http://www.naungon.com/?p=7318
Bếp Ăn Của Thế Giới - Cực phẩm nhân gian
HỦ
TIẾU
Bếp Ăn Của Thế Giới - Cực phẩm nhân gian
Trước hết là
món của miền Nam:
Hủ tiếu vốn là món ăn của người Trung Quốc di cư đem vào vùng đồng bằng sông Cửu Long. Người Tiều phát âm là "cổ chéo", có nghĩa là những sợi làm bằng bột nhỏ và dài. "Cổ chéo" đã Việt hóa trở thành hủ tiếu, một món ăn mà ngày nay, có người miêu tả là "đậm đà tính dân tộc", kể ra cũng rất đúng.
Từ thuở mang gươm đi mở cõi; Ngàn năm
thương nhớ đất Thăng Long (thơ Huỳnh Văn Nghệ). Trong cái nhớ ấy, ngoài những
nỗi niềm thiêng liêng với đất Tổ, chắc chắn có nỗi nhớ phở – "miếng ăn kỳ diệu
của tất cả những người Việt Nam chân chính" (Nguyễn Tuân). Lưu dân Việt Nam vào
châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ 16 mà mãi đến cuối thể kỷ 17 (1698 Chúa Nguyễn
mới phái Nguyễn Hữu Cảnh vào xây dựng Sài Gòn. Bởi vậy, người Việt Nam vùng đất
mới gặp món "cổ chéo" như người đang "buồn ngủ gặp chiếu manh", bèn tiếp thụ
ngay cái món ăn tương tự như phở mà không cần thịt bò, chế biến với thịt heo,
tôm, cá và bột gạo đang có sẵn.
Hủ tiếu Nam Vang, thật ra không phải là sản phẩm của người Khmer mà là của người Tàu ở trên đó chế biến. Món ngon ấy đã từ Nam Vang truyền xuống Sài Gòn khá lâu rồi. Có điều đáng nói là, ngày nay nếu có dịp đi Nam Vang, ăn món hủ tiếu Nam Vang chính nơi gốc gác của nó, bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng nó không được ngon miệng bằng món hủ tiếu Nam Vang di tản xuống Sài Gòn (nước dùng không thơm ngọt bằng, thịt không mềm vừa miệng bằng, sợi hủ tiếu không dẻo thơm bằng…). Người Sài Gòn (cả người Hoa ở Sài Gòn) đã cải tiến món hủ tiếu nói chung và món hủ tiếu Nam Vang theo khẩu vị của mình suốt nhiều chục năm qua, làm cho nó trở thành người anh em họ rất xa với món hủ tiếu đang ở tại Nam Vang.
Gần 20 quán hủ tiếu Nam Vang phân bố khắp các quận tại Sài Gòn có chất lượng suýt soát nhau, trong đó các cửa hàng ở Võ Văn Tần, Nguyễn Trãi, An Dương Vương, được biết đến lâu hơn. Ðặc điểm của những cửa hàng thu hút khách ăn là có kỹ thuật nấu nước dùng đạt chất lượng cao: nấu bằng xương ống của heo, một ít mực khô, tôm khô, đun lửa cháy liu riu, liên tục vớt bọt để cho một thứ nước trong vắt ngọt lịm (nhiều quán ít khách, nước dùng là nước luộc thịt, cho quá nhiều bột ngọt và đường). Món thịt băm phải thật nhuyễn và chế biến sao cho không dai, không nát, không khô xơ, không quá béo. Trải lên sợi bánh là thịt nạc, Gan, tim, huyết, tôm tươi luộc vừa chín có vị ngọt tự nhiên. Bánh hủ tiếu làm bằng thứ bột gạo nàng hương, đốc nhen xay thật nhuyễn, sợi nhỏ sấy khô nhưng chỉ cần trụng nhanh qua nước sôi là đã mềm. Tươm vào một ít mỡ hành phi, cọng sợi hủ tiếu sẽ trong veo, bóng loáng, cái dẻo, cái thơm đã có thể cảm nhận được bằng mắt. Hủ tiếu Nam Vang có mùi vị độc đáo là do nêm vào một vài muỗng tỏi giã nhuyễn ngâm giấm thanh. Tỏi ngâm một vài ngày thì ăn, sớm quá bị cay nồng, muộn quá mất hương vị và mềm nhũn.
Tô hủ tiếu múc ra, chìm dưới làn nước trong và sánh là sợi bánh phau phau, những lát thịt, tim, gan màu sẫm, mảnh tôm hồng tươi, hành, Rau thơm xanh ngăn ngắt. Cho vào một muỗng tỏi ngâm, vắt vài giọt chanh, rải vài lát ớt, ngắt lá hẹ và giá sống… Một tĩnh vật đầy mầu sắc, nhưng nó đang cựa mình bốc lên một mùi thơm quyến rũ. Nếu lấy tri thức dinh dưỡng hiện đại mà đánh giá thì tô hủ tiếu Nam Vang là một sự tổng hợp các chất khá phong phú.
Hủ tiếu Mỹ Tho có lẽ là món còn giữ được gần với món hủ tiếu khi mới ra đời. Tại Mỹ Tho, người ta dùng gạo Gò Cát thơm dẻo nổi tiếng để làm sợi bánh. Nước dùng nấu bằng xương ống, mực khô nướng thơm, khi ăn có trụng mốt ít cải xanh xắt nhỏ. Một số nơi thêm miếng sườn heo, hoặc vài quả trứng cút vào tô hủ tiếu.
Hủ tiếu Mỹ Tho chiếm lĩnh và trụ vững ở các quán ăn ở thị trấn các vùng quê. Tuy nhiên, mỗi địa phương người ta có sự gia giảm các loại nguyên liệu cho hợp với khẩu vị. Ở Vĩnh Long cách nêm gia vị lạ lùng là khi tô hủ tiếu múc ra người ta nêm vào muỗng đường cát.
Hủ tiếu là món ăn cùng tuổi với vùng đất Nam Bộ. Nó chưa vươn ra khỏi địa bàn đã sinh ra nhưng đã giành được khẩu vị của người dân của một thành phố đông dân và sầm uất vào bậc nhất, góp phần làm phong phú thêm bản thực đơn Việt Nam vốn đã rất phong phú.
Đây là cách nấu hủ tiếu Nam Vang.
*Nguyên liệu:
- 1,5kg xương gà hoặc heo, bò để nấu nước lèo
- 1kg hủ tiếu dai (bột lọc) tươi hoặc khô
- 1/2kg tôm bạc
- 1/2kg thịt heo nạc lưng
- 1/2 lb gan heo (tuỳ ý)
- 1/2 chén tôm khô
- 1 con khô mực
- Dầu ăn, nước mắm
- Tỏi vài tép
- Bột xá xíu
- Chanh, ớt, hành lá, ngò, cần ta (tuỳ ý)
- Muối, tiêu, đường, bột ngọt (tuỳ ý)
- 2 củ hành tây
- 10 củ hành đỏ (tím) nhỏ
- Giá, hẹ
*Cách làm:
- Xương rửa nước muối cho sạch. Bắc lên bếp luộc cho sôi bùng lên, vớt bọt thường xuyên cho nước trong.
- Tôm khô rửa sạch.
- Mực nướng, xé nhỏ.
- 1 củ hành tây chẻ đôi.
- Tất cả bỏ vào nồi nước lèo. Nêm mắm, muối, đường, bọt ngọt cho vừa miệng. Một củ còn lại, xắt mỏng bỏ lên mặt với hành ngò. Giữ nồi nước lèo sôi âm ỉ cho đến lúc ăn.
- 1/2 thịt đem xay. Ướp hành, tỏi, tiêu, muối. Rồi đem xào với dầu ăn. Bỏ vào nồi nước lèo hoặc bỏ lên tô khi dọn ăn, tuỳ ý thích.
- 1/2 thịt ướp với bột xá xíu, vài giờ cho thấm. Rồi bỏ vào chảo với dầu ăn lên bếp, xíu cho thịt chín ráo. Để nguội, xắt lát mỏng vừa miếng ăn.
- Nếu thích gan, thì luộc với tí muối cho chín. Vớt ra, rồi xắt mỏng. Đậy lại, không thì gan khô đi.
- Tôm có thể trụng trong nồi nước lèo, vớt ra lột vỏ, chừa đuôi lại. Nhớ lấy đường ruột tôm trên lưng ra cho sạch sẽ. Để chung tôm, thịt xá xíu, thịt xay, gan cùng một đĩa.
- Hành ta lột vỏ, bào mỏng, cùng tỏi bằm xào lên với dầu ăn cho thơm, đừng để cháy. Đổ ra chén, khi ăn múc một muỗng hành phi tỏi bỏ vào trên mặt tô hủ tiếu.
- Khô thì ngâm nước ấm, rồi khi ăn trụng với nước sôi . Còn hủ tiếu tươi thì chỉ cần trụng với nước sôi khi ăn.
- Hủ tiếu và giá trụng với nước sôi. Bỏ vào tô.
- Sắp nhưn lên, rồi bỏ hành ngò, rau cần, hoặc hẹ, xong rưới nước lèo lên.
- Múc muỗng hành, tỏi phi cho vào tô.
- Vắt chanh, thêm ớt, như vậy là ta có một tô hủ tiếu Nam Vang hấp dẫn.
***Hủ tiếu có 2 cách ăn. Một là "hủ tiếu nước" nghĩa là nước chung với bánh. Hai là "hủ tiếu khô" nghĩa là nước để ra một chén riêng, ăn bánh và thịt có trộn gia vị trước, nước dùng húp trong quá trình ăn. Hình dưới là một tô hủ tiếu khô với chén nước lèo.
Món thứ 2 của miền Bắc là:
PHỞ
Phở có nhiều loại: tái, nạm, gầu, gân, béo, chín.
Để nấu thịt phở người ta thường dùng thịt bò và gà.
Phở bò
Phở gà
Phở bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và tình trạng Việt Nam bị phân chia hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt. Từ lúc này, những ý kiến trái ngược nhau về nguồn gốc của phở đã xuất hiện. Một vài trong số đó đưa ra luận điểm rằng phở bắt nguồn từ phương pháp chế biến món thịt hầm của Pháp (pot-au-feu). Sự có mặt của Pháp ở Việt Nam có lẽ củng cố luận điểm này, nhưng việc phở có nhiều gia vị và rau mùi nguồn gốc từ châu Á, đặc biệt là Việt Nam, đã bác bỏ chúng. Số khác lại cho rằng phở ảnh hưởng từ Trung Hoa vì dựa vào mặt địa lý, hơn nữa phương pháp sử dụng bột gạo làm bánh phở và nhiều đồ gia vị trong phở khá giống món hoành thánh của Trung Hoa, lại nghĩ từ “fun” là tiếng Quảng Đông, đọc trại đi thì nghe giống từ “phở”… nhưng chưa có bằng chứng xác thực hơn chứng minh được. Vì thế, nguồn gốc của phở từ Việt Nam có lẽ là ý kiến được nhiều người chấp nhận.
Sự xuất ngoại để tị nạn chính trị của những người Việt Nam trong thời kỳ hậu Chiến tranh Việt Nam đã làm cho phở được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Đã có nhiều nhà hàng phở ở Mỹ, Pháp, Úc và Canada. Những người Việt Nam không thuộc diện tị nạn chính trị cũng mang phở đến những nước thuộc khối Xô Viết, bao gồm Nga, Ba Lan và Cộng hòa Séc.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: hay phở bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam thì lại nhỏ hơn ở miền Bắc.
*Nguyên liệu:
- 1kg thịt bò có nhiều gân và hoặc có cục tủy để nấu súp
- Vài cục xương có tủy
- 400g thịt bò tái
- 1 bao bò vò viên
- Củ hành, gừng tươi
- Quế , bông hồi
- Muối, bột ngọt
- Bánh phở
- Rau ngò tây, rau quế, giá, chanh, nước mắm
- Hành lá, rau ngò (rau mùi)
- Tương ngọt và tương ớt
*Cách làm:
- Rửa thịt và xương xong, bỏ vào nồi lớn 2 lít nước ấm.
- Đợi cho nước sôi, vớt bọt, xong bỏ muối.
- Củ hành và gừng (cả hai đừng gọt vỏ) bỏ lên nướng cho thơm, rồi bỏ vào nồi nước dùng.
- Chừng 1 giờ sau hoặc có thể trể hơn, lấy nĩa ghim vào thịt xem thịt đã chín chưa, sau cùng là để bột ngọt vào. Để quế và bông hồi vào. Trong thời gian chờ đợi, luộc bánh phở, rửa rau, giá, thái thịt tái ra thật mỏng, thái thịt chín, cũ hành thái mỏng và chanh xắt ra làm 6.
- Khi gần ăn, lượt nồi nước phở sang một nồi khác, và bỏ bò vò viên vào.
- Để bánh phở vào trong một cái tô, trải thịt chín, thịt tái, cũ hành, tưới nước phở vào tô, nước phở cần đun cho thật sôi, không thì thịt tái sẽ không chín, vớt bó vò viên vào, rắc rau hành là, và ngò vào, rắc chút tiêu.
- Có người không thích ăn thịt tái quá, thì bạn nên lấy thịt để vào trong cái giá, nhúng sơ qua nước phở cho chín, rồi hãy để vào tô sau cùng.
- Hành lá, lấy phần trắng để nguyen, thả vào nồi phở khi chan nước dùng thì bạn hãy để lên tôi vài cọng.
***Món phở nấu lúc nào cũng công phu, nhưng nhứt là vào mùa lạnh, tối đi làm về có một tô phở nóng thật là tuyệt.
Và cuối cùng là…
BÚN BÒ HUẾ
Nguyên liệu nấu bún bò thì ngoài thịt bò còn có chả và giò heo.
Bún bò giò heo
Bún bò
Bún bò không có nguồn gốc ngoại lai. Bún bò là rất VN, rất "dân tộc". Bún là tiếng ‘nôm’, không gốc gác họ hàng gì với tiếng Tàu cả. Bò là con bò, thịt bò, cũng là tiếng "nôm" không dính dáng gì tới "ngưu" là tiếng người Tàu gọi chung cả trâu lẫn bò. Miếng thịt bò ngênh ngang nằm trong tô bún thì gọi nó là thịt bò, không ai gọi nó là "ngưu nhục".
Về bún bò thì đâu có riêng gì Huế mới có. Quảng Trị cũng có bún bò vậy, còn Quảng Bình thì sao? Qua khỏi đèo Hải Vân, bún bò Đà Nẵng trở thành một món ăn "lưu lạc" nơi xứ lạ quê người. Nó nằm lu thu một mình, lạc lỏng giữa đám mì Quảng ồn ào như ở hải cảng Đà Nẵng nhưng lại chẳng cô đơn khi vào tới thủ phủ miền Nam.
Gốc gác tô bún bò là những cộng bún nằm trong tô thịt bò có nước xáo thhịt bò mà không có thịt heo. Có lẽ miền Trung có những ngọn đồi thoai thoải thuận tiện cho việc nuôi bò, nhưng khi tô bún bò "định cư" ở Cố Đô thì nó có phần "thay da đổi thịt". Bên cạnh bún và thịt bò, người ta thêm vào đó một miếng giò heo. Đó là những cái chân của con heo đã cạo trắng, không còn chút lông, cái móng già đã được lấy đị Miếng giò heo được chặt làm đôi, mỗi bên mỗi móng vì chân heo chỉ có hai móng hoặc là một khoanh tròn phần trên của chỗ móng heo, đầy lên những da và thịt. Tại sao lại giò heo mà không là thịt heo, như tên gọi của nó: "Bún bò giò heo" (Không ai gọi "Bún bò thịt heo"). Lối ăn như thế là theo cách của người Tàu. Người Tàu cho rằng tinh chất của mỗi động vật tụ lại nơi chân của nó cho nên chân là phần bổ nhứt trong cơ thể con vật. Do đó, chúng ta thấy nhiều món ăn làm bằng chân động vật bổ và ngon đáo để.
Ngoài miếng giò heo, tô bún bò Huế cầu kỳ hơn với những miếng chuối bắp xắt lát (*), với những cọng rau quế trắng mà người ta cho rằng thơm hơn cọng rau quế đỏ. Chất chát của chuối bắp sẽ đẩy những mỡ, gia vị ra khỏi lưỡi, để cho cái lưỡi được "sạch", miếng thịt heo ăn tiếp sau sẽ ngon hơn. Các thứ thịt trong tô bún bò giò heo không có mùi tanh, kể cả miếng giò heo to, nó có mùi béo ngậy, kích thích giác quan người ăn. Cho nên có người ăn bún bò, không như khi ăn phở, không cần ăn thêm rau quế. Rau chỉ làm cho miếng ăn thơm hơn. Người nấu bún bò không mua loại heo nuôi theo kiểu công nghiệp. Giò heo họ nấu phải là thứ heo cỏ, lông đen, nhỏ con do người ta nuôi theo lối thủ công. Giò heo không lớn quá, mỡ không nhiều quá, da không dày quá mà lại dòn, nước ngọt.
Bún bò giò heo là món ăn của người Huế, nói riêng. Người Huế lại thích ăn ớt. Người Nam Kỳ ít thích ăn ớt, thấy tô bún ngon nhưng chỉ cứ ngồi nhìn, không dám đụng đũa. Trên mặt nồi bún là một lớp váng đỏ au do ớt bột tao với mỡ. Mặc dù người bán bún đã lấy cái vá chao trên mặt nồi cho váng ớt tan ra hai bên trước khi múc nước cho vào tô bún, bề mặt tô bún vẫn là một lớp ớt đỏ lóng lánh mỡ. Thế mà trên bàn, đôi khi còn có thêm một dĩa ớt sừng trâu hay ớt mọi (ớt hiểm) hay một chén tương ớt. Vừa ăn, thực khách vừa xuýt xoa vì cay, có khi toát mồ hôi, rớm nước mắt, trong cái bấc lạnh của vùng Châu Á Gió Mùa từ biển Đông thổi về mới đúng với cái thú ăn bún bò trong mùa lạnh.
*Nguyên liệu:
- 1 kg xương đuôi bò
- 800 gr giò heo trước
- 400 gr thít bò nạm
- 2 củ hành tây
- 1 bó sả
- Bắp chuối bào, giá sống, hành lá, ngò gai
- 2 trái chanh
- Ớt trái, ớt bột
- 2 muỗng súp mắm ruốc
- 1/3 chén mỡ
- 1 muỗng bột hột điều dầu
- Nước mắm + muối + bột ngọt
- 2,5 kg bún sợi to
*Cách làm:
- Xương bò, giò heo: rửa sạch, chặt khúc
- Sả: 1/2 cắt khúc bó lại. 1/2 bằm nhỏ
- Thịt nạm: rửa sạch, để ráo nước.
- Đổ vào nồi 3 lít nước + 1/2 muỗng cafe muối + 1/2 bó xả. Nước vừa sôi tim cho thịt bò & xương bò vào nấu. Nước sôi được 10 phút cho giò heo vô. Tiếp tục nấu lưả vừa, hớt bọt thường cho trong nước. Xem chừng loại thịt nào chín mềm trước thì vớt ra đầu, không để rục quá. Khi vớt hết thịt ra, lọc mắm ruốc đổ vào nồi. Nêm thêm bột ngọt và nước mắm cho vừa ăn.
- Chảo mỡ nóng cho củ hành lá đập dập vào xào cho thơm, kế đến cho xả bằm + ớt bột + bột hột điều dầu + 1 trái ớt chín bằm nhỏ vào xào vàng, cho 1/2 hỗn hợp nầy vào nồi nước dùng. Với 1/2 hành ngò gai băm nhỏ.
- Thịt nạm: thái mỏng, to bảng.
- Thịt giò: lóc phần có nhiều thịt ra khỏi xương, xắt giống thịt nạm.
- Củ hành: xắt khoanh.
- Ngò gai: bằm nhỏ
- Cho bún vào tô, bên trên để thịt nạm + thịt giò và 1 nhúm ngò gai + củ hành. Nước dùng nấu thật sôi, chế vào tô bún.
***Dọn ăn với bắp chuối bào + giá sống + rau ngò gai + hún cây và xả ớt xào. Khi ăn cần thêm chanh.
Sau đây là những "cực phẩm" khác cũng ngon không kém… Có thể xem chúng là fastfood cũng chẳng sai. Thêm nữa, chúng là những thức ăn nóng, rất ngon, bổ và tốt cho sức khỏe. Chỉ cần gọi và ngồi chờ 5 phút, bạn sẽ có ngay một phần "fastfood Việt Nam" chất lượng tuyệt hảo, hơn hẳn bánh mì sandwiches hay hamburgers.
Bánh bao
Bánh mì kẹp thịt
Bún thịt nướng
Bánh cuốn
Bánh ướt
Một dĩa bánh cuốn đầy đủ chả và bánh tôm
Cơm tấm sườn
Cơm tấm bì chả
Bánh canh giò heo
Bò viên
Bún bò viên
Bún măng giò heo
Bún măng vịt
Bún mọc
Miến gà
Cháo lòng
Bún ốc
Bún riêu
Hủ tiếu Nam Vang, thật ra không phải là sản phẩm của người Khmer mà là của người Tàu ở trên đó chế biến. Món ngon ấy đã từ Nam Vang truyền xuống Sài Gòn khá lâu rồi. Có điều đáng nói là, ngày nay nếu có dịp đi Nam Vang, ăn món hủ tiếu Nam Vang chính nơi gốc gác của nó, bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng nó không được ngon miệng bằng món hủ tiếu Nam Vang di tản xuống Sài Gòn (nước dùng không thơm ngọt bằng, thịt không mềm vừa miệng bằng, sợi hủ tiếu không dẻo thơm bằng…). Người Sài Gòn (cả người Hoa ở Sài Gòn) đã cải tiến món hủ tiếu nói chung và món hủ tiếu Nam Vang theo khẩu vị của mình suốt nhiều chục năm qua, làm cho nó trở thành người anh em họ rất xa với món hủ tiếu đang ở tại Nam Vang.
Gần 20 quán hủ tiếu Nam Vang phân bố khắp các quận tại Sài Gòn có chất lượng suýt soát nhau, trong đó các cửa hàng ở Võ Văn Tần, Nguyễn Trãi, An Dương Vương, được biết đến lâu hơn. Ðặc điểm của những cửa hàng thu hút khách ăn là có kỹ thuật nấu nước dùng đạt chất lượng cao: nấu bằng xương ống của heo, một ít mực khô, tôm khô, đun lửa cháy liu riu, liên tục vớt bọt để cho một thứ nước trong vắt ngọt lịm (nhiều quán ít khách, nước dùng là nước luộc thịt, cho quá nhiều bột ngọt và đường). Món thịt băm phải thật nhuyễn và chế biến sao cho không dai, không nát, không khô xơ, không quá béo. Trải lên sợi bánh là thịt nạc, Gan, tim, huyết, tôm tươi luộc vừa chín có vị ngọt tự nhiên. Bánh hủ tiếu làm bằng thứ bột gạo nàng hương, đốc nhen xay thật nhuyễn, sợi nhỏ sấy khô nhưng chỉ cần trụng nhanh qua nước sôi là đã mềm. Tươm vào một ít mỡ hành phi, cọng sợi hủ tiếu sẽ trong veo, bóng loáng, cái dẻo, cái thơm đã có thể cảm nhận được bằng mắt. Hủ tiếu Nam Vang có mùi vị độc đáo là do nêm vào một vài muỗng tỏi giã nhuyễn ngâm giấm thanh. Tỏi ngâm một vài ngày thì ăn, sớm quá bị cay nồng, muộn quá mất hương vị và mềm nhũn.
Tô hủ tiếu múc ra, chìm dưới làn nước trong và sánh là sợi bánh phau phau, những lát thịt, tim, gan màu sẫm, mảnh tôm hồng tươi, hành, Rau thơm xanh ngăn ngắt. Cho vào một muỗng tỏi ngâm, vắt vài giọt chanh, rải vài lát ớt, ngắt lá hẹ và giá sống… Một tĩnh vật đầy mầu sắc, nhưng nó đang cựa mình bốc lên một mùi thơm quyến rũ. Nếu lấy tri thức dinh dưỡng hiện đại mà đánh giá thì tô hủ tiếu Nam Vang là một sự tổng hợp các chất khá phong phú.
Hủ tiếu Mỹ Tho có lẽ là món còn giữ được gần với món hủ tiếu khi mới ra đời. Tại Mỹ Tho, người ta dùng gạo Gò Cát thơm dẻo nổi tiếng để làm sợi bánh. Nước dùng nấu bằng xương ống, mực khô nướng thơm, khi ăn có trụng mốt ít cải xanh xắt nhỏ. Một số nơi thêm miếng sườn heo, hoặc vài quả trứng cút vào tô hủ tiếu.
Hủ tiếu Mỹ Tho chiếm lĩnh và trụ vững ở các quán ăn ở thị trấn các vùng quê. Tuy nhiên, mỗi địa phương người ta có sự gia giảm các loại nguyên liệu cho hợp với khẩu vị. Ở Vĩnh Long cách nêm gia vị lạ lùng là khi tô hủ tiếu múc ra người ta nêm vào muỗng đường cát.
Hủ tiếu là món ăn cùng tuổi với vùng đất Nam Bộ. Nó chưa vươn ra khỏi địa bàn đã sinh ra nhưng đã giành được khẩu vị của người dân của một thành phố đông dân và sầm uất vào bậc nhất, góp phần làm phong phú thêm bản thực đơn Việt Nam vốn đã rất phong phú.
Đây là cách nấu hủ tiếu Nam Vang.
*Nguyên liệu:
- 1,5kg xương gà hoặc heo, bò để nấu nước lèo
- 1kg hủ tiếu dai (bột lọc) tươi hoặc khô
- 1/2kg tôm bạc
- 1/2kg thịt heo nạc lưng
- 1/2 lb gan heo (tuỳ ý)
- 1/2 chén tôm khô
- 1 con khô mực
- Dầu ăn, nước mắm
- Tỏi vài tép
- Bột xá xíu
- Chanh, ớt, hành lá, ngò, cần ta (tuỳ ý)
- Muối, tiêu, đường, bột ngọt (tuỳ ý)
- 2 củ hành tây
- 10 củ hành đỏ (tím) nhỏ
- Giá, hẹ
*Cách làm:
- Xương rửa nước muối cho sạch. Bắc lên bếp luộc cho sôi bùng lên, vớt bọt thường xuyên cho nước trong.
- Tôm khô rửa sạch.
- Mực nướng, xé nhỏ.
- 1 củ hành tây chẻ đôi.
- Tất cả bỏ vào nồi nước lèo. Nêm mắm, muối, đường, bọt ngọt cho vừa miệng. Một củ còn lại, xắt mỏng bỏ lên mặt với hành ngò. Giữ nồi nước lèo sôi âm ỉ cho đến lúc ăn.
- 1/2 thịt đem xay. Ướp hành, tỏi, tiêu, muối. Rồi đem xào với dầu ăn. Bỏ vào nồi nước lèo hoặc bỏ lên tô khi dọn ăn, tuỳ ý thích.
- 1/2 thịt ướp với bột xá xíu, vài giờ cho thấm. Rồi bỏ vào chảo với dầu ăn lên bếp, xíu cho thịt chín ráo. Để nguội, xắt lát mỏng vừa miếng ăn.
- Nếu thích gan, thì luộc với tí muối cho chín. Vớt ra, rồi xắt mỏng. Đậy lại, không thì gan khô đi.
- Tôm có thể trụng trong nồi nước lèo, vớt ra lột vỏ, chừa đuôi lại. Nhớ lấy đường ruột tôm trên lưng ra cho sạch sẽ. Để chung tôm, thịt xá xíu, thịt xay, gan cùng một đĩa.
- Hành ta lột vỏ, bào mỏng, cùng tỏi bằm xào lên với dầu ăn cho thơm, đừng để cháy. Đổ ra chén, khi ăn múc một muỗng hành phi tỏi bỏ vào trên mặt tô hủ tiếu.
- Khô thì ngâm nước ấm, rồi khi ăn trụng với nước sôi . Còn hủ tiếu tươi thì chỉ cần trụng với nước sôi khi ăn.
- Hủ tiếu và giá trụng với nước sôi. Bỏ vào tô.
- Sắp nhưn lên, rồi bỏ hành ngò, rau cần, hoặc hẹ, xong rưới nước lèo lên.
- Múc muỗng hành, tỏi phi cho vào tô.
- Vắt chanh, thêm ớt, như vậy là ta có một tô hủ tiếu Nam Vang hấp dẫn.
***Hủ tiếu có 2 cách ăn. Một là "hủ tiếu nước" nghĩa là nước chung với bánh. Hai là "hủ tiếu khô" nghĩa là nước để ra một chén riêng, ăn bánh và thịt có trộn gia vị trước, nước dùng húp trong quá trình ăn. Hình dưới là một tô hủ tiếu khô với chén nước lèo.
Món thứ 2 của miền Bắc là:
PHỞ
Phở có nhiều loại: tái, nạm, gầu, gân, béo, chín.
Để nấu thịt phở người ta thường dùng thịt bò và gà.
Phở bò
Phở gà
Phở bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và tình trạng Việt Nam bị phân chia hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt. Từ lúc này, những ý kiến trái ngược nhau về nguồn gốc của phở đã xuất hiện. Một vài trong số đó đưa ra luận điểm rằng phở bắt nguồn từ phương pháp chế biến món thịt hầm của Pháp (pot-au-feu). Sự có mặt của Pháp ở Việt Nam có lẽ củng cố luận điểm này, nhưng việc phở có nhiều gia vị và rau mùi nguồn gốc từ châu Á, đặc biệt là Việt Nam, đã bác bỏ chúng. Số khác lại cho rằng phở ảnh hưởng từ Trung Hoa vì dựa vào mặt địa lý, hơn nữa phương pháp sử dụng bột gạo làm bánh phở và nhiều đồ gia vị trong phở khá giống món hoành thánh của Trung Hoa, lại nghĩ từ “fun” là tiếng Quảng Đông, đọc trại đi thì nghe giống từ “phở”… nhưng chưa có bằng chứng xác thực hơn chứng minh được. Vì thế, nguồn gốc của phở từ Việt Nam có lẽ là ý kiến được nhiều người chấp nhận.
Sự xuất ngoại để tị nạn chính trị của những người Việt Nam trong thời kỳ hậu Chiến tranh Việt Nam đã làm cho phở được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Đã có nhiều nhà hàng phở ở Mỹ, Pháp, Úc và Canada. Những người Việt Nam không thuộc diện tị nạn chính trị cũng mang phở đến những nước thuộc khối Xô Viết, bao gồm Nga, Ba Lan và Cộng hòa Séc.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: hay phở bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam thì lại nhỏ hơn ở miền Bắc.
*Nguyên liệu:
- 1kg thịt bò có nhiều gân và hoặc có cục tủy để nấu súp
- Vài cục xương có tủy
- 400g thịt bò tái
- 1 bao bò vò viên
- Củ hành, gừng tươi
- Quế , bông hồi
- Muối, bột ngọt
- Bánh phở
- Rau ngò tây, rau quế, giá, chanh, nước mắm
- Hành lá, rau ngò (rau mùi)
- Tương ngọt và tương ớt
*Cách làm:
- Rửa thịt và xương xong, bỏ vào nồi lớn 2 lít nước ấm.
- Đợi cho nước sôi, vớt bọt, xong bỏ muối.
- Củ hành và gừng (cả hai đừng gọt vỏ) bỏ lên nướng cho thơm, rồi bỏ vào nồi nước dùng.
- Chừng 1 giờ sau hoặc có thể trể hơn, lấy nĩa ghim vào thịt xem thịt đã chín chưa, sau cùng là để bột ngọt vào. Để quế và bông hồi vào. Trong thời gian chờ đợi, luộc bánh phở, rửa rau, giá, thái thịt tái ra thật mỏng, thái thịt chín, cũ hành thái mỏng và chanh xắt ra làm 6.
- Khi gần ăn, lượt nồi nước phở sang một nồi khác, và bỏ bò vò viên vào.
- Để bánh phở vào trong một cái tô, trải thịt chín, thịt tái, cũ hành, tưới nước phở vào tô, nước phở cần đun cho thật sôi, không thì thịt tái sẽ không chín, vớt bó vò viên vào, rắc rau hành là, và ngò vào, rắc chút tiêu.
- Có người không thích ăn thịt tái quá, thì bạn nên lấy thịt để vào trong cái giá, nhúng sơ qua nước phở cho chín, rồi hãy để vào tô sau cùng.
- Hành lá, lấy phần trắng để nguyen, thả vào nồi phở khi chan nước dùng thì bạn hãy để lên tôi vài cọng.
***Món phở nấu lúc nào cũng công phu, nhưng nhứt là vào mùa lạnh, tối đi làm về có một tô phở nóng thật là tuyệt.
Và cuối cùng là…
BÚN BÒ HUẾ
Nguyên liệu nấu bún bò thì ngoài thịt bò còn có chả và giò heo.
Bún bò giò heo
Bún bò
Bún bò không có nguồn gốc ngoại lai. Bún bò là rất VN, rất "dân tộc". Bún là tiếng ‘nôm’, không gốc gác họ hàng gì với tiếng Tàu cả. Bò là con bò, thịt bò, cũng là tiếng "nôm" không dính dáng gì tới "ngưu" là tiếng người Tàu gọi chung cả trâu lẫn bò. Miếng thịt bò ngênh ngang nằm trong tô bún thì gọi nó là thịt bò, không ai gọi nó là "ngưu nhục".
Về bún bò thì đâu có riêng gì Huế mới có. Quảng Trị cũng có bún bò vậy, còn Quảng Bình thì sao? Qua khỏi đèo Hải Vân, bún bò Đà Nẵng trở thành một món ăn "lưu lạc" nơi xứ lạ quê người. Nó nằm lu thu một mình, lạc lỏng giữa đám mì Quảng ồn ào như ở hải cảng Đà Nẵng nhưng lại chẳng cô đơn khi vào tới thủ phủ miền Nam.
Gốc gác tô bún bò là những cộng bún nằm trong tô thịt bò có nước xáo thhịt bò mà không có thịt heo. Có lẽ miền Trung có những ngọn đồi thoai thoải thuận tiện cho việc nuôi bò, nhưng khi tô bún bò "định cư" ở Cố Đô thì nó có phần "thay da đổi thịt". Bên cạnh bún và thịt bò, người ta thêm vào đó một miếng giò heo. Đó là những cái chân của con heo đã cạo trắng, không còn chút lông, cái móng già đã được lấy đị Miếng giò heo được chặt làm đôi, mỗi bên mỗi móng vì chân heo chỉ có hai móng hoặc là một khoanh tròn phần trên của chỗ móng heo, đầy lên những da và thịt. Tại sao lại giò heo mà không là thịt heo, như tên gọi của nó: "Bún bò giò heo" (Không ai gọi "Bún bò thịt heo"). Lối ăn như thế là theo cách của người Tàu. Người Tàu cho rằng tinh chất của mỗi động vật tụ lại nơi chân của nó cho nên chân là phần bổ nhứt trong cơ thể con vật. Do đó, chúng ta thấy nhiều món ăn làm bằng chân động vật bổ và ngon đáo để.
Ngoài miếng giò heo, tô bún bò Huế cầu kỳ hơn với những miếng chuối bắp xắt lát (*), với những cọng rau quế trắng mà người ta cho rằng thơm hơn cọng rau quế đỏ. Chất chát của chuối bắp sẽ đẩy những mỡ, gia vị ra khỏi lưỡi, để cho cái lưỡi được "sạch", miếng thịt heo ăn tiếp sau sẽ ngon hơn. Các thứ thịt trong tô bún bò giò heo không có mùi tanh, kể cả miếng giò heo to, nó có mùi béo ngậy, kích thích giác quan người ăn. Cho nên có người ăn bún bò, không như khi ăn phở, không cần ăn thêm rau quế. Rau chỉ làm cho miếng ăn thơm hơn. Người nấu bún bò không mua loại heo nuôi theo kiểu công nghiệp. Giò heo họ nấu phải là thứ heo cỏ, lông đen, nhỏ con do người ta nuôi theo lối thủ công. Giò heo không lớn quá, mỡ không nhiều quá, da không dày quá mà lại dòn, nước ngọt.
Bún bò giò heo là món ăn của người Huế, nói riêng. Người Huế lại thích ăn ớt. Người Nam Kỳ ít thích ăn ớt, thấy tô bún ngon nhưng chỉ cứ ngồi nhìn, không dám đụng đũa. Trên mặt nồi bún là một lớp váng đỏ au do ớt bột tao với mỡ. Mặc dù người bán bún đã lấy cái vá chao trên mặt nồi cho váng ớt tan ra hai bên trước khi múc nước cho vào tô bún, bề mặt tô bún vẫn là một lớp ớt đỏ lóng lánh mỡ. Thế mà trên bàn, đôi khi còn có thêm một dĩa ớt sừng trâu hay ớt mọi (ớt hiểm) hay một chén tương ớt. Vừa ăn, thực khách vừa xuýt xoa vì cay, có khi toát mồ hôi, rớm nước mắt, trong cái bấc lạnh của vùng Châu Á Gió Mùa từ biển Đông thổi về mới đúng với cái thú ăn bún bò trong mùa lạnh.
*Nguyên liệu:
- 1 kg xương đuôi bò
- 800 gr giò heo trước
- 400 gr thít bò nạm
- 2 củ hành tây
- 1 bó sả
- Bắp chuối bào, giá sống, hành lá, ngò gai
- 2 trái chanh
- Ớt trái, ớt bột
- 2 muỗng súp mắm ruốc
- 1/3 chén mỡ
- 1 muỗng bột hột điều dầu
- Nước mắm + muối + bột ngọt
- 2,5 kg bún sợi to
*Cách làm:
- Xương bò, giò heo: rửa sạch, chặt khúc
- Sả: 1/2 cắt khúc bó lại. 1/2 bằm nhỏ
- Thịt nạm: rửa sạch, để ráo nước.
- Đổ vào nồi 3 lít nước + 1/2 muỗng cafe muối + 1/2 bó xả. Nước vừa sôi tim cho thịt bò & xương bò vào nấu. Nước sôi được 10 phút cho giò heo vô. Tiếp tục nấu lưả vừa, hớt bọt thường cho trong nước. Xem chừng loại thịt nào chín mềm trước thì vớt ra đầu, không để rục quá. Khi vớt hết thịt ra, lọc mắm ruốc đổ vào nồi. Nêm thêm bột ngọt và nước mắm cho vừa ăn.
- Chảo mỡ nóng cho củ hành lá đập dập vào xào cho thơm, kế đến cho xả bằm + ớt bột + bột hột điều dầu + 1 trái ớt chín bằm nhỏ vào xào vàng, cho 1/2 hỗn hợp nầy vào nồi nước dùng. Với 1/2 hành ngò gai băm nhỏ.
- Thịt nạm: thái mỏng, to bảng.
- Thịt giò: lóc phần có nhiều thịt ra khỏi xương, xắt giống thịt nạm.
- Củ hành: xắt khoanh.
- Ngò gai: bằm nhỏ
- Cho bún vào tô, bên trên để thịt nạm + thịt giò và 1 nhúm ngò gai + củ hành. Nước dùng nấu thật sôi, chế vào tô bún.
***Dọn ăn với bắp chuối bào + giá sống + rau ngò gai + hún cây và xả ớt xào. Khi ăn cần thêm chanh.
Sau đây là những "cực phẩm" khác cũng ngon không kém… Có thể xem chúng là fastfood cũng chẳng sai. Thêm nữa, chúng là những thức ăn nóng, rất ngon, bổ và tốt cho sức khỏe. Chỉ cần gọi và ngồi chờ 5 phút, bạn sẽ có ngay một phần "fastfood Việt Nam" chất lượng tuyệt hảo, hơn hẳn bánh mì sandwiches hay hamburgers.
Bánh bao
Bánh mì kẹp thịt
Bún thịt nướng
Bánh cuốn
Bánh ướt
Một dĩa bánh cuốn đầy đủ chả và bánh tôm
Cơm tấm sườn
Cơm tấm bì chả
Bánh canh giò heo
Bò viên
Bún bò viên
Bún măng giò heo
Bún măng vịt
Bún mọc
Miến gà
Cháo lòng
Bún ốc
Bún riêu
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire