caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 13 avril 2014

Tìm hiểu Tam giác quỷ. P1: Tam giác Bermuda, còn tiếp

Tam giác quỷ. P1: Tam giác Bermuda

 (Sưu tầm, trích)
“Tam giác Bermuda” là vùng biển diện tích chừng 500.000 km2, nằm trong một tam giác với 3 đỉnh là mũi Florida, Puerto Rico và quần đảo Bermuda. Từ hơn một thế kỷ qua, nhiều truyền thuyết về việc tàu thủy và máy bay mất tích một cách bí ẩn ở đây.
Khái niệm “tam giác Bermuda” xuất phát từ Vincent Gaddis vào năm 1964. Việc quan tâm đến các hiện tượng được cho là siêu tự nhiên đạt đến đỉnh cao năm 1974 khi cuốn “The Bermude Triangle” của Charles BerlitzJ. Manson Valentine trở thành sách bán chạy nhất. Trong đó, một danh sách tàu thủy và máy bay biến mất không dấu vết được đưa ra làm bằng chứng gián tiếp cho “hiện tượng tam giác Bermuda”. Thật ra thì một vài tác giả đã gộp cả vùng AzoresCaribbean vào tam giác Bermuda, và vì thế đã mở rộng vùng “rất nguy hiểm” này lên gấp ba lần.

Dường như các biến cố hay xảy ra trong “tam giác quỷ”. Số phận của “chuyến bay 19” trong tháng 12/1945 là một trong những biến cố đó. Trong những năm sau đó, thống kê các mất mát kì lạ tăng rõ rệt: Năm 1947 chiếc máy bay "Superfort" không trở về sân bay. Chiếc C-54 Skymaster và đội bay được nghe thấy lần cuối cùng khi cách Bermuda 100 dặm, sau đấy liên lạc vô tuyến bị cắt đứt. Năm 1948 chiếc "Star Tiger" của Anh biến mất trên bầu trời một cách không giải thích được. Cũng trong năm đó, tín hiệu radar của một chiếc máy bay hành khách biến mất. Chiếc DC-3 đang trên đường bay từ Puerto Rico đến Maimi. Năm 1949 chiếc "Star Ariel" biến mất khi cách Bermuda 380 dặm về phía Tây-Nam. Và năm 1950 một chiếc máy bay kiểu Globemaster ở tận cùng phía Bắc của tam giác và năm 1952 lại một chiếc máy bay Anh trên đường đi đến Jamaica.
Các chuyện đều giống nhau: Tàu thủy, máy bay biến mất không dấu vết trong điều kiện thời tiết tốt, biển lặng mặc dầu phi công hay thủy thủ đoàn giàu kinh nghiệm, hay chiếc tàu thủy nguyên vẹn được tìm thấy đang trôi dạt trên biển nhưng thủy thủ đoàn mất tích. Các đàm thoại vô tuyến kì lạ và không rõ ràng cũng đóng một vai trò trong một số trường hợp. Nhiều giả thuyết được đưa ra, và thú vị là từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, chuyện bí ẩn ngày càng cộng thêm bí ẩn, và cũng không hiếm các chi tiết giàu trí tưởng tượng.
Sau cùng, cuốn “The Bermuda Triangle Mystery – Solved!” của Lawrence Kusche, được xem là tác phẩm kinh điển của các cuộc điều tra mang tính hoài nghi, đã dọn sạch một loạt phỏng đoán, bán sự thật về đề tài này. Kusche chỉ ra rằng không có gì bất thường tại vùng biển này. Số tàu thủy và máy bay mất tích không cao hơn ở những nơi khác, tính theo lượng giao thông của những vùng biển khác có thể so sánh được trên các đại dương của thế giới, và phần lớn các trường hợp gây chấn động đã được đưa ra trong cuốn này. Từ đó sự im lặng của dư luận đã thay thế cho đề tài này.

Năm 1980 Berlitz đưa ra một số tai nạn mới “không giải thích được”, những tai nạn mà cuối cùng hóa ra là không hoàn toàn không phải là không giải thích được (trừ ba trường hợp). Mặc dầu tai nạn máy bay, tàu thủy vẫn tiếp tục xảy ra trên Đại Tây Dương nhưng ngày nay những tai nạn đã hiếm khi được liên kết với “tam giác Bermuda” nữa.
Không có nhận xét nào: 

trích  Blog Lặn Biển 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire