caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 7 mars 2014

Làm gì với hũ tro thân nhân ? Đọc thêm truyện sưu tầm: "Hũ tro trong ngôi nhà bán"

Hũ hài cốt là con tin trong chùa.
Rãi tro xuống biển hoặc trên núi, trong rừng, chứ đừng gửi tro trong chùa .
Những người Việt sinh sống ở hải ngoại, đối với những gia đình đã ổn định đời sống, khi có người thân qua đời nếu chọn chôn cất tại các nghĩa trang với những thảm cỏ xanh, hoa nở tươi tốt, để người thân đến thăm viếng trong những dịp lễ Father’s Day, Mother’s Day, Vu Lan v..v cũng rất là hay và đẹp. Cho nên, với câu hỏi là nên chôn hay hoả táng cha mẹ khi qua đời thì câu trả lời là điều đó còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố, nhất là quan niệm cá nhân về sự sống và chết của con người. Phật Giáo không chủ trương hoả táng cũng như địa táng.  Vì thế việc chọn lựa này là do quyết định của người qua đời lúc còn sống đã để lại di chúc còn không thì người thân trong gia đình nên bàn thảo để có quyết định chung. Dù thiêu hay chôn thì thân xác của người chết không còn cảm giác nóng hay lạnh vì khi tứ đại tan rã, hệ thần kinh ngừng hoạt động, thần thức đã ra khỏi thân xác để đi tái sanh sang cõi khác.  Sau khi hoả thiêu, thân xác người chết sau khi được đốt 3,000 độ thì không còn là gì nữa. Sau khi đốt xong, nhà quàn còn cho vào máy nghiền. Chỉ còn là chất Calcium, màu đen hay xám trắng. Thịt da đã bay tiêu hết, không mùi không vị. Cốt không là gì hết, đó chỉ là chất âm. Vấn đề được đặt ra là có nên chôn tro cốt xuống đất, gìn giữ để thờ cúng tại nhà, tại chùa hay đem rải xuống sông biển. Đức Phật không để lại một huấn thị rõ ràng về vấn đề này, vì Ngài muốn chúng ta hiểu xác thân chỉ là sự hỗn hợp của vật chất và sau khi chết, những thứ này lại trở về các nguyên tố Đất, Nước, Gió, Lửa. Phần tro cốt còn lại chỉ là biểu tượng của nguời qua đời, là người thân mà ta thuơng yêu. Chúng ta nên kính trọng, tuy nhiên, không nên quyến luyến quanh những biểu tượng này, không nên sống mãi với quá khứ của họ hay nghĩ rằng chúng ta chẳng còn liên hệ gì với người đã chết.
Đạo Chúa nói là “thân xác là cát bụi phải trở về cát bụi”, đạo Phật nói “thân xác là nhân duyên, thần thức vô mượn xác làm con người”. Do đó, nếu bị chết đi, không bao giờ thấy lại được hình dáng cũ nữa. Không bao giờ thấy lại. Một số người thích thờ cúng tro cốt tại chùa hay tại nhà, một số người khác lại đem chôn, hoặc đem tro cốt rải xuống biển hay xuống sông hay rải xuống rừng hay một nơi nào đó theo ý muốn v..v... Năm xưa trong một trận baseball tại cầu trường San Francisco, trong khi đang diễn ra trận đấu, một chiếc máy bay nhỏ bay trên cầu trường và thả ra một chất bụi mầu hơi đỏ. Nước Mỹ vừa chứng kiến biến cố 9-11, rồi lại nghe vụ Anthrax nên khán giả chạy tán loạn. Cầu thủ phải ngưng ngay trận đấu. Về sau báo chí cho biết chất bụi mầu hơi đỏ đó là tro cốt của người quá cố mà khi còn sống ông ta là fan của đội cầu San Francisco Giants đã để lại di chúc là khi ông ta chết phải thiêu xác và rải trên cầu truờng San Francisco cho ông. Đức Phật dạy: con người ai ai cũng phải chết, sau 49 ngày là đi đầu thai qua kiếp khác, hoặc thiên đàng hay địa ngục đều do nghiệp thiện hoặc ác, tất cả do ta làm ra. Chính chúng ta chứ không phải một thần linh nào khác quyết định đời sống chúng ta, và chúng ta quyết định nó bằng các hành động qua thân, khẩu, ý hàng ngày, hàng giờ, hàng phút trong cuộc sống hiện tại. Là Phật tử chúng ta đừng nghĩ rằng để tro cốt ở những nơi thiêng liêng như chùa chiền, người quá vãng sẽ được an toàn, được nghe câu kinh tiếng kệ và không bị nghiệp lực lôi kéo. Việc để tro cốt trong chùa không có ý nghĩa gì hơn là việc biểu lộ niềm kính trọng và thương yêu với người đã khuất, nhưng điều đó cũng có thể làm níu giử hương linh của người chết ở trần gian và  làm cho hồn người chết bị lẩn quẩn ở cõi trần không sớm được siêu thoát.
Hũ hài cốt là con tin trong chùa:
Câu hỏi:  Hiện nay, một số người giàu có tiền muốn báo hiếu cho thân nhân của mình nên đến các chùa có diện tích đất rộng bỏ tiền ra mua một miếng đất để xây một cái mồ rồi đưa xác thân nhân về chôn cất ở đó hoặc gửi tro vào tháp hài cốt trong chùa. Nhà chùa gặp cơ may này làm giàu, tính giá rất cao cho những người cần nhà chùa làm lễ cầu siêu độ cho các vong linh. Các người này họ rất hoan hĩ được đưa thân nhân về chùa “nằm trong đất chùa, được nghe kinh, được theo Phật v.v....”. Kính thưa Thầy, ý nghĩa của việc làm nầy thật sự là thế nào đối với người quá vãng, với thân nhân của họ và đối với nhà chùa? Chúng con xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Câu trả lời:Phong tục mê tín của dân tộc Việt Nam xuất phát từ trong các chùa cho rằng người chết được chôn trong đất chùa hoặc gửi nắm tro tàn trong tháp hài cốt thì hằng ngày linh hồn sẽ được nghe kinh, nhờ đó được siêu thoát lên cõi Cực Lạc, Thiên Đàng....Do lòng thương yêu và sự hiếu hạnh khiến cho người ta không còn sáng suốt, nên nghe quý thầy, quý cô trong chùa bảo sao làm vậy chứ không có suy nghĩ chín chắn. Sự tin tưởng thiếu thực tế, không trí tuệ của một số phật tử đã làm giàu cho các chùa và biến các chùa thành một nơi sinh hoạt mê tín chứ không còn là nơi tu hành của tăng ni và cư sĩ nữa. Chùa nào hiện giờ cũng xây tháp hài cốt, khi có thân nhân chết, người ta đem thiêu xác gửi vào chùa và khi gửi nắm tro tàn như vậy thì phải tốn bao nhiêu tiền đóng vào và còn phải cúng dường tiền cho chùa rất nhiều hằng năm. Nếu thân nhân không cúng dường tiền thì hũ hài cốt ấy sẽ bị dẹp vào chỗ khuất lấp, còn ai cúng dường tiền nhiều thì hũ hài cốt sẽ được để trên chỗ sang trọng trong tháp. Nhà chùa hiện giờ lấy hài cốt của những thân nhân phật tử làm con tin để làm tiền một cách phi nghĩa, thiếu đạo đức. Tháp hài cốt là núi tiền, là những mẫu ruộng mầu mỡ xài hoài không hết. Ví dụ: Nhà chùa muốn làm một việc gì thì nhắm vào những phật tử có gửi hài cốt hoặc chôn những thân nhân trong đất chùa. Họ kêu gọi những phật tử nầy đóng góp làm từ thiện hoặc xây cất chùa hay bất cứ việc gì trong chùa cần v.v... Nghe kinh được siêu thoát về Cực lạc, Thiên đàng đâu không thấy mà chỉ thấy những người còn sống phải gánh một gánh nặng của tôn giáo mê tín. Cho nên chùa nào có đất rộng làm nghĩa địa hoặc xây tháp hài cốt là chùa đó giàu to, giàu không mất sức lao động chút nào cả. Chúng ta thấy tệ nạn lừa đảo phật tử hiện giờ trong các chùa rất lộ liễu. Nhà chùa vô hình đã biến nơi tu hành thành nơi nhà mồ nghĩa địa, nơi thực hiện sự mê tín của dân gian. Bây giờ Thầy xin hỏi quý phật tử rằng hiện giờ quý phật tử thường đến chùa không những nghe thuyết pháp mà còn ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, lạy hồng danh sám hối v.v.....thế mà quý vị có thấy ai đã được lên Thiên Đàng, Cực Lạc chưa? Có thấy hết khổ chưa? Có ai làm chủ sanh, già, bệnh, tử hay chưa? Có thấy sự giải thoát chưa? Quý vị cứ thành thật trả lời xem, có sao nói vậy đừng tự dối mình. Trong lúc quý vị còn sống mà còn chưa biết được Cực Lạc, Thiên Đàng ở đâu? Có hay không có? Huống chi là người chết, họ còn nghe thấy được những gì. Nếu quả thật nghe kinh được sanh về Cực Lạc Thiên Đàng thì người ta tu làmgì cho cực khổ phải không quý vị? Đó là những mánh khóe lừa đảo mà chúng ta nên cảnh giác !!!


Hũ tro trong ngôi nhà bán

Thể loại: Truyện Ma
Trước khi chết, ông Abraham thuê luật sư và một nhân viên địa ốc đến để ủy thác việc bán ngôi nhà. Vị luật sư lãnh trách nhiệm đại diện cho ông giám sát việc thực hiện bán ngôi nhà theo đúng điều khoản được ghi trong tờ di chúc ông viết.  Cả hai người, luật sư và địa ốc được ông Abraham giao khoán, họ sẽ lãnh khoản tiền xứng đáng với nghiệp vụ mà họ nhận làm. Tờ di chúc được chủ ngôi nhà đọc cho luật sư chép, không thấy đề cập số tiền bán nhà sẽ chuyển đến ai trong thân nhân, chỉ thấy ghi là “cho quỹ từ thiện”. Mở và đóng ngoặc, sau chữ “từ thiện” thêm chữ “những người vô gia cư” cho nghĩa được rõ. Đọc điều 4 trong tờ di chúc lại có câu: “xác thiêu rồi, tro xương xin bỏ hũ, hũ để trên kệ lò sưởi trong căn phòng sách. Hãy thương xót và cho phép kẻ quá cố là chủ nhân của căn nhà được yên nghỉ vĩnh viễn trong bình đựng tro cốt ở lại với nơi tôi đã ở.
 
Sau khi ông Abraham chết, viên địa ốc tên là James Bailey tiến hành công việc bán nhà. Bảng được treo, báo được đăng, đã có người muốn mua nhà tìm đến. Dẫn khách coi tầng dưới lầu trên, coi sân sau có vườn cây cảnh, xem ra ai cũng ưng ý cả. Thế nhưng, khi James Bailey nói đến cái bình đựng cốt tro để trên lò sưởi trong căn phòng sách ở trên lầu, họ đều ngần ngại làm ảnh hưởng tới việc quyết định cuối cùng của khách đến mua nhà. Và vì thế, cái bảng có hai chữ “Nhà Bán” đã không thấy gỡ xuống gần hai tháng kể từ khi nó được treọ
 
James Bailey có một cuốn sổ taỵ Sổ ghi chép bản danh sách liệt kê những ngôi nhà muốn bán. Cơ sở địa ốc đứng trung gian giữa chủ nhân và khách hàng có nhà cần người muạ Danh mục đó, cái nào đã bán xong, James Bailey thường tự tay gạch xóa bằng bút mực với một nét thật đậm. Địa chỉ và tên đường của ngôi nhà ông Abraham vẫn còn nguyên chữ trên một hàng kẻ. Nó đã không được bôi xóa vì chưa có ai chịu muạ Lần này là lần thứ tám, có một gia đình gồm bốn người đến coi căn nhà bán của ông Abraham. Hai vợ chồng và hai ông bà già đi xe Van tới. Lên lầu, xuống nhà, ra vườn, họ rất ưng ý sau khi xem. Người con trai quay qua hỏi ông bố:
 
“Bố thấy thế nào”.
 
“Theo bố nhận xét, mua căn nhà này ở cũng được đấy. Tiền tóp mà hậu nở, dựa trên sách địa lý là thế đất tốt”.
 
Bà già thực tế hơn:
 
“Với sáu trăm ngàn, số tiền không phải là nhỏ. Vợ chồng suy nghĩ chín chắn đi đã, mua thì dễ, trả dứt mới là khó đấy con ạ”.
 
“Tiền down chúng con đã có đủ, tiền mỗi tháng với lương thu nhập của đứa chúng con tính cũng còn dư ra, muốn mua cứ mua mẹ ạ”. Viên địa ốc đứng nghe, nhưng ông ta chẳng hiểu họ nói cái gì. Với nụ cười xã giao cố hữu, James Bailey vẫn kiên nhẫn đợi. Đợi đến khi người đàn ông con trai ông già quay sang viên địa ốc nói “OK”, James Bailey bèn gật gật cái đầu. Chợt nhớ ra một điều quan trọng mà James Bailey bắt buộc phải nói, ông nghĩ phải nói ra trước khi làm thủ tục giấy tờ mua bán.
 
“À, tôi suýt nữa thì quên. James Bailey hơi ngài ngại khi tiếp tục. Tôi quên chưa cho ông biết rằng, chủ nhân bán căn nhà này muốn bất cứ ai nếu chịu mua nó, xin chấp nhận điều kiện được ông ta ghi trong tờ di chúc. Lời khẩn khoản xin được chấp nhận là bình đựng cốt tro của ông để ở lò sưởi trong căn phòng trên lầu đừng nên rời chỗ hay bỏ đị Ông quan niệm đó là nơi ông muốn được yên nghỉ để đi và về căn nhà ông đã sống, đã yêu nó. Tôi biết tôi không thể giấu bất cứ điều gì mà điều đó tôi có trách nhiệm phải nói ra cho người mua nhà rõ. Và tôi cũng thừa hiểu rằng, nếu nói thẳng cho khách hàng, việc mua bán sẽ rất khó khăn trở ngại. Dù sao, tôi cũng phải nói ra để khách tự quyết định tốt hơn là **ng đầu với luật pháp”.
 
Dứt câu, James Bailey hồi hộp đợi phản ứng của bốn người khách đến mua nhà. Ông con trai quay sang ngó bố. Vợ của ông ta rõ ràng không bằng lòng. Nhưng ông già bố của người đàn ông con của ông nghe thì cười xòa. Ông nói với con đó chỉ là chuyện nhỏ. Với căn nhà phòng ốc quá nhiều và rộng, để một cái hũ hình thù như cái bình cắm hoa, ở một chỗ khiêm nhường trên mặt cái lò sưởi, sao lại có thể hẹp lòng mà từ chối lời ước nguyện của người chủ cũ căn nhà đã quá vãng được nhỉ. Rồi ông cụ lại cười. Cái cười đã giúp cho James Bailey thở ra nhẹ nhõm.
 
2.
 
Ở không thấy bị quấy phá, ông già đắc ý nói với người con trai.
 
“Mình ăn ở hiền lành, quỷ ma biết thì né. Căn nhà này, giả như không có cái hũ tro kia, làm sao có được cái giá tương đối thấp so với giá nhà bán bây giờ”. Ông bố đã bảo thế và tin tuyệt đối về lời nói của ông.
 
Đêm ngày rằm, vầng trăng tròn và sáng. Cánh rừng ở xa tối thẫm. Đồi thì gần nhà. Sườn dốc dốc thoai thoải. Đứng ở cửa sổ trên gác lầu, ông thấy đèn xe cộ lên và xuống. Căn phòng có để cái hũ nằm sát nóc mái. Nó cao hơn các căn phòng khác ở phía dưới. Dưới mắt nhìn của một người đứng từ xa, ngó lên thì ngỡ nó là cái tháp. Tháp treo chuông ở những ngôi thánh đường. Hẹp ngang và dọc, sàn gác ngoài cái ghế có lưng tựa, cái kệ đựng sách, cái lò sưởi ở sát tường, chẳng thể kê thêm đồ đạc gì khác nữa.
 
Ngồi với cuốn sách cầm ở tay, ông ngả lưng xuống cái ghế có lưng tựa. Ông đọc nó. Sách không phải là sách truyện. Sách cũng không phải là sách thơ. Sách chỉ là một cuốn Cựu Ước đã cũ mèm. Bìa cứng bọc da, chữ mầu kim nhũ, giấy loại mỏng, chữ nhỏ nhưng nét chữ rất sắc. Sách thuộc loại Kinh Thánh, ông có đến hai cuốn. Một cuốn ông đi dự lễ ở nhà thờ, cha bề trên tặng ông để đem về đọc. Mấy người phụng sự việc giao giảng truyền bá Đạo đến gõ cửa nhà ông, đưa ông cuốn sách kinh, đấy là cuốn thứ hai ông có. Tân Ước, nội dung tóm lược và đơn giản hơn Cựu Ước, chính vì thế đã thiếu đi nhiều đoạn. Thời Đại Hồng Thủy kể về ông Noé được Chúa khải thị báo trước cho ngày tận thế, đã đóng sẵn con tầu để khi nước dâng lên, thì mang súc vật lên tầu, mỗi loài một con đực một con cái. Sách Tân Ước không thấy sao chép lại đoạn văn đó như trong Cựu Ước ông đang cầm trên tay ngồi đọc. Ông say mê đọc mỗi trang sách viết, thấy hiện lên cảnh mưa lũ đổ xuống gây lụt lội, thấy gió bão hoành hành khốc liệt, thấy xác người và xác súc vật chết trôi lều bều, thấy cây cối trốc gốc, nhà cửa sụp đổ, dòng nước cuộn sóng dâng lên.
 
Lúc ông ngồi đọc cuốn Cựu Ước, cũng là lúc hồn ông Abraham nhớ nhà tìm về. Ngày có mặt trời và ánh sáng, ông sợ mặt trời và ánh sáng xua đuổi, ông sợ cả tiếng động của động cơ xe cộ, cho nên hồn luẩn quẩn nơi rừng già cây rậm rịt lá. Ở đó, con suối dẫn nước theo đường rãnh, bò như loài bò sát không có chân, róc rách gọi nhau đổ xuống vùng thấp, vùng hạ lưu có một cây cầu. Cầu nối hai bờ, đầu bên này là khu công viên, đầu bên kia tiếp giáp với thành phố có những cao ốc. Về đêm, nhìn lên khung cửa sổ của tòa nhà cao ốc đó, vẫn sáng ánh sáng đèn. Nằm trên đường hạ cánh của những chiếc phản lực hàng không chở hành khách đáp xuống phi trường, từ đâu đó, chốc chốc chúng lại xuất hiện, bay qua khu công viên, bay thật thấp trên nóc nhà cao tầng. Dưới bụng đeo những cái bánh đã được thả. Từ bầu ống phóng phản lực, âm thanh khuấy động khu phố lúc máy bay bay trên đường hạ cánh, dội vào tường vách những tòa nhà chọc trời, rồi vỡ loãng. Về đêm mùa hạ, bầu trời lấp lánh những vì sao. Sao nom xa thật xa và nhỏ thật nhỏ như mảnh vụn thủy tinh. Nửa khuya, vầng trăng thượng đỉnh. Trăng tròn và sáng như một cái đĩa bạc. Rừng với cây cối hai bên bờ con suối cạn, nghe đâu đó vẳng lại tiếng nấc của một con cú. Nhiều năm trước, lúc ông vô gia cư vô nghề nghiệp, ông đã sống chui rúc dưới gầm một cây cầu bắc qua con suối. Ở đó, cũng chính là nơi cư ngụ của những con mèo hoang. Đêm với tiếng nước róc rách và tiếng kêu meo meo của đàn mèo, ông còn nghe thấy con cú nó nấc. Trên không phận đường bay đáp xuống phi trường, phản lực cơ cứ mươi mười lăm phút lại có chiếc hạ thấp cánh ngang qua khu công viên nơi ông ngủ.
 
3.
 
Abraham giầu có nhờ kinh doanh. Abraham lụn bại suy sụp cũng từ kinh doanh thua lỗ mà phá sản. Từ bàn tay trắng gầy dựng ra cơ nghiệp, sau các canh bạc lớn ở sòng bài, cơ nghiệp cũng do bàn tay trắng làm cho trắng tay. Mất sạch, từ nhà cửa ở, từ tiền gửi trong công băng, từ đồ đạc mua sắm, Abraham bỗng chốc trở thành “homeless”. Từ đó, Abraham lang thang trên phố chợ, đứng ở vỉa hè, lảng vảng nơi quán xá, thay vì như trước đây, áo đóng bộ, ca-vát đeo cổ, đến những nhà hàng sang trọng có bồi phục vụ, có đồ ăn thức uống ngon, có rượu quí đặc biệt, có bạn bè niềm nở vồn vã tiếp đón. Bây giờ, Abraham mở lớn con mắt nhìn thẳng vào cuộc đời, ông mới thấy rõ cái tình người nó trắng và khô như vôi. Lẽ ra, Abraham phải nhận biết điều đó khi hội nhập với xã hội con người. Nhưng ông ngay thẳng và chân thật, tưởng mọi người ai cũng ngay thẳng chân thật như ông, ông đã lầm. Dạ cầu nơi ông ngủ về đêm, con suối với tiếng nước róc rách lúc tối trời, con cú nấc, đàn mèo hoang kêu meo meo, ở một nơi hoang dã ông sống, Abraham đã tìm được sự bình yên thanh thản để quên đi nỗi buồn héo hắt tim gan.
4.
Vào một buổi sáng mùa hạ, một bà đứng tuổi giắt chó đi dạo trong công viên. Con chó bỗng sủa khi thấy Abraham nằm dưới gậm cây cầu. Bà ta đi đến cây cầu, đứng lại và hỏi chuyện người đàn ông lạ. Lần gặp đó là lần đầu, lần thứ nhì bà ngỏ ý muốn được mời ông Abraham đến ở chung trong ngôi nhà bên kia bờ suối nước. Bà bảo bà bị ung thự Nếu một mai bà chết, bà muốn để lại căn nhà của bố mẹ bà cho ông nếu ông muốn. Ông Abraham thực lòng không muốn, nhưng trước lời khẩn khoản yêu cầu của người đàn bà, cái không muốn của ông đã bị khuất phục. Kể từ đó, ngôi nhà lớn bên kia bờ suối nước thuộc quyền sở hữu của ông Abraham khi chủ nhân của nó quá vãng. Giấy tờ được sang tên để hợp thức hóa cho người thừa kế đúng với thủ tục pháp lý được luật sư đứng ra lo. Abraham sống ở tòa nhà lớn qua nhiều năm, rồi ông ngã bệnh. Di chúc được ông ghi lại sau khi xác hỏa táng, tro đựng hũ, “xin để trên mặt lò sưởi” ở bản văn bán nhà.
 
Đêm tối xuống, khi trời và đất đã nhuộm mầu tro than, có trăng hay có mưa, hồn ông Abraham vẫn tìm về nơi mình đã ở. Ông đứng ở bên ngoài cửa sổ nhìn vào nếu cửa ngõ ngôi nhà đã đóng, hoặc ông vào bên trong đi khắp các phòng ốc nếu ngôi nhà cửa sổ để mở. Gác trên tầng cao ốc, Abraham nhận ra cái hũ tro để trên lò sưởi, rõ ràng ông ta tỏ ra rất hài lòng. Và ông muốn nói với người đàn ông đang ngồi dí mắt trên cuốn Sách Thánh một lời cám ơn, nhưng người đàn ông đó vẫn lặng thinh cắm cúi đọc.
 
Đúng một năm tròn, họ ở ngôi nhà có hũ tro. Giả như không có chuyện đứa con trai, người con dâu mất việc do suy thoái kinh tế, thì trước cửa căn nhà đã không treo cái bảng “Bán Nhà”. Viên địa ốc James Bailey lại là người được nhờ cậy việc đứng ra môi giới, lo dịch vụ mua và bán để đứng giữa hưởng hoa hồng. Rút kinh nghiệm từ những lần trước, lần này James Bailey giấu nhẹm lời di chúc về cái hũ tro không nói cho thân chủ muốn mua nhà biết. Nhờ đó, việc bán ngôi nhà đã ***ng vánh kết thúc. Chủ mới dọn đến, một bữa thấy cái hũ để trên mặt lò sưởi, nhìn chướng mắt bèn đem xuống vất đi.
 
Đêm mùa hạ, vầng trăng tròn và sáng. Nửa khuya, chủ nhà chợt thức vì nghe tiếng chân bước lên thang lầu. Đấy là giờ như thường lệ, ông Abraham trở về thăm nhà. Nhưng lần này, ông ta không còn thấy hũ tro để trên mặt lò sưởi chỗ cũ. Kể từ đó, hồn ông đi lang thang trong khu rừng tối, vất vưởng dưới ánh trăng nửa khuya.

Thể loại: Truyện Ma

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire