Caroline Thanh Hương
Đất hiếm là gì? Ảnh hưởng ra sao trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Trước khi nói về đất hiếm. Chúng tôi muốn nêu lên những nguyên nhân đưa đến việc ăn miếng trả miếng của Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Các cuộc đụng độ giữa Bắc Kinh và Washington đã tăng cao trong tháng này, sau khi các cuộc đàm phán giữa các quan chức thương mại Trung Quốc và Hoa Kỳ không thực hiện được thỏa thuận, đã dẫn đến một loạt tăng mức thuế giữa hai Quốc gia. Washington đã tăng thuế lên từ 10% lên 25% đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ đô la của Trung Quốc vào ngày 10 tháng 5 và Bắc Kinh cũng tăng thuế hàng hóa trị giá 60 tỷ đô la của Mỹ bắt đầu từ ngày 1 tháng Sáu.
Vào ngày 21 tháng 5, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm một trong những nhà máy sản xuất đất hiếm lớn nhất của họ tại Ganzhou (Công ty TNHH Đất hiếm JL MAG). Với sự có mặt của ông Liu He Cố vấn kinh tế hàng đầu trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ. Chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình đến nhà máy chế biến đất hiếm, có thể đây là dụng ý muốn nói cho thế giới biết rằng, Trung Quốc đang lên kế hoạch tận dụng sự độc quyền của họ đối với ngành công nghiệp đất hiếm, để cho Mỹ lùi bước trong cuộc chiến thương mại.
Như vậy đất hiếm là gì?
Có thể, có một số người chưa hiểu rõ về đất hiếm. Nhân cơ hội này chúng tôi xin nói một cách tổng quát về đất hiếm qua những thông tin từ các trang web khoa học. Để chúng ta hiểu thêm đất hiếm là những thứ gì, mà Trung Quốc đang lên kế hoạch tấn công Hoa Kỳ trong cuộc chiến thương mại hiện nay. Đất hiếm có ảnh hưởng đến ngành công nghệ của Mỹ và thế giới không?
Theo IUPAC định nghĩa đất hiếm là một tập hợp của mười bảy nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Mendeleev, có tên gọi là scandi, yttri và mười lăm nguyên tố của nhóm Lantan và trái ngược với tên gọi (loại trừ promethi), có hàm lượng lớn trong Trái Đất. Người ta có thể tìm thấy các nguyên tố đất hiếm ở trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát đen. Đất hiếm có 17 nguyên tố có hàm lượng nhỏ cấu tạo từ scandium, yttri và lanthanides. Nguyên tố đầu tiên trong đất hiếm được phát hiện vào năm 1787 đã được dùng trong công nghiệp. Tên chính thức của đất hiếm là nguyên tố đất hiếm (REE – Rare Earth Element).
Đất hiếm rất quan trọng đối với nhiều công nghệ hiện đại, bao gồm các thiết bị điện tử và linh kiện trong công nghệ. Như máy tính, mạng viễn thông, thông tin liên lạc, năng lượng sạch, hệ thống giao thông, y khoa, lọc dầu, luyện kim, giảm thiểu môi trường, quốc phòng và nhiều ngành nghề khác. Chúng được liệt kê dưới đây theo thứ tự trên bảng tuần hòa các số nguyên tử.
Scandium hoặc Sc (21)
Scandium, là một kim loại màu trắng bạc, loại đất hiếm không chứa lanthanide. Nó được sử dụng trong nhiều sản phẩm tiêu dùng phổ biến, như tivi và đèn huỳnh quang hoặc đèn tiết kiệm năng lượng. Trong công nghiệp, việc sử dụng chính của scandium là tăng cường các hợp chất kim loại. Các nguồn scandium tập trung duy nhất hiện được biết đến là trong các khoáng chất quý hiếm như thortveitite, euxenite và gadolinite từ Scandinavia và Madagascar.
Yttrium hoặc Y (39)
Yttri là một nguyên tố đất hiếm không chứa lanthanide được sử dụng trong nhiều ứng dụng quan trọng, như chất siêu dẫn (điện, nhiệt), xung mạnh cực nhạy cho laser, thuốc điều trị ung thư, thuốc viêm khớp dạng thấp và vật liệu thế tạm cho phẫu thuật. Với chất kim loại bạc, nó cũng được sử dụng trong nhiều sản phẩm tiêu dùng phổ biến, chẳng hạn như TV màu và ống kính máy ảnh.
Lanthanum hoặc La (57)
Kim loại màu trắng bạc này là một trong những nguyên tố đất hiếm phản ứng mạnh nhất. Nó được sử dụng để chế tạo kính quang học đặc biệt, bao gồm kính hấp thụ hồng ngoại, máy ảnh và ống kính viễn vọng, và cũng có thể được sử dụng để làm cho thép dễ uốn hay kéo dài hơn. Các ứng dụng khác cho lanthanum bao gồm việc giải quyết nước thải và lọc dầu.
Cerium hoặc La (57)
Tên được đặt theo nữ thần nông nghiệp La Mã, Ceres, cerium là một kim loại màu trắng bạc dễ dàng oxy hóa trong không khí. Nó là kim loại phong phú nhất trong số các nguyên tố đất hiếm và có nhiều công dụng. Ví dụ, oxit xeri được sử dụng làm chất xúc tác trong các bộ chuyển đổi xúc tác trong hệ thống khí thải ô tô, đánh bóng thủy tinh. Cerium cũng có thể được sử dụng trong các hợp kim sắt, magnesium (magiê) nhôm, nam châm, một số loại điện cực và chiếu sáng hồ quang carbon. (carbon-arc lighting)
Praseodymium hoặc Pr (59) Pr
Kim loại mềm, bạc này lần đầu tiên được sử dụng để tạo ra một vết màu vàng cam cho gốm sứ. Mặc dù vẫn được sử dụng để tô màu một số loại kính và đá qúy. Nó cũng có thể được tìm thấy trong các ứng dụng đa dạng như tạo ra các kim loại có độ bền cao được tìm thấy trong động cơ máy bay và trong đá đánh lửa.
Neodymium hoặc Nd (60)
Một kim loại mềm, màu bạc, neodymium được sử dụng với praseodymium để tạo ra một số nam châm mạnh nhất hiện nay. Nam châm này được tìm thấy hầu hết trong ô tô và máy bay hiện đại, cũng như các thiết bị điện tử tiêu dùng phổ biến như headphones, microphones và đĩa máy tính. Neodymium cũng được sử dụng để chế tạo laser hồng ngoại công suất cao cho các ứng dụng công nghiệp và quốc phòng.
Promethium hoặc Pm (61)
Mặc dù nguyên tố của Promethium có số nguyên tử 61 được tìm kiếm vào năm 1902, nhưng mãi đến năm 1947, các nhà khoa học mới có kết luận chính xác và cho sản xuất với đặc trưng promethium. Chất này được đặt tên theo một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Nó là nguyên tố đất hiếm phóng xạ tự nhiên duy nhất. Hầu như tất cả promethium trong lớp vỏ trái đất từ lâu đã phân rã thành các nguyên tố khác. Ngày nay, nó được tạo ra một cách nhân tạo và được sử dụng trong đồng hồ, máy đo nhịp tim cho thể thao và trong những nghiên cứu khoa học khác.
Samarium hoặc Sm (62)
Samarium là Kim loại màu bạc, có thể được sử dụng trong nhiều việc quan trọng. Đầu tiên, nó là một loại nam châm rất mạnh được sử dụng trong nhiều công nghệ vận tải, quốc phòng và thương mại. Thứ hai, nó kết hợp với các hợp chất khác để điều trị bức xạ tĩnh mạch, nó có thể tiêu diệt các tế bào ung thư và được sử dụng để điều trị ung thư phổi, tuyến tiền liệt, ung thư vú và một số dạng ung thư xương. Chất Samarium là một chất hấp thụ neutron, cho nên samarium được sử dụng để kiểm soát các thanh của lò phản ứng hạt nhân.v.v.
Europium hoặc Eu (63)
Europium được đặt tên theo lục địa châu Âu, europium là một kim loại cứng được sử dụng để tạo ra ánh sáng trong bóng đèn huỳnh quang và trong màn hình màu. Europium phosphor giúp mang lại màu đỏ tươi cho màn hình màu. Chính nó đã giúp cho các hệ truyền hình màu trong buổi đầu.
Gadolium hoặc GV (64)
Gadolinium có các tính chất đặc biệt phù hợp với các chức năng quan trọng, chẳng hạn dùng để bảo hộ, che chắn trong các lò phản ứng hạt nhân và trung hòa quang tuyến. Nó có thể dùng vào mục tiêu chữa các khối u trong liệu pháp tế bào thần kinh và có thể tăng cường hình ảnh cộng hưởng từ (MRI). Nó còn hỗ trợ trong việc điều trị và chẩn đoán ung thư, X-rays và kiểm tra mật độ xương.v.v.
Terbium hoặc Tb (65)
Là Kim loại đất hiếm màu bạc, mềm đến mức có thể cắt bằng dao. Terbium thường được sử dụng trong ánh sáng huỳnh quang nhỏ gọn, màn hình màu và góp phần phụ giúp cho nam châm đất hiếm hoạt động tốt dưới nhiệt độ cao hơn. Nó có thể được tìm thấy trong các pin nhiên liệu được thiết kế để hoạt động ở nhiệt độ cao, trong một số thiết bị điện tử và trong các hệ thống sonar của hải quân. Đặc tính này của terbium đã trở thành quan trọng của Terfenol-D, có nhiều ứng dụng quan trọng trong công nghệ quốc phòng và thương mại.
Dysprosium hoặc Dy (66)
Một loại kim loại mềm, màu bạc, dysprosium có những cường độ từ tính cao nhất của các nguyên tố, tương xứng với holmi. Dysprosium thường được thêm vào nam châm đất hiếm để giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn ở nhiệt độ cao. dysprosium được dùng vào công nghệ Laser và đèn thương
mại, cũng có thể được sử dụng để tạo đĩa máy tính cứng và các thiết bị điện tử khác. Dysprosium cũng có thể được sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân và các phương tiện hiện đại, tiết kiệm năng lượng.
Holmium hoặc Ho (67)
Holmium được phát hiện vào năm 1878 được đặt tên theo thành phố Stockholm. Holmi có đặc tính từ tính đáng kinh ngạc. Trong một số từ trường tạo ra mạnh nhất là kết quả của các bộ tập trung từ thông được làm bằng hợp kim holmi. Ngoài việc cung cấp màu cho khối zirconia và thủy tinh, holmi có thể được sử dụng trong thanh điều khiển hạt nhân và thiết bị vi sóng.
Erbium hoặc Er (68)
Erbium Một loại đất hiếm khác được ứng dụng trong hạt nhân, erbium có thể được tìm thấy trong các thanh điều khiển hấp thụ neutron. Nó là thành phần chính của hệ thống thông tin sợi quang hiệu cao suất và có thể sử dụng để làm kính và các vật liệu có màu hồng, nó còn sử dụng với mục đích cho thẩm mỹ và công nghiệp. Erbium cũng có thể giúp tạo ra laser, gồm một số được sử dụng cho mục đích y tế.
Thulium hoặc Tm (69)
Một kim loại màu xám bạc, thulium là một trong những loại đất hiếm, hiếm nhất. Nó được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị bức xạ trong tia X-rays di động. Thulium trở thành một vật liệu rất hữu ích được ứng dụng khác nhau trong quốc phòng (phòng thủ), y học và khí tượng.
Ytterbium hoặc Yb (70)
Ytterbium Yếu tố này, được lấy tên một ngôi làng ở Thụy Điển gắn liền với khám phá của nó. Chất Ytterbium có một số ứng dụng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, bao gồm một số phương pháp điều trị ung thư. Ytterbium cũng có thể tăng cường làm thép không bị gỉ hoặc được sử dụng để theo dõi ảnh hưởng của động đất và vụ nổ trên mặt đất.
Lutetium hoặc Lutetium Lu (71)
Nguyên tố đất hiếm cuối cùng (theo thứ tự số nguyên tử của chúng) Lutetium có nhiều cách sử dụng thú vị. Ví dụ, lutetium có thể giúp tìm ra số tuổi của các vật phẩm cổ đại, như thiên thạch. Nó cũng có các ứng dụng liên quan đến tinh chế dầu mỏ và phát xạ thực nghiệm. Căn cứ vào thực nghiệm đồng vị lutetium đã được sử dụng để loại một số khối u.
Nói chung, các yếu tố đất hiếm góp phần vào các công nghệ quan trọng mà chúng ta sử dụng ngày nay để bảo đảm an toàn, sức khỏe và hữu ích cho công nghệ. Tất cả các yếu tố đất hiếm góp phần vào sự tiến bộ của các công nghệ hiện đại và cho những khám phá đầy hứa hẹn sắp tới.
Đó là những tóm lượt căn bản để chúng ta có một khái niệm đất hiếm là những thứ gì mà Trung Quốc hiện nay đang dùng nó để hù dọa Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Thật ra đây cũng chỉ cái cớ của những kẻ đường cùng phải sử dụng để giữ lấy chút sĩ diện mà thôi. Dùng đất hiếm để hù dọa Hoa Kỳ sẽ không có tác dụng gì mấy. Lý do tại sao?
-Theo số liệu chuyên ngành kỹ thuật khai thác mỏ Mining Technology và Rare Earth Investments, trên thế giới hiện nay rất nhiều Quốc gia có trử lượng đất hiếm rất lớn đang khai thác. Như vậy “hiếm nhưng mà không hiếm”.
-Mặc dù năm 1993, tính sản lượng đất hiếm của các công ty trên thế giới thì Trung Quốc chiếm 38% sản lượng đất hiếm, Hoa kỳ 33%, Úc 12% và 5% phần trăm ở Malaysia và Ấn Độ. Một số quốc gia khác, bao gồm Brazil, Canada, Nam Phi, Sri Lanka và Thái Lan, chiếm phần còn lại. Tuy nhiên, trong năm 2008, Trung Quốc chiếm hơn 90% sản lượng so với các công ty thế giới và đến năm 2011, Trung Quốc chiếm 97% sản lượng của thế giới.
Cho nên, Trung Quốc đã đứng vào vị trí thống trị với tư cách là nhà sản xuất lớn nhất với hơn 95% sản lượng khoáng sản đất hiếm trên thế giới. Nhưng đó không phải là độc nhất, muốn làm sao cũng được nó phải theo những quy luật chung của thương mại quốc tế nữa.
-Đất hiếm được tiểu thụ nhiều trong những năm qua là vì sự xuất hiện các công nghệ năng lượng sạch và những thiết bị liên quan đến quốc phòng. Cho nên việc cắt giảm đất hiếm của Trung Quốc hiện nay, có thể gây ra những trở ngại nhỏ trong thời gian ngắn. Các nước công nghiệp như Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu sẽ phải đối mặt với nguồn cung chặt chẽ hơn và giá cao của đất hiếm. Tuy nhiên điều đó sẽ giải quyết trong thời gian ngắn hạn, không nguy hại lớn cho nền kinh tế Hoa kỳ và thế giới.
-Trong 18 năm qua, sản xuất và chế biến đất hiếm (REE) hầu như đã tập trung ở Trung Quốc. Tính đến thời điểm năm 2010 Trung Quốc đã cung cấp 95 đến 97% nguồn đất hiếm cho thế giới. Chúng ta còn nhớ trong năm 2010 Trung Quốc đã có lần cắt giảm 40% sản lượng xuất khẩu. Chính điều này đã thúc đẩy nhiều Quốc gia trên thế giới chú trọng đến việc thăm dò và phát triển đất hiếm (REE) để đáp ứng nhu cầu và bù đắp giá cao. Mỏ Mountain Pass của Molycorp ở California đã mở cửa trở lại vào năm 2010 và tăng nguồn cung cho Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn. Việc cắt giảm đó của Trung Quốc nhằm hạn chế nguồn cung đất hiếm nhắm vào Nhật, sau một biến cố ngoại giao liên quan đến một tàu đánh cá và quần đảo Senkaku đang tranh chấp, nhưng sự hạn chế này không thành công lắm. Điều này đã tạo động lực cho các quốc gia khác tăng sản lượng và ít sử dụng đất hiếm trong sản phẩm của họ. Đó cũng là bài học cho Hoa Kỳ và thế giới, nhất là Nhật Bản phải tính toán lại sự cung và cầu của đất hiếm.
-Trung Quốc có trữ lượng lớn đất hiếm, cho nên đã chi phối các quốc gia có trữ lượng ít hơn như: Úc, Bắc Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Malaysia, Nga, Thái Lan, Việt Nam và Nam Phi. Dự trữ của Trung Quốc lớn nhất, ước tính tỷ lệ dự trữ đất hiếm trên toàn thế giới vào khoảng 36%, so với Hoa Kỳ khoảng 13%. Cộng đồng các quốc gia độc lập (Azerbaijan, Armenia, Belarus, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan và Ukraine) kiểm soát khoảng 19%, Úc hơn 5% và Ấn Độ với 3%.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, cho biết trong bản tường trình, Hoa Kỳ có các mỏ quặng chứa đất hiếm (REE) như ở California, Nebraska, Colorado, New Mexico, Texas, New York, Alaska và Wyoming. Trong số những nơi đó có nơi đã được khai thác và có nơi ngưng hoạt động vì lý do môi trường độc hại ảnh hưởng đến đời sống con người và xã hội.Trước đây Mỏ Mountain Pass của Molycorp ở California là cơ sở đất hiếm duy nhất của Hoa Kỳ hoạt động. Giữa những năm 1960 và 1980, phần lớn nguồn cung của thế giới thực sự được sản xuất ở Mỹ, từ mỏ Mountain Pass ở California. Nhà máy chế biến của mỏ đã ngừng hoạt động vào năm 1998 sau khi các vấn đề nước thải độc hại không giải quyết được và toàn bộ khu vực này đã bị ngưng hoạt động vào năm 2002.
Mỗi năm Mountain Pass, vận chuyển khoảng 50.000 tấn đất hiếm từ California đến Trung Quốc để sàn lọc. Mountain Pass có dự tính sẽ hoàn thành kế hoạch sản xuất trở lại vào năm 2020. Cho nên đối với Hoa Kỳ vấn đề đất hiếm không phải là sự việc nan giải.
-Hoa kỳ đã tiên đón trước là công nghệ đất hiếm sẽ có nguy cơ xảy ra nếu cứ tiếp tục mua từ nước ngoài. Cho nên Văn phòng Chính sách Công nghiệp, đã phối hợp với các cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ, đã khởi xướng một nghiên cứu chi tiết về đất hiếm (REE). Nghiên cứu sẽ đánh giá việc sử dụng đất hiếm của Bộ Quốc phòng, cũng như tình trạng an ninh về sự cung ứng trong nước và toàn cầu. Nghiên cứu đã đưa ra cách giải quyết các lỗ hổng nếu số cung ứng thiếu hụt xảy ra, đồng thời cũng đề xuất phương cách để giảm thiểu mọi rủi ro tiềm ẩn, nếu có sự gián đoạn nguồn cung cấp. Văn phòng Chính sách Công nghiệp đã yêu cầu Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) báo cáo về trữ lượng và tài nguyên của đất hiếm (REE) trong nước và trong bối cảnh toàn cầu. Hoa kỳ đã có kế hoạch và chuẩn bị trước đây. Cho nên việc Trung Quốc có dùng chiến thuật đất hiếm để hù dọa cũng không hề hấn gì đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Hiện nay các nguồn lực sẵn có, trong các đối tác thương mại lâu dài (như Canada và Úc) Úc họ đang quan tâm để đa dạng hóa nguồn cung cấp đất hiếm cho Hoa Kỳ. Công ty khai thác đất hiếm của Úc Lynas tuyên bố vào tháng 5 rằng, họ sẽ mở rộng sang thị trường Mỹ bằng cách thành lập một nhà máy chế biến đất hiếm thông qua liên doanh với Blue Line Corporation có trụ sở tại Texas.
-Hơn nữa, các hạn chế đất hiếm của Trung Quốc có thể không hiệu quả để gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ. Chính phủ Mỹ đã xây dựng các kho dự trữ chiến lược quan trọng của đất hiếm dành cho ngành công nghiệp quốc phòng và các công ty thuộc tư nhân. Hoa kỳ cũng duy trì một số hàng tồn kho của các vật liệu đất hiếm quan trọng sẽ sử dụng khi cần thiết. Theo sự đánh giá về mức tiêu thụ và nhập khẩu hiện tại của Hoa Kỳ, thì tài nguyên trong nước và khả năng sản xuất trong tương lai không đáng lo ngại lắm.
-Trung Quốc đã cung cấp 80% kim loại đất hiếm cho Hoa Kỳ từ năm 2014 đến 2017. Chính vì phải mua một sản lượng lớn như vậy cho nên Bắc kinh muốn sử dụng điều kiện đó để làm đòn bẩy trong tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa hai nước. Vì thế các cổ phiếu khai thác đất hiếm đã tăng vọt 200%, 300%, và nhiều hơn nữa trong hai tuần qua. Trung Quốc sẽ tung ra mối đe dọa sẽ ngừng xuất khẩu khoáng sản đất hiếm sang Hoa Kỳ, nhưng lệnh đe dọa này như thế nào vẫn chưa rõ, nhưng theo Phố Wall nói rằng hành động này sẽ không thay đổi cuộc chơi đối với các nhà đàm phán thương mại Trung Quốc sở hữu. Dù là thế nào, chúng tôi cho rằng tác động đối với Mỹ sẽ ở mức độ nhẹ. Hơn nữa, nhu cầu của Mỹ đối với đất hiếm đã được xử dụng, với lanthanum và xeri, cả hai đều bị thừa cung trên toàn thế giới.
-Một số nhà phân tích có đưa ra một câu hỏi về sự tác động đối với các ngành công nghiệp của Mỹ là đang phụ thuộc vào đất hiếm sẽ có hậu quả như thế nào? Theo thống kê cho thấy Hoa kỳ chỉ chiếm 9% nhu cầu trên toàn cầu đối với các loại đất hiếm cho quá trình sản xuất, theo Raymond James phân tích thì. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ chỉ chi một khoản khiêm tốn 160 triệu đô la trong năm 2018 để nhập khẩu đất hiếm dùng vào sản xuất.
Theo như Mill Mills và Molchanov đã viết. Lý do khá đơn giản là Hoa Kỳ chỉ sản xuất hạn chế các sản phẩm công nghệ cao thường được kết hợp với đất hiếm như: Điện tử tiêu dùng (PC, điện thoại thông minh, TV màn hình phẳng) và các mặt hàng công nghiệp khác nhau (pin xe điện, tua-bin gió, laser, sợi quang). Tất cả sản phẩm đó phần lớn không sản xuất ở Mỹ với quy mô lớn mà tất cả được sản xuất ở Trung Quốc / hoặc các nước láng giềng châu Á. Cho nên sự ảnh hưởng không có gì đáng ngại. Và chỉ có thể ngành ô tô bị ảnh hưởng nhiều nhất.
-Mới đây, CNN vừa đưa tin Nhật đã tìm ra một mỏ đất hiếm có trữ lượng đến 16 triệu tấn từ lớp bùn đáy biển quanh hòn đảo nhỏ Minamitori, cách bờ biển Nhật 1.200 km. Người Nhật gọi đây là một phát hiện cực kỳ quan trọng, giúp họ không còn lệ thuộc vào nguồn đất hiếm nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc. Theo khảo sát sơ bộ, trữ lượng một số loại đất hiếm quan trọng như yttrium đủ sức đáp ứng nhu cầu toàn thế giới trong 780 năm, dysprosium trong 730 năm, europium trong 620 năm và terbium trong 420 năm, tức là người Nhật sẽ có kho đất hiếm gần như vô tận.
-Ngay cả Việt nam người Nhật cũng đang khai thác đất hiếm ở huyện Tam Dương, tỉnh Lai Châu do công ty Dong Pao Rare Earth Development của Nhật. Họ cũng đã xây dựng một nhà máy chế biến đất hiếm ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Việt Nam có một trữ lượng lớn xếp hàng thứ hai trên thế giới với 22 triệu tấn. Cho nên, Trung quốc cùng đường chỉ còn biết la lên để hà hơi nuốt giận mà thôi. Chứ áp dụng mối đe dọa đất hiếm, thế giới sẽ không hề hấn gì và có khi ngược lại chính Trung Quốc lại rơi vào tình trạng gậy ông đập lưng ông mà thôi.
Tóm lại cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất, hy vọng sẽ kết thúc sớm hơn. Trước đây Hoa kỳ cũng đã từng tiên liệu về vấn đề này rồi. Tháng 9-2017, Tổng thống Trump ra lệnh cho Bộ Thương mại và các cơ quan khác của Mỹ phải tìm ra các nguyên liệu mới, thay thế các nguyên liệu quan trọng để không phải phụ thuộc nước ngoài. Hay Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross đã từng tiết lộ, ông nói: “Thông qua các khuyến nghị và đánh giá chi tiết trong báo cáo mới, chính phủ liên bang sẽ tiến hành các bước đi chưa từng có tiền lệ để bảo đảm rằng Mỹ sẽ không bao giờ bị thiếu hụt những nguyên tố thiết yếu này”.
Cuộc chiến thương mại Trung /Mỹ nếu rơi vào bế tắc có thể dẩn đến tình trạng cấm vận xảy ra. Nếu có, Trung Quốc sẽ phải gánh nhiều hậu quả không lường được. Nhất là các phụ tùng thay thế Trung Quốc đều phải mua ở Hoa Kỳ và các nước ngoài hàng năm như: Trong ngành sản xuất xe ô tô, đường sắt, máy bay, phần mềm, thép, linh kiện cho màn hình LCD, các hệ thống điện cho các máy móc sử dụng trong nhà, thậm chí mạch dùng cho đồ chơi, thiết bị chế tạo các mạch vi điện tử, thiết bị y tế dùng hạt nhân, thiết bị kỹ thuật.v.v. Trung Quốc dù có làm hàng nhái, ăn cấp kỷ thuật trí tuệ, nhưng những phụ tùng quan trọng vẫn phải nhập cảng từ nước ngoài Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Anh….Nhất là thiết bị trong lãnh vực quân đội. Cho nên, Li Mingjiang, điều phối viên chương trình về Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (RSIS) tại Singapore, nhận định rằng, việc chận xuất khẩu đất hiếm sang Hoa Kỳ sẽ đánh dấu sự leo thang mạnh mẽ, nhưng đó không phải một việc Trung Quốc dám làm.
Thật ra đất hiếm nhưng “không hiếm”, sở dĩ nói hiếm là vì nhiều quốc gia không muốn khai thác nó, vì sẽ xảy ra tình trạng ô nhiểm môi trường; giải quyết chất thải, loại bỏ các chất độc hại, ngăn ngừa ô nhiễm nước uống, sông hồ và nguồn nước ngầm. Tình trạng ô nhiểm môi trường sẽ làm nguy hại đến đời sống sức khỏe con người và xã hội. Nhất là các chất phóng xạ như uranium và thorium rất độc hại. Hiện nay Trung Quốc đang nằm trong tình trạng nguy hiểm đó.
Thêm: Số lượng đất hiếm trên thế giới hiện nay gồm có 1. Trung Quốc Dự trữ: 44 triệu tấn, 2. Brazil Dự trữ: 22 triệu tấn, 3. Việt Nam, Dự trữ: 22 triệu tấn, 4. Nga, Dự trữ: 12 triệu tấn, 5. Ấn Độ Dự trữ: 6,9 triệu tấn, 6. Úc Dự trữ: 3,4 triệu tấn, 7. Hoa Kỳ Dự trữ: 1,4 triệu tấn.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire