caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

jeudi 29 mai 2014

Bô ảnh của nhiếp ảnh gia người Pháp- Armand Rousseau.

Ảnh tư liệu quý giá về Việt Nam

Thứ Năm, ngày 22/5/2014 - 17:09
Rất nhiều tư liệu quý và xác thực về lịch sử Việt Nam đã hiện hữu trong những bức ảnh của nhiếp ảnh gia người Pháp- Armand Rousseau.
Hiện nay, thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội đang triển lãm bộ sưu tập ảnh chủ đề Ký ức về Việt Nam 1895 - 1896 của tác giả người Pháp Armand Rousseau. Triển lãm kéo dài đến 23/5/2014.
Là kỹ sư Bách Khoa, Armand Rousseau từng tham gia xây dựng nhiều công trình nổi tiếng tại thành phố Brest. Trong thời gian thực thi nhiệm vụ ở Đông Dương rất ngắn ngủi, năm 1896, Armand Rousseau đột ngột qua đời.
Trong những di sản mà ông để lại, gia đình ông còn lưu giữ bộ ảnh về thời kỳ ở Việt Nam những năm cuối thế kỷ 19 tại các địa danh như: Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng, Tuyên Quang, Huế, Touranne (Đà Nẵng), Nha Trang, Phan Thiết, Sài Gòn - Chợ Lớn, Mỹ Tho, Tây Ninh, Bà Rịa - Cap Saint Jacques... với nhiều lĩnh vực đời sống khá phong phú.
Số ảnh này được xem là nguồn sử liệu quý báu để nhận diện nước Việt Nam vào những năm cuối cùng của thế kỷ 19 (1895 - 1896).
Dưới đây là những hình ảnh ấn tượng về Việt Nam thế kỷ 19 qua ống kính nhiếp ảnh Pháp:

Chân dung của những người bản địa


Một gia đình người miền Nam

Xe người kéo ở miền Bắc

Xe bò: Dường như ở phía Bắc Việt Nam thời xa xưa không có loại xe hai bánh xếp ngang. Bằng chứng là trên những con đường cái quan, huyết mạch của quốc gia đường xá rất hẹp phù hợp với việc gồng gánh hay sử dụng loại xe có một bánh phía trước. Sử dụng bò kéo xe có thể là di sản của các cư dân ở phương Nam. Thêm bằng chứng là bức ảnh chụp ở phố Chợ Gạo, Hà Nội thì xe vẫn do người kéo. Trong hai tấm ảnh xe bò ở hai tỉnh Nam Kỳ là Bà Rịa và Biên Hoà thì chỉ khác nhau về độ dày của bánh xe.

Chợ Lớn thế kỷ 19

Cột cờ thành Hà Nội

Thành Hà Nội

Hồ Nhỏ của thành phố. Với người Pháp, Hồ Hoàn Kiếm được gọi ngắn gọn là Hồ Nhỏ, để phân biệt với Hồ Tây được gọi là Hồ Lớn. Công trình đầu tiên người Pháp quy hoạch tại Hà Nội là chỉnh trang không gian quanh Hồ Nhỏ. Bước đầu tiên là khánh thành con đường chạy dọc quanh hồ năm 1893.

Chùa Láng. Ngôi chùa được xây từ thế kỷ 17, trở nên nổi tiếng vì những kiến trúc đặc trưng cùng đồ thờ tự cho đến nay vẫn không mấy thay đổi. Chỉ có điều hàng muỗm cổ thụ trồng trong khuôn viên của chùa từ bức ảnh này đến nay đã có thêm hơn một thế kỷ tuổi và ngôi chùa lọt vào giữa một khu đô thị đông đúc.

Phố cổ Hà Nội

Hội hè của người Việt thế kỷ 19

Một góc làng quê thế kỷ 19

Thành Nam – trường thi cuối cùng thời cận đại. Hà Nội không còn là kinh đô Triều Nguyễn rồi trở thành một thành phố thuộc địa, việc học phát triển theo lối mới hướng về Tây học. Các cuộc thi truyền thống theo Nho học chuyển về Nam Định.
Theo Mai Châm (Dân Trí)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire