NHẬT TIẾN : NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác ( kỲ 3 )
(tiếp theo)
Phải nói anh Hiệu Phó lả một tay nhanh trí và hành động rất nhậm
lẹ. Anh bỏ phắt hàng ghế đang ngồi và nhẩy lên giật lấy cái micro mà nói
to : “ Tất cả nghe tôi ! Chào Cờ. . . Chào . . .Đoàn quân Việt Nam đi sao vàng phất phới. “
Những giọng hát lẻ tẻ cất lên, tiếng xôn xao tắt lịm, và bài hát cứ mỗi lúc một hùng hồn thêm làm bà con ai nấy thở phào.
“ Cờ in máu chiến thắng vang hồn nước
Súng đằng xa vang khúc quân hành ca….”
Về vụ ấy, tôi không rõ thầy Thể dục Thể thao phải nhận lãnh những
kết quả gì, nhưng sau đó vài tuần, tôi vẫn thấy Thầy hướng dẫn tập thể
dục cho các lớp ở dưới sân. Còn tay Hiệu Phó thì chỉ buông có một câu
gọn lỏn:
Trong mấy tuần lễ đầu, lớp học của tôi chỉ lác đác có vài đứa học
trò vốn là con em cán bộ từ xa tới, còn hầu hết đều là những học sinh
miền Nam cũ. Đứng trên bục giảng, nếu mắt không chạm phải tâm biểu ngữ
nền đỏ chữ vàng treo ở bức tường phía cuối lớp thì tôi vẫn tưởng như
mình đang giảng dạy trong một lớp học của hai năm trước đó Nhưng cái cảm
giác này bị tan biến đi ngay vì tôi biết rất rõ biểu ngữ này trên có
chữ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đã nghiễm nhiên thay thế cho
hàng chữ “Tiên học Lễ, hậu học Văn” vốn ngự trị ở đó từ hàng chục năm
qua. Hồi đầu hè, đã có lần tôi hỏi một thầy trong Hội Nhà Giáo Yêu Nước
là tại sao lại xóa bỏ câu “Tiên học Lễ, hậu học Văn” thì thầy nhún vai
trả lời ” tàn dư lạc hậu , hay ho gì cái thứ lễ nghĩa đó”.
Tôi đã không cãi lại. Có cãi thì cũng vô ích, đâu có thể thay đổi
được gì khi mình chỉ như một con ốc nhỏ xíu trong một guồng máy khổng lồ
đang vận chuyển. Tuy nhiên, cứ đối chiếu vào thực tế thì tôi vẫn thấy
rõ cung cách ứng xử của học trò miền Nam bao giờ cũng lễ độ và đúng mực
hơn nhiều. Cụ thế là trong lóp học, bàn thầy giáo lúc nào cũng có một
cái khăn trải bàn, có lớp thì lại thêm một bình hoa, dẫu là hoa nylon
nhưng cũng đã thể hiện tấm lòng của trò đối với thầy, bởi vì công việc
lo trải khăn, sắp xếp bình hoa đó là do Ban Chấp Hành Lớp tự nguyện chứ
không luật lệ nhà trường nào bó buộc cả. Tiếc thay, cái mỹ ý đó của học
trò chỉ sau vài tuần là bị tém dẹp. Một trưởng lớp đã nói với tôi:
- Ban Giám Hiệu bảo dẹp. Đó là tàn dư của phong kiến ?
Tôi cũng không lấy thế làm ngạc nhiên, vì Thành đoàn còn tổ chức
biết bao nhiêu là toán học trò đứng ở các đầu đường, sẵn sàng lấy kéo
sởn tóc, cắt ống quần của nhiều người mà chúng cho là chướng tai gai mắt
kìa. Ở thời buổi này, cứ cái gì thuộc chế độ cũ thì đều bị coi là “tàn
dư Mỹ Ngụy”, hèn chi ông Mai Quốc Liên chẳng lớn lối nói là miền Nam làm
gì có văn hóa ! !
Tuy nhiên không phải bất cứ ai đến từ miền Bắc cũng đều mục hạ vô
nhân như thế. Tôi còn nhớ, sau ngày khai giảng niên học được ít bữa thì
bỗng có hôm tôi nhìn thấy một ông cán bộ cứ đứng ngoài hành lang phía xa
xa ngó vào lớp học tôi đang giảng dạy. Tôi biết rõ ông này không phải
nhân viên nhà trường nên đoán ông ta là một phụ huynh học sinh. ý hẳn
ông băn khoăn không biết con mình theo học ở trường mới, lớp mới, lại ở
trong Sài Gòn hoàn toàn xa lạ nên không biết nó sẽ học hành, xoay sở ra
sao. Dĩ nhiên là tôi để cho ông mặc sức dòm ngó, quan sát, theo dõi từng
đường đi nước bước diễn tiến trong lớp học của tôi. Kể từ lúc tôi bước
vào lớp, tất cả học trò đều đứng đậy và chỉ ngồi xuống khi tôi vẫy tay
cho phép ngồi. Rồi qua các “khâu” gọi học trò trả bài, đến sửa bài tập
kỳ trước rồi giảng bài mới, hình như ông đã tới nhiều lần để quan sát
được nhiều giai đoạn khác nhau. Cho đến một hôm, vào giờ tan học, tôi
thấy ông tiến lại gặp tôi ở ngoài cổng trường và ngập ngừng nói :
- Chào thầy. Tôi là phụ huynh của con bé ngồi bàn đầu trong lớp của thầy.
Tôi “à” lên một tiếng và nói:
- Tôi biết rồi. Trò ấy tên Loan.
- Vâng, thưa thầy. Cháu Loan nhà tôi trình độ có thấp, mọi sự trông nhờ ở thầy.
Tôi vội vã đáp:
- Xin ông cứ yên tâm. Học sinh trong lớp, tôi biết rõ từng đứa và đứa nào cũng được quan tâm.
Ông ta cũng hấp tấp nói :
- Tôi biết. . . tôi biết. . . Tôi đã quan sát cung cách sinh hoạt ở
các lớp học trong này. Tôi thấy mọi sự đi vào nề nếp đúng như chúng tôi
mong mỏi. ở. . .ở ngoài Bắc, chưa được như thế đâu.
Nói xong, ông ta ngừng lại nhìn trước, ngó sau rồi lại tiếp:
- Cái nề nếp ấy mong các thầy cô cứ giữ được mãi.
Câu nói ấy, sau này cứ vang vang mãi trong đầu của tôi. Trước thì
tôi chi coi đó như một lời nhăn nhủ. Nhưng càng về sau này, đi sâu vào
mọi sinh hoạt dưới mái một ngôi trường Xã Hội Chủ Nghĩa, tôi càng thấy
nó như một lời cầu khẩn, một lời lẽ trao gửi trách nhiệm, đòi hỏi cả
cái tập thể nhà giáo chúng tôi hãy giữ gìn kỷ cương trong sứ mệnh giáo
dục con em.
Nhưng thử hỏi chúng tôi sẽ làm được gì, khi mà cái chế độ này đã
trang bị cho công việc giáo dục một định kiến thật rõ ràng : Giáo dục
không nhằm đào tạo con người mà chỉ gây dựng nên những thế hệ tuyệt đối
trung thành và chỉ biết tuân theo sự dẫn ‘dắt của Đảng cầm quyền. Và hệ
lụy của nó, không biết sẽ cần phải bao nhiêu thế hệ nữa mới gột rửa sạch
?
NHU YẾU PHẨM
Giờ “đứng lớp” của tôi hôm nay vẫn diễn ra như thường lệ mọi ngày.
Hai chữ “đứng lớp” này hồi mới nghe nói thì có vẻ chối tai. Nhưng riết
rồi cũng quen đi. Đối với các thầy cô ở đây, nó nghiễm nhiên trở thành
một từ ngữ thông dụng, phát ngôn hằng ngày một cách tự nhiên cùng với
nhiều từ ngữ khác xoay quanh đời sống, cứ như chúng đã lặn sâu vào trong
đầu óc người ta tự bao giờ.
Như thế khi tôi nói “hôm nay tôi có 4 tiết Lý, 2 tiết Hóa, 2 tiết
phụ đạo, tối về còn phải soạn giáo án cho tuần tới nữa”, thì chắc chỉ
những giáo viên của nhà trường xã hội chủ nghĩa mới hiểu ngay. Mà thật
ra nó cũng chẳng có gì bí hiểm. Ngày trước nói dạy học một giờ thì bây
giờ đổi là đứng lóp một tiết. Hai chữ đứng lớp , nghe có vẻ nôm na,
không hay ho gì nhưng đổi chữ giờ thành chữ tiết là có cả một dụng ý.
Trong vụ này, các nhà giáo dục của nhà nước XHCN biết phân biệt rạch
ròi, tỉ mỉ lắm đấy. Bởi khi ta nói dạy 1 giờ nhưng có bao giờ thầy giáo
vào lớp dạy đủ 1 giờ đâu. Nội việc khi có kẻng đầu giờ, nào thu vén tài
liệu, nào sắp xếp cặp táp rồi di chuyển đổi từ lớp này qua lớp kia cũng
mất của học trò 5, 7 phút rồi. Vậy phải gọi là một “tiết” thì mới hợp
lẽ công bằng, để không mang tiếng ăn gian, ăn lận của học trò lấy một
phút. Thực tình, vào cái thời gian đó, tôi đã phục lăn tính chất công
bằng, minh bạch, đâu ra đấy của chế độ mới chỉ thông qua cái vụ gọi giờ
thành tiết này.
Thế còn “phụ đạo” là cái quỷ gì ? Hồi mới nghe Ban Giám Hiệu phát
ngôn, tôi có hơi bỡ ngỡ. Nhưng rồi tôi hiểu ngay ra rằng đấy là công
việc nhà giáo phải tình nguyện dạy thêm giờ cho những học trò “cá biệt”
tức là đám học trò có thành tích nghịch như ma, lười học như quỷ.
Nhưng đến cái vụ soạn “giáo án” thì mới thật là nỗi kinh hoàng của
đảm giáo viên mới bước chân vào nhà trường XHCH như tôi. Thật ra, nó
cũng chỉ là sự soạn bài. Ai đã đi dạy học mà chẳng phải soạn bài. Đây là
công việc âm thầm của riêng mỗi cá nhân thày hay cô giáo. Tức là tùy
theo cung cách trình bày bài giảng của mỗi người, mạnh ai nấy soạn,
chẳng phải trình ai, chẳng phải chờ ai thông qua. Bọn nhà giáo chúng tôi
quen lệ như thế từ mấy chục năm qua rồi. Nhưng bây giờ, khi nói đến
giáo án là nói đến những nguyên tắc chỉ đạo, đến những mục đích yêu cầu,
đến những trình tự sinh hoạt từng phút của thầy và trò trong lớp học.
Thậm chí thầy sẽ hỏi trò cái gì, câu giải đáp của thầy ra sao, lại còn
cả cái vụ dự trù học trò hỏi quàng xiên thế này thế khác, thầy cũng phải
dự bị sẵn câu đối phó để trả lời. Ôi, những thứ này tuy nhiêu khê, lỉnh
kỉnh nhưng cũng có nhiều điều đáng nói đến. Xin sẽ đề cập tới ở những
phần sau.
Nói chung thì từ ngữ nào tuy mới mẻ đến đâu cũng chỉ trong vòng vài
tháng đầu các thầy cô ai cũng ngốn được hết, nhưng với riêng tôi, hai
chữ “đồng chí” thì không đâu nhe. Ở ngôi trờng này người ta gọi các giáo
viên là đồng chí, một số giáo viên cũng gọi nhau là đồng chí. Nhưng với
tôi thì nó quả một thứ rất khó nuốt vô. Đồng chí cái nỗi gì, khi mà
trước ngày 30-4, tôi còn xán lại đám đông bu quanh tiệm hớt tóc ở đầu
ngõ để nghe lỏm những lời bán tán om sòm. Giọng ông hớt tóc oang oang :
- Các cô phen này là hết bôi son, má phấn nhớ. Lại còn cái vụ móng
tay đỏ choét như tiết gà nữa. Việt Cộng mà vô thì nó chặt phăng đi hết!
Khi nghe những lời đồn đại ấy lòng tôi bán tin bán nghi, lại còn
nghĩ rằng ” Việt Cộng dám làm đủ mọi thứ lắm”. Kiến thức về Việt Cộng đã
mơ hô đến như thế, lại nữa tôi có ra bưng ngày nào đâu mà xưng hô “đồng
chí” với nhau được ! Hình như các cô giáo dạy môn Sinh vật, Vật Lý, Hóa
Học ở cùng tổ Khoa Học Tự Nhiên cùng với tôi cũng thầm chia sẻ những ý
nghĩ này nên các cô vẫn gọi tôi là thày, và tôi cũng gọi lại là các cô.
Mấy chữ đồng chí thì chỉ có Ban Giám hiệu hay Chi đoàn thanh niên trong
trường là xài nhiều nhất !
Buổi sáng hôm ấy tôi ôm sách vở tài liệu vào lớp như thường lệ .
Học trò vẫn đứng hết cả lên như thường lệ. Chỉ riêng hai bàn đầu là tôi
thấy những gương mặt lạ. Đó là những con em cán bộ từ miền Bắc vào và
được xếp lớp theo tiêu chuẩn : lớp 7 ngoài Bắc thì vào ngồi lớp 9, 1ớp 8
1eo lên lớp 10 . Lý do là bậc trung học của miền Bắc chỉ có 10 năm,
còn trong Nam . học trò phải trải qua tới 12 năm lận.
(còn tiếp)
http://nhattuan2011.blogspot.com/2013/01/nha-van-nhat-tien-sagon-mot-thoi-nhech.htmlNHÀ VĂN NHẬT TIẾN : NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác ( Kỳ 4 )
(tiếp theo).
Đối với tôi học trò “miền” nào thì.cũng như nhau. Tuổi trẻ ở đâu
thì cũng hồn nhiên, trong sáng, nếu ham học hỏi thì chúng nó cũng đều
tiến bộ như ai. Nhưng sở dĩ tôi gọi “những khuôn mặt lạ” là ở chỗ chúng
nó có cùng một nước da sạm tái như nhau, y phục thì chỉ sơ mi trắng với
quần tây màu cứt ngựa, và nhất là tia nhìn thì xoay xoáy cứ như muốn
xuyên qua cái đầu của thầy giáo xem ông ấy đang nghĩ gì.
Nói đúng ra, tôi chẳng có ý nghĩ gì hết ngoài bài giảng tôi sắp
trình bầy. Tôi chẳng dại gì mà làm cái việc lợi dụng bài giảng để đưa
ra những lời nhạo báng chế độ qua đầy dẫy những chuyện bất toàn xảy ra
chỉ nội trong khuôn viên trường học. như thề ông Hiệu trưởng, người
sau này thay thế cho anh sinh viên Đại Học Vạn Hạnh vốn chỉ làm đại diện
Ban Giám Hiệu có vài tháng rồi không biết bị rút đi đâu mất tăm, không
có một lời thông báo chính thức. Còn ông Hiệu trưởng mới đổi về này,
không cần giới thiệu chúng tôi cũng biết ông ta là gốc bộ đội vừa được
chuyển ngành. Bởi trong cưng vị một Hiệu trưng một trường Trung học, ông
ta vẫn bận bộ quần áo bộ đội tới trường để điều hành công việc. Hơn thế
nữa, bên hông ông ta lúc nào cũng kè kè một khẩu súng lục, không biết
để làm gì ngoài chuyện thị uy với đám giáo viên trong vùng mới “giải
phóng”. Ấy mà ông ta vẫn gọi chúng tôi là “các đồng chí”.
- Các đồng chí phải ráng phấn đấu để trở thành người giáo viên gương mẫu của nhà trường Xã hội Chủ nghĩa.
- Các đồng chí cũng nên nhớ rằng nhà nước chuyên chính vô sản sẵn
sàng đập tan mọi âm mu bạo loạn của bọn phản động, tàn dư của bè lũ
tay sai nước ngoài để bảo vệ vững chắc nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Chúng ta dân chủ với mọi đồng chí, nhưng dứt khoát là phải chuyên chính với mọi tàn dư phản động.
- Các đồng chí nên nhớ dạy theo đúng sách giáo khoa với giáo án đi
kèm chính là một Pháp Lệnh. Ai không tuân thủ Pháp Lệnh là chống đối Nhà
Nước, là phản động, là bán nước !
Nói xong câu này, ông ta còn đưa tay xốc cái thắt lưng quần khiến
cho khẩu súng lục cứ bị đẩy lên, chìa ra trước mắt mọi ngời. Tôi
không nhớ là ai, nhưng rõ rang ]à một anh bạn đồng nghiệp ngồi bên cạnh
tôi đã giơ khuỷu tay kia hích vào mạng sườn tôi một cái. Tôi muốn bật
lên cười nhưng may quá, tôi còn đủ tỉnh táo để không làm cái chuyện
khờ dại đó.
Bài giảng môn Vật Lý của tôi hôm ấy là một bài thuộc môn Quang Học.
Sau khi vẽ hình trên bảng đen, ngay lúc tôi vừa bắt đầu nói : ” những tia sang song song với trục chính sau khi đi qua Thấukính sẽ hội tụ tại mộ điểm F gọi là tiêu điểm chính . Khoảng cách từ tiêu điểm đến quang tâm O gọi là tiêu cự . . . .”
thì chợt tiếng loa từ khu văn phòng chính đã dội vào khắp các lớp . Cái
giọng nghe đã oang oang mà lại còn có đôi chút gắt gỏng cứ như vừa hối
thúc mà lại vừa giận dỗi :
“ Yêu cầu đồng chí Bùi Nhật Tiến xuống ban tiếp liệu nhận nhu yếu phẩm.”
Khổ thân tôi vì thấy tên của mình bị réo gọi, mà nó bị réo gọi tới
hai ba lần. Hằn điều này sẽ là nguyên do để tôi bị nhiều lóp khác nguyền
rủa vì có mỗi chuyện như thế mà đến nỗi để loa phải réo làm mất sự yên
tĩnh của các lớp khi thầy, cô giáo đang giảng bài. Mà đây đâu phải
chuyện phân phối nhu yếu phẩm đột xuất. Ngay từ sáng, lúc vừa bước chân
vô cồng trường thì cô giáo cũng thuộc bộ môn của tôi đã rỉ tai:
“Hôm nay nhu yếu phẩm về, Tổ mình phải cử người vào giúp Ban phân phối.”
Tôi nhìn cô nài nỉ:
- Thôi, cô xuống giúp họ một tay đi. Khỏi họp Tổ, phân công lôi thôi.
Tưởng mọi sự thế là xong. Ai ngờ tên tôi vẫn bị réo gọi. Mà gọi để
xuống nhận nhu yếu phẩm chứ đâu có phải làm lụng gì. Phải nói rằng sau
bao nhiêu ngày tháng triền mien trong thiếu thốn, nhu yếu phẩm là một
niềm mơ ước của nhiều người. Đám giáo viên thuộc chế độ cũ chúng tôi,
bất kể thâm niêm hay cấp lớp giảng dạy, trong niên học đầu tiên mọi
người đều được lãnh đồng đều mỗi tháng 30 đồng, và chỉ thay đổi bậc
lương khi mỗi người đợc chính thức vào “biên chế”. Lương 30 đồng mà
thời giá khi đó là 10 đồng 1 kí gạo, 1 đồng 1 lon ngô đong vừa đầy một
ống lon đựng sữa bò, thì tất nhiên là phải có thêm nhu yếu phẩm cấp phát
đi kèm. Hầu như mỗi tháng 2 kỳ, mỗi giáo viên được lãnh 1 hộp sữa bò,
một túi đường trắng cỏ khi là đường bổi, đường miếng (tôi chưa bao
giờ cân xem nó nặng bao nhiêu gam), một túi nhỏ đậu xanh hay đậu đen, 1
thếp giấy viết khổ đôi, 2 cuộn giấy đi cầu ( loại giấy đã tái chế biến,
dầy xộp, cỏ mầu đỏ hồng chứ không phải mầu trắng). Lâu lâu thì có thêm 1
chai bia hay một gói thuốc lá. Nhưng mấy thứ này thì phải chia nhau.
Bia thì cứ hai người một chai, thuốc .lá hai người một gói. Ai .không
uống bia, hút thuốc thì đối lấy đường, lấy đậu xanh, hay ngay cả cuộn
giấy đi cầu. Nếu cả hai cùng muốn uống bia thì rút thăm, hoặc mở tại chỗ
uống chung, thay phiên nhau môi người một ngụm !
Vào cái ngày được phát nhu yếu phẩm thì học trò cả trường đều
biết, thậm chí dân chúng trong những khu phố gần trường cũng đều biết,
vì khi tan trường thầy cô giáo ra về, trên tay ai cũng có một bịch ny
lông, bên trong nhồi đủ thứ, nhưng nhìn rõ nhất là lon sữa bò hay cuộn
giấy vệ sinh. Đấy là những thứ hàng tiêu dùng. Riêng về thực phẩm thì
lại khác. Nó không có tiêu chuẩn nào theo định kỳ hay món ăn nào nhất
định cả. Phần đông, thì giáo viên được lãnh thêm thịt, thêm cá, đôi khi
lại còn được phân phối thêm cả nước mắm hay xì dầu nữa.
Hôm nào thịt về hay cá về thì ngôi trường như chộn rộn hẳn lên. Các cô giáo thì thào hỏi nhau :
- Bữa nay cá tươi không ?
- Thịt hôm nay nhiều mỡ không ? Nhớ dặn để cho tôi ít thịt nhưng nhiều mỡ.
- Tôi dạy tới tiết 4 xong mới về, nhớ dành giùm tôi một chỗ trong tủ lạnh. Kẻo thịt mang về thiu mẹ nó hết.
Mà thật tội nghiệp cho cái tủ lạnh ở trường tôi. Trước tháng Tư
năm 75, nó chỉ là một cải tủ nhỏ đặt ngay tại phòng của các giáo sư,
trong để vài chai nước lạnh mà ít ai buồn uống. Nhưng bây giờ thì nó
chứa đủ loại túi, gói mà bên trong là thịt, là mỡ, là những khoanh cá
nhòe nhoẹt cả vẩy lẫn máu cá. Phía ngoài túi thì có người đảnh dấu bằng
những sợi dây mầu đỏ, mầu xanh, hay dây lạt có đeo thêm mảnh giấy ghi
tên rõ ràng : cô A, thầy B…lớp này lớp kia. Bởi chưng tủ thì nhỏ, điện
thì yếu, mà đồ thì chen chúc nhau nên hơi lạnh tỏa ra thì ít , khi mở ra
chỉ thấy toát lên một mùi vừa chua, vừa hôi nó khiến cho ai cũng phải
giật lùi người lại và đưa tay lên che mũi.
**
*
Đúng lý ra, khi thấy tên bị réo gọi thì tôi phải buông phấn mà chạy
đi lãnh khẩu phần của mình. Nhưng khổ nỗi bài giảng của tôi chưa chấm
dứt. Tôi không muốn vì bất cứ lý do gì mà cái phần quan trọng nhất này
của một buổi học lại phải gián đoạn. Đây là một nguyên tắc mà tôi tự ý
đề ra, không phải bây giờ mà đã từ rất nhiều năm trước trong nghề. Tôi
còn nhớ cái năm còn dạy ở trường Bồ Đề gần chợ Cầu ông Lãnh do Thượng
Tọa Quảng Liên làm Hiệu trưởng. Có lần tôi đang giảng bài thì thư ký
văn phòng đi vào đưa cho tôi một danh sách gồm cả chục tên học trò cuối
tháng chưa đóng học phí. Theo nguyên tắc thì tôi phải đọc tên những trò
này lên và mời chúng ra khỏi lớp học. Nhưng tôi đang giảng bài, và tôi
không muốn vì hoàn cảnh khốn khó mà mấy đứa học trò bất hạnh của tôi bị
mất bài giảng hôm đỏ Vì thế tôi thản nhiên nhét cái danh sách vào túi
rồi tiếp tục giảng bài trước con mắt bực tức của viên thư ký. Sau đó
tôi được gọi lên văn phòng Hiệu Trưởng để nghe lời cằn nhằn. Nhưng
tôi đã không nhượng bộ. Nguyên tắc đơn giản của tôi là : “Gọi lúc nào thì gọi, nhưng tuyệt đối không xâm phạm vào lúc nghe giảng bài của học sinh “.
Có thể nhà trường bực bội vì tính bướng bỉnh của tôi, nhưng cuối
cùng thì vẫn nhượng bộ để cho tôi làm theo ý mình. như thế thì làm sao
tôi có thể ngưng giảng bài để chạy đi “lãnh nhu yếu phẩm” !
Ở dưới lớp, tôi nghe có vài tiếng học trò nhắc nhở :
-Nhu yếu phẩm kìa thầy ! .
- Thầy xuống mau lãnh phần ngon. Xuống chậm toàn đồ dỏm, uổng quá thầy !
Rồi lại có tiếng chúng nó hỏi nhau:
- Không biết hôm nay có cá hay có thịt?
- Cá hay thịt cũng chả tới phần tụi bay. Nghèo mà ham !
Ôi, mấy tiếng “nghèo mà ham” tôi vừa nghe thấy trong hoàn cảnh này, sao mà trọn ý, trọn lời đến thế !
Nhưng tôi cứ tảng lờ như không nghe thấy bất cứ tiếng xì xào nào.
Tôi chỉ tay lên hình vê trên bảng định cất lời. Nhưng sao cổ họng của
tôi cứ nghẹn lại. Tôi hình dung được rất rõ hình ảnh của những đứa học
trò xanh xao, hai gò má đã hóp lại vì thiếu ăn và vành môi đã thiếu vắng
những nụ cười hồn nhiên, tươi sáng. Tôi tự nhủ “mọi sự thay đổi rồi”,
ở nhà, trong ngõ, ngoài phố và ở ngay cả nơi đây, trên cải bục giảng mà
tôi đang cố nuốt nghẹn để cất lên lời.
(còn tiếp)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire