Nghề Giết
Lợn Của Phó Thập
(câu chuyện thực
100%)
100%)
*Bút
Xuân Trần Đình Ngọc
Xuân Trần Đình Ngọc
Cái xe đạp hình như gắn bó với cuộc đời
của tôi hơi nhiều. Thuở nhỏ đi học bằng xe đạp. Những năm “toàn quốc kháng chiến,
đồng không nhà trống” cùng mẹ và anh, chị đi tản cư sang Thái Bình, rồi Đống Năm,
lên cả Cống Thần, Đồng Quan, Chợ Đại, Hà Nam, Phủ Lý, Hòa Bình… có lúc phải bán
xe đạp lấy tiền đong gạo, rồi khi có tiền lại tậu lại.
của tôi hơi nhiều. Thuở nhỏ đi học bằng xe đạp. Những năm “toàn quốc kháng chiến,
đồng không nhà trống” cùng mẹ và anh, chị đi tản cư sang Thái Bình, rồi Đống Năm,
lên cả Cống Thần, Đồng Quan, Chợ Đại, Hà Nam, Phủ Lý, Hòa Bình… có lúc phải bán
xe đạp lấy tiền đong gạo, rồi khi có tiền lại tậu lại.
Ra Hà Nội đầu thập niên 50, tôi cũng dùng
xe đạp đi học và đi làm, thỉnh thoảng mới đi xe điện. Cuối năm 1954 di cư vào
miền Nam vẫn lóc cóc cái xe đạp đi làm và đi học các lớp đêm buổi tối. Năm 1971
khi ra tranh cử Dân biểu Quốc hội Pháp nhiệm II, với 97 Ứng cử viên đối thủ tại
Gia định-Sàigòn, tôi cũng lấy dấu hiệu cái xe đạp cho cử tri dễ nhận. Cái xe đạp
này rất may mắn, nó đưa tôi vào Quốc Hội và làm việc tại đó cho đến 11 giờ trưa
ngày 30-4-1975, tôi mới rời Sàigòn bằng con đò nhỏ đưa khách qua Thủ Thiêm!
xe đạp đi học và đi làm, thỉnh thoảng mới đi xe điện. Cuối năm 1954 di cư vào
miền Nam vẫn lóc cóc cái xe đạp đi làm và đi học các lớp đêm buổi tối. Năm 1971
khi ra tranh cử Dân biểu Quốc hội Pháp nhiệm II, với 97 Ứng cử viên đối thủ tại
Gia định-Sàigòn, tôi cũng lấy dấu hiệu cái xe đạp cho cử tri dễ nhận. Cái xe đạp
này rất may mắn, nó đưa tôi vào Quốc Hội và làm việc tại đó cho đến 11 giờ trưa
ngày 30-4-1975, tôi mới rời Sàigòn bằng con đò nhỏ đưa khách qua Thủ Thiêm!
Cái xe đạp trên lá phiếu của tôi tiêu biểu
cho giới công nhân lao động và giới nông dân nghèo, giới thấp cổ bé miệng. Quả
vậy, vào Quốc hội, tôi vẫn trung thành với những gì tôi đã hứa khi ra tranh cử
là tranh đấu cho một xã hội công bằng và nâng đỡ giới công nhân, nông dân kém
may mắn hoặc bị bệnh tật, tai nạn. Hình cái xe đạp này do họa sĩ Chóe (Nguyễn hải
Chí) vẽ tặng khi đó anh còn đang làm tại Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH tại Tân sơn Nhất.
cho giới công nhân lao động và giới nông dân nghèo, giới thấp cổ bé miệng. Quả
vậy, vào Quốc hội, tôi vẫn trung thành với những gì tôi đã hứa khi ra tranh cử
là tranh đấu cho một xã hội công bằng và nâng đỡ giới công nhân, nông dân kém
may mắn hoặc bị bệnh tật, tai nạn. Hình cái xe đạp này do họa sĩ Chóe (Nguyễn hải
Chí) vẽ tặng khi đó anh còn đang làm tại Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH tại Tân sơn Nhất.
Đó là cái xe đạp của tôi. Còn hàng triệu
cái xe đạp khác thì sao? Tôi chưa lý tới chúng nhưng trong truyện này tôi chỉ đề
cập tới ba cái xe đạp xuất hiện đầu tiên trong tổng tôi, thuộc phủ Xuân trường,
tỉnh Nam Định. Xe đạp coi giản dị tầm thường vậy nhưng chúng cũng có đời sống rất
hiển hách, quí phái một thời!
cái xe đạp khác thì sao? Tôi chưa lý tới chúng nhưng trong truyện này tôi chỉ đề
cập tới ba cái xe đạp xuất hiện đầu tiên trong tổng tôi, thuộc phủ Xuân trường,
tỉnh Nam Định. Xe đạp coi giản dị tầm thường vậy nhưng chúng cũng có đời sống rất
hiển hách, quí phái một thời!
Khi tôi mới học lớp Đồng Ấu để vỡ lòng,
khi ấy gọi là khai tâm, tức lúc tôi mới 6 tuổi, thời gian khoảng cuối thập niên
30, tức còn thời Pháp thuộc, tôi biết được 3 người hàng tổng tậu xe đạp, những
người này đã được kể là mát mặt và “chịu chơi” lắm.
khi ấy gọi là khai tâm, tức lúc tôi mới 6 tuổi, thời gian khoảng cuối thập niên
30, tức còn thời Pháp thuộc, tôi biết được 3 người hàng tổng tậu xe đạp, những
người này đã được kể là mát mặt và “chịu chơi” lắm.
Không phải chỉ có ba người này là khá giả,
trong tổng. Còn nhiều người giầu có hơn, nhà ngói cây mít rung rinh hơn, ruộng nương
nhiều hơn nhưng bảo họ tậu ao tậu ruộng thì họ dám, bảo mua chiếc xe đạp mà phải
bán đi trên dưới trăm thùng thóc thì họ không dám.
trong tổng. Còn nhiều người giầu có hơn, nhà ngói cây mít rung rinh hơn, ruộng nương
nhiều hơn nhưng bảo họ tậu ao tậu ruộng thì họ dám, bảo mua chiếc xe đạp mà phải
bán đi trên dưới trăm thùng thóc thì họ không dám.
Ông binh Thám đi lính cho Pháp hồi thế
chiến thứ nhất 1914-1918 sau 3 năm ở Pháp được trở về quê hương chỉ ăn lương thương
binh của Pháp mà khá giả, tôi nghĩ ông dư sức mua cái xe đạp nhưng ông không
mua. Có người hỏi ông chuyện đó, ông chỉ lắc đầu: “Đắt quá, mà cũng chả cần thiết
bao nhiêu, đi bộ hay đi thuyền vẫn được. Giá mua ở bên Tây rẻ hơn nhiều. Hồi ấy
tôi đóng ở Mạc-xây (Marseille), lính Pháp tụi tôi ưu tiên không phải trả tiền
thuế mà tôi có dám mua đâu! Để tiền đó về mua mấy sào ruộng cho cấy rẽ mà có lý
hơn!”
chiến thứ nhất 1914-1918 sau 3 năm ở Pháp được trở về quê hương chỉ ăn lương thương
binh của Pháp mà khá giả, tôi nghĩ ông dư sức mua cái xe đạp nhưng ông không
mua. Có người hỏi ông chuyện đó, ông chỉ lắc đầu: “Đắt quá, mà cũng chả cần thiết
bao nhiêu, đi bộ hay đi thuyền vẫn được. Giá mua ở bên Tây rẻ hơn nhiều. Hồi ấy
tôi đóng ở Mạc-xây (Marseille), lính Pháp tụi tôi ưu tiên không phải trả tiền
thuế mà tôi có dám mua đâu! Để tiền đó về mua mấy sào ruộng cho cấy rẽ mà có lý
hơn!”
Ông binh Thám kể cho người hàng tổng
nghe thời đó xe đạp ở bên Tây nhiều lắm, các bà đi chợ bằng xe đạp, các ông đi
làm bằng xe đạp, trẻ con đi chơi, đi học cũng đều dùng xe đạp. Nhiều người đàn ông
không đi xe đạp mà đi xe “bình bịch” (motorcycle), tiếng nổ ầm ầm, lao vun vút.
Chính là những chiếc Harley Davidson dềnh dàng, bóng loáng, cực tốt mà năm 1953
tôi đã thấy một số ở Hà Nội. Công văn, giấy tờ của Quân đội QG Việt Nam từ hồi được
thành lập (thời Quốc trưởng Bảo Đại) cũng dùng loại xe Harley này chuyển khắp
thành phố Hà Nội, cả những thành phố lân cận khi có Hỏa tốc!
nghe thời đó xe đạp ở bên Tây nhiều lắm, các bà đi chợ bằng xe đạp, các ông đi
làm bằng xe đạp, trẻ con đi chơi, đi học cũng đều dùng xe đạp. Nhiều người đàn ông
không đi xe đạp mà đi xe “bình bịch” (motorcycle), tiếng nổ ầm ầm, lao vun vút.
Chính là những chiếc Harley Davidson dềnh dàng, bóng loáng, cực tốt mà năm 1953
tôi đã thấy một số ở Hà Nội. Công văn, giấy tờ của Quân đội QG Việt Nam từ hồi được
thành lập (thời Quốc trưởng Bảo Đại) cũng dùng loại xe Harley này chuyển khắp
thành phố Hà Nội, cả những thành phố lân cận khi có Hỏa tốc!
Lại nói trong ba người ở tổng tôi mua xe
đạp sớm nhất, người thứ nhất là ông Hàn Tạng thuộc xã Trà Trung, xã kế với xã
tôi. Chiếc xe này là xe thứ nhất dân chúng trong vùng nhìn thấy. Ông Hàn Tạng
chỉ “trưng bày” cho dân chúng coi một tuần, sau đó ông đưa lên tỉnh Nam Định vì gia đình ông có tiệm thêu khá phát đạt ở
đó.
đạp sớm nhất, người thứ nhất là ông Hàn Tạng thuộc xã Trà Trung, xã kế với xã
tôi. Chiếc xe này là xe thứ nhất dân chúng trong vùng nhìn thấy. Ông Hàn Tạng
chỉ “trưng bày” cho dân chúng coi một tuần, sau đó ông đưa lên tỉnh Nam Định vì gia đình ông có tiệm thêu khá phát đạt ở
đó.
Thầy (bố) tôi là người thứ hai trong tổng
mua xe đạp. Ông đưa xe về làng vào dịp Tết Nguyên đán, lúc đó tôi khoảng sáu, bảy tuổi. Ông không đạp
xe từ Hà Nội về mà bỏ lên nóc xe ca Hà Nội - Nam Định, sau đó đổi xe, lại từ
Nam Định về phủ Xuân Trường (làng Hành Thiện) rồi từ Xuân trường thầy tôi mới đạp
xe về làng, cách khoảng 6km.
mua xe đạp. Ông đưa xe về làng vào dịp Tết Nguyên đán, lúc đó tôi khoảng sáu, bảy tuổi. Ông không đạp
xe từ Hà Nội về mà bỏ lên nóc xe ca Hà Nội - Nam Định, sau đó đổi xe, lại từ
Nam Định về phủ Xuân Trường (làng Hành Thiện) rồi từ Xuân trường thầy tôi mới đạp
xe về làng, cách khoảng 6km.
Vì đã có hẹn bằng thư và điện tín (télégraphe)
trước, khi thầy tôi về đến phủ lị Xuân Trường, cả hai chục người vừa con cháu,
vừa anh em, bạn bè của thầy tôi đã đứng ngay bến xe để chào đón. Hành lý của thầy
tôi chỉ có một cái va-li và cái xe đạp. Trước tiên khi cái xe đạp được nương nhẹ
và cẩn trọng trao từ tay anh lơ xe trên nóc xe xuống thì hai anh rể tôi là anh
Tịch và anh Lạng đứng đỡ lấy bên dưới. Những người tại bến xe bu lại thật đông
để nhìn chiếc xe đạp tận mắt cho mãn nhãn mãn nhĩ. Có những đứa trẻ cố len vào
tận nơi, lấy tay sờ vào cái khung, cái bánh xe, cái poọc-baga (porte-bagages)
cho bằng được thì mới thoả mãn. Có hai ông lão cứ thắc mắc vì sao chạy như bay như biến vậy mà nó không ngã không té.
Hay là có bùa chú ếm vào chiếc xe chăng chứ đúng ra nó phải ngã, không thể đứng
lâu như thế được nhất là lại chạy như ma đuổi!
trước, khi thầy tôi về đến phủ lị Xuân Trường, cả hai chục người vừa con cháu,
vừa anh em, bạn bè của thầy tôi đã đứng ngay bến xe để chào đón. Hành lý của thầy
tôi chỉ có một cái va-li và cái xe đạp. Trước tiên khi cái xe đạp được nương nhẹ
và cẩn trọng trao từ tay anh lơ xe trên nóc xe xuống thì hai anh rể tôi là anh
Tịch và anh Lạng đứng đỡ lấy bên dưới. Những người tại bến xe bu lại thật đông
để nhìn chiếc xe đạp tận mắt cho mãn nhãn mãn nhĩ. Có những đứa trẻ cố len vào
tận nơi, lấy tay sờ vào cái khung, cái bánh xe, cái poọc-baga (porte-bagages)
cho bằng được thì mới thoả mãn. Có hai ông lão cứ thắc mắc vì sao chạy như bay như biến vậy mà nó không ngã không té.
Hay là có bùa chú ếm vào chiếc xe chăng chứ đúng ra nó phải ngã, không thể đứng
lâu như thế được nhất là lại chạy như ma đuổi!
Khi những người này hỏi thầy tôi câu ấy,
thầy tôi trả lời:
thầy tôi trả lời:
“Nó đứng mãi được mà không ngã là nhờ
cái tay lái (guidon) mỗi khi quẹo sang phải hoặc sang trái chính là ta làm cho
cái xe cân bằng. Một lực nữa khiến nó cân bằng là vì nó chạy, nếu nó đứng một
chỗ là nó sẽ ngã ngay.”
cái tay lái (guidon) mỗi khi quẹo sang phải hoặc sang trái chính là ta làm cho
cái xe cân bằng. Một lực nữa khiến nó cân bằng là vì nó chạy, nếu nó đứng một
chỗ là nó sẽ ngã ngay.”
Trên đường từ phủ lị Xuân trường về
làng, thầy tôi đi bộ nói chuyện với hai ông thông gia, giao chiếc xe cho anh
con rể thứ hai là anh giáo Tịch chạy chậm chậm phía trước.
làng, thầy tôi đi bộ nói chuyện với hai ông thông gia, giao chiếc xe cho anh
con rể thứ hai là anh giáo Tịch chạy chậm chậm phía trước.
Cái xe đi tới đâu cũng được sự chú ý của
khách đi đường. Những người đang làm việc như cưa gỗ, quạt thóc, hái cần, giặt
giũ bên sông…cũng đều ngưng tay làm để dán mắt vào cái xe đạp. Cái xe thầy tôi
mua có hiệu Sterling, hiệu xe được chuộng nhất lúc đó vì nó cứng, bền nhưng lại
nhẹ, một tay cầm nhấc lên được. Khung xe mầu xanh da trời, nước sơn nó bóng
loáng, có kẻ chữ Sterling bay bướm rất dễ thương ở ngay thanh xéo từ yên xuống;
tay ghi-đông, hai cái niềng, hai cái thắng tay, cái chuông và những cây căm
bánh xe mạ kền sáng loáng; phía sau yên
xe là cái poọc-baga dùng để chở thêm một người hay thồ một vật gì đó, có hai
dây cao su sẵn sàng để ràng. Khi đi ban đêm, thầy tôi cho một bộ phận nhỏ hoạt
động làm sáng ngọn đèn nhỏ xíu ngay trước tay lái; ngọn đèn có chụp để bảo vệ,
khi xe đi nhanh, nó cho một tia sáng đủ để soi rõ con đường trước mặt. Người ta
gọi bộ phận này là cái đy-na-mô (dynamo), lúc muốn có điện chỉ việc cho đầu nó
dí vào bánh cao su, bánh này truyền lực quay vào cái đy-na-mô, sinh điện đủ để
thắp sáng một bóng đèn 15 watt. Khi đang đi mà muốn dừng lại, ta phải bóp hai cái
thắng, bóp càng mạnh thì càng thắng gấp.
khách đi đường. Những người đang làm việc như cưa gỗ, quạt thóc, hái cần, giặt
giũ bên sông…cũng đều ngưng tay làm để dán mắt vào cái xe đạp. Cái xe thầy tôi
mua có hiệu Sterling, hiệu xe được chuộng nhất lúc đó vì nó cứng, bền nhưng lại
nhẹ, một tay cầm nhấc lên được. Khung xe mầu xanh da trời, nước sơn nó bóng
loáng, có kẻ chữ Sterling bay bướm rất dễ thương ở ngay thanh xéo từ yên xuống;
tay ghi-đông, hai cái niềng, hai cái thắng tay, cái chuông và những cây căm
bánh xe mạ kền sáng loáng; phía sau yên
xe là cái poọc-baga dùng để chở thêm một người hay thồ một vật gì đó, có hai
dây cao su sẵn sàng để ràng. Khi đi ban đêm, thầy tôi cho một bộ phận nhỏ hoạt
động làm sáng ngọn đèn nhỏ xíu ngay trước tay lái; ngọn đèn có chụp để bảo vệ,
khi xe đi nhanh, nó cho một tia sáng đủ để soi rõ con đường trước mặt. Người ta
gọi bộ phận này là cái đy-na-mô (dynamo), lúc muốn có điện chỉ việc cho đầu nó
dí vào bánh cao su, bánh này truyền lực quay vào cái đy-na-mô, sinh điện đủ để
thắp sáng một bóng đèn 15 watt. Khi đang đi mà muốn dừng lại, ta phải bóp hai cái
thắng, bóp càng mạnh thì càng thắng gấp.
Từ làng Hoành quán, đường đã đổ xi-măng,
xe đi rất thong dong. Ánh nắng chiều tà chiếu vào cái ghi-đông, hai cái niềng
và những cây căm lấp loáng như ánh đèn pin chiếu ban đêm càng làm cho cái xe thêm
vẻ tự hào. Khi xe vào đến sân gạch nhà tôi thì số người đi
theo coi nó cũng khoảng dăm, bảy chục. Những đôi mắt từ già móm mém đến đứa trẻ
còn cởi truồng đi chơi cứ dán vào cái xe, coi nó như một thứ máy móc thần kỳ và
khi anh tôi chạy biểu diễn nó quanh sân, đám đông lại càng đông thêm.
xe đi rất thong dong. Ánh nắng chiều tà chiếu vào cái ghi-đông, hai cái niềng
và những cây căm lấp loáng như ánh đèn pin chiếu ban đêm càng làm cho cái xe thêm
vẻ tự hào. Khi xe vào đến sân gạch nhà tôi thì số người đi
theo coi nó cũng khoảng dăm, bảy chục. Những đôi mắt từ già móm mém đến đứa trẻ
còn cởi truồng đi chơi cứ dán vào cái xe, coi nó như một thứ máy móc thần kỳ và
khi anh tôi chạy biểu diễn nó quanh sân, đám đông lại càng đông thêm.
Mẹ tôi rất thương yêu trẻ con, bà đoán sẽ
xẩy ra cảnh đó nên đã bảo mấy chị đi mua từng chồng bánh đa nướng phát cho trẻ
con, còn người lớn và các cụ già thì mẹ tôi mời vào nhà ăn trầu, uống nước, có
kẹo lạc và nước chè tươi quậy đường hoa mơ (một loại đường vàng ngà, còn đường
trắng tinh thì hiếm). Hai, ba cái điếu thuốc lào với thuốc đã để trong vài cái
hộp (nguyên đựng kẹo ho Pastille của Pháp) và ngọn đèn Hoa Kỳ vặn thật nhỏ để lấy
lửa hút thuốc.
xẩy ra cảnh đó nên đã bảo mấy chị đi mua từng chồng bánh đa nướng phát cho trẻ
con, còn người lớn và các cụ già thì mẹ tôi mời vào nhà ăn trầu, uống nước, có
kẹo lạc và nước chè tươi quậy đường hoa mơ (một loại đường vàng ngà, còn đường
trắng tinh thì hiếm). Hai, ba cái điếu thuốc lào với thuốc đã để trong vài cái
hộp (nguyên đựng kẹo ho Pastille của Pháp) và ngọn đèn Hoa Kỳ vặn thật nhỏ để lấy
lửa hút thuốc.
Chiều xuống nhanh. Cây đèn măng-sông thắp
lên soi sáng cả 5 gian nhà và ngoài sân. Có những người lớn và trẻ em vẫn ngồi
bờ hè nhà tôi nhìn cái xe đạp. Cái xe đạp vô tri nhưng đã mê hoặc họ, có lẽ họ
không dám mơ ngày nào sẽ mua một cái như thế nhưng cái dáng vẻ bề ngoài của cái
xe đạp, nhất là khi nó chạy vùn vụt người đuổi không nổi mà nó không ngã. Đó là
cái thần kỳ dễ nể của cái xe đạp vào thời buổi ấy, chỉ cách 2014 khoảng 75 năm,
cách năm Hoa Kỳ đưa người lên Mặt Trăng (1969) hơn 30 năm!.
lên soi sáng cả 5 gian nhà và ngoài sân. Có những người lớn và trẻ em vẫn ngồi
bờ hè nhà tôi nhìn cái xe đạp. Cái xe đạp vô tri nhưng đã mê hoặc họ, có lẽ họ
không dám mơ ngày nào sẽ mua một cái như thế nhưng cái dáng vẻ bề ngoài của cái
xe đạp, nhất là khi nó chạy vùn vụt người đuổi không nổi mà nó không ngã. Đó là
cái thần kỳ dễ nể của cái xe đạp vào thời buổi ấy, chỉ cách 2014 khoảng 75 năm,
cách năm Hoa Kỳ đưa người lên Mặt Trăng (1969) hơn 30 năm!.
Thầy tôi phải tiếp khách như vậy cho đến
khuya mới được ăn cơm nhưng trông mặt ông biết ông quá vui. Ngày hôm sau, thầy
tôi gặp các cụ và thanh niên trong xóm để tổ chức canh phòng trộm cướp cuối
năm. Cái điếm canh (sau này gọi là trụ sở Xóm) năm gian tối nào cũng đầy người
ngồi chuyện trò và nghe chuyện thầy tôi kể, chuyện thành phố, chuyện Tam quốc,
Chinh đông chinh tây, Thủy hử, Kim Vân Kiều v.v… vì thầy tôi đọc nhiều và thuộc
nhiều. Ông Viện, trưởng xóm có nhiệm vụ cắt phiên gác cho “các giai” (thanh niên)
trong xóm, quan trọng nhất từ nửa đêm đến 4 giờ sáng là khoảng thời gian trộm cướp
hay ăn hàng. Chuyện thầy tôi về ăn Tết với xóm ngõ còn dài, xin để dịp khác kể
tiếp. Tôi xin trở lại câu chuyện những người đầu tiên mua xe đạp ở tổng tôi và
vài tổng kế cận.
khuya mới được ăn cơm nhưng trông mặt ông biết ông quá vui. Ngày hôm sau, thầy
tôi gặp các cụ và thanh niên trong xóm để tổ chức canh phòng trộm cướp cuối
năm. Cái điếm canh (sau này gọi là trụ sở Xóm) năm gian tối nào cũng đầy người
ngồi chuyện trò và nghe chuyện thầy tôi kể, chuyện thành phố, chuyện Tam quốc,
Chinh đông chinh tây, Thủy hử, Kim Vân Kiều v.v… vì thầy tôi đọc nhiều và thuộc
nhiều. Ông Viện, trưởng xóm có nhiệm vụ cắt phiên gác cho “các giai” (thanh niên)
trong xóm, quan trọng nhất từ nửa đêm đến 4 giờ sáng là khoảng thời gian trộm cướp
hay ăn hàng. Chuyện thầy tôi về ăn Tết với xóm ngõ còn dài, xin để dịp khác kể
tiếp. Tôi xin trở lại câu chuyện những người đầu tiên mua xe đạp ở tổng tôi và
vài tổng kế cận.
Người thứ ba mua chiếc xe đạp sau thầy tôi
vài năm rồi đưa về làng là ông phó Thập. Phó Thập không thuộc tổng Trà Lũ mà
thuộc tổng Vạn Lộc, kế cận Trà Lũ.
vài năm rồi đưa về làng là ông phó Thập. Phó Thập không thuộc tổng Trà Lũ mà
thuộc tổng Vạn Lộc, kế cận Trà Lũ.
Trước kia hai vợ chồng ông phó Thập
nghèo, đi làm mướn chỉ tạm đủ ăn. Bốn đứa con theo nhau ra đời (trong tổng số 7
đứa) trong một ngôi nhà ba gian lợp rạ, cột kèo bằng tre luồng trên một miếng đất
nhỏ có vườn trồng rau mồng tơi, rau đay, cà pháo, cà chua, mướp, bí, khoai
lang, khoai môn…để đắp đổi qua ngày. Phó Thập lúc đó vẫn còn là bạch đinh, nghề
đi thuyền với số lương khiêm nhượng đưa về cho vợ mỗi tháng khoảng hơn hai tạ gạo.
Vợ phó Thập làm hàng xáo tức đi đong thóc về xay, giã rồi đem gạo ra chợ bán,
chỗ lời nuôi con, cám bã nuôi lợn. Đứa con gái lớn, con Dần, phải coi em cho mẹ
đi chợ từ khi nó 8 tuổi. Khi Dần được 11 tuổi thì đứa em kế nó, con Sàng, lên 9,
Sàng coi em để Dần vo gạo thổi cơm. Khi Dần 15, nó đã biết xay thóc, sàng sảy
và giã gạo với mẹ thành thạo. Đại khái con gái thôn quê thời đó là phải biết thổi
cơm, nấu nước, vớt bèo, nuôi lợn để giúp đỡ cha mẹ thì mới ra con gái và mới có
người lấy. Con gái không biết làm những chuyện đó là ế chồng. Đúc y một khuôn,
5 chị gái của tôi cũng phải qua những đợt “huấn nhục” cực nhọc như vậy mà chủ
trì tập huấn là bà nội và mẹ tôi, hai người đàn bà giữ gia pháp, gia qui rất
nghiêm.
nghèo, đi làm mướn chỉ tạm đủ ăn. Bốn đứa con theo nhau ra đời (trong tổng số 7
đứa) trong một ngôi nhà ba gian lợp rạ, cột kèo bằng tre luồng trên một miếng đất
nhỏ có vườn trồng rau mồng tơi, rau đay, cà pháo, cà chua, mướp, bí, khoai
lang, khoai môn…để đắp đổi qua ngày. Phó Thập lúc đó vẫn còn là bạch đinh, nghề
đi thuyền với số lương khiêm nhượng đưa về cho vợ mỗi tháng khoảng hơn hai tạ gạo.
Vợ phó Thập làm hàng xáo tức đi đong thóc về xay, giã rồi đem gạo ra chợ bán,
chỗ lời nuôi con, cám bã nuôi lợn. Đứa con gái lớn, con Dần, phải coi em cho mẹ
đi chợ từ khi nó 8 tuổi. Khi Dần được 11 tuổi thì đứa em kế nó, con Sàng, lên 9,
Sàng coi em để Dần vo gạo thổi cơm. Khi Dần 15, nó đã biết xay thóc, sàng sảy
và giã gạo với mẹ thành thạo. Đại khái con gái thôn quê thời đó là phải biết thổi
cơm, nấu nước, vớt bèo, nuôi lợn để giúp đỡ cha mẹ thì mới ra con gái và mới có
người lấy. Con gái không biết làm những chuyện đó là ế chồng. Đúc y một khuôn,
5 chị gái của tôi cũng phải qua những đợt “huấn nhục” cực nhọc như vậy mà chủ
trì tập huấn là bà nội và mẹ tôi, hai người đàn bà giữ gia pháp, gia qui rất
nghiêm.
Con gái thì thế, nhưng con trai, số con trai
không tệ, thì chỉ biết cắp sách đi học.
Ngày xưa như thầy tôi là chi, hồ, giả, dã, thi đậu ra làm quan huyện, quan phủ,
không đậu làm thầy đồ hay thầy thuốc bắc cũng kiếm ăn được. Thời tôi lúc đó, buổi
giao thời Á Âu trộn lẫn thì vừa Tam tự Kinh vừa Pháp văn, Việt văn, không hề biết
đến lao động là cái gì. Cho nên các bà, các cô mới lườm nguýt tụi tôi: học trò
dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm.
không tệ, thì chỉ biết cắp sách đi học.
Ngày xưa như thầy tôi là chi, hồ, giả, dã, thi đậu ra làm quan huyện, quan phủ,
không đậu làm thầy đồ hay thầy thuốc bắc cũng kiếm ăn được. Thời tôi lúc đó, buổi
giao thời Á Âu trộn lẫn thì vừa Tam tự Kinh vừa Pháp văn, Việt văn, không hề biết
đến lao động là cái gì. Cho nên các bà, các cô mới lườm nguýt tụi tôi: học trò
dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm.
Trở lại gia đình Phó Thập. Sống nghèo
nàn như vậy đến dăm, bảy năm, Phó Thập bỗng dưng học được cái nghề kiếm tiền
khá. Đó là nghề mổ lợn.
nàn như vậy đến dăm, bảy năm, Phó Thập bỗng dưng học được cái nghề kiếm tiền
khá. Đó là nghề mổ lợn.
Nguyên do thế này. Bữa đó phó Thập đi thăm
ông chú họ ở vùng Nam Trực bên kia sông Ninh cơ . Có một ông thầy tử vi kiêm
phong thủy bữa đó đang ở chơi nhà ông chú họ, nghe ông chú nói thì rất thân thiết.
Ông thầy lấy số tử vi cho nhiều người đàn ông trong xóm vì đã lâu nghe danh và
ngưỡng mộ ông thầy. Tất nhiên mỗi lá số phải có gì đi kèm như dăm xu, bánh thuốc
lào, buồng chuối v.v…thì thầy mới hừng chí mà giải đoán. Ngày hôm sau, nhân lúc
rảnh, phó Thập nhờ ông thầy coi cho mình xem làm ăn ra sao. Ông thầy hỏi tuổi,
coi bàn tay và bảo phó Thập tả sơ ngôi mộ ông nội của phó Thập.
ông chú họ ở vùng Nam Trực bên kia sông Ninh cơ . Có một ông thầy tử vi kiêm
phong thủy bữa đó đang ở chơi nhà ông chú họ, nghe ông chú nói thì rất thân thiết.
Ông thầy lấy số tử vi cho nhiều người đàn ông trong xóm vì đã lâu nghe danh và
ngưỡng mộ ông thầy. Tất nhiên mỗi lá số phải có gì đi kèm như dăm xu, bánh thuốc
lào, buồng chuối v.v…thì thầy mới hừng chí mà giải đoán. Ngày hôm sau, nhân lúc
rảnh, phó Thập nhờ ông thầy coi cho mình xem làm ăn ra sao. Ông thầy hỏi tuổi,
coi bàn tay và bảo phó Thập tả sơ ngôi mộ ông nội của phó Thập.
Chẳng hiểu ông thầy tính toán sao mà bảo
phó Thập mấy điều về quá khứ, phó Thập cho là nói khá trúng. Sau cùng ông thầy
bảo:
phó Thập mấy điều về quá khứ, phó Thập cho là nói khá trúng. Sau cùng ông thầy
bảo:
“Ngôi mộ của người ông của anh, để thế này
không được. Anh không có chữ quý nhưng được chữ phú nhưng phải cải táng đưa đi
nơi khác. Nếu anh thấy miếng đất như vậy, như vậy thì tìm chủ mà mua rồi đặt cái
tiểu sành vào. Sau đó anh phải kiếm nghề khác mà làm vì tuổi anh đi sông nước cả
đời vẫn nghèo mạt, có khi chết đắm chết đuối không chừng!”
không được. Anh không có chữ quý nhưng được chữ phú nhưng phải cải táng đưa đi
nơi khác. Nếu anh thấy miếng đất như vậy, như vậy thì tìm chủ mà mua rồi đặt cái
tiểu sành vào. Sau đó anh phải kiếm nghề khác mà làm vì tuổi anh đi sông nước cả
đời vẫn nghèo mạt, có khi chết đắm chết đuối không chừng!”
Phó Thập hỏi:
“Vậy chứ ông thầy bảo tôi làm nghề gì?”
“Nghề gì ở trên cạn, không dính đến nước
là được.”
là được.”
Đang lúc không biết đổi nghề ra sao thì
rất may, cháu của bà thím đang cần một người làm phụ nghề mổ lợn. Bà thím hỏi
Thập, Thập đồng ý liền. Thế là Thập có chỗ làm, lương tháng trung bình khoảng 3
tạ gạo nhưng có chỗ ăn chỗ ngủ, chủ nể bà thím nên đối đãi với phó Thập như người
trong nhà. Thế là quá tốt rồi!
rất may, cháu của bà thím đang cần một người làm phụ nghề mổ lợn. Bà thím hỏi
Thập, Thập đồng ý liền. Thế là Thập có chỗ làm, lương tháng trung bình khoảng 3
tạ gạo nhưng có chỗ ăn chỗ ngủ, chủ nể bà thím nên đối đãi với phó Thập như người
trong nhà. Thế là quá tốt rồi!
Nhân có người sang phủ Xuân trường, phó
Thập trả chút tiền công, nhờ họ về tới Vạn Lộc báo tin cho vợ con để vợ con yên
chí.
Thập trả chút tiền công, nhờ họ về tới Vạn Lộc báo tin cho vợ con để vợ con yên
chí.
Thấm thoắt phó Thập làm công đã được 8
tháng, trước kia còn phụ, nay người chủ đã để cho phó Thập một mình mổ con heo
làm từ đầu đến cuối. Phó Thập vốn khoẻ, lại rất khéo tay từ lúc lấy huyết hãm để đánh tiết
canh cho đến khi làm dồi, công việc khá nhiều nhưng phó Thập làm đâu ra đấy, có
vẻ còn nhanh và gọn gàng hơn người chủ. Tất nhiên chủ rất hài lòng. Phó Thập chưa
được đi mua lợn thịt, một công việc song song với giết mổ nhưng phó nghĩ, lợn
có giá tính theo cân, sau này cần đi mua thì cầm tiền đi chọn là xong không đến
nỗi quá khó.
tháng, trước kia còn phụ, nay người chủ đã để cho phó Thập một mình mổ con heo
làm từ đầu đến cuối. Phó Thập vốn khoẻ, lại rất khéo tay từ lúc lấy huyết hãm để đánh tiết
canh cho đến khi làm dồi, công việc khá nhiều nhưng phó Thập làm đâu ra đấy, có
vẻ còn nhanh và gọn gàng hơn người chủ. Tất nhiên chủ rất hài lòng. Phó Thập chưa
được đi mua lợn thịt, một công việc song song với giết mổ nhưng phó nghĩ, lợn
có giá tính theo cân, sau này cần đi mua thì cầm tiền đi chọn là xong không đến
nỗi quá khó.
Qua sang tháng thứ chín, phó Thập than
nhớ vợ con quá, xin về nhà chơi nửa tháng. Người chủ cũng đoán có lẽ phó Thập tạ
sự để về mở lò mổ làm lấy cho mình; nhưng anh chủ này không quan tâm vì hai nơi
cách xa nhau qua con sông Ninh cơ, ai làm chuyện nấy, không có chi ảnh hưởng. Vả
lại, anh ta cũng đã kiếm được một người khác có thể thay thế phó Thập.
nhớ vợ con quá, xin về nhà chơi nửa tháng. Người chủ cũng đoán có lẽ phó Thập tạ
sự để về mở lò mổ làm lấy cho mình; nhưng anh chủ này không quan tâm vì hai nơi
cách xa nhau qua con sông Ninh cơ, ai làm chuyện nấy, không có chi ảnh hưởng. Vả
lại, anh ta cũng đã kiếm được một người khác có thể thay thế phó Thập.
Phó Thập về Vạn Lộc nhưng chưa lo mở lò giết lợn mà lại
lo cái mồ mả ông bà trước, vì ông thầy nói nó rất quan trọng. Nghỉ vài ngày cho
khoẻ, phó Thập bắt đầu ra đồng đi vòng vòng coi các gò đống và nghĩa địa xem có
mô đất nào giống như lời ông thầy phong thủy tả không?
lo cái mồ mả ông bà trước, vì ông thầy nói nó rất quan trọng. Nghỉ vài ngày cho
khoẻ, phó Thập bắt đầu ra đồng đi vòng vòng coi các gò đống và nghĩa địa xem có
mô đất nào giống như lời ông thầy phong thủy tả không?
Đi suốt ba tiếng đồng hồ, phó Thập đi lạc
vào một cái gò đống xa nơi ở của dân cư, nằm trơ vơ giữa cánh đồng. Phó Thập
trèo lên coi xem sao, thấy miếng đất chỉ hơn sào nhưng chưa có mấy người chôn,
tất cả chỉ có ba cái mộ đã cũ xì cũ xịt, mưa nắng rêu phong, không chừng con
cháu không còn ai để mà săn sóc cho bớt tiêu điều. Đứng ngắm một lúc, khi đã quen
mắt mới thấy những lời ông thầy mô tả dần dần hiện ra. Phó mừng rỡ như vớ được
vàng bèn lấy một cành cây khô đánh ghi lấy chỗ đã chấm theo như sự chỉ dẫn của
ông thầy phong thủy. Hai hôm sau, nhờ có qua lại với ông phó lý; ông này giữ bản
đồ điền địa trong xã nên phó Thập biết cái gò mả ấy là thuộc về gia đình ông Cả
Diễn trong xã này. Sau khi đã được phó lý bảo cho
biết, phó Thập lận một ít tiền vào cạp quần xong một mình đi tìm ông Cả Diễn, người chủ cái gò mả, hỏi mua một mảnh đất
nhỏ để đặt hai cái tiểu sành của ông bà nay mai sẽ cải táng.
vào một cái gò đống xa nơi ở của dân cư, nằm trơ vơ giữa cánh đồng. Phó Thập
trèo lên coi xem sao, thấy miếng đất chỉ hơn sào nhưng chưa có mấy người chôn,
tất cả chỉ có ba cái mộ đã cũ xì cũ xịt, mưa nắng rêu phong, không chừng con
cháu không còn ai để mà săn sóc cho bớt tiêu điều. Đứng ngắm một lúc, khi đã quen
mắt mới thấy những lời ông thầy mô tả dần dần hiện ra. Phó mừng rỡ như vớ được
vàng bèn lấy một cành cây khô đánh ghi lấy chỗ đã chấm theo như sự chỉ dẫn của
ông thầy phong thủy. Hai hôm sau, nhờ có qua lại với ông phó lý; ông này giữ bản
đồ điền địa trong xã nên phó Thập biết cái gò mả ấy là thuộc về gia đình ông Cả
Diễn trong xã này. Sau khi đã được phó lý bảo cho
biết, phó Thập lận một ít tiền vào cạp quần xong một mình đi tìm ông Cả Diễn, người chủ cái gò mả, hỏi mua một mảnh đất
nhỏ để đặt hai cái tiểu sành của ông bà nay mai sẽ cải táng.
Cả Diễn không nghi ngờ gì cả, ra giá nhẹ
nhàng và phó Thập đã bỏ tiền ra trả luôn. Một tuần sau, vào một ngày đẹp trời nắng
nôi ấm áp, phó Thập và vợ con ra nghĩa trang của họ đạo, đào và mở nắp cái
săng, bốc xương từ săng qua hết cái tiểu sành. Sau đó lấy rượu rửa sạch, lấy vải mới gói lại rồi bỏ vào trong tiểu,
đặt cái nắp cũng bằng sành nặng chịch lên, xong đưa đi chôn, tại gò mả mới tìm
ra. Phó và người em ruột phải làm lấy vì không muốn mượn người ngoài, e có điều
không hay sau này, thí dụ kẻ thù oán hay xấu bụng, đào mồ lên mà giả sử mộ đang
kết thì nguy to!
nhàng và phó Thập đã bỏ tiền ra trả luôn. Một tuần sau, vào một ngày đẹp trời nắng
nôi ấm áp, phó Thập và vợ con ra nghĩa trang của họ đạo, đào và mở nắp cái
săng, bốc xương từ săng qua hết cái tiểu sành. Sau đó lấy rượu rửa sạch, lấy vải mới gói lại rồi bỏ vào trong tiểu,
đặt cái nắp cũng bằng sành nặng chịch lên, xong đưa đi chôn, tại gò mả mới tìm
ra. Phó và người em ruột phải làm lấy vì không muốn mượn người ngoài, e có điều
không hay sau này, thí dụ kẻ thù oán hay xấu bụng, đào mồ lên mà giả sử mộ đang
kết thì nguy to!
Vài ngày trước khi cải táng, Phó Thập không
quên vào cha xứ xin lễ cầu cho hai linh hồn ông bà nội và các linh hồn mồ côi mồ
cút vì phó tin vào điều đó lắm.
quên vào cha xứ xin lễ cầu cho hai linh hồn ông bà nội và các linh hồn mồ côi mồ
cút vì phó tin vào điều đó lắm.
(còn tiếp)
Bút Xuân Trần Đình Ngọc
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire