Thưa quý anh chị,
Chúng mình hình như thuộc vào lứa "tuổi không còn trẻ nữa" rồi nhỉ?
Tuổi Không Còn Trẻ Nữa
Người
viết thường hay lên internet sưu tầm tài liệu để viết bài cho mục Một Cõi Thiền
Nhàn do tôi phụ trách hằng tuần trên ORTB đem về đây chia sẻ với quý vị cao
niên đọc cho vui cuối tuần.
Nghĩ mình “tuổi không còn trẻ nữa” nên tôi ưa
lang thang tìm các tài liệu về tuổi già vì đa số các bạn của tôi cũng “same same” như tôi nên chắc họ cũng thích đọc những gì liên quan đến “tuổi
hoàng hạc” này. Xin được chia sẻ với quý
bạn bài thơ vịnh về tuổi già của một cụ bà gốc Huế đã can đảm nói lên những đặc điểm của tuổi
già vui vui dưới đây:
Vịnh
tuổi già
Rù rờ đổ vỡ thật là hư
Chẳng biết làm răng được nữa chừ.
Ăn uống vãi rơi làm họ bực
Vào ra đụng chạm thấy mình dư
Người quen gặp lại nhìn ngơ ngẩn
Để trước quên sau kiếm mệt đừ
Ai ngờ ngày nay ra thế ấy
Khi xưa lỗi lạc một tay cừ!
Chẳng biết làm răng được nữa chừ.
Ăn uống vãi rơi làm họ bực
Vào ra đụng chạm thấy mình dư
Người quen gặp lại nhìn ngơ ngẩn
Để trước quên sau kiếm mệt đừ
Ai ngờ ngày nay ra thế ấy
Khi xưa lỗi lạc một tay cừ!
Như Không (1898-1988)
(Công Tôn Nữ Như Không)
(Công Tôn Nữ Như Không)
Theo thiển ý, bài thơ
này rất hay vì đã nói đúng y chang những
đặc điểm của những “người không còn trẻ nữa”.
Bạn đồng ý chứ?
Đặc biệt hơn nữa, bài thơ này cũng đã được Hoà
Thượng Trí Thủủ hoạ vận dưới đây:
HỌA
VẦN Vịnh tuổi già
Của cụ bà Như Không
Tai điếc mắt mờ phận chịu hư
Lão lai tài tận biết răng chừ
Đôi giò thêm gậy lo còn thiếu
Nửa bát lưng cơm gắng vẫn dư
Nhìn trước trông sau thêm chán ngán
Suy đi nghĩ lại ruột đau dừ
Hoại không thành trụ đời kiên cố
Dấn bước như không mới thật cừ.
HT Trí Thủ.
(Nguồn:
sưu tầm tren internet)
Người viết
lại được một người bạn chuyển đến một tài liệu về Viện Dưỡng Lão thật cảm động, xin được chia sẻ cùng quý bạn.
Trong tài liệu này, tác giả Trịnh Gia Mỹ kể lại câu chuyện một cô gái tên Ngọc, ngày thứ tư hằng tuần, thường tháp tùng các sư cô đến một vịện dưỡng lão để thăm những người Việt Nam đang sống ở đó trong cô đơn và tuyệt vọng. Họ luôn chờ mong được con cái đến viếng thăm và đón về nhà xum họp với gia đinh trong dịp Tết, nhưng nào có được như ý nguyện. Trong câu chuyện, tác giả chú ý đến một cụ ông tên Lũy và một cụ bà tên Nga. Cuộc sống hai người hoàn toàn đối lập nhau. Cụ Lũy chịu đựng còn cụ Nga thì thỏa mãn. Nhìn cụ Lũy không ai có thể ngờ rằng ngày xưa cụ là một viên chức đầy oai quyền, nhưng bây giờ là một ông cụ ốm yếu, tiều tụy, nói năng ngọng nghịu, không chịu ăn uống. Nhưng đôi mắt lại sáng rực lên, người có thêm nghị lực mỗi khi được cô Ngoc dỗ dành là con cháu sẽ vui và sẽ đến thăm, nếu cụ chịu khó ăn uống.
Khác hẵn với cụ Lũy là bà Nga rất sinh động và trẻ hơn cụ Lũy. Bác Nga lúc nào cũng tươm tất, sach sẽ và thích nói đến những đứa con gái của bác. Bác thường khoe hai người con gái của bác thường gọi điện thoại thăm hỏi hoặc thay phiên nhau đến săn sóc bác. Bác Nga luôn hãnh diện về những người con, về tài năng của những đứa con của Bác. Nhưng có một lần, bác Nga rất buồn vì hôm ấy là sinh nhật của Bác nhưng chẳng thấy đứa con, đứa cháu nào đến thăm bác cả. Cô Ngọc phải thốt lên lời chúc mừng sinh nhật cho bác Nga vui và đôi mắt Bác sáng lên một niềm hạnh phúc. Cô Ngọc thấy tim mình thắt lại khi liên tưởng đến rồi đây bác Nga sẽ còn bao nhiêu lần nữa ngồi trong chiếc xe lăn đề nhìn ngày sinh nhật của Bác đến trong sự cô đơn và tuyệt vọng.
Đến ngày Tết, cô Ngọc cũng theo các sư cô vào thăm. Cụ Lũy ăn mặc chỉnh tề va đang chờ đợi con cái đón về nhà ăn Tết, nhưng không biết Bác có được về nhà hay không?
Hôm nay cũng là ngày bác Nga bị stroke và ra đi trong sự cô đơn và đã có phút giây sống thật của mình khi bác thều thảo nói lên câu “Con cho mẹ ở nhà.. đừng bỏ mẹ ở đây nữa ..Mẹ sợ.” Bác Nga đã sống trong ảo tưởng là các con đã thương yêu Mẹ, đã thăm hỏi và săn sóc Mẹ nhưng thực tế, con cháu bác đã bỏ bê bác sống trong sự cô đơn,và bác phải chết âm thầm trong niềm hy vọng là được con cái đón về nhà đoàn tụ với con cháu.
( Nguồn: Email bạn gửi)
Qua câu chuyện này, tôi nghĩ là các cụ cao niên đang buồn lắm và đang nghĩ số phận của mình rồi đây sẽ ra sao?
Ngày xưa, đạo đức Á Đông đặt nặng vấn đề con cái phải hiếu thuận với cha mẹ và phải có bổn phận nuôi dưỡng mẹ cha khi già lão. Tình cảm gia đình rất là gắn bó, ông bà, cha mẹ, con cháu sống quây quần, vui vẻ bên nhau.
Ngày nay, đờì sống văn minh vật chất và nếp sống tự do cá nhân đã khiến cho tình cảm gia đình xa cách, mạnh ai nấy sống theo sở thích và tự do riêng của mình. Con cái không muốn sống gần gũi cha mẹ và cha mẹ cũng không muốn làm phiền đến con cháu nên chọn lựa cuối cùng là nhiều cha mẹ già phải sống trong viên dưỡng lão như câu chuyện nói trên.
Qua những câu chuyện kể trên, thật là hữu phúc
cho các cha mẹ được con cái săn sóc, dưỡng nuôi trong nhà khi già yếu và cũng
thật đáng khen cho những người con hiếu thuận kính yêu phụng dưỡng cha mẹ lúc ốm đau.
Bây giờ ở xứ
Mỹ này, nếu Bạn kể chuyện Nhị Thập Tứ Hiếu
ngày xưa cho các con trẻ ngày nay nghe chắc chắn các bạn trẻ hấp thụ văn hoá Mỹ
này sẽ lấy làm ngạc nhiên lắm. Họ sẽ cho đấy là chuyện cổ tích và đã
“xưa quá đi Diễm” rồi! Ngay cả
việc hôn nhân do cha mẹ nhờ mối mai, xem tuổi
hợp hay không, ngày nay cũng đã bị giới trẻ chê là “old fashion” rồi,
huống chi là việc hiếu thuận nuôi dưỡng cha mẹ già yếu ở nhà.
Mỗi thời mỗi khác, mỗi trường hợp mỗi cách giải quyết khác nhau, tùy theo hoàn cảnh gia đình, quan niệm sống và ý thức trách nhiệm của mỗi người, phải không bạn?
Riêng thiển ý của người viết thì số phần của con người, tốt hay xấu, hạnh phúc hay đau khổ đều là do duyên nghiệp mà ra.
Thi hào Nguyễn Du đã chẳng phải thốt:
“Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài!”
Thôi thì chúng ta cũng nên bắt chước người xưa chấp nhận những nghiệp duyên mà chúng ta đã tạo như Cụ Nguyễn Du đã viết:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần , phải phong trần
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao”
Riêng cá nhân người viết đang bước vào “tuổi không còn trẻ nữa” nên chấp nhận những duyên nghiệp phúc lành của do mình đã tạo ra từ nhiều đời nhiều kiếp và xin sám hối những tội lỗi đã tạo ra do sự vô minh của mình gây ra. Tôi cũng đang cố gắng học tập làm việc lành, tránh việc ác, sống vui sống khỏe như lời khuyên của các bậc thức giả như sau:
“Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu cuộc đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày, mất một ngày. Qua một ngày, vui một ngày. Vui một ngày lãi một ngày...
Hanh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc và vui sướng là cảm giác và cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng”
hoặc là:
“Cái được người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong đời tuỳ thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người ta hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì cho mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình "Tỷ thượng bất túc, tỷ hạ hữu dư", biết đủ thì lúc nào cũng vui "tri túc thường lạc".
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt mỏi, tự tìm niềm vui. Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui”.
(Nguồn: Hiểu Đời- Tâm sự tuổi già - Tác giả Chu Dung Cơ)
Phải có tinh thần lạc quan như thế thì dù có sống ở viện dưỡng lão hay ở nhà bạn cũng sẽ thấy vui sống trong cõi trần này. Bạn đồng ý chứ?
Xin mời xem Youtube dưới đây cho vui cuối tuần nhé. Smile!
Tuyệt Vời!
Hơn 30 triệu người đã xem video nầy.
MỜI XEM.....
|
Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn
Sương Lam
(Hình ảnh và tài liệu sưu tầm trên internet, qua email bạn gửi-MCTN228-ORTB628-52314)
Sương Lam
Sáng hôm nay khi mở máy đọc bài của chị Sương Lam thì thấy bùi ngùi cho số phận những người khi không còn trẻ nữa và khi mình bắt đầu đi vào giai đoạn không còn tự chủ của bản thân mình thì thật là điều không ai muốn.
RépondreSupprimerNếu ai trong chúng ta chưa bao giờ đến thăm những viện dưởng lão thì tôi bảo đảm chỉ một lần thôi, khó mà quên được những cảm giác sợ hãi khi biết Rồi sẽ có một ngày biết đâu đó là nơi dành cho mình.
Tôi có đi thăm vài viện ở bên pháp, nghe người khác thuật lại thì không bằng chính mắt mình nhìn thấy đâu các anh chị ạ. Mắt thấy, tai nghe và đặt biệt là những mùi từ trong các nơi này khi chân mình vừa bước đến cửa.
Những mùi thuốc men, những mùi tử khí, mùi đó hắc vào mũi mình một lần thì không bao giờ ta có thể quên được.
Có một viện ở gần nhà ba má tôi, khi trời nắng tốt, nhân viên ở đó thay phiên nhau đẩy những ghế xe lăng ra chất thành hàng dài cho những người này hóng nắng... muốn hay không cũng bị phơi nắng và mỗi người được 1 tách nước uống giải nhiệt.
Nơi một viện khác, bà giám đốc cho tôi biết nếu bênh nhân có nhiều tiền mà có lỡ làm mất vì bệnh Alzeimer thì cứ coi đó như là giấy báo vậy , vì mất thì thôi, tuổi này có cần chi tiền bạc mà làm gì và đừng mong có chuyện kiện cáo.
Được nhập viện bên tây đã là một ân huệ vì có chỗ trống , nhiều viện nhận đơn mà không có chỗ thì phải chờ... ai bỏ chỗ đó ra đi. Có ai bỏ chỗ trong viện dưởng lão thì người đó đã đi về thế giới bên kia rồi.
Sự thành công của đời người, cuối cùng là bên cạnh mình còn con cái chăm nom, thăm hỏi.
Niềm hạnh phúc thứ hai là chúng ta còn tự chủ được mình lâu nhất và nếu khi nào đó cơ thể mình từ chối theo ý mình thì xin khi đó phép lạ nào đó cho mình ra đi như đi vào giấc ngủ dài.
Hãy tận hưởng những gì mình đang có, hãy thương yêu con cháu mình và nên biết ai cũng có cái nghiệp mà mình tự tạo ra, khó mà trách ai khác ngoài chính mình.
Hôm nay ngày lễ mẹ bên pháp, thân chúc các anh chị một ngày hạnh phúc, vui, mạnh.
Caroline Thanh Hương
Tháng 5 năm 2014