caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 12 avril 2014

Thay đổi nhỏ để thành công lớn - Kaizen, tác giả Võ Hiếu Nghĩa

Thay đi nh đ thành công ln - Kaizen
- Để tưởng nhớ đến Cha tôi -

NHỎ : Lúc xưa, cha tôi thường dạy tôi : ”Petit à petit, l’oiseau fait son nid”- Từng chút một, chim đã làm thành tổ. Ý Người nói rằng hãy chăm sóc từng việc nhỏ, hoàn thành từng việc nhỏ một, rồi mới hoàn thành được việc lớn hơn.

THAY ĐỔI : Einstein cũng đã từng khuyên “Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.” – Tác giả đã từng dịch là :
Thật điên rồ, việc cũ cứ làm hoài
Lại trông chờ kết quả diệu kỳ mới      
Để cuộc sống thay đổi, phải tự đổi
Mọi hành động suy nghĩ, cũng phải thay.

KAIZEN - CẢI TIẾN :  Thật bất ngờ, quả là mình đã rất lạc hậu, mãi đến giờ tôi mới khám phá ra được từ KAIZEN. Tìm trên Google thì đã thấy có đến trên 3,380,000 người đã truy tìm ngữ nghĩa của từ này rồi. KAI = Change = thay đổi; ZEN : Good : Tốt, Thiện, và hiện nay từ đang thông dụng là CẢI TIẾN.


NHỎ :
-         Để nói rằng đây là những công việc nhỏ, không lớn lao gì, và chúng ta có thể thực hành dễ dàng trong mỗi ngày, và liên tục trong nhiều ngày.
-         Để chúng ta không thấy phải sợ hải : Sợ thất bại, sợ không đủ sức, sợ không  đủ thông minh.
-         Để cho biết đó là những việc rất đơn giản, không khó khăn gì
-         Để chúng ta có thể áp dụng mọi mặt trong cuộc sống : Học hành, công việc, các mối quan hệ, tình yêu.

THAY ĐỔI
- Chỉ thực hiện những thay đổi theo từng bước nhỏ. 
- Mỗi ngày đặt ra các câu hỏi nhỏ, vì não bộ rất cần có những câu hỏi để kích thích tính sáng tạo nhằm tìm ra cách giải quyết. Thí dụ như sáng nay ta đi đâu, đi đường nào, đến đường nào, quẹo đường nào, cần gặp ai, bàn chuyện gì…Có thể đi con đường nào khác không, gần hơn không….
- Đùng đặt câu hỏi lớn và trừu tượng : làm thế nào để thành công, làm thế nào để có hạnh phúc hơn, để học giỏi hơn, để chiếm được cảm tình của một đối tượng…, mà hãy chia nhỏ chúng bằng những câu hỏi nhỏ nhưng cụ thể hơn.
- Thí dụ muốn tiết kiệm, thay vì ra lệnh mỗi tháng phải giảm 1 nửa chi tiêu, ta nên bỏ heo tiết kiệm mỗi ngày 5000 hay 10000VNĐ, hoặc khi đi mua hàng trong siêu thị hãy thử can đảm bỏ bớt đi một món hàng trong xe đẩy hàng tính tiền của mình.
- Thí dụ khác : muốn tập thức dậy sớm hơn 7g, đừng giảm cái rụp xuống 5g, mà từ từ xuống 6g50, 6g40, 6g30…
- Bỏ thói quen xấu : lười suy nghĩ (tránh không chịu suy nghĩ mà cứ hỏi người bên cạnh) mỗi ngày mình phải suy nghĩ để có 1 ý tưởng gì đây mới hơn để làm tốt hơn. Làm sao để ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua.


KAIZEN
KAIZEN là sự tích lũy các cải tiến nhỏ thành kết quả lớn, tập trung vào xác định vấn đề, giải quyết vấn đề và thay đổi chuẩn để đảm bảo vấn đề được giải quyết tận gốc. Do đó, KAIZEN không chỉ là một quá trình cải tiến liên tục, mà chính là một niềm tin vào sức sáng tạo vô hạn của con người.

Chương trình tăng 1% mi ngày


Chúng ta hãy thử phép tính khá đơn giản sau đây:
·         Giả sử ngày đầu năm bạn có số tiền ban đầu là 100đ, nếu bạn có khả năng tăng 1% số tiền đó mỗi ngày, thì hết một năm (365 ngày), số tiền của bạn, hãy thử đóan xem, chúng sẽ là bao nhiêu ?
·         Tiền có lúc đầu : 100 đồng
·         Ngày thứ nhất : 100 + 1%.100 = 100(1+1%) 
·         Ngày thứ hai : Tiền có được sau ngày thứ nhất  + 1%(của ngày thứ nhất)      
   =  100(1+1%)  + 1%(100(1+1%))= 100 [(1+ 1%)(1+1%)] = 100(1+1%)2
·         Tương tự, ngày 3 :  100(1+1%)3   
·         Ngày thứ 365 : 100(1+1%)365  =  3.778,3434đ.

Điều đó có nghĩa là qua một năm bạn đã tăng số tiền lên 37.78 lần, so với 100 đ lúc đầu.
* Hãy nhìn vào con số 37.78 lần bạn ạ. Ta có thể áp dụng việc kaizen tăng 1% mỗi ngày vào cuộc sống và hoạt động kinh doanh của chúng ta nhằm tạo ra sự hạnh phúc.
Ví dụ:
·         Nếu bạn giúp con bạn tăng 1% nỗ lực học tập mỗi ngày, thì cuối năm khả năng của con bạn đã tăng lên 37.78 lần.
·         Nếu bạn bị béo phì, bạn quyết tâm tập thể dục tăng 1% mỗi ngày, thì cuối năm, khả năng tập thể dục của bạn tăng 37.78 lần, chắc chắn bạn sẽ hoàn thành chương trình giảm béo.
·         Nếu bạn là nhân viên, bạn quyết tâm tăng nỗ lực làm việc thêm 1% mỗi ngày, thì cuối năm bạn sẽ phát triển năng lực tăng 37.78 lần, chắc chắn Sếp bạn sẽ khâm phục và tưởng thưởng xứng đáng cho bạn.
·         Nếu mọi nhân viên trong công ty của bạn quyết tâm tăng nỗ lực làm việc thêm 1% mỗi ngày, thì cuối năm công ty của bạn sẽ phát triển vượt bậc, chẳng việc gì phải lo kinh tế khủng hoảng phải không bạn.
·         Nếu, nếu, nếu … dành cho các bạn đấy. Chỉ cần thực hiện tăng 1 % mỗi ngày theo đúng tinh thần Kaizen chúng ta sẽ hạnh phúc đó các bạn.

Vậy làm sao thành công chương trình tăng 1% mỗi ngày đây? Để trả lời, mời quý bạn hãy thâm nhập Kaizen :

Tác giả Kenneth W. Dailey đã đưa ra khái niệm Kaizen khá cụ thể, chi tiết, dễ hiểu và dễ áp dụng có hiệu quả. Ông ta định nghĩa “Kaizen là một triết lý (1) và là một phương pháp (2) bao gồm các cải tiến (5)tăng dần (4) liên tục (3) đối với các kết quả thực hiện (6) ”. Chúng ta cùng tìm hiểu các cụm từ cơ bản này:

1.     Triết lý:
Triết lý được định nghĩa đơn giản là phương thức và cách sống của một người giải quyết các sự vật chung quanh bản thân mình. Kaizen là một triết lý bởi vì nó áp dụng cho các khía cạnh trong cuộc sống, chứ không phải chỉ áp dụng đơn thuần cho các hoạt động doanh nghiệp.

2.     Phương pháp:
Kaizen là một phương pháp, bởi vì việc áp dụng Kaizen tuân theo một chu trình logic. Chu trình đó chính là vòng cải tiến PDCA của Giáo sư Deming người Mỹ (Plan/ Kế hoạch – Do/ Thực hiện – Check/ Kiểm tra – Act/ Hành động). Chu trình này rất cơ bản và đơn giản, nó xuất phát từ phương pháp khoa học mà chúng ta đã từng nghiên cứu trong trường học.
Các chương trình KAIZEN cơ bản khác như 5S: “SERI”, “SEITON”,  “SEISO”, SEIKETSU” Và “SHITSUKE”, tiếng Việt là “Sàng lọc”, “sắp xếp”, “sạch sẽ”,  “săn sóc” và “sẵn sàng” được áp dụng để xây dựng môi trường làm việc gọn gàng, khoa học và sạch sẽ.
QCD (Quality, Cost and Delivery – Chất lượng, giá cả, trao hàng), JIT (Just In Time- đúng lúc, đúng thời hạn)...
7 công cụ thống kê là các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu làm căn cứ để ra các quyết định, bao gồm : phương pháp phân tầng dữ liệu, phiếu kiểm tra, biểu đồ nhân quả, biểu đồ Pareto, biểu đồ phân bố, biểu đồ phân tán, biểu đồ kiểm soát.


3.     Liên tục:
Kaizen là liên tục bởi vì nó là chủ đề hoạt động thường xuyên trong doanh nghiệp. Một vấn đề đã được cải tiến sẽ thiết lập một giai đoạn cải tiến mới cho vấn đề kế tiếp, kế tiếp và kế tiếp. Tất cả mọi thứ có được đều là do cải tiến mà ra. Sự thay đổi đã trở thành một chuẩn mực trong cuộc sống hàng ngày.

4.     Tăng dần:
Quan điểm tăng dần là trung tâm của Kaizen. Kaizen nói về sự thay đổi tiến hóa dần dần cách thức các quá trình được thực hiện. Kaizen đặt trọng tâm giúp doanh nghiệp phát triển với bước đi bền vững. Kaizen không nói về sự đổi mới thay đổi to lớn, mà chia ra thành những thay đổi nhỏ hơn.

5.     Cải tiến:
Kaizen sử dụng một khái niệm rất rộng về cải tiến. Cải tiến không phải chỉ đề cập đến các thuật ngữ như: chất lượng sản phẩm/ chất lượng dịch vụ hay năng suất. Cải tiến là bất kỳ điều gì làm gia tăng giá trị cho khách hàng và/ hoặc làm giảm các nguồn lực/ nỗ lực/ thời gian v.v… mà nhà sản xuất sử dụng để tạo ra giá trị cho khách hàng.

6.     Kết quả thực hiện:
Kết quả thực hiện là một điều gì đó đã được làm ra đúng mong đợi. Nó bao gồm tất cả mọi thứ, được sử dụng để tạo ra sản phẩm/ dịch vụ, mọi thứ được sử dụng để chuyển giao sản phẩm/ dịch vụ đến tay khách hàng. Kết quả thực hiện bao gồm cả năng suất và chất lượng.

Vậy tóm lại, Kaizen là một công cụ tạo sự hạnh phúc áp dụng cho mọi khía cạnh trong cuộc sống của cá nhân cũng như của doanh nghiệp. Nếu ai không áp dụng, thì người đó sẽ mãi mãi đứng yên một chỗ, hiểu cách khác chính là tụt hậu.



Thay đổi nhỏ để có thành công lớn

Đã từ lâu, mình lơ đảng việc học
Phép Cải tiến bốn triệu người đã đọc
Thế mà mình lại quá đổi thơ ngây
Không biết đến và trở thành tụt hậu.

Hãy thay đổi từng việc nhỏ đơn giản
Một phần trăm cải tiến cho mỗi ngày
Và cứ thế làm liên tục hoài hoài
Sẽ đạt đến các thành công thực lớn.

Từng chút một, chim đã làm thành tổ
Thật điên rồ, việc cũ cứ làm hoài
Lại trông chờ kết quả diệu kỳ mới      
Để cuộc sống thay đổi, phải đổi thay.

Thay đổi nhỏ để có thành công lớn
Là tâm niệm hôm nay của loài người.


VÕ HIẾU NGHĨA
7/4/2014


Mời xem thêm :

Trang web của VÕ HIẾU NGHĨA :
           http:// vohieunghia.com              &
           http://vhnghia40.blogspot.com/  và
           http://www.ptgdtdusa.com/id1370.html      (Trường PhanThanhGiản-ĐTĐ)


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire