NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN VĂN THƠ
Đực làng Bưng Cầu vốn lè phè, làm biếng. Thuở học trò học chánh tả, ngữ pháp, cực chẳng đã phải ráng học, bởi dzì sách có chữ: Ấu bất học, lão hà vi. Thằng Cu mới giảng giải cho thằng Đực nghe: Nhỏ mà hổng học, lớn mần cu li.
Lớn lên học Đệ tứ niên, trong lòng vẫn thắc mắc mới xin thầy giải thích, tại sao lại phải viết nói như vậy?
Thầy Phạm Duy Nhượng thương tình mới giải thích cho trò nhỏ nghe: Thật ra là không có règles grammaticales, chỉ có “ constatations “ grammaticales, diễn nôm là hổng có qui tắc ngữ pháp, chỉ có “ nhận xét “ về ngữ pháp. Người Pháp viết, nói như vậy. Các nhà ngôn ngữ học nhận xét như vậy mới hệ thống hóa chủ từ, động từ, túc từ … thành hệ thống để giảng dạy học sinh chớ hổng có qui luật gì hết trơn. Cho nên khi bào huynh của thầy Nhượng là Thạc sĩ ngữ pháp Phạm Duy Khiêm chê một người Pháp là nói sai văn phạm bị ông Tây chọc quê: Nhưng tôi là người Pháp. Câu không nói ra là: Người Pháp nói như vậy đó, ông An nam biết gì?
Đó là câu chuyện chánh tả, ngữ pháp.
Bây giờ là văn thơ. Thuở nay vẫn thương xãy ra câu chuyện, làm thơ sai niêm luật, đối không chỉnh và vân vân...Sở dỉ như vậy vì tật cố chấp, chấp chặt vào hình thức mà quên mất thực chất thơ văn. Sách cũng có chữ rằng: Văn hay chẳng luận vắn dài. Cho nên mới xãy chuyện bênh trọng bênh khinh. Những ông văn hay chữ tốt làm thơ sai niêm luật thì tôn xưng “ thơ Đường luật phá cách.” Còn ngoại giả bị chê là thất vận.
Vào lúc cuối đời nhà văn Thanh Tâm Tuyền viết cho học trò bảo: Không ai nhai văn, nhá chữ. Chữ là để đọc. Đực làng Bưng Cầu đọc thấy, đế tiếp: Chữ là do người biết viết, viết để cho người biết đọc, đọc.
Cho nên nó mới viết chữ hàng hàng. Hàng ngang, hàng dọc mặc thích. Biểu là văn, là thơ gì cũng được, miển người đọc thích ý thì thôi.
Như cái bài sau đây, là văn hay là thơ?
BÌNH DƯƠNG , BÌNH DƯƠNG CỦA AI?
(Những vần thơ bằng văn xuôi)
Trở lại chuyện BÌNH DƯƠNG một ngày. Cái công viên tàn tạ ngày nay. Một thời yêu dấu của tuổi thơ. Chiều xuống Bà Nội dắt tay cháu. Ra VƯỜN BÔNG dạo mát. Hột đậu rang của ông Tàu nhai nhóc nhách. Xâu mía ghim ngọt lịm que tre trắng ngần. Rồi đến thời thanh thiếu. Tối tối mặc quần dài thay quần cụt. Đầu xức brillantine. Ta lã lướt dạo chơi. Mắt lấm lét ngó các cô bạn nhỏ. Vườn bông lúc nầy thành CÔNG VIÊN của ta.
Cái CẦU TÀU nửa nổi nửa chìm. Tuổi mười lăm mười sáu. Lấy cớ ngồi câu cá. Lặng ngấm buổi chiều tà. Ánh nắng vàng rơi rụng bên kia sông. Để thấy lòng bâng khuâng hiu quạnh. Rồi đến tuổi yên đương. Những đêm khuya thanh vắng. Cô đơn nhìn dòng nước trôi trôi. Nước mắt buồn rơi rơi. Khi cuộc tình dang dở.
DÒNG SÔNG THỦ lặng lờ trôi. Chứng kiến bao thăng trầm như chiếc cầu đổ quê tôi. Đâu biết có một ngày. Có một đàn con nhỏ. Gạt nước mắt ra đi. Không bao giờ trở lại.
Bình Dương, Bình Dương của ai? Của tuổi thơ vui thú. Tuổi thanh xuân phiêu bồng.
Bình Dương, Bình Dương của ai? Những cuộc tình mật ngọt. Những cuộc tình vỡ tan.
Bình Dương, Bình Dương của ai? Xứ THỦ, QUÊ HƯƠNG tôi …
(Những vần thơ bằng văn xuôi)
Trở lại chuyện BÌNH DƯƠNG một ngày. Cái công viên tàn tạ ngày nay. Một thời yêu dấu của tuổi thơ. Chiều xuống Bà Nội dắt tay cháu. Ra VƯỜN BÔNG dạo mát. Hột đậu rang của ông Tàu nhai nhóc nhách. Xâu mía ghim ngọt lịm que tre trắng ngần. Rồi đến thời thanh thiếu. Tối tối mặc quần dài thay quần cụt. Đầu xức brillantine. Ta lã lướt dạo chơi. Mắt lấm lét ngó các cô bạn nhỏ. Vườn bông lúc nầy thành CÔNG VIÊN của ta.
Cái CẦU TÀU nửa nổi nửa chìm. Tuổi mười lăm mười sáu. Lấy cớ ngồi câu cá. Lặng ngấm buổi chiều tà. Ánh nắng vàng rơi rụng bên kia sông. Để thấy lòng bâng khuâng hiu quạnh. Rồi đến tuổi yên đương. Những đêm khuya thanh vắng. Cô đơn nhìn dòng nước trôi trôi. Nước mắt buồn rơi rơi. Khi cuộc tình dang dở.
DÒNG SÔNG THỦ lặng lờ trôi. Chứng kiến bao thăng trầm như chiếc cầu đổ quê tôi. Đâu biết có một ngày. Có một đàn con nhỏ. Gạt nước mắt ra đi. Không bao giờ trở lại.
Bình Dương, Bình Dương của ai? Của tuổi thơ vui thú. Tuổi thanh xuân phiêu bồng.
Bình Dương, Bình Dương của ai? Những cuộc tình mật ngọt. Những cuộc tình vỡ tan.
Bình Dương, Bình Dương của ai? Xứ THỦ, QUÊ HƯƠNG tôi …
BÌNH DƯƠNG, BÌNH DƯƠNG CỦA AI?
Trở lại chuyện BÌNH DƯƠNG một ngày
Trở lại chuyện BÌNH DƯƠNG một ngày
Cái công viên tàn tạ ngày nay
Một thời yêu dấu của tuổi thơ
Chiều xuống Bà Nội dắt tay cháu
Ra VƯỜN BÔNG dạo mát
Hột đậu rang của ông Tàu nhai nhóc nhách
Xâu mía ghim ngọt lịm que tre trắng ngần
Rồi đến thời thanh thiếu
Tối tối mặc quần dài thay quần cụt
Đầu xức brillantine
Ta lã lướt dạo chơi
Mắt lấm lét ngó các cô bạn nhỏ
Vườn bông lúc nầy thành CÔNG VIÊN của ta
Cái CẦU TÀU nửa nổi nửa chìm
Cái CẦU TÀU nửa nổi nửa chìm
Tuổi mười lăm mười sáu
Lấy cớ ngồi câu cá
Lặng ngấm buổi chiều tà
Ánh nắng vàng rơi rụng bên kia sông
Để thấy lòng bâng khuâng hiu quạnh
Rồi đến tuổi yên đương
Những đêm khuya thanh vắng
Cô đơn nhìn dòng nước trôi trôi
Nước mắt buồn rơi rơi
Khi cuộc tình dang dở
DÒNG SÔNG THỦ lặng lờ trôi
DÒNG SÔNG THỦ lặng lờ trôi
Chứng kiến bao thăng trầm
như chiếc cầu đổ quê tôi
Đâu biết có một ngày
Có một đàn con nhỏ
Gạt nước mắt ra đi
Không bao giờ trở lại
Bình Dương, Bình Dương của ai?
Bình Dương, Bình Dương của ai?
Của tuổi thơ vui thú
Tuổi thanh xuân phiêu bồng
Bình Dương, Bình Dương của ai?
Bình Dương, Bình Dương của ai?
Những cuộc tình mật ngọt
Những cuộc tình vỡ tan
Bình Dương, Bình Dương của ai?
Bình Dương, Bình Dương của ai?
Xứ THỦ, QUÊ HƯƠNG tôi …
Nguyễn Nhơn
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire