- Có thấy quan tài còn chưa đổ lệ ...
- Đất Việt - Người Việt
- Đăng ngày Thứ hai, 03 Tháng 3 2014 20:29
Là
tuyến giao thông huyết mạch nối các bản làng với xã, huyện thế nhưng
hàng loạt cây cầu treo ở một số tỉnh Tây Bắc từ lâu đã tiềm ẩn các mối
hiểm họa cho người dân quanh vùng.
Có nơi, cầu treo lại là con đường duy
nhất để đi bởi nó nối bản làng với trung tâm xã, huyện. Không còn cách
nào khác người dân phải mạo hiểm sử dụng hàng ngày như một sự đánh cược
tính mạng. Dù trẻ em hay người lớn chỉ lỡ sẩy chân là có thể bị tụt
xuống suối. Trong ảnh là một cây cầu ở xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ (Lai
Châu).
Một chiếc cầu treo tại xã Nậm Cha (Sìn
Hồ, Lai Châu) ván đã tơi tả một đoạn. Mỗi lần người đi qua phải rón rén
kẻo các thanh tre tiếp theo lại lật bung ra.
Tây Bắc lắm sông, nhiều suối nên những cây cầu treo là huyết mạch giao thông trong vùng.
Ở thành phố không có mấy bố mẹ nào dám
cho con tự do trèo leo nhưng ở miền núi thì trẻ em tự do nghịch ngợm.
Chiếc cầu treo, nơi vui chơi của chúng tiềm tàng nhiều mối lo.
Chỉ đi bộ thôi đã gian nan chưa chưa nói đến việc phải dắt một chiếc xe máy qua cầu.
Trẻ em thường không ý thức được tai họa luôn rình rập nơi đây.
Một trong những cầu treo mà sau vài mùa mưa ván đã hỏng hoàn toàn. Người dân phải lấy tre, nứa ghép lại mặt cầu.
Cây cầu treo bắc qua suối Nậm Sì Lường (Mường Tè, Lai Châu) này đã có nhiều lần làm rơi người và xe xuống suối.
Con đường đi làm nương của người dân xã Nậm Tăm (Sìn Hồ, Lai Châu) phải qua những cây cầu treo tạm bợ như thế này.
Sểnh chân, sai một bước là thụt xuống dưới dù là người hay động vật.
Cây cầu tạm bắc qua sông Nậm Mu được người dân dựng lên. Muốn qua bằng lối này cho nhanh phải trả giá 50.000đ/ lượt/người.
Cây cầu phao bắc qua sông Mã trên địa bàn
huyện Sốp Cộp (Sơn La). Người dân nơi đây cho biết, rất ít người qua
lại vì quá nguy hiểm.
Hầu như cầu treo không được duy tu và bảo dưỡng thường xuyên.
Tuy nhiên những vùng chưa có cầu treo thì người dân đi lại duy nhất là thuyền độc mộc.
Ở đôi bờ các con sông lớn của vùng Tây
Bắc như sông Đà, sông Mã, sông Nâm Na, sông Nâm Mu, sông Hồng… có rất ít
những câu cầu nối đôi bờ nên người dân phải đi lại bằng thuyền cũng khá
nguy hiểm.
Thực trạng khai thác vàng sa khoáng trên
các con sông vùng cao đã làm nước đổi dòng gây sói mòn, sạt lở ảnh hưởng
đến các cây cầu treo.
Theo TRI THỨC
Thanks CarolineThanhHuong The set of images of the bridges in VN Highlands is very interesting.
RépondreSupprimerI relate to the following essays on the web huongduongtxd.com : *Từ Sapa tới Quảng-Ngãi & *Từ Sapa...qua Quảng-ngãi... đến Điện-biên.
(Author: HongNguyen/H.N.T.).
Would you try reading them?
Je vous invite à visiter cet article similaire
RépondreSupprimerhttp://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/03/co-tim-nin-tho-nghe-nhac-long-me.html
et merci de laisser souvent vos commentaires si gentils pour les sujets que je tiens au cœur.
CRTH