caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 20 octobre 2019

Đọc và nghe đọc truỵên lịch sử Việt Nam Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn.

tt

 Kính mời quý anh chị tìm hiểu lịch sử thời tháo chạy của Quân đội Mỹ ra khỏi Viêt Nam.
Có thể có những sự kiện chúng ta chưa biết hay đã biết, nhưng đọc lại hay nghe lại cũng làm sáng tỏ thêm những gì mà trước đây chúng ta chưa rõ tại sao.
Nhưng tôi cũng lưu ý với quý anh chị về sự thật lịch sử khi được kể lại qua tác giả nào thì có thể nó chỉ diển tả theo tầm suy nghỉ của tác giả đó mà thôi.
Sự thật là câu chuyện chỉ có lịch sử đã chứng minh cho người nào có cái nhìn tổng quát mà thôi.
Cám ơn người đã diển đọc và post bài lên Internet.
Caroline Thanh Hương


Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn

Nguyên bản tiếng Anh: “The Decent Interval”

của Frank Snepp / Người dịch :Ngô Dư /Trái Táo diễn đọc


Phần Một : MỞ MÀN


TRỞ LẠI ĐÔNG DƯƠNG
MỘT NGÀY VĨ ĐẠI.
ĐẠI SỨ MARTIN
SỐNG NHỜ VIỆN TRỢ


Phần Hai: TAN RÃ

TIẾN CÔNG
MỘT ANH BẠN HẨU
"HOA SEN NỞ”
CHIẾN LƯỢC “CỐ THỦ”
HỘP ĐEN
CHỈ NHỮNG NGƯỜI MỸ THÔI
THOÁT KHỎI ĐỊA NGỤC

Phần Ba : SỤP ĐỔ

TRÁCH NHIỆM ĐẦU TIÊN
THẢM KỊCH GIỮA TRỜI
NÉM BOM
RỌI ĐÈN CHIẾU
CHIẾN DỊCH PHƯỢNG HOÀNG BAY
LỊCH SỰ VÔ ÍCH
TRONG TRƯỞNG HỢP BI ĐÁT NHẤT
MỘT CUỘC DI TẢN “CÓ TRẬT TỰ”
NÚT CỦA HOẢNG LOẠN
THIỆU RA ĐI
THÔNG TÍN VIÊN BÍ MẬT
MỘT Ý NGHĨ QUÁ GIẢN ĐƠN
MỘT NGƯỜI LÁI XE CÓ CỠ
ĐẾN LƯỢT CHÚNG TÔI
HỌ ĐANG Ở CỬA
BUỔI SÁNG
BUỔI CHIỀU
BUỔI TỐI

Phần Bốn: LỜI BẠT

CHE DẤU

___________________________________________________________
Phần 1


TRỞ LẠI ĐÔNG DƯƠNG
http://www.hotmit.com/link.php?id=712146
MỘT NGÀY VĨ ĐẠI
http://www.hotmit.com/link.php?id=712147
ĐẠI SỨ MARTIN
http://www.mediafire.com/?c2ibgyr5ccm5md3
SỐNG NHỜ VIỆN TRỢ
http://www.hotmit.com/link.php?id=712196

Phần 2

TIẾN CÔNG
http://www.hotmit.com/link.php?id=712199
MỘT ANH BẠN HẨU
http://www.hotmit.com/link.php?id=712200
"HOA SEN NỞ”
http://www.hotmit.com/link.php?id=712202
CHIẾN LƯỢC “CỐ THỦ”
http://www.hotmit.com/link.php?id=712219
HỘP ĐEN
http://www.hotmit.com/link.php?id=712223
CHỈ NHỮNG NGƯỜI MỸ THÔI
http://www.hotmit.com/link.php?id=712224
THOÁT KHỎI ĐỊA NGỤC
http://www.hotmit.com/link.php?id=712225
Phần 3


TRÁCH NHIỆM ĐẦU TIÊN
http://www.hotmit.com/link.php?id=712244
THẢM KỊCH GIỮA TRỜI
http://www.hotmit.com/link.php?id=712245
NÉM BOM
http://www.hotmit.com/link.php?id=712246
RỌI ĐÈN CHIẾU
http://www.hotmit.com/link.php?id=712247
CHIẾN DỊCH PHƯỢNG HOÀNG BAY
http://www.hotmit.com/link.php?id=712254
LỊCH SỰ VÔ ÍCH
http://www.hotmit.com/link.php?id=712257
TRONG TRƯỞNG HỢP BI ĐÁT NHẤT
http://www.hotmit.com/link.php?id=712258
MỘT CUỘC DI TẢN “CÓ TRẬT TỰ”
http://www.hotmit.com/link.php?id=712259
NÚT CỦA HOẢNG LOẠN
http://www.hotmit.com/link.php?id=712260
THIỆU RA ĐI
http://www.hotmit.com/link.php?id=712264
THÔNG TÍN VIÊN BÍ MẬT
http://www.hotmit.com/link.php?id=712265
MỘT Ý NGHĨ QUÁ GIẢN ĐƠN
http://www.hotmit.com/link.php?id=712288
MỘT NGƯỜI LÁI XE CÓ CỠ
http://www.hotmit.com/link.php?id=712289
ĐẾN LƯỢT CHÚNG TÔI
http://www.hotmit.com/link.php?id=712290
HỌ ĐANG Ở CỬA
http://www.hotmit.com/link.php?id=712291
BUỔI SÁNG
[url]http://www.hotmit.com/link.php?id=712294[/url
BUỔI CHIỀU
http://www.hotmit.com/link.php?id=712307
BUỔI TỐI
http://www.hotmit.com/link.php?id=712308
Phần 4

CHE DẤU
http://www.hotmit.com/link.php?id=712311

Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn
Frank Snepp
Phần 1- Mở Màn. Trở Lại Đông Dương
Tháng 10 năm 1972, lúc tôi trở lại Sài Gòn sau một năm vắng mặt, cuộc tiến công của Bắc Việt Nam lắng xuống. Lời bàn tán sắp có hòa bình loan truyền khắp nước này. Từ nhiều thập kỷ nay, lần đầu tiên, người Việt Nam mới lại có dịp mong ước chiến tranh sớm chấm dứt.
Lúc chiếc máy bay khổng lồ của hãng hàng không Cathay Pacific xin hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, tôi nhìn rõ con đường dài chúng tôi và các đồng minh phải vượt qua, kể từ ngày đầu tiên, hồi tháng 6 năm 1969, tôi đến đất Việt Nam. Ngày ấy trời mùa hè nóng bức, máy bay phải lượn theo vòng tròn xoáy trôn ốc mới hạ được cánh để tránh những khẩu pháo phòng không của cộng sản ở chung quanh sân bay.
Ba năm sau, máy bay từ từ hạ xuống dọc theo nhưng nhà tạm lợp mái tôn lượn sóng, được xây dựng chung quanh thành phố theo nhịp độ dân tị nạn kẻo đến. Đằng xa, những mảnh ruộng xanh và vẫn bình yên như cảnh nông thôn miền Louisiana.
Lúc tôi rảo bước đi qua đường bay đến phòng nhập cảnh trước làn sóng hành khách, tôi nhớ lại người bạn đồng hành, ngồi cạnh tôi trong chuyến bay sang đây lần đầu năm 1969. Đó là vợ một viên đại tá mới biết tin chồng sống lang chạ với một phụ nữ Việt Nam làm chiêu đãi viên bán ba. Cho đến lúc máy bay chạm đất, bà ta đã thổ lộ với tôi đến mười lần nỗi lo sợ của bà. Mỗi lần tỏ nỗi lòng, bà đều uống một ly Máctini. Khi bà xuống sân bay, dưới trời nắng chói chang, bà say quá, ngã lăn ra làm cho bọn lính mỹ gác ở cổng chính cười rũ rượi.
Lần này, trong số khách đi máy bay, không có ai là vợ quân nhân cả. Trừ tôi ra, người phương Tây duy nhất là một thợ nề Úc, bụng to, có một phụ nữ Trung Quốc thiếu gọn gàng đi theo. Có quân cảnh Mỹ giữ trật tự cùng lính Việt Nam nhưng họ tôn trọng cuộc sống Việt Nam hóa nên giấu mặt.
Người lái xe do đại sứ quán cử ra đón tôi nói rằng đã gặp tôi lần trước. Anh ta dẫn tôi nhanh nhẹn lách qua đám lái xe tắc xi và xích lô đến chiếc Chevrolet có máy đều hòa không khí. Lúc đi qua cổng chính sân bay, tôi trông thấy bức tượng nhỏ do người Việt Nam mới dựng để tưởng nhớ người Mỹ chết trong chiến tranh. Người ta đọc thấy hàng chữ: “Sự hy sinh cao cả của người lính đồng minh không bao giờ bị lãng quên”. Ba năm sau, sau khi Sài Gòn thất thủ, những người cộng sản quét lên đó một lớp sơn vàng và thay bằng một câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cũng như mọi người mới đến, tôi ở khách sạn Duc, trụ sở trá hình của Cục tình báo trung ương Mỹ CIA xây khuất vào trong, cách dinh Tổng thống Việt Nam và sứ quán Mỹ vài trăm mét. Cho đến cuối thập kỷ 60, trong nhiệm kỳ thứ nhất của tôi ở Sài Gòn, khách sạn này chỉ hơn cái trại lính một chút, dùng để đón “tân khách”. Ở đây, luôn luôn có không khí ồn ào của vũ hội.
Nhưng một năm trước khi tôi trở về trụ sở CIA ở Langley, miền Virginia, có một người nào đó quyết định rằng chúng tôi đáng được sống tốt hơn, nhất là vợ con nhân viên sứ quán cũng được phép sang ở với chồng, với cha. Do đó khách sạn được sửa chữa lại theo kiểu Mỹ. Phòng ăn, đặt ở tầng thượng, được sắp xếp theo tiêu chuẩn hiện đại của công ty Howard Johnson. Gần đó, có bar, có bể bơi, sân phơi nắng để người ta có thể vừa tắm, vừa uống Bloody Mary. Thức ăn đặc biệt Mỹ và gồm toàn món ướp lạnh. Nữ chiêu đãi viên Việt Nam đều do cơ quan an ninh của CIA tuyển lựa để bảo đảm không một ai có quan hệ với cộng sản. Những chiếc áo dài cổ truyền trước kia làm cho các cô uyển chuyển và quyến rũ nay được thay bằng những bộ đồ ngắn cũn cỡn theo mốt quần áo trẻ con Mỹ lúc các em bắt đầu đến trường mẫu giáo.
Tám giờ tối, có thể xem phim mới chưa hề chiếu ở đâu, trong phòng chiếu phim ở dưới nhà, cạnh cửa ra vào. Ngoài ra, còn có một phòng rửa ảnh, trang bị đầy đủ máy móc hiện đại, một phòng thu thanh và một thư viện mở cửa suốt ngày. Sáng sáng, từ sứ quán đến khách sạn, khách đi, về bằng xe của CIA để giảm bớt số xe chạy trong những giờ cao điểm. Lúc nào cũng có xe riêng chở đi PX, đến phòng cung cấp hoặc bệnh xá cực kỳ hiện đại của CIA, đặt ở một phố gần đấy. Ở đó, hai thầy thuốc lành nghề, thay nhau thường trực suốt ngày và đêm để chạy chữa cho những người say rượu hoặc mắc những bệnh khác. Hầu hết các nhân viên CIA đều có xe riêng đặc biệt, lúc nào cũng đầy xăng được phát không, một biệt thự hoặc một ngôi nhà, tùy theo cấp bậc, ở trong thành phố. Điều ngạc nhiên ở CIA Sài Gòn là người ta thích lái xe Ford Pinto và những người lái xe có thể đeo một huy hiệu ghi rõ: “Tôi làm việc cho CIA”. Thật vậy, họ là quan chức Mỹ ở Việt Nam duy nhất dùng loại xe này.
Mọi chi tiết đều được thực hiện để bảo đảm đầy đủ tiện nghi cho cuộc sống của ba trăm nam, nữ nhân viên CIA cho đến lúc họ trở về Mỹ, nghỉ hè hàng năm, giải trí. Trên trái đất này, chưa thấy ở đâu, chưa thấy ở nơi nóng bỏng nào, nhân viên CIA lại được sống sang trọng như thế. Tất cả tiền chi phí đều đo người đóng thuế Mỹ chịu.
Một, hai ngày sau khi tôi đã yên vị ở khách sạn Duc, tôi quyết định đi vào trung tâm thành phố, cách khách sạn vài trăm mét. Tôi ra đi đúng ngọ, kim đồng hồ bưu điện chỉ 12 giờ lúc tôi cho khởi động chiếc xe Pinto mượn của người khác, giữa tiếng ồn ào của người Việt Nam. Phần đông đang trở về nhà hoặc đi qua đường đến ngủ trưa dưới bóng mát của nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Trong khi luôn luôn lái hãm phanh để tránh chẹt phải người đi bộ đãng trí, tôi nhớ lại mùa hè năm 1969, cũng nóng như hôm nay. Việt cộng đã đặt một trái mìn có kim đồng hồ và làm nổ ở cửa nhà bưu điện.
Khả năng một cuộc bạo động như thế khó có thể xẩy ra ngày nay. Vẫn biết chiến tranh hãy còn. Ban đêm, trên nóc khách sạn Caravelle, người ta vẫn còn trông thấy máy bay lên thẳng Việt Nam bắn pháo sáng vào bầu trời, tạo thành những viên hoả châu trên nền nhung đen. Vẫn còn nghe tiếng gầm rít của đại bác, tiếng bom rền của của máy bay B.52 ở đằng xa làm rung chuyển giường ngủ. Nhưng hàng tháng nay, không có một vụ phá hoại nào đáng kể. Người bản xứ gần đây nhất tự thiêu theo kiểu nhà sư hồi đầu những năm 60, là một cựu binh cụt chân, ba tuần trước, trong lúc anh ta nằm mơ màng ở một quán bán hoa trên đường Nguyễn Huệ, đã đánh rơi điếu thuốc lá Bastos vào người.
Tôi trở về khách sạn Duc lúc tối. Ở bar có một ông già ngồi. Ông ta kể chuyện Sài Gòn đầu những năm 60. Đó là Paris của phương đông với những đường phố rộng trồng cây. Có những tiệm ăn Tầu nổi tiếng ở Đông Nam Á, những nhà thổ sang trọng, bốn bề là kiếng chiếu kiểu Hồng Kong, nơi đó có nhiều trò giải trí như tấm biển của nó chỉ rõ.
Nghe ông ta nói thì thời phồn vinh xa xưa ấy chấm dứt năm 1965, lúc trận lũ lụt đôla đổ xuống cùng với làn sóng lính Mỹ xô vào, tiêu diệt mọi thứ ưu ái ở thành phố này. Sau cuộc tổng tấn công năm 1968 của cộng sản, Sài Gòn trở thành một bản sao tồi của Doge City, thời những người mới đến khai khẩn.
Lính Mỹ, đạn trên vai, một tháng lương trong túi, trở thành người chủ thành phố. Lối sống Mỹ tràn ngập phố phường. Một phần nhân dân địa phương sống yên tĩnh ở nhà, chờ ngày giông tố đi qua. Phần còn lại lao vào việc kiếm tiền bằng nhiều mánh khoé. Chất lượng các nhà chứa giảm sút. Thật vậy, hàng đàn phụ nữ nông thôn Việt Nam thiếu kinh nghiệm, bỏ quê hương, sẵn sàng hành nghề. Những người khoẻ nhất, xinh nhất đều ở câu lạc bộ 147 đường Võ Tánh, ở bar Con Rồng gần đường Lê Lợi hay ở Mini's Flamboyant, một ngôi nhà tồi tàn trên đường Nguyễn Huệ. Ở những nơi ấy, cả một thế hệ lính Mỹ đã mất cả áo sơ mi lẫn sự ngây thơ của mình.
Tháng 10 năm 1972, lúc tôi trở lại Sài Gòn, những cảnh ấy chưa mất hẳn. Sự cực khổ vẫn bám lấy thành phố như cái vẩy trên vết thương. Bề mặt xám những ngôi nhà của người dân và những khách sạn ở trung tâm thành phố, gần quảng trường Lam Sơn, vẫn như cũ. Từ các cống rãnh-kể cả ở những đường phố chính-bốc lên mùi nước tiểu và rác mặc dù thường có những xe do các chương trình viện trợ Mỹ cung cấp cho chính quyền Sài Gòn, đi phun nước và hốt rác. Giao thông hỗn độn và dễ làm chết người. Vào những giờ cao điểm, không khí trở nên xám xịt và lầy nhầy vì khói, hơi dầu do các xe Honda và các loại xe Nhật Bản khác của những người Việt Nam đi, thải ra mặc dù giá xăng cao. Những cây me cuối cùng ở đường Tự Do đang chết dần giữa làn khói ấy. Và những nhà thông thái trong xã hội thực dân Pháp cho rằng quân đội Mỹ phải chịu trách nhiệm về cái chết của những cây me này vì họ đã sử dụng hóa chất làm trụi lá cây.
Theo sự khám phá của tôi, đời sống ban đêm ở Sài Gòn không hề được cải thiện chút nào, về mặt thẩm mỹ hay mặt vệ sinh cũng vậy. Mấy tuần trước, trong một lúc bốc đồng, chính quyền ra lệnh đóng cửa các bar và phòng xoa bóp đáng nghi ở đường Tự Do và đường Nguyễn Huệ, để tỏ rõ rằng sự có mặt của người Mỹ đã giảm sút và để giảm bớt sự lạm phát. Nhưng, cũng như mọi cải cách ở thành phố này, việc cấm đoán đó cũng là một trò hề. Cách lam tiền mạnh bạo nhất là ra kiếm khách ở hè khách sạn Continental. Trong quán ăn - thay các bar - vẫn những trò giải trí như trước. Nhưng các cô gái lại mặc do blu trắng của chiêu đãi viên và đề nghị khách dùng trước hết, rau xà lát và thịt trâu, khác với lệ thường.
Mặc dù có những cảnh xấu xa ấy, thành phố vẫn có vẻ đang thay đổi, điều mà có thể chỉ những người Việt Nam mới đánh giá đúng. Nhưng kẻ ăn xin và bọn nhóc lưu manh trên đường Nguyễn Huệ hình như lễ phép hơn, vị nể hơn. Có vẻ như chúng hiểu rằng người mỹ sắp ra đi hết và phải tỏ ra ít nhiều ngoại giao để tranh thủ những ơn huệ của những kẻ trọc phú cuối cùng! Còn lính Nam Việt Nam thì họ tiếp tục tràn vào các cửa hàng và tiệm cà phê chiều thứ bảy. Họ lại cầm tay nhau, cử chỉ mà họ phải bỏ từ ngày lính Mỹ tới. Những người Mỹ, không hiểu tập quán ấy, cho rằng Việt Nam là một nước của những kẻ gian.
Một nhà buôn già, người Tàu, đã mua một phòng xoa bóp tốt nhất ở đường Tự Do để mớ một cửa hàng bánh mì, hăng hái giải thích cho tôi: người Mỹ ra đi đã thay đổi mọi cái cũng như người Mỹ tới, phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh. ông ta nói: "Sự giàu có mà các anh đem đến buộc chúng tôi phải nghĩ đến sự nghèo túng của mình và giao thiệp với các anh để trở thành những người mà các anh mong muốn. Nay, người Mỹ trở về nước họ, chúng tôi lại cảm thấy yên ổn hơn, tránh khỏi những ảo tưởng!".
Trừ những người Mỹ ngày càng ít đi, những nhân vật chính của Sài Gòn vẫn thế như tôi đã biết họ lúc trước: một bọn người ngây thơ và ăn cắp xứng đáng với tưởng tượng của Hieronymus Bosch. Dằng kia, Ở ngã tư đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ, một người đạp xích lô già, ngồi trên xe như con chim kền kền, đầu đội mũ côlônhân, mắt đeo kính đen, mũi tẹt, đang theo dõi xem có khách gọi không. Đằng này, trên đường Tự Do, một cô bé khoảng 17, 18 tuổi, vẻ đãng trí, bộ đùi lộ rõ trên đôi dép giả da, vú độn cao cho hợp với mốt thời đại. Cô ta uống cô ca và nói đùa tục tĩu bằng mót thứ tiếng Mỹ giả cầy học ở các bar mà cô chưa hiếu hết, với bọn lái xe xích lô không quen biết.
Xa xa cô một cô gái nông thôn, bé nhỏ thẹn thò, nón ngang vai, quần lụa đen phấp phới, dép râu đi kêu lách cách từ gian hàng này đến gian hàng khác ở chợ Bến Thành. Theo sau là anh chồng: một binh sĩ Việt Nam, đôi mắt buồn dưới chiếc mũ sắt, khẩu súng M.16 cao bằng người, lương tháng bằng 12 đô-la, nhưng phải nuôi sống một gia đình mỗi ngày một đồng, không có tương lai nào khác ngoài việc nằm trên cáng hoặc đến tuổi giải ngũ là 37 tuổi. Lúc đó, anh ta đã quá già để có thể làm bất cứ việc gì.
Có cả tầng lớp thượng lưu, những diễn viên chính. Buổi trưa, thường họ ở câu lạc bộ thể thao, vết tích của thời thuộc địa Pháp. Họ vừa ăn sáng vừa tắm ở bể bơi trong hai giờ. Đây là nhóm sán phẩm của xã hội Pháp cũ, những tên thực dân già và những tên thanh niên lai, mạnh khỏe, da nâu. Kia một nhóm người riêng biệt, yên lặng, nằm phơi bụng trên ghế dài, dấu hiệu sung túc của đất nước kỳ lạ này. Đó là những người Việt Nam hay Trung Quốc quan trọng, nói thì thầm với nhau về việc làm ăn buôn bán, về chính trị chung quanh cốc nước chanh vắt, đủ giàu để có thể thoát khỏi mọi biến cố sẽ xảy ra.
Quá trưa, khoảng từ ba đến bốn giờ, phải đi xe tới hiệu cà phê Givral đường Tự Do mới uống được ly cà phê Pháp, đen như mực. Ở đây, giới thượng lưu cũng họp mặt. Nhưng đó là những người trẻ, tóc đen, dài, rất khó phân biệt giữa nam với nữ vì thường họ đều mặc áo sơ mi thêu cành lá và quần chèn. Những sinh viên ở Sài Gòn ghét Mỹ nhưng dành thì giờ để bắt chước Mỹ.
Cũng có thể lượn phố, dính mũi vào tủ kính những cửa hàng sang trọng ở vòng cung E den. Ơ đây, có thể gặp những phụ nữ nữa lịch thiệp của thành phố. Họ đi, đầu thẳng, nhìn xa, đúng mốt trên tranh, mũi và mắt được các mỹ viện trang điểm theo kiểu phương Tây. Chiếc áo dải lụa, những chiếc bùa Campuchia tỏ rõ họ giàu sang. Có thể bí mật mời họ đi chơi một chuyến. Nhất là đối với những vị có nhiều tiền. Đó thường là vợ hai hoặc tình nhân của một vị tướng quan trọng hay một nhà chính trị Nam Việt Nam. Họ nói tiếng Pháp và giao thiệp với người Pháp. Tuy nhiên, họ bằng lòng ve vãn người Mỹ nếu việc đó có lợi cho họ.
Giờ uống cốc tai đến . Người ta vội vàng đến hiệu Mini cầm một cốc bia. Chắc chắn, những kẻ nịnh hót, đứa nào cũng hay nói. Nhưng đừng vội nghĩ lầm. Người ngồi đó đang ở thời kỳ cực thịnh, là một người Mỹ quan trọng. Mặt anh ta đỏ gay, cổ bò rừng, sơ mi kẻ ô che cái bụng phệ. Nguyên là lái xe vận tải hoặc làm cai trong một xưởng máy, anh ta bám lấy Việt Nam, từ năm này qua năm khác, làm tổ trướng trong một nhà hàng Mỹ. Sau mỗi trận đánh, anh ta lại được ký hợp đồng làm đường, xây nhà. Anh ta có một vợ và một nhân tình người Việt Nam dễ bảo. Anh ta là người báo vệ lòng tự tôn mặc cảm Mỹ. Là người sau cùng rời đất nước này sau khi mọi người Mỹ khác đã hồi hương.
Sứ quán Mỹ nằm trên đường Thống Nhất, không có gì thay đổi trong lúc tôi vắng mặt ở Sài Gòn. Họa chăng là trồng một ít cây hoa ở ngoài sân vào những chỗ Việt cộng đào để đặt súng trong những ngày đầu cuộc tổng tiến công mùa Xuân 1968. Nhưng những bức tường bê tông bảo vệ mặt trước sứ quán chẳng đẹp đẽ gì hơn một cái cối có hình tổ ong. Về mặt kiến trúc, nơi đây giống như một phác họa ý đồ Mỹ ở nước này, tạo cho trụ sở một cơ quan ngoại giao hình ảnh một pháo đài, việc đó tỏ rõ hiệu quả của nền ngoại giao! Quả thật đó là một pháo đài: 60 lính gác, một hầm tránh bom, một mái nhà làm nơi hạ cánh cho máy bay lên thẳng, và một bức tường cao ba mét để dân Sài Gòn và khách du lịch không thể dòm ngó được.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire