caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

lundi 23 décembre 2013

CÚI XUỐNG ĐỂ CHINH PHỤC, Võ Hiếu Nghĩa

Nhân dịp NOEL 2013, VHN tôi xin kính chúc quí bạn một
MÙA GIÁNG SINH VUI VẺ, AN LÀNH & THỊNH VƯỢNG.
Cũng nhân dịp này VHN tôi xin gởi đến quí bạn một tham luận nhỏ để "mua vui một vài trống canh" trong đêm NOEL vậy.


She Stoops to Conquer

Nàng cúi xuống để chinh phục
Võ Hiếu Nghĩa biên soạn
 
        Hồi học Trung học, trong các giờ văn chương Anh Mỹ, mình và cả lớp mê man với câu chuyện She Stoops to Conquer  (Nàng cúi xuống để chinh phục). Đó là một bộ truyện hài của tác giả Oliver Goldsmith người Ailen, đã được trình diễn lần đầu tiên tại London năm 1773. Vở kịch này rất được yêu thích trong các nghiên cứu của nền văn học Anh và trong các lớp đại học ở Anh và Mỹ hiện nay (giờ đây lại là trong một lớp học ở Việt Nam). Đây là một trong số ít các vở kịch từ thế kỷ 18 đã có một sức hấp dẫn lâu dài, và vẫn được thường xuyên truyền tụng mãi cho tới ngày nay.
        Truyện kể một anh chàng nhà giàu Charles Marlow, rất lúng túng khi đứng trước các cô gái quí phái, sang giàu, nhưng lại dễ dàng cởi mở hoạt bát với các cô gái bình dân, thấp kém hơn mình. Kate cũng là con gái một nhà giàu có, được người cha dự tính gã cho Marlow, biết được điều này, đã tỏ ra thấp kém, dưới cơ hơn Charles một chút, và đã chinh phục được chàng ta.
        "Nàng cúi xuống để chinh phục" là một cụm từ đã rất phổ biến tại Anh vào giữa thế kỷ 18
*
        Tâm lý thường gặp là e rằng, nếu ta hạ mình xuống và khiêm tốn thì sẽ bị người khác xem thường, và bị chê bai là kém cỏi. Thật ra khi khiêm tốn, cái ta mất đi chỉ là các thói xấu: tính kiêu căng, tự cao, khoe khoang, hợm hĩnh, những thứ đó, nếu giữ lại ta sẽ mất mát rất nhiều hơn nữa trong cuộc sống. La Rochefoucauld chỉ rõ: “Nếu ta tỏ vẻ hơn người thì người sẽ trở thành kẻ thù của ta; nếu ta chịu nhường người thì người sẽ liên kết với ta”.
Người khiêm tốn sống vui vẻ, thân thiện, dễ hợp tác với mọi người, vì ít bị đụng chạm, căng thẳng, vì vậy dễ hòa đồng với mọi người, nhờ không tự đặt mình cao hơn người khác, dễ gây thiện cảm và tạo được ấn tượng tốt ở người khác nhờ biết tôn trọng họ và không tự đề cao mình.
Người khiêm tốn tôn trọng suy nghĩ của người khác, nên ít thành kiến, ít tranh cãi, và hòa giải tốt với mọi người. Người khiêm tốn luôn sẵn sàng xin lỗi, và tỏ lòng biết ơn. Đó là liều thuốc huyền nhiệm gầy dựng tình cảm, thắt chặt các mối quan hệ, chặn đứng mọi tranh chấp, cãi cọ không cần thiết.
Có một bài thơ về con cú già:
“Con cú già khôn ngoan
trên cây sồi già cổi.
chứng kiến nhiều lo toan,
nó lại càng ít nói.
 
Khi nó càng nói ít,
nó lại nghe được nhiều
Tầm hiểu biết trải rộng.
Hưởng cuộc sống xuân tiêu.”
VHN
 
*
        Chưa nói là sự khiêm tốn hạ mình lại thường đem lại chiến thắng trong các cuộc tranh đấu. Nếu chỉ nói riêng về các môn võ nghệ, thì môn võ lấy sự mềm mỏng làm cơ bản đã có thể quật ngã được những bản chất cứng rắn, một người nhỏ bé, trọng lượng chỉ có 45 kg lại quật ngã được anh chàng to lớn 100 kg.
Tôi muốn nói đến môn võ Judo- Nhu đạo.
Nguyên lý của môn Judo là "Juekugo osay xuru" nghĩa là "Lấy nhu thắng cương, bạo lực và tàn bạo". Đấy là câu tục ngữ của Nhật Bản. Người sáng lập ra môn Judo là giáo sư Jigoro Kano.  Ông sinh ngày 28.10.1860, tại phủ Mikage tỉnh Hyogo Nhật Bản. Thuở nhỏ ông là một cậu bé gầy gò, ốm yếu thường bị các bạn bắt nạt. Kano rất thông minh, hiền lành nhưng hay mặc cảm và tự ti. Lúc 10 tuổi, trong một trận đá bóng, ông bị đối phương đánh và được một võ sinh Jiujisu cứu thoát. Kano bắt đầu sự nghiệp võ thuật từ đó.
Kano đã được tiếp nhận vào học tại võ đường Tenjin Shin Kage và tại đó Kano đã lập nên chiến công bất hủ làm rạng danh cho môn võ Judo sau này.  Đó là việc Kano quật ngã võ sinh Fukushima nặng gần 100 kg, trong lúc đó Kano chỉ nặng 45 kg với đòn thế kata guruma.
Từ đó, ngoài việc học tập, Kano đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu, cải tiến và hệ thống hoá môn nhu thuật cổ truyền của Nhật Bản (Jiujitsu) thành môn võ mới mà ông đặt tên cho nó là Judo- Nhu đạo, nghĩa là "nhu hoà, mềm dẻo".
 
Judo với đòn hy sinh Tomoe nage.
Đòn này là một đòn khó sử dụng vì đòi hỏi phải dùng đúng lúc mới có hiệu quả, ví dụ như ta cố sức đẩy địch lùi vài bước rồi nhẹ tay lại dụ cho địch phản kháng đẩy ngược lại ta, ta nhanh chóng nương theo sức phản kháng đó mà kéo địch thật mạnh vào người của ta và hết sức bất ngờ ta ngã nằm người xuống làm địch bị mất thăng bằng, đồng thời chân phải của ta đạp mạnh vào bụng dưới hoặc hạ bộ của địch thủ, nhưng ta phải đạp mạnh sao cho tung bổng người của địch lên không, thêm vào đà trì kéo và nằm ngã người ra của ta, địch sẽ bị hất văng lộn qua phía trước đầu của ta....
Bạn thủ tưởng tượng, một người bị tung cả cơ thể lên trời rồi té rầm nguyên con xuống đất thì ra sao nhỉ.
*
Tuy nhiên bạn phải phân biệt giữa khiêm tốn với sự hạ mình lòn cúi nhục nhã không chấp nhận được, điển hình là sự lòn trôn của Hàn Tín hay việc nếm phân vua Ngô Phù Sai của Việt Vương Câu Tiển. Các hành động này đều bị phê phán, và dè bỉu trong lịch sử .
 
Thay lời kết bài viết này, tác giả xin thảo dăm câu thơ sau đây :
 

CÚI XUỐNG ĐỂ CHINH PHỤC

Đừng bao giờ tỏ vẻ hơn người khác người sẽ ghét thái độ quá tự kiêu
chịu nhường người thì sẽ hưởng được nhiềunhững ưu ái và tình cảm thân thiết.

 
Người khiêm tốn sống vui vẻ, thân thiện,
không đặt mình cao hơn hết mọi người,
Người khiêm tốn
trọng suy nghĩ riêng tư
ít thành kiến, tranh cãi, hòa giải tốt. 
 
 Người khiêm tốn luôn sẵn sàng xin lỗi,
 và tỏ lòng biết ơn những anh em
 người đã giúp cho cuộc sống êm đềm
 
là liều thuốc huyền nhiệm nuôi tình cảm,
 
Nhưng khiêm tốn luôn cách xa hèn hạ
không nịnh bợ lòn cúi trước một ai
không tôn vinh những kẻ quá ác tay
luôn giữ vững con người và nhân cách.
 
Hãy xem trọng những chiếc lá uốn cong
nhu thắng cương như những đóa hoa hồng
dưới nắng mai tỏa sắc đẹp rực rỡ
Lòng khiêm tốn, yêu thương mãi ngóng trông.
 
Hãy cúi xuống, mềm mỏng để chinh phục.
 
VÕ HIẾU NGHĨA
23/12/2013

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire