caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 3 avril 2020

Cái khó ló cái khôn, một thiết bị mới chống Corona virus.

Cái khó ló cái khôn.
Khi khẩu trang che chắn cho lực lượng y tế trong bệnh viện trở nên khan hiếm thì đây quả là một sáng kiến rất hay.
Mời quý anh chị cùng khám phá.
Croline Thanh Hương




Thiết bị bảo hộ của bác sĩ Đài Loan được Philippines áp dụng trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán

Thiện Đức • 19:00, 03/04/20• 

Thiết bị bảo hộ của bác sĩ Đài Loan được Philippines áp dụng trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán...
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ngày càng tồi tệ, nhằm giữ an toàn cho mình tránh khỏi sự xâm nhập của virus, các bác sĩ ở Philippines đã được chấp thuận sử dụng một dụng cụ bảo vệ cải tiến dùng trong thủ thuật đặt ống nội khí quản. Dụng cụ này được thiết kế bởi một bác sĩ người Đài Loan: bác sĩ Lại Hiền Dũng (Lai Hsien-yung).
Trên Facebook hôm thứ Hai (30/3), Anton Legaspi, người sở hữu công ty gia đình chuyên thiết kế theo đơn hàng cho biết: “Chúng tôi đã làm ‘hộp khí dung’ (aerosol box) bằng nhựa acrylic này cho chị gái Dra. Frances Legaspi và cho các bác sĩ ở Bệnh viện Antipolo. Chúng tôi rất biết ơn ý tưởng và thiết kế của bác sĩ Lại Hiền Dũng”.
Tính đến hôm qua, bài đăng của Legaspi kèm theo một số hình ảnh và video thuyết trình ngắn trong bệnh viện về chiếc hộp này đã được chia sẻ hơn 60 lần.
Hộp khí dung được thiết kế bởi bác sĩ Lại, một bác sĩ gây mê tại Bệnh viện Mennonite Christian ở Hoa Liên, Đài Loan. Đó là một khối lập phương trong suốt làm bằng nhựa acrylic để che đầu bệnh nhân trong khi đặt ống nội khí quản, một thủ thuật cứu mạng cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị suy hô hấp nặng.
Nó có hai lỗ vừa đủ để các bác sĩ có thể đưa tay vào thực hiện thủ thuật trong khi được che chắn khỏi các giọt bắn từ đường hô hấp của bệnh nhân.
Thứ Bảy vừa qua (28/3), bác sĩ Lại đã chia sẻ thiết kế của mình trên Facebook cá nhân và cho phép mọi người sử dụng thiết kế này với mục đích phi thương mại. Phát minh của ông đã được Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) và một số cơ quan truyền thông địa phương khác đưa tin.
Legaspi cũng đã nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn rằng, anh cùng chị gái và một bác sĩ ở khoa cấp cứu đã biết về dụng cụ này vào tối Chủ Nhật, qua các bài đăng được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội. Anh nhanh chóng hoàn thiện một chiếc hộp tương tự vào sáng hôm sau, bất chấp những khó khăn do tình trạng phong tỏa tàu điện tại Manila.
Anh Legaspi nói thêm: “Chúng tôi đã may mắn khi có người cung cấp đủ các nguyên liệu thô. Các công nhân vẫn còn ở lại nhà máy, vì vậy chúng tôi đã có thể hoàn thành được nó”. Anh cho biết, chị gái mình trước đó đã hỏi anh xem liệu có thể làm một cái hộp như vậy không, vì nó rất cần thiết ở bệnh viện trong khi các dụng cụ phòng hộ cá nhân ở Philippines đang dần cạn kiệt.
Tính đến chiều thứ Hai, đã có 462 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 tại Philippines, trong đó 33 trường hợp tử vong và 18 bệnh nhân đã hồi phục.
Về cấu tạo, hộp khí dung của Legaspi có các lỗ lớn hơn dành cho các bác sĩ có cánh tay to hơn. Legaspi nói anh cũng nhận được nhiều đề xuất từ những nhân viên y tế khác như lắp thêm thiết bị nhựa mềm trùm lấy 2 tay nhân viên y tế khi làm việc đồng thời tạo rèm che ở phần đối diện để tăng thêm khả năng di chuyển và bảo vệ. Các nhà tài trợ và cung cấp nhựa acrylic đã cam kết hỗ trợ cho việc sản xuất dụng cụ này, và sẽ tặng lại nó cho các bệnh viện công và tư trên toàn lãnh thổ Philippines.
Anh ước tính giá thành cho mỗi hộp khí dung là 1.500 peso (29,4 USD), thấp hơn ước tính ban đầu của bác sĩ Lại là khoảng 2.000 Đài tệ (66,1 USD) cho mỗi sản phẩm.
Legaspi thấy “Thật tuyệt vời khi sản xuất hàng loạt dụng cụ này để phục vụ cho nhiều bệnh nhân hơn. Nó vẫn có thể được sử dụng ngay cả sau đại dịch COVID-19”.
Thiện Đức- Theo The Taipei Times.

1 commentaire: