caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 28 février 2016

Võ Đông Pha viết CHINH PHỤC EVEREST: CUỘC ĐỌ SỨC GIỮA CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

Kính gửi quý anh chị bài viết

 photo 57864-004-B48C6D0F1.jpg


image001Được coi như là cái nóc nhà của thế giới, núi Everest, cao 8848 mét, nằm trong dảy Hymalaya trùng điệp, miền biên giới giữa Nepal và Tibet. Các nhà địa chất cho rằng Everest đã được bắt đầu thành hình cách đây khoảng 60 triệu năm bởi các lực đẩy không ngừng nghỉ của các tầng lớp địa chất đưới lòng đất tại khu vực nầy; và mổi năm vẩn còn nhít cao lên khoảng vài xănti mét.
Với dáng vẻ hùng vỉ và huyền bí của nó, Everest, từ nhiều ngàn năm trước đây đã được người dân Nepal đặt tên Sagarmatha, có nghỉa là Nử thần của bầu trời; trong khi đó người Tibet chiêm ngưởng nó như một Chomlungura, tức Nử thần của vủ trụ; và thổ dân quanh vùng, với sự kính trọng tuyệt đối, không mấy ai dám bén mảng đến ngọn núi được coi là linh thiêng nầy.
Cho đến năm 1841, George Everest, làm việc cho Sở Đo đạt địa đồ của Ấn độ, thuộc Anh lúc bấy giờ; lần đầu tiên ghi nhận và xác định vị trí trên bản đồ đỉnh núi đầy tuyết lạnh nầy dưới ký hiệu đỉnh “b”; đánh dấu cho một thời kỳ mới mà tiếng tăm của nó đần dà trở nên quen thuộc khắp nơi trên thế giới.
Năm 1854, trong một lần cập nhật bản đồ, người ta thay ký hiệu đỉnh “b” bằng, con số 15 La mả, “XV”. Một thập niên sau đó, để ghi nhận công lao của George Everest, đỉnh “XV” lại được đổi tên thành “Everest” vào năm 1885, như người ta vẩn còn gọi nó cho đến ngày nay.
Ngọn núi nầy lần đầu tiên được xác định ở độ cao 8840 mét so với mực trung bình của nước biển vào năm 1856. Đến năm 1955, 100 trăm sau đó, nó đã cao hơn 8 mét, tức 8848 mét. Gần đây nhất, vào năm 1999, Hội địa lý quốc gia (Mỷ) cho biết Everest đã đạt tới 8850 mét, nhưng chính phủ Nepal chưa chấp nhận con số nầy, do đó độ cao chính thức của nó vẩn còn ở con số 8848 mét. Tuy nhiên, trung bình mổi năm, chiều cao của Everest vẩn tăng thêm khoảng 5 – 6 xănti mét.
CHẠY ĐUA CHINH PHỤC EVEREST
Mặc dù được biết đến từ giửa thế kỷ 19 như là một viên ngọc quí cần được chinh phục, nhưng với chiều cao quá áp đảo của nó, Everest đã làm cho nhiều nhà thám hiểm lúc bấy giờ dù có khát khao đến mấy củng phải thận trọng và dè dặt. Với họ, dường như cuộc đọ sức giửa con người và thiên nhiên ngay tại ngọn núi nầy có thể là không cân xứng, cho nên, trong một khoảng thời gian dài suốt 6 – 7 thập niên, mọi người chỉ biết chiêm ngưởng từ xa mà không một ai dám lên đường.
Mải cho đến năm 1921, một đoàn thám hiểm người Anh, do Charles Howard-Bury chỉ huy, mới lần đầu tiên tìm cách chinh phục Everest. Dù bỏ ra rất nhiều nổ lực, nhưng đoàn nầy, chỉ có thể lên đến độ cao khoảng 7000 mét, rồi phải rút lui vì kiệt sức trước một địa hình quá hiểm trở.
Không nản chí, một năm sau, một đoàn khác, củng của Anh; dựa vào kinh nghiệm từ lần thất bại vừa qua, đã đạt được nhiều tiến bộ hơn; nhưng cuối cùng củng phải dừng lại ở cao độ 8320 mét và phải trả một giá rất đắc bằng sinh mạng của 7 người Sherpa dẩn đường, vì một vụ tuyết chùi khủng khiếp. Đây là những nạn nhân đầu tiên, nhưng không phải là cuối cùng, trên đường chinh phục Everest. Được biết, Sherpa dẩn đường là thổ dân sinh sống quanh khu vực núi non nầy; họ am hiểu địa hình và thời tiết củng như có khả năng hoạt động rất tốt ở độ cao trong điều kiên khắc nghiệt. Các đoàn thám hiểm thuê họ để dẩn đường và mang vác hành lý, dường như không có một đoàn thám hiểm nào mà không có Sherpa tham gia.
Tin tức loan truyền về việc có người tìm cách lên đỉnh Everest đả biến nơi đây thành một nam châm kéo hút nhiều đoàn thám hiểm khác, phần lớn đều đến từ nước Anh; dù Thụy sỉ và Nga củng có một vài nổ lực nhưng có thể gọi là rất khiêm tốn. Với quyết tâm phi thường, trong những điều kiện gian khổ và đầy nguy hiểm, các nhà thám hiểm đã cùng chạy đua ráo riết, trong nhiều thập niên, với hy vọng là người đầu tiên có thể lên đứng trên cái nóc nhà của thế giới nầy.
Và trong quá trình đó, hàng chục người nửa đã phải bỏ mạng, thân xác vập vùi trong băng giá, tan nát dưới hố sâu và vực thẳm, hay nằm chơ vơ giửa nhửng vùng tuyết rộng mênh mông, núi trời lồng lộng của Everest; mang theo những ước mơ mà đối với họ không còn có cơ hội nào để thành hiện thực nửa.
Và ước mơ chinh phục Everest, đã có lúc, tưởng chừng như vượt quá tầm tay của thân phận con người.
VINH QUANG THUỘC VỀ HILLARY VÀ NORGAY
Hillary (trái) và Norgay, 1953 photo hUf1wNL1.jpg
Hillary (trái) và Norgay, 1953
Các đoàn thám hiểm người Anh, không dưới 8 lần, đã kiên trì tìm cách lên đỉnh Everest trong suốt 30 năm trời nhưng không lần nào thành công; có lẻ vì họ, dù có nhửng nổ lực cao nhưng lại thiếu tính sáng tạo, cứ mải lẩn quẩn dựa vào con đường ở mặt phía Bắc của ngọn núi, mà về sau nầy cho thấy là nhiều hiểm trở và khó khăn hơn.
Nhận thức được yếu điểm về chiến thuật của người Anh, năm 1952, người Thụy sỉ tiếp cận vấn đề bằng một cách khác: Không dựa vào mặt Bắc như người Anh đã làm nửa mà quay sang phía Nam để tìm đường lên đỉnh. Và người Thụy sỉ đã có lý. Tuy nhiên, dù đường đi có dể dàng hơn nhưng họ củng đành phải bỏ dở cuộc thám hiểm khi chỉ còn cách đỉnh chừng 350 mét, vì một số sơ sót trong việc chuẩn bị hậu cần, đặc biệt là không mang theo bình dưởng khí; với ý định sẻ rút kinh nghiệm và quay trở lại trong một tương lai không xa để hoàn tất chặng đường còn lại.
Trong khi người Thụy sỉ chưa kịp trở lại thì người Anh đã nhanh chóng chớp thời cơ. Men theo con đường ở mặt Nam mà đoàn Thụy sỉ đã đi qua một năm trước đó, đoàn thám hiểm do John Hunt chỉ huy, trong điều kiện thời tiết lý tưởng, đã chế ngự được những trở ngại cuối cùng để đi đến đích vào năm 1953.
Lúc 11 giờ 30 sáng ngày 29/05/1953; Edmund Hillary và Tenzing Norgay đã trở thành hai người đầu tiên có diểm phúc đặt chân lên đỉnh Everest với sự khâm phục nhưng không khỏi them thuồng và ghen tị của các nhà thám hiểm đã lở cơ khác. Sự kiện nầy đã được đón nhận long trọng nhiều nơi trên thế giới như việc Yuri Gagarin, người Nga, bay vào quỉ đạo của trái đất (1961) hoặc nguời Mỷ đổ bộ lên mặt trăng (1969) về sau nầy vậy.
Được biết, Norgay là người Sherpa dẩn đường có quốc tịch Nepal; trong khi đó mặc dù Hillary nằm trong đội hình của đoàn thám hiểm Anh nhưng thực ra ông ta lại là một nhà leo núi có bản lảnh đến từ Tân tây lan; hiện đã vào tuổi 88; và vẩn còn sinh sống tại xứ sở Kiwi nầy, trong khi đó thì Norgay đã qua đời vào năm 1987.
Thành công vang dội của Hillary và Norgay đã tạo ra nhiều động lực mới cho một cuộc chạy đua ráo riết hơn nửa của nhiều nước trên thế giới, nhằm đưa tên quốc gia của mình vào danh sách các nước có người đặt chân lên đỉnh Everest càng sớm càng tốt; và coi đó như là một niềm tự hào của dân tộc.
Mặc dù chậm tay hơn Anh, nhưng theo như dự định, đoàn Thụy sỉ đã trở lại Everest vào năm 1956 để đi nốt chặng đường đã bị bỏ dở từ 3 năm trước; và xứng đáng trở thành nước thứ hai trên thế giới có người lên được đỉnh Everest; theo sau là các nước Tàu (1960), Mỷ (1963), Ấn (1965), Nhật (1970), Ý (1973),….Đặc biệt, một người Nhật tên Junko Tabei là phụ nử đầu tiên trên thế giới chinh phục được đỉnh Everest vào năm 1975.

HIỂM NGUY RÌNH RẬP
Cho đến cuối năm 2006, trên thế giới có khoảng 2062 người đã thành công theo bước của Hillary và Norgay. Tuy nhiên, cái giá của thất bại củng không phải là nhỏ. Có đến 203 người phải bỏ mạng vì Everest; phần lớn trong số nầy, khoảng 120 người, bị mất xác hay được tìm thấy nhưng phải bỏ lại vì sự hiểm trở của địa hình. Đó là chưa kể tới rất nhiều trường hợp phải chịu thương tật vỉnh viển vì da thịt của tứ chi, nhất là các ngón tay và ngón chân, bị hoại tử do nhiệt độ quá lạnh gây ra.
Ngày nay, mổi năm vẩn còn hàng trăm người hăm hở tìm cách chinh phục Everest, và năm nào củng có ít nhiều thương vong. May mắn nhất là năm 1993, 129 lượt người lên được đỉnh và có 8 tử vong. Trong khi đó, 1996 được coi là năm thê thảm nhất từ trước đến nay, chỉ có 98 lượt người thành công nhưng 15 nạn nhân phải thiệt mạng, trong đó, 8 người chết chỉ trong một ngày 11/05/1996.
Theo số liệu thông kê từ nhiều thập niên nay, cứ 100 người lên đường thì chỉ có khoảng 35 người thành công; và 3 người phải bỏ mạng, bất kể là có lên được đỉnh hay chưa. Phần lớn tai nạn lại xảy ra lúc trên đường xuống núi vì nhiều người, không tự lượng được sức mình, đã dốc toàn lực để lên đỉnh, và sau đó không còn đủ khả năng hoàn tất đoạn đường xuống nơi an toàn nửa.
Nguy hiểm nhất là trong vùng được xem là Vùng tử thần, khu vực chóp núi có độ cao từ 8000 mét trở lên.Do áp suất thấp, năng lượng cung cấp cho cơ thể bị giảm đáng kể vì con người không thể tiêu hóa được thực phẩm nên phải “đốt” tế bào để thay thế; một hình thức tự “ăn thịt” mình để kéo dài sự sống; trong khi đó, leo núi là một hoạt động cần rất nhiều năng lượng nên con người rất dể bị kiệt lực.Cùng lúc, lượng dưởng khí trong không khí, ở độ cao hơn 8000 mét, chỉ còn khoảng 1/3 so với mức bình thường ở mặt đất; trong khi số bình dưởng khí mà một người có thể mang theo lại có hạn vì trọng lượng lớn nên không sao cung cấp đầy đủ cho cơ thể được. Tình trạng thiếu dưởng khí thường trực nầy gây xung động nảo bộ làm cho con người trở nên thiếu nhạy bén trong suy nghỉ, chậm lục trong hành động, có ảo giác về sự việc chung quanh, mù mờ trong quyết định,…như một người “nửa tỉnh nửa say” nên dể dẩn tới tai nạn do chính mình gây ra. Hơn nửa, thời tiết lại rất khắc nghiệt. Nhiệt độ có khi xuống tới 30 – 40 độ âm, nhất là về ban đêm; trong khi đó, gió có thể lên tới 100Km/giờ; mà mây mù, bảo tuyết lại thường ập đến bất ngờ; nên có nhiều khả năng nếu không bị nạn vì lạnh cóng thì củng bị lạc đường mà rơi vào vách sâu vực thẩm. Và sống sót được qua đêm trong vùng tử thần nầy, xưa nay, là một điều rất hiếm hoi.
Hiện nay, trên đường dẩn lên đỉnh núi, người ta vẩn còn có thể nhìn thấy một số xác chết đã đóng băng nằm ở đấy từ nhiều năm qua. Hình ảnh nầy như là một lời cảnh báo lạnh lùng cho những ai đang phải lòng và tìm cách chinh phục Everest. Như là một nử thần, Everest có sức hấp dẩn vô cùng mảnh liệt nhưng, cùng lúc, củng không kém phần tàn bạo đầy thảm khốc: một chút run tay, một chút chùn chân, một chút sơ hở, một chút yếu lòng,…là phải ở lại cùng Everest thiên thu với mênh mông gió tuyết.

THƯƠNG MẠI HÓA EVEREST
Trước kia, phần lớn các đoàn thám hiểm đều mang tính quốc gia, và xem việc đưa được người lên đỉnh Everest là dịp để nâng cao uy tín và hình ảnh của đất nước mình. Sau một thời gian đổ xô chinh phục, danh sách các nước thành công ngày một dài ra, cho nên kể từ những năm 80 của thế kỷ trước, ý nghỉa về việc một quốc gia có người chinh phục được Everest ngày càng trở nên mờ nhạt dần; và cho đến ngày nay, dường như không còn giá trị gì nửa.
Củng kể từ đó, chinh phục Everest bắt đầu có tính cách cá nhân hơn. Ngày càng có nhiều sách báo và phim ảnh hết lòng ca ngợi những cuộc thám hiểm tiên phong đầy gian khổ nhưng củng không kém phần kỳ thú như là nhửng huyền thoại. Điều nầy đã kích động lòng thán phục và sự tò mò của rất nhiều người khắp mọi nơi trên thế giới. Họ muốn được sống những giây phút “chiến thắng tuyệt vời” mà các người hùng của họ đã trải nghiệm trong các huyền thoại đó. Nhưng không phải là ai củng có những kỷ năng củng như kinh nghiệm, cần và đủ, để tự thực hiện được ước mơ của mình.
Nhanh nhạy nắm bắt được nhu cầu nầy; với kinh nghiệm tích lủy được, nhiều nhà leo núi “chuyên nghiệp” đã lập ra các công ty cung ứng dịch vụ chuyên môn. Với khoảng 60 – 70 ngàn đôla Mỷ mổi người, họ tổ chức và hướng dẩn, từ A đến Z, cho “khách hàng” chinh phục được Everest.
Nhiều người, biết rằng với năng lực tự thân, họ không thể nào chinh phục được Everest nếu không có sự giúp đở từ các nhà chuyên môn, đã hưởng ứng và sử dụng các dich vụ nầy một cách không do dự. Trong một chừng mực nào đó, chinh phục Everest đã trở nên dể dàng, an toàn và ít rủi ro hơn. Nhưng củng có một số nhà leo núi bảo thủ khác lại bỉu môi cho rằng thương mại hóa như thế là làm giảm đẳng cấp, tầm quan trọng và sự cao quí của việc chinh phục Everest: Phần lớn những người dựa vào các dịch vụ chuyên môn để được “đưa đón” lên đỉnh đều không có một năng lực đáng kể nào cả; thực chất là họ đã dùng tiền để mua thành tích nên không xứng đáng được coi là chinh phục theo đúng nghỉa của nó mà chỉ nên được xem như là một hình thức du lịch mà thôi. Cuộc tranh cải vẩn còn đang tiếp diển nhưng như người Việt nam ta thường nói “có tiền mua tiên củng được” thì có lẻ phong trào thương mại hóa, dù muốn hay không, sẻ vẩn còn tiếp tục phát triển trong tương lai.

ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH
image003

 photo website_preview1.jpg

Sau bao nhiêu năm gần như cày nát vùng núi nầy, người ta đã khám phá ra được ít nhất 18 con đường có thể dẩn lên đỉnh Everest; từ tất cả các phía Nam, Bắc, Đông và Tây; nhưng chỉ có con đường ở mặt phía Nam, thuộc lảnh thổ xứ Nepal, được nhiều người sử dụng nhất vì được coi là ít hiểm trở và an toàn hơn cả.
Nếu chọn con đường nầy, người ta có thể đi từ Kathmandu, thủ đô của Nepal, đến tỉnh lỵ Lukla bằng máy bay; sau đó, đi bộ đường núi khoảng 10- 15 ngày để đến Trạm chính (BC) trên cao độ 5300 mét, bên sườn núi; rồi lần lượt qua các trạm trung chuyển C(I) (5900M), C(II) (6400M), C(III) (7500M), C(IV) (7950M) trước khi lên đến đỉnh. Tuy nhiên không một ai có thể đi một mạch từ BC lên đỉnh ngay được vì cần phải có đủ thời gian để cho cơ thể làm quen với áp suất thấp ở độ cao.
Quá trình làm quen nầy rất nhiêu khê và tốn nhiều thời gian. Có nhiều cách và tùy theo mổi người nhưng đại khái là, từ BC, người ta có thể lên trạm C(I), ở lại một đêm, hôm sau lên trạm C(II), xuống ngay BC, để nghỉ ngơi một vài ngày. Rồi, lên C(I) thẳng tới C(II), ở lại một/hai đêm; xuống ngay BC, nghỉ ngơi vài ngày. Lại lên C(I), ở lại một đêm; lên C(II) thẳng đến C(III) ở lại một/hai đêm, xuống ngay BC, nghỉ ngơi vài ngày. Cuối cùng, lên C(I) thẳng đến C(II) ở lại một đêm; lên C(III) thẳng đến C(IV), xuống ngay BC, nghỉ ngơi khoảng 1- 2 tuần; và chuẩn bị cho chuyến đi thẳng lên đỉnh khi thời tiết cho phép.
Mổi lần lên xuống như thế, người ta, nhờ các Sherpa, mang theo thực phẩm, bình dưởng khí, lều, thuốc men và nhiều dụng cụ khác để tồn trử ở các trạm trung chuyển nhằm chuẩn bị cho chuyến đi thẳng lên đỉnh sau nầy. Các trạm trung chuyển thật ra chỉ là những bải băng tuyết trống bên sườn núi lưng chừng trời đất, không có gì là có sẳn cả, mổi người phải tự dựng lều để chứa nhu yếu phẩm và làm nơi trú ẩn cho riêng mình.
Sau khi đã làm quen với áp suất thấp, sức khỏe thể chất củng như tinh thần đã sẳn sàng, và khi dự báo thời thiết cho phép, người ta mới bắt đầu chuyến đi lên đỉnh. Một người có thể lên C(I) thẳng đến C(II), ở lại một đêm, lên C(III) thẳng đến C(IV), nghỉ ngơi 5 -10 tiếng, rồi khoảng nửa đêm thì bắt đầu cuộc hành trình lên đỉnh Everest.
Sở dỉ phải bắt đầu từ nửa đêm vì mặc dù con đường từ trạm C(IV) lên tới đỉnh chỉ có khoảng 1000 mét nhưng do ở trong vùng tử thần nên là một đoạn đường gian nguy nhất, phải mất khoảng 10 – 15 tiếng đồng hồ mới vượt qua được. Trong khi đó, phải đến đỉnh trước 2 giờ chiều cùng ngày để còn kịp thoát khỏi vùng tử thần mà trở lại trạm C(IV), hay tốt hơn là C(III) hoặc C(II) để nghỉ ngơi trước khi đêm về; nếu không thì tính mạng khó được bảo toàn vì trời lạnh, thiếu dưởng khí và kiệt sức; và không ít người đã phải chịu thương vong trong những trường hợp như thế.
Một khó khăn khác thường được nhắc tới đó là “Hillary Step”, một vách đứng cao khoảng 15 mét cách đỉnh Everest không xa. Vách đứng nầy là một trong nhửng thách thức lớn nhất mà bất cứ ai củng phải vượt qua để có thể lên đến đỉnh; nhiều người đã phải bỏ cuộc tại đây và đành phải ngậm ngùi, tay không, xuống núi. Vì thế, ngày nay, người ta thường dùng đến dây leo được đặt sẳn từ trước bởi các Sherpa dẩn đường hoặc các tay leo núi chuyên nghiệp khác; để giúp nhửng tay kém lảo luyện hơn theo sau mà vượt qua.
Đoạn đường, từ trạm C(IV) lên đỉnh rồi xuống trở lại nơi an toàn, thực sự là một vủ đài thử lửa. Trên vai mang hành lý nặng không dưới 15 kílô, đầu óc lơ mơ vì thiếu dưởng khí, mổi bước chân như là một cực hình mà phải di chuyển gần như liên tục không ngừng nghỉ suốt 15 – 20 tiếng đồng hồ trong những điều kiện khắc nghiệt về thời tiết củng như địa hình của vùng tử thần; đây là nhửng giờ phút gian lao nhất quyết định sự thành bại và an nguy của người leo núi. Một khi vượt qua được đoạn đường cốt tử nầy thì có thể nói là đã chinh phục được Everest rồi vậy.
Nhìn chung, một chuyến đi để chinh phục Everest như thế phải mất từ 6 đến 8 tuần vì cần khoảng 15 ngày để đi đường núi từ Lukla đến Trạm chính; thêm khoảng 30 ngày nửa để làm quen với áp suất thấp, lên đỉnh và xuống lại Trạm chính; rồi 10 ngày khác để trở lại Lukla. Như đã biết, thời tiết có ảnh hưởng rất lớn trong việc thành công hay thất bại của chuyến đi nên tuyệt đại đa số người leo núi đều tập trung tại đây để thực hiện ước mơ của mình vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, khi mà thời tiết thường có nhiều yếu tố thuận lợi nhất trong năm.

CẨN THẬN, CẨN THẬN VÀ CẨN THẬN
Như vậy, mặc dù có dể dàng hơn nhưng chinh phục Everest cho đến ngày nay vẩn còn đầy rẩy những hiểm nguy rình rập. Để giảm rủi ro đến mức thấp nhất, trước khi lên đường người ta thường chuẩn bị kỷ cho mình (1) sức khỏe tốt, nhất là chịu được áp suất thấp trong điều kiện lượng dưởng khí giảm ở độ cao (2) một số kinh nghiệm về leo núi cao trong thời tiết lạnh (3) hiểu, biết và trù liệu trước được những tình huống xấu có thể xảy ra để có sắn phương án đối phó hửu hiệu (4) kiến thức cơ bản về sự vận hành của thời tiết trong vùng núi nầy để có thể có những dự đoán tương đối chính xác về mây mù, bảo tuyết, gió, nhiệt độ,…nhằm phòng tránh và ứng phó kịp thời (5) một ý thức rỏ ràng về mức độ mạo hiểm mà mổi cá nhân có thể chấp nhận được, để khi thấy tình hình trở nên tồi tệ quá mức nầy, thì quyết định rút lui một cách nhanh chóng để bảo toàn tính mạng (6) chấp nhận khả năng có thể bị “bỏ quên” khi bị nạn (7) chấp nhận sát suất khoảng 3% không có cơ hội trở về với gia đình!
Mặt khác, trong khi trên đường lên đỉnh, người leo núi lọc lỏi bao giờ củng (a) thường xuyên lượng định sức lực của mình; nếu thấy còn dư sức, dư sức chứ không chỉ đủ sức, để có thể trở xuống được nơi an toàn thì mới tiếp tục đi lên; nếu không, hoặc phân vân, thì phải lập tức quay xuống núi ngay để bảo toàn tính mạng (b) tâm niệm rằng nơi an toàn ở phía sau lưng là quan trọng hơn cả; còn mục tiêu, đỉnh Everest, phía trước mặt chỉ là thứ yếu; nếu thua keo nầy thì có thể bày keo khác, bằng để cho mất mạng thì sẻ không còn cơ hội nào nửa (c) hiểu được sự hạn chế của “quyết tâm”, khi sức không còn đủ thì dù có “quyết tâm” đến mấy củng không thể làm được gì cả, tốt hơn hết là quay xuống nơi an toàn (d) không tiếp tục đi lên chỉ vì cố đi theo người khác, mà chỉ tiếp tục đi lên khi tự thấy còn dư sức để trở về nơi an toàn, bất kể các người khác chung quanh đang làm gì (e) biết rằng thất bại mà còn sống thì vẩn còn hơn thành công nhưng mất mạng (f) tập trung tư tưởng để lượng định sự việc chung quanh một cách khách quan, cố nhận biết được và cảnh giác về những ảo giác trong đầu óc do tình trạng thiếu dưởng khí gây ra nhất là trong vùng tử thần.

KHÔNG AI CỨU AI!
Có thể nói khởi hành chinh phục Everest là chấp nhận đi vào một thế giới khác, siêu nhiên đầy xa lạ. Đây là một thế giới mà trong đó mọi người đều có cùng một mục tiêu đầy ma lực là làm mọi cách để lên đỉnh cho bằng được, mọi việc khác chỉ còn là thứ yếu kể cả việc cứu người hoạn nạn. Do đó, không mấy ai muốn, hoặc có muốn củng không có đủ sức, giúp ai được. Mổi người cố tự đứng vửng trên đôi chân của mình để lần bước mà đi đã là khó nhọc làm gì có thể dìu, kè, cỏng người bị nạn khác đến nơi an toàn. Hơn nửa, không mấy ai lại chịu phí 60 – 70 ngàn đôla Mỷ, chịu bỏ dở cơ hội thực hiện giấc mơ của cả một đời người; để cứu người khác, thường là không thân thiết; mà không biết có cứu được hay không; và nhiều khi, không khéo, lại bị nạn lây.
Vì thế, hể gặp nạn thì chỉ có tự mình mà cứu mình, không ai cứu ai cả; nếu không thể tự di chuyển được xuống nơi an toàn là kể như phải bỏ mạng; nhất là trong vùng tử thần đầy khắc nghiệt ở độ cao trên 8000 mét.
Vào năm 1996, một đoàn người trên đường lên đỉnh, lần lượt gặp bên vệ đường 3 người Ấn độ kiệt sức ở nhiều địa điểm khác nhau đang kêu cứu nhưng mọi người trong đoàn đều làm ngơ, cứ lầm lủi hướng về phía đỉnh Everest mà đi qua, như không có chuyện gì xảy ra cả. Sau khi lên đỉnh xong, trên đường trở về, đoàn nầy gặp lại 1 người vẩn còn sống, trong tình trạng hấp hối, nhưng không một ai trong đoàn có thể có hành động gì để cứu mạng cho nạn nhân được; còn 2 người khác thì một chỉ còn là xác chết, một người nửa thì không thấy tung tích, có lẻ đã bị rơi xuống vực sâu gần đó. Lần khác, một người Anh bị kiệt sức vì bình dưởng khí đã cạn, nằm chờ chết trong vùng tử thần, vào lúc nhiệt độ xuống dưới 30 độ âm; nhưng hơn 40 người đi ngang qua mà không một ai có thể làm được gì để giúp đở nạn nhân.
Ngay cả khi, với chi phí 60 – 70 ngàn đôla Mỷ, đi theo các đoàn được tổ chức bởi các nhà leo núi “chuyên nghiệp”, thì mọi sự giúp đở trong hoàn cảnh khó khăn củng đều có hạn; có nhiều trường hợp người bị nạn bị những người cùng đoàn bỏ lại để chịu chết trên lưng chừng núi vì không có cách nào mang xuống nơi an toàn để cấp cứu được.
Quả thật, chinh phục Everest là đi vào miền biên giới mong manh giửa sự sống và cái chết, giửa thực tại và siêu thực; là một cuộc đọ sức, nhiều khi không cân xứng, giửa con người và thiên nhiên.



3 người VN đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Everest


(VnExpress)- Hôm 22/5, 3 nhà leo núi Bùi Văn Ngợi (25 tuổi), Phan Thanh Nhiên (23 tuổi) và Nguyễn Mậu Linh (31 tuổi) đã ghi tên vào danh sách lịch sử những người chinh phục được "Nóc nhà thế giới" - đỉnh Everest (Nepal, cao 8.850 m).


Bùi Văn Ngợi (Gia Lai) và Phan Thanh Nhiên (Vũng Tàu) hiện là sinh viên Trường Đại học TDTT 2; còn Nguyễn Mậu Linh (Hà Nội) là VĐV quyền anh.



Các nhà leo núi nghiệp dư của Việt Nam nỗ lực
chinh phục đỉnh cao Everest. Ảnh: BTC.


Để có thể cắm lá cờ Việt Nam trên đỉnh núi cao 8.850 m, cả ba người đã phải trải qua một tháng tập luyện, thử thách dần những điều kiện thời tiết khí hậu cực kỳ khắc nghiệt (nhiệt độ có thể thấp tới mức - 30 độ C), cùng với gió, mưa, bão tuyết, địa hình cực kỳ hiểm trở ở những độ cao 5.950 m, 6.500 m, 7.300 m... Trước đó, các vận động viên leo núi nghiệp dư này đã phải vượt 16 đối thủ khác ở vòng loại tuyển chọn. Họ đã trải qua 6 tháng huấn luyện đặc biệt, chinh phục các đỉnh núi khác nhau có độ cao tăng dần như Phanxipang (cao 3.143 m, ở Sapa Việt Nam), đỉnh Kinabaru ( 4.095m, Malaysia), Kilimanjaro (5.895m, Tanzania - châu Phi) và đỉnh Island Peak (6.160 m, Nepal).


Sáng 18/5, Bùi Văn Ngợi, Thanh Nhiên và Mậu Linh bắt đầu bước vào chặng cuối cùng của cuộc chinh phục Everest, hành trình được cho là gian nan, nguy hiểm nhất. Đó là vượt qua thác băng Khumbu. Trong khoảng 5 giờ, cả ba đã khuất phục thác băng lạnh giá này.


Hơn hai ngày sau, họ tiếp tục thử thách dốc băng thẳng đứng lên đến 80 - 90 độ để đặt chân lên độ cao 7.300 mét. Sau một đêm nghỉ ngơi lấy lại sức, độ cao 7.925 mét đã được cả ba "đánh bại" trong khoảng hơn 4 giờ.


Ngày 21/5, mất hơn 8 giờ vượt qua gió tuyết, nhiệt độ cắt da, nơi lượng oxy trong không khí hạ đến mức chỉ còn khoảng 30%, đúng 6h sáng giờ Nepal (7h15 giờ Hà Nội), Bùi Văn Ngợi (25 tuổi) đã đặt bước chân đầu tiên lên đến độ cao 8.850 mét để cấm lá cờ Việt Nam tung bay trên "Nóc nhà của thế giới". Sau đó hai giờ, Phan Thanh Nhiên (23 tuổi) và Nguyễn Mậu Linh (31 tuổi) cũng chiến thắng được đỉnh núi hùng vĩ.




Cùng nhau vượt những dốc băng thẳng đứng. Ảnh: BTC.


Như vậy, đây là 3 người Việt Nam đầu tiên ghi tên vào danh sách của hơn 2.000 người trên thế giới chiến thắng đỉnh núi huyền thoại, trong vòng 55 năm qua.


Xuất phát tại TP HCM ngày 6/4, đoàn Việt Nam có 4 vận động viên. Tuy nhiên, do sức khỏe không đảm bảo, ngày 30/4 Lê Bá Công đã xin dừng chân sau hai chặng tập huấn ở thác băng Khumbu và dừng lại ở độ cao 6.500 mét.


Đây là hoạt động do Đài Truyền Hình TP HCM (HTV) phối hợp cùng Công ty Lasta tổ chức, cùng sự đồng hành của nhãn hàng Number One.


Đỉnh Everest (hay còn gọi là Chomolungma) cao 8.850 m, thuộc dãy Hymalaya. Đường lên đỉnh nằm giữa biên giới Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc). Từ năm 1921, đã có đoàn thám hiểm người Anh muốn chinh phục ngọn núi này nhưng không thành công.


- 11h30 sáng 29/5/1953, Edmund Hillary (người New Zealand) và Tenzing Norgay (người Sherpa, Nepal) đã trở thành hai người đầu tiên ghi tên vào lịch sử khi chinh phục thành công đỉnh núi huyền thoại Everest.


 - Đến nay, đã có hơn 2.000 nhà leo núi từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi tên mình vào danh sách những người chiến thắng được "nóc nhà thế giới".


- Năm 1975, Junko Tabei (người Nhật Bản) trở thành người phụ nữ đầu tiên chinh phục thành công Everest.


- Năm 2001, Erik Weihenmayer (người Mỹ) trở thành người mù đầu tiên lên đỉnh.


- Ở Đông Nam Á, đến nay, chỉ mới có 3 vận động viên nữ người Philippines gồm Noelle Wenceslao, Karina Dayondon và Janet Belarmino chinh phục thành công đỉnh Everest vào ngày 17/5/2007. 
An Nhơn

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire