 bài thơ của Vi Ứng Vật [1] và [2]:

[1]. Bài “Tự Củng, Lạc chu hành nhập Hoàng Hà tức sự ký phủ huyện liêu hữu”.

(Vi Ứng Vật Tập Hiệu Chú. Qu. II. Ký tặng. Thượng).

[2]. Bài “Yến Lý Lục sự”.

Tham khảo:

Vi Ứng Vật Tập Hiệu Chú. Qu. I. Yến tập].


(2). Tứ tuyệt biến thể.

Tiếp theo đoạn trên, Hồ Tử viết:

~ Vi Tô Châu vân:

                             Nam vọng thanh sơn mãn cấm vi,

                             Hiểu bồi uyên ương chính si trì.

                             Cộng ái triêu lai hà xứ tuyết,

                             Bồng Lai cung lý phất tùng chi.

Lão Đỗ vân:

                   Sơn bình nhũ tửu hạ thanh vân,

                   Khí vị nùng hương hạnh kiến phân.

                   Minh tiên tẩu tống lân ngư phủ,

                   Tẩy trản khai thường đối mã quân.

Thử tuyệt cú Luật thi chi biến thể dã. Đông Pha thường dụng thử biến thể tác thi vân....

~ Vi Tô Châu nói:

                            Nam ngóng non xanh cửa cấm đầy,

                            Sớm mai uyên ương nhóm thành bầy.

                            Cũng thích ngày lên nào xứ tuyết,

                            Bồng Lai cung ấy nhánh tùng lay.

Lão Đỗ nói:

                  Bình non rượu sữa giáng mây xanh,

                  Khí vị hương nồng những tỏ rành.

                  Vung roi tống tiễn thương ngư phủ,

                  Rửa chén nhâm nhi với mã binh.

Đây là biến thể của Luật thi tuyệt cú. Đông Pha thường dùng thể này làm thơ....

[Minh Di:

+ Vi Tô Châu: “Tuyết dạ hạ triều Trình Tỉnh trung”.

(Vi Ứng Vật Tập Hiệu Chú. Qu. II. Ký tặng. Thượng).


+ Đỗ Phủ: “Tạ Nghiêm Trung thừa tống Thanh Thành sơn đạo sĩ nhũ tửu nhất bình”.

(Đỗ Thi Kính Thuyên. Qu. IX)].


+ Sơn bình tức bình rượu khắc hình núi non, do đó nói “hạ thanh vân”.

Nghiêm Vũ gọi loại Tứ tuyệt biến thể này là “Tuyệt cú Chiết yêu”.

(Tham khảo: Thương Lương Thi Thoại. Thi thể. 5)].


Vưu Mậu (1151 - 1213) thời Nam Tống (1127 - 1279) viết:

~ Cấm Loan vân: - Lỗ Trực hữu hoán tự đối cú pháp, như viết:

Chỉ kim mãn tọa thả tôn tửu ~ Hậu dạ thử đường không nguyệt minh. - viết:

Điền trung tuy vấn bất nạp lý - Tọa hạ thích lai hà xứ thăng.

Tiền thử vị hữu nhân tác thử thể, tự Lỗ Trực biến chi.

Điều Khê Ngư Ẩn viết: - Thử thể xuất Lão Đỗ, như:

Sủng quang tuệ diệp dữ đa bích ~ Điểm xuyết đào hoa thư tiểu hồng ~ thị dã.

Kim tục ngữ vị chi “áo cú cách”; bộc vị thử thể phi xuất ư Lão Đỗ. Dữ Đỗ đồng thời như Vương Ma Cật dịch đa thị cú, như vân:

Vũ trung thảo sắc lục kham nhiễm ~ Thủy thượng đào hoa hồng dục nhiên. - viết:

Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu ~ Tây xuất Dương quan vô cố nhân.

Nghi dịch cửu hĩ! Trương Duyệt thi viết:

Sơn tiếp hạ không hiểm ~ Đài lưu xuân nhật trì. - Thử dịch “áo cú cách” dã!

                                       /  Dã Khách Tùng Thư (野客叢書). Qu. XIX. Áo cú cách  /.

~ Sách Cấm Loan nói: -  Lỗ Trực có lối đối câu bằng cách thay đổi chữ, như nói:

Chỉ kim mãn tọa thả tôn tửu ~ Hậu dạ thử đường không nguyệt minh. - nói:

Điền trung tuy vấn bất nạp lý ~ Tọa hạ thích lai hà xứ thăng.

Trước đây chưa có người làm theo thể này, từ Lỗ Trực biến mà ra.

Cuốn Điều Khê Ngư Ẩn nói: ~ Thể (thơ) này xuất từ Đỗ Phủ, như:

Sủng quang tuệ diệp dữ đa bích ~ Điểm xuyết đào hoa thư tiểu hồng ~ đây là thể này.

Lời tục hiện nay gọi thể này là “áo cú cách”; tôi thì cho thể này không từ Đỗ Phủ mà ra. Cùng thời với Đỗ Phủ như Vương Ma Cật cũng có nhiều câu như vậy, như nói:

Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu ~ Tây xuất Dương quan vô cố nhân.

Ngờ là (thể này) cũng đã có từ lâu rồi! Thơ của Trương Duyệt có câu:

Sơn tiếp hạ không hiểm ~ Đài lưu xuân nhật trì. ~ Đây cũng là thể cách “áo cú”.

[Minh Di:

+ Đỗ Phủ: 2 câu 5 – 6 của bài “Giang Vũ hữu hoài Trịnh Điển thiết”.

(Đỗ Thi Kính Thuyên. Qu. XV).


+ Vương Duy: 2 câu trên là 2 câu 3 – 4 của bài Bát cú “Võng Xuyên biệt nghiệp”.

(Vương Hữu Thừa Tập Tiên Chú. Qu. X. Cận thể thi).

2 câu dưới là câu 3 – 4 của bài “Tống Nguyên nhị sứ An Tây” (còn gọi Vị Thành Khúc).

(Vương Hữu Thừa Tập Tiên Chú. Qu. XIV. Cận thể thi).


+ Cấm Loan. Tên gọi giản lược của tập “Thiên Trù Cấm Loan” của Thích Huệ Hồng.

Cuốn “Tứ Khố Toàn Thư Đại Từ Điển” của Văn học gia Dương Gia Lạc (? - ?) thời kỳ Dân Quốc (1911 - 1949) cho biết:

~ Thiên Trù Cấm Loan (天廚禁臠). Tam Quyển.

Tống Thích Huệ Hồng soạn. Thị biên giai tiêu cử Thi cách, nhi cử Đường Tống cựu tác vi thức, nhiên sở luận đa cưỡng lập danh mục, bàng sinh chi tiết, tự sinh vọng kiến, mang nhiên bất tri cổ pháp.

                                         /  Tứ Khố Toàn Thư Đại Từ Điển. 10430 00  /.

~ Thiên Trù Cấm Loan (天廚禁臠). 3 Quyển.

Thích Huệ Hồng đời Tống biên soạn. Biên soạn này toàn nêu ra các thể lệ của Thơ, và nêu lên những sáng tác ngày trước của các triều Đường, Tống làm mẫu, nhưng những lập luận của tác giả phần lớn có tính cách gượng ép mà đặt ra các danh mục, thêm các chi tiết bên lề, tự tạo ra những kiến thức sai lạc, mê mờ không rõ pháp tắc cổ.

[Minh Di:

Bộ Từ điển này sắp xếp danh mục theo “Tứ giác hiệu mã” (Số ở 4 góc) do Vương Vân Ngũ nghĩ ra, được áp dụng lần đầu tiên trong cuốn “Vương Vân Ngũ Đại Từ Điển” – theo đó ông định cho các nét của Văn tự Trung Hoa các số từ 0 tới 9, đặt ở 4 góc (tứ giác) – được sắp theo thứ tự từ góc trên bên trái qua góc trên bên phải, kế đó góc dưới bên trái qua góc dưới bên phải.

Chẳng hạn, chữ “THIÊN” (), nghĩa là TRỜI, trong tên tác phẩm dẫn trên:

Góc trên bên trái là số 1, góc trên bên phải là số 0.

Góc dưới bên trái là số 4, góc dưới bên phải là số 3.

Tất cả những tác phẩm bắt đầu với chữ “THIÊN” nói trên đều tra theo số 1043 này.

Tức thay vì tra theo BỘ thì tra theo cách này.

Có những người Hoa nói với tôi cách tra theo số ở “4 góc” này rất tiện với họ. Nhưng, riêng với tôi thì cách này chẳng tiện là mấy! Có lẽ là tại tôi không thích tra theo lối này cho nên không quen mà cảm thấy không tiện.

Hiện nay một số Tự điển, Từ điển Trung Hoa, ở Lục địa, Đài Loan, Hương Cảng, bên cạnh cách tra theo BỘ chữ, cũng có cách tra “TỨ GIÁC HIỆU MÔ (四角號碼) này]. 


Ngụy Khánh Chi (? - ?), ẩn sĩ, thi nhân, khoảng cuối triều Nam Tống (1127 - 1279), đã viết trong tập Thi thoại “Thi  Nhân Ngọc Tiết”:

~ .... Kỳ pháp đương hạ bình tự xứ dĩ trắc tự dịch chi, dục kỳ khí đĩnh nhiên bất quần....

Kim tục vị chi Áo cú giả thị dã.

                                              /  Thi Nhân Ngọc Tiết. Qu. II. Thi thể. Hạ  /.                                                                             

~ ..... Lối này, chỗ phải hạ chữ có thanh bằng thì thay vào đó chữ có thanh trắc, để cho hơi thơ vút lên trên tất cả....

Chính là điều mà tục hiện nay gọi là Áo cú.

[Phụ chú.

Áo cú (拗句) cũng được gọi là “Chiết cú” (折句)].


Ở một đoạn khác Ngụy Khánh Chi viết:

~ Chiết Yêu thể.

Vị trung thất niêm nhi ý bất đoạn:

                            Vị Thành triêu vũ ấp khinh trần,

                            Khách xá thanh thanh liễu sắc tân.

                            Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu,

                            Tây xuất Dương Quan vô cố nhân”.

                                                               /  Thi Nhân Ngọc Tiết. Qu. II. Thi thể. Hạ  /.

Dịch văn:

~ Thể Chiết Yêu.

Ý nói trong thơ tuy có chỗ thất niêm nhưng ý không gián đoạn:

                                         Vị Thành mưa sớm, lắng vi trần.

                                         Quán trọ xanh xanh sắc liễu mơn.

                                         Nói ông hãy cạn một ly rượu,

                                         Tây quá Dương Quan không bạn thân.


[Minh Di:

Chiết yêu thể (折腰體). Chiết yêu nghĩa là khom lưng, cong lưng.

Trường hợp bài thơ dẫn trên, trong cuốn “Đường Đại Thi Học” của nhóm nghiên cứu ban Biên tập nhà Xuất bản Chính Trung (Đài Loan) gọi chung là “Áo thể” (拗體)].


Thi Hồng Bảo (1804 - 1871) vào cuối Thanh triều (1644 - 1911) cho biết một số điều về câu áo thể - tức áo cú, trong Luật thi Đỗ Phủ.

(a). Ngũ luật áo cú.

Thi Hồng Bảo viết:

~ Như “Lâm ấp xá đệ thư lai” vân:

                                                      Loa bạng mãn (滿) cận quách,

                                                      Giao li thừa () cửu cao.

Chú dẫn Trang Tử Thiên Địa thiên: “Tử Cống man nhiên”, Hán Thư Nịnh hãnh truyện: “Thạch Hiển ưu man bất thực”.... đương độc “MAN” bình thanh.

Kim án:

- MÃN tự độc bình tắc CẬN tự dịch đương độc bình - hạ cú THỪA tự hựu đương độc trắc hĩ! Kỳ thực MÃN tòng trắc độc nãi áo cú dã!

Hựu “Tặng Hàn lâm Trương Tứ học sĩ” vân:

        Thử sinh nhiệm () xuân () thảo,

        Thùy lão độc phiêu bình.

Chú dẫn Chu Lễ Tử nhân “Xuẩn dĩ công” chứng, vị XUÂN đương độc thượng thanh - dịch phi.

XUÂN độc thượng thanh tắc NHIỆM tự đương độc bình thanh, nghĩa bất hợp hĩ!

                                                       /  Độc Đỗ Thi Thuyết. Qu. XXIV. Thất luật áo cú  /.

~ Như Bài “Lâm ấp xá đệ thư lai” nói:

                                                      Loa bạng mãn (滿) cận quách,

                                                      Giao li thừa () cửu cao.

Bản Chú dẫn câu “Tử Cống man nhiên” trong thiên Thiên Địa của sách Trang Tử, dẫn câu “Thạch Hiển ưu man bất thực” trong bộ “Hán Thư”, mục “Nịnh hãnh” truyện, nói là chữ “MAN” phải đọc bình thanh.

Nay xét:

- Chữ MÃN đọc bình thanh thì chữ CẬN cũng phải đọc bình thanh – chữ THỪA ở câu dưới cũng phải đọc trắc thanh! Thực ra chữ MÃN đọc thanh trắc là trường hợp áo cú!

Và Bài “Tặng Hàn lâm Trương Tứ học sĩ” nói:

             Thử sinh nhiệm () xuân () thảo,

             Thùy lão độc phiêu bình.

Bản Chú dẫn chứng câu “Xuẩn dĩ công” trong sách Chu Lễ, nói là chữ XUÂN phải đọc  thượng thanh - như vậy cũng không phải.

Chữ XUÂN đọc thượng thanh thì chữ NHIỆM phải đọc bình thanh, nghĩa không hợp!

(b). Thất luật áo cú.

Thi Hồng Bảo viết:

~ Đỗ thi Thất luật áo cú mỗi tại thượng cú; phàm đệ nhị tự trắc giả, đệ lục tự ưng dịch dụng trắc, nhược cải dụng bình, tắc đệ ngũ tự tất dụng trắc.

Như Đề Trương thị ẩn cư vân: - Giản đạo dư hàn lịch băng tuyết.

Vịnh hoài Cổ tích vân: - Bá, trọng chi gian kiến Y, Lữ.

                                                      /  Độc Đỗ Thi Thuyết. Qu. XXIV. Thất luật áo cú  /.

~ Áo cú trong Thất ngôn luật thi của Đỗ Phủ thường ở câu trên; nói chung chữ thứ 2 là trắc chữ thứ 6 cũng phải là trắc, [chữ thứ 6] nếu đổi lại dùng thanh bình thì chữ thứ 5 phải dùng thanh trắc.

Như bài Đề Trương thị ẩn cư nói: ~ Hơi lạnh vương khe trải băng tuyết.

Bài Vịnh hoài Cổ tích nói: ~ Thứ bậc anh em có Y, Lữ.

[Minh Di:

+ Thượng cú. Trong thi văn 2 câu hợp thành một cặp được gọi là 1 liên ().

Bài Bát cú phân 4 liên (4 cặp): [1 – 2]. [3 – 4]. [5 – 6]. [7 – 8].

Thi Hồng Bảo nói “thượng cú” (câu trên) là ý chỉ câu đầu của mỗi cặp nói trên – tức  các câu 1 / 3 / 5 / 7.


+ Bài “Đề Trương thị ẩn cư” có 2 bài, câu dẫn ở trên là câu thứ 3 của bài thứ nhất.

(Tham khảo: Đỗ Thi Kính Thuyên. Qu. I).

+ Bài “Vịnh hoài Cổ tích” có 5 bài, câu dẫn ở đoạn trên là câu thứ 5 của bài thứ 5.

(Tham khảo: Đỗ Thi Kính Thuyên. Qu. XIII).


2 câu thơ dẫn ở đoạn trên, 2 chữ thứ 6 đổi dùng bình thanh [chữ băng / chữ Y], do đó  2 chữ thứ 5 bắt buộc phải là một tiếng có thanh trắc [chữ lịch / chữ kiến].

Nói rõ ra, ở đây luật gọi là “nhất, tam, ngũ bất luận” không áp dụng cho chữ thứ 5.

Tôi thêm một thí dụ nữa:

Câu thứ 7: “Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển” trong bài “Khúc giang” thứ 2 của Đỗ Phủ cũng làm theo áo thể:

Chữ thứ 6 (chữ lưu) theo Luật thi lẽ ra phải là thanh trắc Đỗ Phủ đã đổi ra bằng – và  chữ thứ 5 (chữ cộng), do đó, theo áo thể, bắt buộc phải là 1 tiếng có thanh trắc – tức chữ thứ 5 này nếu muốn đổi ra bình theo luật “nhất tam ngũ bất luận” rồi không được.

(2 Bài “Khúc giang” của Đỗ Phủ:

Đỗ Thi Kính Thuyên. Qu. IV).


Toàn bài các Bài thơ dẫn trên của Đỗ Phủ.


              Đề Trương thị ẩn cư. (Nhị thủ ~ kỳ nhất / Bài 1).

              Xuân sơn vô bạn độc tương cầu,

              Phạt mộc tranh tranh sơn cánh u.

              Giản đạo dư hàn lịch băng tuyết, (áo cú).

              Thạch môn tà nhật đáo lâm khâu.

              Bất tham dạ thức kim ngân khí,

              Viễn hại triêu khan mi lộc du.

              Thừa hứng yểu nhiên mê xuất xứ,

              Đối quân nghi thị phiếm hư chu.

              

                                      Vịnh hoài Cổ tích. (Ngũ thủ - kỳ ngũ / Bài 5).

                                      Chư Cát đại danh thùy vũ trụ,

                                      Tông thần di tượng túc thanh cao.

                                      Tam phân cát cứ vu trù sách,

                                      Vạn cổ vân tiêu nhất vũ mao.

                                      Bá, trọng chi gian kiến Y, Lữ, (áo cú).

                                      Chỉ huy nhược định thất Tiêu, Tào.

                                      Vận di Hán tộ chung nan phục,

                                      Chí quyết thân tiêm quân vụ lao.


             Khúc giang. (Nhị thủ - kỳ nhị / Bài 2).

             Triều hồi nhật nhật điển xuân y,

             Mỗi nhật giang đầu tận túy qui.

             Tửu trái tầm thường hành xứ hữu,

             Nhân sinh thất thập cổ lai hi.

             Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm kiến,

             Điểm thủy thanh đình khoản khoản phi.

             Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển, (áo cú).

             Tạm thời tương thưởng mạc tương vi.
Đọc tiếp bài số 6

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire