caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 4 avril 2020

Năm Đại Dịch Này Nhớ Hoạn Nạn Năm Xưa,Tùy bút Caroline Thanh Hương.

 Năm Đại Dịch Này Nhớ Hoạn Nạn Năm Xưa.
Tùy bút Caroline Thanh Hương

Năm 2003, nước pháp đang vào mùa hè, tháng tám, khi đa số dân chúng vắng mặt để đi nghỉ hè, thì nạn hạn hán đã gây sự bất lực của chính phủ để chứa những xác chết vì nóng.
Họ bỏ quên những người lớn tuổi tại nhà, quên cho uống nước, đóng bớt cửa để chận ánh nắng oi bức vào nhà và nhiều nhà không có máy lạnh hay đủ giữ mát mẻ cho số người này.
Thế là những cái chết hôi thú trong những appartement không ai hay biết đến khi người ta nghe mùi và phá cửa vào để mang thây đi.
Những thây người vô thừa nhận vì không còn thân nhân, họ mang đi đâu và làm sao chôn cất cho kịp?
Để giải quyết phòng lạnh cần bảo trì thây cho đến ngày chôn cất, chính phủ lúc bấy giờ trưng dụng những xe tủ lạnh, thường dùng chở thực phẩm tươi để chứa xác trước khi thân nhân những người này trở về từ những nơi nghỉ hè.
Năm nay, 2020,đại dịch lại đến, lại như năm 2003, chính phủ lại trưng dụng phòng lạnh của chợ bán thực phẩm tươi Rungis.
Mời quý anh chị đọc bài viết trong báo Le Parisien để biết thêm và một phóng sự truyền hình tại Mỹ nói lên sự quá tải của nhà quàng.
Kính chúc quý anh chị một ngày may mắn và an toàn sức khỏe, hạn chế đi ra đường trong lúc chúng ta chưa có thuốc ngừa hay trị bệnh này.
Caroline Thanh Hương
04 tháng 4 năm 2020


Mỹ: Các lò thiêu hoạt động hết công suất – 45 xe đông lạnh để “chứa người”

Các lò hỏa thiêu tại thành phố New York đã phải tăng thêm giờ, và thiêu xác chết mãi tới tận khuya. Bang New York đã bắt đầu cập nhật liên tục các lễ mai táng và ngày càng phải sử dụng các nghĩa trang xa thành phố hơn về hướng Bắc của tiểu bang để tạm chôn cất người chết.Dịch Cúm Vũ Hán quét qua bang New York chưa lên tới đỉnh mà những người làm công việc mai táng chưa bao giờ bận rộn tới mức này, theo bản tin của Reuters.Các nhà quàn và các nghĩa trang cho biết mức cầu tăng cao chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ vì dịch Cúm Vũ Hán, đại dịch đã lây nhiễm virus Cúm Vũ Hán cho hàng ngàn người, và giết chết hơn 2.300 người trên toàn bang New York, tính cho tới khoảng 2 giờ chiều ngày 2/4 – giờ miền Đông Hoa Kỳ.
Chúng tôi đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, điều đang bắt đầu trở thành hiện thực theo nhiều nghĩa khác nhau” – ông Mike Lanotte, giám đốc điều hành của Hiệp hội các giám đốc tang lễ tại bang New York, cho biết.
Theo Reuters, đa số người dân New York thường lựa chọn hỏa táng hơn là chôn cất. Thế nhưng, thành phố đông dân nhất nước Mỹ này chỉ có 4 trung tâm hỏa táng: 1 ở khu Bronx, 1 ở Brooklyn và 2 ở Queens.
Không ai có thể tưởng tượng điều này sẽ xảy ra” – ông J.P. Di Troia, chủ tịch nhà hỏa táng Fresh Pond tại Queens, cho biết. Ông Di Troia miêu tả đại dịch này là một trong những sự kiện khủng khiếp nhất ông từng chứng kiến trong suốt 52 năm làm nghề.
Nhà hỏa táng thuộc nghĩa trang Green-Wood của Brooklyn cho biết họ nhận 15 đến 20 thi thể mỗi ngày từ khi tăng giờ làm việc, tăng gần gấp đôi so với con số bình thường.
Xe tải đông lạnh ở thành phố New york dùng để chứa xác
Tình trạng dồn ứ đang dần ảnh hưởng đến cả các bệnh viện. Trung tâm Bệnh viện Brooklyn hôm 31-3 thông báo các thi thể của bệnh nhân đang lưu lại nhà xác lâu hơn bình thường vì “các gia đình không thể nhanh chóng thu xếp” việc an táng.Trong khi đó, ông Andrew Nimmo, quản lý Hãng dịch vụ tang lễ Bergen, cho biết: “Các ngăn lạnh của tôi đã đầy. Nhưng tôi không thể đưa thi thể (đi hỏa táng) nhanh được“. Sức chứa của nhà xác ở Bergen lên tới 40 thi thể, theo ông Nimmo.
Một cư dân tên Moylan nói ông không nhớ trong 48 năm ông cư ngụ ở Green Wood, có bất cứ thời điểm nào chứng kiến cảnh nhiều người chết vị một nguyên nhân như thế này. Ông nói sự kiện gần nhất với dịch Cúm Vũ Hán bây giờ có thể là biến cố 11 tháng 9 khi tổ chức khủng bố Al Qaeda giết gần 3000 người.
Tiểu bang này đã phải nới lỏng các quy định về môi trường để cho phép các lò thiêu họạt động dài giờ hơn, trong khi số tử thi chờ được mai táng được dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao.
Mỹ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kép. Hôm 02/04/2020, đã có 1.169 bệnh nhân tại Hoa Kỳ qua đời vì virus Cúm Vũ Hán, đồng thời có thêm hơn 6,6 triệu người mất việc trong vòng một tuần lễ do tác động Cúm Vũ Hán.
Theo số liệu của viện đại học Johns Hopkins số ca tử vong tại Mỹ trong ngày hôm qua tăng thêm gần 1/3 so với hôm mồng 01/04. Tới nay chưa một quốc gia nào trên thế giới vượt ngưỡng 1.000 người chết vì virus Cúm Vũ Hán trong một ngày. Mỹ đang có số ca lây nhiễm cao nhất thế giới với 260.000 bệnh nhân và 6.600 đã thiệt mạng.
Ảnh: bên ngoài nhà xác ở New York – nhiều cái lều bạt như thế này được sử dụng tăng cường việc chứa xác người cùng với các container tải đông lạnh
Thông tín viên đài RFI từ thủ đô Washington Anne Corpet tường thuật :«Hiện tượng chưa từng thấy. Giới chuyên gia kinh tế nói đến một tai họa, một cú sốc khủng khiếp. Trong hai tuần, số người đăng ký thất nhiệp ở Mỹ tương đương với số người bị mất việc trong vòng 6 tháng khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Các hãng nhỏ đã nhanh chóng phải sa thải nhân viên vì không có đủ tiền để tiếp tục trả lương cho họ trong lúc mà hãng phải đóng cửa.
Bộ trưởng Lao Động Mỹ kêu gọi các công ty với dưới 500 nhân viên cố gắng chịu đựng, chính phủ đang chuẩn bị một kế hoạch 350 tỷ đô la để hỗ trợ cho các công ty này. Bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin cũng khuyến khích các doanh nghiệp duy trì đội ngũ nhân viên, vì chính phủ vừa giải ngân khoản tiền nói trên.
Kể từ ngày Thứ Sáu, tức là từ hôm nay, các chủ doanh nghiệp có thể ra ngân hàng vay tín dụng với điều kiện cam kết không sa thải nhân các cộng tác viên hay với hứa hẹn sẽ tuyển dụng trở lại những người vừa bị mất việc.
Tuy nhiên biện pháp này không đủ để ngăn chận làn sóng thất nghiệp đang dâng cao kể cả trong các lĩnh vực công nghiệp, phân phối, ngành du lịch và vận tải. Đây là những lĩnh vực có nhiều người lao động độc lập. Số này chiếm đến 34 % nguồn nhân lực tại Hoa Kỳ
.».

Trong lúc Mỹ vượt qua mốc 5.000 ca tử vong vì virus Cúm Vũ Hán, thị trưởng Los Angeles đã kêu gọi người dân của thành phố lớn thứ hai ở Hoa Kỳ đeo khẩu trang tại nơi công cộng.
Thị trưởng Eric Garcetti nói rằng mọi người không nên dùng khẩu trang y tế đang khan hiếm mà những bác sỹ và y tá đang cần có, nhưng sử dụng các loại khẩu trang vải sẽ giúp làm giảm sự lây lan của virus.
Cho tới lúc này, các quan chức y tế liên bang Mỹ chưa đưa ra khuyến nghị gì cho công chúng về việc đeo khẩu trang.
Một người dân đi bộ qua một chiếc khẩu trang dùng để bảo vệ khỏi virus Cúm Vũ Hán rơi trên đường phố New York ngay bên ngoài Toà tháp Trump, hôm 14/3. Trong khi đeo khẩu trang là điều bắt buộc ở Việt Nam thì điều này không được khuyến khích ở Mỹ trong thời gian dịch Cúm Vũ Hán.
Thị trưởng Garcetti cũng nói rằng việc đeo khẩu trang không phải là một lời mời gọi mọi người “đột nhiên đi ra ngoài,” và rằng họ nên ở trong nhà trừ phi phải đi làm những việc thiết yếu như mua sắm thực phẩm.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) hôm 1/4 cảnh báo rằng bất kỳ ai cũng có thể là người mang mầm bệnh virus Cúm Vũ Hán ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào. CDC khẳng định một nghiên cứu của Singapore cho biết 10% các trường hợp dương tính mới được lan truyền bởi những người không có dấu hiệu bệnh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump không đáp ứng lời kêu gọi ban hành lệnh ‘ở nhà’ toàn quốc vì dịch Cúm Vũ Hán, thay vào đó ông cho biết sẽ để cho thống đốc từng tiểu bang quyết định tuỳ theo tình hình của từng nơi.
Dù vậy, chính quyền Trump đã đưa ra hướng dẫn kêu gọi dân chúng làm việc tại gia nếu có thể, đóng cửa trường học, và tránh tụ tập.
Ông Trump cho hay đang cân nhắc việc giới hạn du hành nội địa bằng đường sắt, đường không tại những ‘điểm nóng’ Cúm Vũ Hán ở Mỹ.
Trong ngày 2/4 có năm tiểu bang là Florida, Georgia, Mississippi, Nevada và Pennsylvania ban hành hoặc gia hạn lệnh ‘ở nhà.’
Hơn 285 triệu dân Mỹ tại 40 tiểu bang đã nhận lệnh hoặc được khuyến cáo ‘ở nhà’ do thống đốc ban hành. Mười bang còn lại chẳng hạn như Iowa và Nebraska, các thống đốc còn lưỡng lự ra lệnh cho toàn bang ‘ở nhà’, nhưng một số địa phương trong bang đã yêu cầu cư dân chớ có ra đường.
Các viện dưỡng lão ở Mỹ mấy tuần nay đã bị ‘phong toả’ theo lệnh liên bang để bảo vệ các cư dân già yếu tại đây trước cơn bão Cúm Vũ Hán.
Cùng ngày 2/4, Tổng thống Trump vận dụng Luật Sản xuất Quốc phòng để hỗ trợ cho các công ty sản xuất máy thở cho bệnh nhân Cúm Vũ Hán có được nguồn vật tư cung ứng cần thiết để sản xuất.
Các giới chức nói rằng Mỹ chung cuộc sẽ cần tới thêm hàng chục ngàn máy thở nữa. Thống đốc New York, Andrew Cuomo, ngày 2/4 cảnh báo nguồn cung máy thở trong tiểu bang này có thể cạn kiệt trong 6 ngày tới nếu số người nguy kịch vì virus Cúm Vũ Hán tiếp tục tăng như tỷ lệ hiện nay.
Ông cũng yêu cầu cư dân New York che mặt khi ra đường để ngăn lây lan virus.
Ông khuyên mọi người tự chế khẩu trang hoặc dùng khăn choàng, khăn quấn đầu làm vải che mặt thay vì là khẩu trang chuyên dụng dành cho nhân viên y tế, vốn đang thiếu hụt.
Toà Bạch Ốc cho biết Tổng thống Trump hôm 2/4 được xét nghiệm Cúm Vũ Hán lần nữa và kết quả cho âm tính.
Lần đầu ông Trump được xét nghiệm là hồi tháng trước sau khi tiếp xúc với một quan chức Brazil, người mà sau đó có kết quả dương tính với virus Cúm Vũ Hán.
Trong khi đó, Ủy ban Dân chủ Toàn quốc ngày 2/4 loan báo hoãn cho tới trung tuần tháng 8 sự kiện đề cử ứng viên cho cuộc bầu cử Tổng thống cuối năm nay.
Trung Nam từ Đà nẵng – Thoibao.de (Tổng hợp)

Coronavirus France : en Ile-France, un hall du marché de Rungis ...
Coronavirus : un bâtiment du marché de Rungis transformé en morgue

Un entrepôt réfrigéré du « ventre de Paris » avait déjà été réquisitionné en 2003, pour faire face à la mortalité « hors normes » causée par la canicule.


rungis hashtag on Twitter
Un entrepôt du MIN de Rungis a été réquisitionné pour y mettre les personnes décédées du Covid-19.





































Un bâtiment du Marché d'intérêt national (MIN) de Rungis (Val-de-Marne) va être transformé en morgue. La Semmaris, société gestionnaire du « ventre de Paris », confirme qu'un de ses entrepôts a été réquisitionné mercredi par le préfet de police de la zone de défense et de sécurité d'Île-de-France. Une décision prise pour soulager les services funéraires régionaux, face à la surmortalité causée par l'épidémie de coronavirus.
Selon nos informations, l'aménagement du site par des services de pompes funèbres a débuté ce jeudi. Une capacité d'accueil de 800 à 1 000 cercueils dans cette morgue improvisée est évoquée.

« Tension sur l'ensemble de la chaîne funéraire »

Dans un communiqué publié jeudi, la préfecture justifie l'installation par la « tension qui persiste sur l'ensemble de la chaîne funéraire, et qui devrait durer pendant plusieurs semaines encore » ; rappelant que « l'Île-de-France est désormais la région la plus touchée par l'épidémie de coronavirus ».
1601 Franciliens ont déjà été terrassés par le Covid-19, selon les chiffres publiés ce jeudi soir par l'agence régionale de santé (ARS), soit 195 morts lors des 24 dernières heures. Un nombre qui ne tient pas compte pas des décès dans les Ehpad ou à domicile.
Située « dans un hall excentré et isolé des autres pavillons » du MIN de Rungis, la morgue « permettra de conserver dans les conditions les plus dignes et acceptables du point de vue sanitaire, les cercueils des défunts dans l'attente de leur inhumation ou crémation, en France ou à l'étranger », assure la préfecture. Celle-ci indique que les premiers cercueils seront accueillis dès vendredi. Les familles y auront accès à partir de lundi.

« Les masques ne sont toujours pas là »

« L'ouverture de Rungis est faite dans l'éventualité où on entrerait dans une phase de décès massifs, on n'y est pas encore aujourd'hui », réagit Richard Feret, directeur général délégué de la CPFM, première fédération patronale du secteur funéraire.
« Les opérateurs funéraires sont prêts, et attendent les masques, qui ne sont toujours par là », déplore-t-il, alors qu'un nouveau décret, publié le 1er avril, n'est pas vraiment de nature à clarifier les choses.
« Les défunts atteints ou probablement atteints du Covid-19 au moment de leur décès font l'objet d'une mise en bière immédiate et la pratique de la toilette mortuaire est interdite pour ces défunts », précise le texte. Mais sans dépistage systématique et fiable, comment les opérateurs funéraires peuvent-ils évaluer la probabilité de la contamination ?

Le précédent de la canicule de 2003

À l'été 2003, déjà, un bâtiment du site du MIN avait été réquisitionné par la préfecture pour être transformé en morgue. Un entrepôt de 4 000 m2, réfrigéré à 5°C, avait été préparé pour accueillir 700 « lits », et soulager des services funéraires alors dépassés par la mortalité « hors normes » provoquée par la canicule.



Alors que le « pic » de l'épidémie de Covid-19 n'a toujours pas été atteint, les intervenants de la chaîne funéraire voient resurgir le spectre de 2003. Le nombre de décès (15 000) avait saturé les services mortuaires, et nécessité la création de morgues temporaires.
Avant cette réquisition d'un bâtiment du marché de Rungis, d'autres initiatives ont été relevées en Île-de-France pour gérer la hausse brutale du nombre de décès. Des conteneurs réfrigérés ont ainsi été vus devant les centres hospitaliers de Créteil et de Villeneuve-Saint-Georges (Val-de-Marne). Dans le Val-d'Oise, une morgue mobile a été commandée par l'hôpital d'Argenteuil.
Nos articles sur le coronavirus

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire