ÁI TÌNH
Phúc nào hơn phúc ái tình!
Mình ên buồn thảm, hai mình quá vui
Tiêu tan trống vắng, ngậm ngùi
Ăn ngon, ngủ khoẻ, cuộc vui tràn trề
Cuộc đời bến giác, bờ mê
Âu lo, phiền não bề bề sạch trơn
Mặc cho kẻ thắng, người hơn
Ta về vui với cuộc nhơn duyên này
Về già quấn quít đêm ngày
Rượu dù không nhắp mà say ái tình!
Cuộc đời lại thấy bình minh
Bích câu kỳ ngộ duyên tình nở hoa! (1)
Bút Xuân
(1) Bích câu kỳ ngộ: chuyện tình của nàng tiên Giáng Kiều và một thư sinh.
Ăn Tết Ở Ba Bèo
· Bút Xuân Trần Hoàng Sa
Bốn mẹ con tôi được đưa từ Sàigòn tới Ba Bèo, Mỹ Tho từ tháng 12 năm 1954 sau khi đã trải qua một cuộc hải hành khá dài từ Bến Sáu Kho Hải Phòng vào đến tận Sàigòn.
Chúng tôi di cư vào miền Nam tìm tự do sau khi Quốc tế ký kết Hiệp Định Geneva chia đôi nước Việt Nam thành 2 Miền: từ sông Bến Hải (tức vĩ tuyến 17) trở ra Bắc là thuộc Việt Minh, từ đó trở vào Nam ra tới Phú quốc, Côn Sơn, Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chánh phủ Việt Nam Cộng hòa đứng đầu là Thủ tướng Ngô đình Diệm, sau đó toàn dân bầu cụ làm Tổng Thống, truất phế vua Bảo Đại. Rút kinh nghiệm 9 năm ở Bắc Việt từ 1945-1954, mẹ tôi dứt khoát không nghe ai cả mà bỏ hết tài sản, mọi sự đưa chúng tôi vào miền Nam, chấp nhận hiểm nguy và khởi đầu lại với hai bàn tay trắng, bỏ lại gần 2 mẫu ruộng tư điền bố tôi để lại, một ngôi nhà tường xây, mái ngói, sân gạch và tất cả mồ mả ông bà cha mẹ đang nằm yên bình tại khu nghĩa địa làng.
Con tầu khổng lồ của Hoa Kỳ là một quân vận hạm chở trên 5,000 người tị nạn mỗi chuyến, gồm có trẻ em, người lớn và hành lý. Con tầu tuy lớn vậy nhưng vẫn vào được sông Sàigòn, đổ chúng tôi lên Bến Bạch đằng sau này. Từ Sàigòn, xe GMC nhà binh chở chúng tôi về định cư tại vùng nông thôn Ba Bèo, Mỹ Tho. Cũng có những nhóm người đi nhiều nơi khác. Tính ra, cuộc hải hành từ Bắc vào Nam đã mất khoảng 5 ngày. Khi rời tầu mỗi đầu người được cấp phát ngay 100 đồng tiền Đông Dương, tiền nhà băng Pháp phát hành, lúc đó toàn quốc đang tiêu mà giá trị của nó khoảng 50 xu (nửa đồng) một gói xôi ăn buổi sáng hay 1 đồng 1 tô phở bò (bây giờ là 6 đôla tại Hoa Kỳ). Lương công chức mỗi tháng chỉ khoảng hơn 200-300 đồng và cái xe đạp Sterling mới tinh mua ở Hà nội chỉ hơn chục bạc. Nhớ lần đầu tiên mua xôi đậu xanh ăn sáng, tôi đưa chị hàng xôi tờ giấy bạc 1 đồng, tưởng là chị sẽ thối lại tiền cắc 50 xu nhưng chị đã mau mắn xé đôi tờ giấy bạc, giữ một nửa, trả lại tôi một nửa.
Trước khi lên xe, tôi còn nhìn con tầu với lòng biết ơn sâu xa vì nó đã đưa chúng tôi đến miền Đất hứa, cũng vẫn là quê hương mến yêu của chúng tôi, nhưng chế độ chính trị khác hẳn. Tôi lại nhìn tấm biểu ngữ bằng tiếng Anh vẫn còn treo bên sườn tầu:
“This is your road to Freedom.” Đây là con đường anh đi đến Tự do với mũi tên chỉ vào lối đi xuống tầu.Và nghiệm ra rằng chúng tôi đã vì Tự Do mà vào Nam, vì tương lai mà bỏ hết hiện tại và quá khứ. Cũng tấm biển này đã chỉ lối cho chúng tôi khi chúng tôi còn bỡ ngỡ ở Cảng Hải Phòng, bin rịn với những người thân còn ở lại. Từ lúc xuống tầu, chúng tôi đã được tiếp đãi hết sức nồng hậu với tình người dù những người tiếp đón chúng tôi là những người xa lạ tại một Quốc gia khác, khác ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống dân tộc. Chúng tôi thầm cảm ơn họ vì nhờ họ có tấm lòng nhân ái và có con tầu này mà chúng tôi đạt nguyện ước lớn nhất trong đời: phải tìm bằng được hai chữ Tự Do.
Về đến Ba Bèo, Mỹ Tho, cái tên dân dã, thân thương và rất giản dị với người di cư chúng tôi lúc đó, việc đầu tiên là đi nhận lều để ở. Lều của Quân đội Mỹ là những tấm bạt dày mầu xanh lá cây, cắm trên những mảnh đất cao để không sợ bị mưa lụt vì ở trong Nam, đã sắp đến mùa mưa. Gia đình khoảng 6-7 hay 8 người được cấp phát một lều, diện tích khoảng 6mX5m=30m2. Bốn mẹ con tôi phải chia đôi lều với một gia đình khác cũng 4 người. Chúng tôi dùng vải hay bạt ngăn ra làm hai để có sự riêng tư. Chỗ ngủ là những tấm ván bằng gỗ đã đóng thành phản, chân cao rất thoáng đãng. Bếp ở một góc ngay trong lều với hai cái kiềng sắt ba chân, củi khô phải mua nhưng rất rẻ hoặc vào rừng kiếm. Vậy là chúng tôi tạm có nơi định cư ổn định để lo tính tương lai sau khi đã bỏ tất cả lại nơi chôn nhau cắt rốn là vùng quê Nam định để vào đây lập nghiệp. Dù đã vào tới đây, nơi không có tiếng súng và giết chóc mỗi ngày như ở ngoài Bắc 9 năm qua, dù được trợ cấp lương thực cho đời sống, trong khi ba anh em tôi có thể đùa vui thì mẹ vẫn ưu tư, đăm chiêu nét mặt. Cái thói “cả lo” của mẹ hầu như lúc nào cũng có dù đã thoát khỏi cảnh hiểm nghèo.
Thủ tục hành chánh đầu tiên là kê khai số người trong gia đình để lãnh tiền trợ cấp. Mỗi đầu người được cấp phát 700 đồng. Bốn mẹ con tôi được lãnh 2,800 đồng, số tiền khá lớn có thể làm cái vốn buôn vặt vãnh lúc đó để sống qua ngày. Tiền này của chính phủ Ngô đình Diệm tặng mỗi người tị nạn chúng tôi để khởi đầu cuộc sống tại miền Nam. Ngoài tiền, mỗi gia đình còn được lãnh mỗi hai tuần các nhu yếu phẩm như dầu ăn, gạo, bột mì, bánh qui lạt, phó mát, bơ, thịt hộp, cá hộp v.v…những thứ này xuất xứ từ nước Mỹ và Quân đội Mỹ, có chữ ghi trên hộp, trên bao. Kể từ nay, Tổng ủy Di Cư là cơ quan quản trị chúng tôi cho đến khi chúng tôi có thể bung ra tự lập để lo cho cuộc sống hàng ngày mà không cần nhờ vào Viện trợ Mỹ nữa.
Thấm thoắt đã ba tháng sống tại Ba Bèo. Cái Tết đầu tiên tại miền Nam đang dần dần hiện rõ. Âm lịch Giáp Ngọ 1954 sắp sửa hết để bắt đầu một mùa Xuân mới Ất Mùi 1955. Những cành mai rừng bật nở xung quanh Ba Bèo đẹp rực rỡ như những bức tranh. Mầu vàng của mai dễ thuơng làm sao mà tôi với hai cô em gái, Mai Uyển và Mai Trân chưa từng thấy ở Hà Nội. Hà Nội chỉ có đào, mầu hồng phấn, trông cũng đẹp và sang trọng như Mai. Mẹ nói ở Đà lạt có nhiều đào. Tạ ơn Thượng Đế, Đà lạt thuộc về miền Nam để sau này mẹ, hai em và tôi có cơ hội thăm và chiêm ngưỡng hoa Đào.
Một người địa phương cho gia đình tôi một cái bàn bằng gỗ thường đánh vẹ-ni nhưng trông còn đẹp. Mai Uyển và Mai Trân kiếm được một cái bình bằng thủy tinh hơi to và cao, cắm hai cành mai vào đó. Hai cành mai trông có duyên làm sao với những nụ chi chít và hoa đã loáng thoáng nở, búp xanh đầy cành.
Tổng Ủy Di cư phát gạo nếp cho mỗi gia đình, cho cả lá giong và đậu xanh để gói bánh chưng. Mẹ góp chút tiền để hàng xóm ngả một con heo, lấy thịt giã giò và làm nhân bánh chưng mà người Nam kêu là bánh tét.
Tám gia đình ở lều kế nhau chung một nồi bánh. Bác Viên trai lớn tuổi nhất trong bọn, rành về làm khuôn và gói bánh, đã phân công cho mỗi gia đình một việc để thực hiện một nồi bánh chưng vào đêm 26 tháng Chạp, Giáp Ngọ.
Miền Nam mùa này cũng lạnh nhưng chưa thấm với cái lạnh ngoài Bắc. Nồi bánh được đặt ngay giữa trời vì không dám để trong lều, e cháy. Bọn trẻ chúng tôi, từ chập tối cho đến nửa đêm được phân công canh nồi bánh cho lửa đều và sôi đều, bánh mới ngon. Củi tạ ở Ba Bèo có rất nhiều. Chúng tôi đi xin người địa phương cũng khối hoặc chịu khó vào rừng mỗi người khuân về một cành khô, lấy rựa chặt ra, tha hồ đun. Chính việc sửa soạn Tết này làm mẹ và ba anh em tôi quên phần nào nỗi nhớ quê và ngôi nhà cũ thân thương kể từ khi xuống con tầu há mồm để ra tầu lớn.
Mẹ là một trong những người khéo tay gói bánh. Bác Viên tính rằng mỗi gia đình có 5 cái bánh đều nhau cho dễ chia tiền, gia đình nào ăn không hết có thể để lại cho láng giềng. Bánh chưng hình vuông, mỗi cạnh dài hơn gang tay, bề dầy khoảng một ngón tay. Bốn mươi cái bánh xếp đầy một thùng nấu phở, thùng này của người địa phương cho mượn. Hai anh con trai lớn của bác Viên, anh Tạng và anh Tốn giữ nhiệm vụ giã giò làm giò lụa. Mỗi gia đình một cây. Cái thủ lợn, bác Viên cho thái ra xào lên với tiêu, hành, mộc nhĩ xong gói giò thủ, rất ngon và đậm đà tình quê. Thịt còn lại cũng chia ra, ai muốn kho tàu theo kiểu Nam (có các bà người địa phương tới hướng dẫn và tặng gia vị: như nước dừa tươi, bột nêm v.v…) hay muốn nấu đông theo lối Bắc đều được. Dân di cư ra chợ Ba Bèo mua cải về làm giưa chua vài tuần trước Tết. Nhiều người xông xáo đi chợ Gạo mua nhiều thứ cần thiết mà ở Ba Bèo không có như thẻ hương và đèn cầy. Mẹ đi chợ mua gừng và trái quất, về gọt rửa, bóc vỏ rồi mẹ xắt mỏng ra xên đường làm mứt ăn Tết. Hạt dưa cũng mua ở chợ Ba Bèo. Ngày Tết anh em tôi cắn hạt dưa đánh tam cúc, cũng vui. Để thắp sáng, chúng tôi có đèn dầu hôi hay đèn cầy. Mãi sau này Ba Bèo mới có điện nhưng chúng tôi không cảm thấy thiếu thốn vì ở Bắc, vùng nông thôn, chúng tôi đã thường không có điện trong nhiều năm.
Cái bàn của anh em tôi, lúc trước chỉ có hai cành mai trơ trọi, những ngày cuối năm đã có thêm hai cặp bánh, vài chậu cúc nhỏ và hương nến. Khung hình trắng đen của bố tôi mang từ nhà, được đặt ngay ở giữa bàn.
Lúc Giao thừa, khi nghe chuông nhà thờ và chuông chùa gần đó đổ liên hồi, chúng tôi biết là đã Giao thừa. Mẹ và anh em chúng tôi đã tắm gội sớm. Mẹ mặc quần áo chỉnh tề như những ngày Tết khi xưa ở Bắc, mẹ đứng trước ban thờ (là cái bàn đã nói) đốt nến, thắp nhang, mắt nhìn vào tấm ảnh của bố tôi, rồi mẹ lâm râm khấn vái với tất cả lòng thành.
Sáng mồng 1 Tết, mẹ đi mừng tuổi các ông chú bà bác trong họ mạc mà khi xưa còn ở Bắc, mẹ chỉ đến họ vào ngày mồng 2; còn ngày mồng 1 mẹ dành cho ông bà nội, ông bà ngoại và chơi với con cháu.
Ba ngày Tết đầu tiên cuộc đời di cư của chúng tôi tại Ba Bèo rất vui và trôi đi rất nhanh. Nhờ bác Viên tổ chức và mọi người góp tay, chúng tôi đã có đủ bánh trái, cỗ bàn, rượu, mứt. Chỉ không cho đốt pháo vì xa xỉ, dân di cư chưa có tiền để làm ăn, sao dám đốt tiền! Sau này, 20 năm ở miền Nam, chúng tôi vẫn ăn Tết âm lịch nhưng cái không khí rộn ràng, thuần hậu và đơn giản của ngày Tết Ba Bèo không còn. Hơn nữa, Ba Bèo ngày ấy hoàn toàn thanh bình và yên vui mà những năm sau này, kể từ 1956, cho đến ngày 30-4-1975, tiếng súng lại nổi lên, càng ngày càng khốc liệt, thanh bình không còn nữa.
Cho đến ngày 30-4-1975, bốn mẹ con tôi đã ăn ở trong Nam 20 cái Tết. Càng ngày chúng tôi càng có thêm tiền bạc vì làm ăn, buôn may bán đắt. Mỗi cái Tết, chúng tôi sắm sửa hoàn bị hơn nhưng cái Tết đầu tiên ở Ba Bèo vẫn là cái Tết đáng nhớ nhất và hân hoan nhất!
Tại Hoa Kỳ, Tết Giáp Ngọ 2014
B út Xuân Trần Hoàng Sa
Xin mượn vận của bài " Lẻ Loi " ( chị NPN )
để đưa thêm vui vào hội thơ cuối năm Tị
bằng bài họa dưới đây :
LẤY CHỒNG
Luật Trời, xã hội hai mình
Muôn loài động vật, không tình lẻ loi
Lớn lên tìm bạn sánh đôi
Đẻ con, sinh cái, suôi theo phận mình
Luật ấy ban phát cho mình
Một niềm an ủi khó tìm, cô nhân
Dù trong cuộc sống, nợ nần
Nợ đời, nợ kiếp, dẫn tan nát lòng
Cũng còn những phút thong dong
Lấy tình đôi bạn đong dần mà thôi
Cho nên chớ sống lẻ loi
Đẻ rồi lại vướng lôi thôi một mình
Trần Trọng Thiện
For Violet. Good Luck to you for the New Year.Lẻ LoiSinh ra vốn chỉ một mìnhMà sao lại sợ một mình lẻ loiCho dù ai đó có đôiMột mai chết cũng lẻ loi một mìnhThì thôi chấp nhận một mìnhTìm vui đâu đó trong tình tha nhânTha nhân chẳng nợ chẳng nầnChẳng ràng chẳng buộc bận tâm nhọc lòngĐường ai nấy bước thong dongKhi vui đậu lại khi buồn bay thôiĐời người hạt bụi lẻ loiSợ gì đi, đến lẻ loi một mình!?NPNGhe mới dìa năm hết tết đến con gần ba chục tuổi gồi vẩn còn độc thân sống mình ên buồn quá hà ...
Mình ên !Gót hồng sỏi đá bước mình ênLủi thủi trên đường lẻ bóng chênh
Gối chiếc nhiều ngày sầu lặng khóc
Chăn đơn lắm tháng khổ thầm rên
Phòng bên kẻo kẹt to vang tiếng
Vách cạnh ì đùng lớn vọng rền
Cô độc nằm nghe lòng bức rức
Lăn qua lộn lại dạ buồn tênh !
Tím
Xin họa thơ với Tím , tôi không có ý nghĩ gì chỉ cảm thông nhau qua thơ văn nên họa vận , chỉ có biết và gọi nhau
trong tiếng xẻ chia nghệ thuật .
Xuân Trĩu Nặng
Xuân nầy có lẽ chỉ mình ên
Trừ tịch quay về tiếc bóng chênh
Đón tết xứ người thương tết lẻ
Chào xuân đất lạ xót xuân rên
Xuân vui chưa đến đời hiu hắt
Tết lại gieo đau tiếng vọng rền
Rắn trốn ngựa về nhìn thế cuộc
Lòng nghe nặng trĩu nỗi buồn tênh .
Võ Ngô .
HỌA VẬN BÀI :
" Mình ên " của cô em bướng bỉnh
CHỚ LÊNH TÊNH
Ấy, ấy đừng than cảnh sống ên
Vì đời, hệ lụy lắm lênh chênh
Tình có nặng mang đành phải khóc
Lánh được ngày nào, khỏi cần rên
Giới dục, giới dâm, người cả tiếng
Giữ gìn danh dự, giá vang rền
Hết nỗi lệ tuôn, nghe rưng rức
Phải treo giá ngọc, chớ lênh tênh
Cánh Bướm
HỌA VẬN BÀI :
" Mình ên " của cô em bướng bỉnh
CHỚ LÊNH TÊNH
Ấy, ấy đừng than cảnh sống ên
Vì đời, hệ lụy lắm lênh chênh
Tình có nặng mang đành phải khóc
Lánh được ngày nào, khỏi cần rên
Giới dục, giới dâm, người cả tiếng
Giữ gìn danh dự, giá vang rền
Hết nỗi lệ tuôn, nghe rưng rức
Phải treo giá ngọc, chớ lênh tênh
Cánh Bướm
Hoạ thơ : BỰC LÒNG – TT Ng (2013 – 2014 )
THÔI NÉN XUÂN THÌ
Tú Tịt HÕM HÒM HOM
05.02.2014
1. Kén mãi chưa quơ được tấm chồng ?
Đêm dài thậm thụt lạnh phòng không
Mè nheo lọc lựa hoài bao sức
Í ới mầy mò uổng lắm công
Giá ngọc treo cao đành ế ẩm
Gương trinh ủ kín hoá long đong
Chi bằng nhắm mắt dang tay chộp
Thoả thích cuồng ngây phận má hồng !
2. Thoả thích cuồng ngây phận má hồng !
Hay chi ế ẩm rũ chờ mong ?
Tàn hương bướm chán càng thê thảm
Rữa nhuỵ ong chê luống não nùng
Gối chiếc đêm thâu xao xuyến dạ
Chăn đơn tháng lụn sắt se lòng
Thanh tân nín ủ tràn u uất
Ứ tắc e lâu ngoáy khó thông !
3. Ứ tắc e lâu ngoáy khó thông !
Xuân thì não nuột lệ lưng tròng
Trinh nguyên lạnh ngắt treo đầu núi
Phẩm hạnh xình chương thả cuối sông
Cám cảnh đơn côi rầu thúi ruột
Bần thần lẻ phận xót nao lòng
Than dài thở vắn ai người hiểu
Uổng cái ngàn vàng phí bỏ không !
4. Uổng cái ngàn vàng phí bỏ không !
Đem rao bán rẻ quách cho xong
So đo mỏi gối chùng chân sải
Rị mọ trơ hàm trố mắt trông
Tục tử can chi không đón đợi ?
Phàm phu há quản chẳng chờ mong ?
Mây mưa một cuộc tràn hoan lạc
Đậm ngọt đam mê chuyện vợ chồng !
BỰC LÒNG!
LN Ng ( 2013 – 2014 )
1. Mẹ kiếp thân ta mãi chửa chồng
Suốt đời trống trải bực lòng không
Ngày qua tháng lại gầy hao sức
Sớm đợi hôm chờ mệt mỏi công
Ngán ngẫm duyên mai cung trắc trở
Mịt mù số liễu hạn long đong
Chiếu chăn giờ đã rêu rong lắm
Biết có ai chung giải giọt hồng!
2. Biết có ai chung giải giọt hồng!
Ôm bầu non nước gật gù mong
Thu qua cánh xếp hoa rầu rĩ
Đông đến mành co nguyệt não nùng
Bặt mộng mây mưa khô phấn điệp
Ngâm sương hương lửa nhạt son lòng
Nỗi mình ngọc cổ niêm lâu quá
Chẳng rõ sau này mở có thông?
3. Chẳng rõ sau này mở có thông?
Mèn ơi oan nợ thúc căng tròng
Hé môi cứ ngại tuôn vàng đá
Giữ bụng e rằng phụ núi sông
Nghĩ tới suy lui rầu tái ruột
Lo quanh tính quẩn tức nôn lòng
Sắc tài chi lắm cho lơ lửng
Một cái thoi ngà khéo bỏ không!
4. Một cái thoi ngà khéo bỏ không!
Ừ thôi tự xỏ quách cho xong
Nhụy tươi há giục ong châm thử
Đài thắm chi nài khách ghé trông
Nợ nước tình non cam gác lại
Tơ vàng chỉ đỏ đếch cầu mong
Cứ bung phênh giậu khoe vườn quí
Để rõ môi hoa chửa bén chồng
LN Ng (2013-2014)
THÔI NÉN XUÂN THÌ
Tú Tịt HÕM HÒM HOM
05.02.2014
1. Kén mãi chưa quơ được tấm chồng ?
Đêm dài thậm thụt lạnh phòng không
Mè nheo lọc lựa hoài bao sức
Í ới mầy mò uổng lắm công
Giá ngọc treo cao đành ế ẩm
Gương trinh ủ kín hoá long đong
Chi bằng nhắm mắt dang tay chộp
Thoả thích cuồng ngây phận má hồng !
2. Thoả thích cuồng ngây phận má hồng !
Hay chi ế ẩm rũ chờ mong ?
Tàn hương bướm chán càng thê thảm
Rữa nhuỵ ong chê luống não nùng
Gối chiếc đêm thâu xao xuyến dạ
Chăn đơn tháng lụn sắt se lòng
Thanh tân nín ủ tràn u uất
Ứ tắc e lâu ngoáy khó thông !
3. Ứ tắc e lâu ngoáy khó thông !
Xuân thì não nuột lệ lưng tròng
Trinh nguyên lạnh ngắt treo đầu núi
Phẩm hạnh xình chương thả cuối sông
Cám cảnh đơn côi rầu thúi ruột
Bần thần lẻ phận xót nao lòng
Than dài thở vắn ai người hiểu
Uổng cái ngàn vàng phí bỏ không !
4. Uổng cái ngàn vàng phí bỏ không !
Đem rao bán rẻ quách cho xong
So đo mỏi gối chùng chân sải
Rị mọ trơ hàm trố mắt trông
Tục tử can chi không đón đợi ?
Phàm phu há quản chẳng chờ mong ?
Mây mưa một cuộc tràn hoan lạc
Đậm ngọt đam mê chuyện vợ chồng !
BỰC LÒNG!
LN Ng ( 2013 – 2014 )
1. Mẹ kiếp thân ta mãi chửa chồng
Suốt đời trống trải bực lòng không
Ngày qua tháng lại gầy hao sức
Sớm đợi hôm chờ mệt mỏi công
Ngán ngẫm duyên mai cung trắc trở
Mịt mù số liễu hạn long đong
Chiếu chăn giờ đã rêu rong lắm
Biết có ai chung giải giọt hồng!
2. Biết có ai chung giải giọt hồng!
Ôm bầu non nước gật gù mong
Thu qua cánh xếp hoa rầu rĩ
Đông đến mành co nguyệt não nùng
Bặt mộng mây mưa khô phấn điệp
Ngâm sương hương lửa nhạt son lòng
Nỗi mình ngọc cổ niêm lâu quá
Chẳng rõ sau này mở có thông?
3. Chẳng rõ sau này mở có thông?
Mèn ơi oan nợ thúc căng tròng
Hé môi cứ ngại tuôn vàng đá
Giữ bụng e rằng phụ núi sông
Nghĩ tới suy lui rầu tái ruột
Lo quanh tính quẩn tức nôn lòng
Sắc tài chi lắm cho lơ lửng
Một cái thoi ngà khéo bỏ không!
4. Một cái thoi ngà khéo bỏ không!
Ừ thôi tự xỏ quách cho xong
Nhụy tươi há giục ong châm thử
Đài thắm chi nài khách ghé trông
Nợ nước tình non cam gác lại
Tơ vàng chỉ đỏ đếch cầu mong
Cứ bung phênh giậu khoe vườn quí
Để rõ môi hoa chửa bén chồng
LN Ng (2013-2014)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire