Những thiếu nữ của đồng bào Kor huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Vẻ đẹp của các thiếu nữ dân tộc thiểu số
Thứ Tư, ngày 19/02/2014 09:33 AM (GMT+7)
Sự kiện: Ảnh girl xinh
Rạng rỡ, khỏe khoắn, tươi tắn, căng tràn
sức sống và đầy sức quyến rũ - ấy là vẻ đẹp của những thiếu nữ dân tộc
thiểu số đã đến với Ngày hội văn hóa vừa kết thúc ở Đồng Mô.
Bạn trẻ cuộc sống với những câu Truyện tình yêu, Ngoại tình, Tâm sự của les, gay và những bài viết sinh động, đa chiều về thế hệ 8x - 9x.
Tham gia sự kiện có 12 cộng đồng dân tộc đến từ các vùng miền của Tổ quốc: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Quảng Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Bình Thuận, Kon Tum và Lâm Đồng.
Mỗi dân tộc đều có những phong tục, lễ hội đặc sắc riêng, vẻ đẹp của các thiếu nữ ở các vùng miền đã để lại một ấn tượng sâu sắc đối với người dân thủ đô cũng như du khách Quốc tế.
Cùng chiêm ngưỡng lại vẻ đẹp của các thiếu nữ dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Chăm, Brâu... tại ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc":
Thiếu nữ
dân tộc Thái (Mai Châu- Hòa Bình). Dân tộc Thái là một nhóm dân tộc
thiểu số lớn thứ ba ở Việt Nam. Tổ tiên của họ đã tới Việt Nam từ xa
xưa, và định cư chủ yếu ở vùng Tây Bắc. Trong ảnh: Thiếu nữ Hương Quỳnh
người Thái trắng ở Hòa Bình
Theo tập
quán, các cô gái Thái từ khi còn rất trẻ đã học làm vải, nuôi tằm, nhuộm
sợi. Hiện nay, những kỹ thuật này đã bị mai một dần. Tuy nhiên, những
em gái 12, 13 tuổi vẫn phải học cách dệt vải thêu thùa.
Trang phục
truyền thống của người Thái gồm một váy giống như chiếc “Sà rông” của
phụ nữ Lào và một chiếc áo có hàng khuy bạc trước ngực, mặc vừa sát
người. Người Thái nhuộm mầu vải đen bằng lá cây Chàm để may trang phục.
Màu đỏ nhuộm bằng cánh kiến cũng được sử dụng để dệt những tấm thổ cẩm
mà họ gọi là vải “Khuýt”.
Thiếu nữ dân tộc Mông (Bắc Hà- Lào Cai)
Trang phục
truyền thống của phụ nữ Mông gồm áo xẻ ngực, váy, tấm vải che phía
trước váy, thắt lưng và xà cạp. Áo của người phụ nữ (tiếng Mông là so)
có cổ phía trước hình chữ V, được nẹp thêm vải màu tuỳ thích; phía sau
là một bức thêu hình chữ nhật được trang trí hoa văn rất hài hòa, trang
nhã và gắn đồng bạc, tạo âm thanh vui nhộn cho bộ trang phục.
Thiếu nữ Brâu. Dân tộc Brâu còn gọi là Brao, cư trú tập trung ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Những thiếu nữ của đồng bào Kor huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Thiếu nữ
người Kor biểu diễn tiết mục múa cầu mưa. Đến với buôn làng đồng bào Kor
những ngày xuân là đến với một không gian văn hóa giàu bản sắc.
Thiếu nữ Kim Thị Tuyết ở Bình Tiến, Phan Hiệp (Bắc Bình- Bình Thuận) đang múa Âm dương của người Chăm
Những chàng trai cô gái người dân tộc Chu- ru (Lầm Đồng) đang múa hát trước lễ hội bắt chồng
Người
Churu là một trong những dân tộc thiểu số thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa đảo ở
miền Nam, có dân số tương đối ít. Với khoảng 10.000 nhân khẩu, người
Churu phân bố trong tỉnh Lâm Đồng và một số ít ở Ninh Thuận, Gia Lai.
Những cô gái dân tộc Dao (Làng Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh)
Vẻ đẹp nguyên sơ của các thiếu nữ dân tộc thiểu số VN
Những cô gái đến từ dân tộc ít người như Tày, Nùng, Dao, Cơ Lao, La Chí…mang đến cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm nay vẻ đẹp huyền bí của núi rừng, vừa rạng rỡ vừa nguyên sơ, e ấp…
Vẻ đẹp sắc sảo của thiếu nữ Bàn Thị Phượng, dân tộc Dao. Tại buổi đấu giá từ thiện, Phượng đã giới thiệu chiếc túi thổ cẩm tinh xảo của dân tộc Dao
Hàn Thị Diệp duyên dáng trong bộ trang phục dân tộc Tày với những hoa văn thật rực rỡ. Tại cuộc thi sắc đẹp, cô gái dân tộc Tày 19 tuổi, đến từ tỉnh Thái Nguyên, đã thể hiện điệu Then của dân tộc mình với giọng ca ngọt ngào, trong trẻo. Điệu hát Then thường gắn bó với cây đàn Tính, tạo nên những giai điệu du dương, vang xa trên những triền núi của vùng Tây Bắc…
Lưu Thị Hoà, dân tộc Cơ Lao “khoe” nét đặc trưng của trang phục đồng bào Cơ Lao, với chiếc áo được thêu những hoa văn tinh tế trên cổ, vai và tay áo. Đặc biệt những hoạ tiết trên áo đều được làm theo số lẻ như số cúc trên áo, vì đồng bào Cơ Lao quan niệm, số lẻ là số mang lại may mắn. Cũng theo thiếu nữ này, trong trang phục truyền thống trước đây của đồng bào Cơ Lao không có quần, mà chỉ có áo dài và váy; nhưng trong quá trình phát triển, do đặc thù sản xuất, nên chiếc váy đã dần được thay thế bằng chiếc quầnLù Thị Kim Duyên chinh phục giám khảo bằng vẻ dịu dàng trong bộ trang phục dân tộc Giáy rất độc đáo. Là thí sinh đến từ dân tộc khá “hiếm” của Việt Nam, nên những nét văn hoá dân tộc mà Kim Duyên giới thiệu thông qua bộ trang phục của mình đã thực sự là một nét đặc sắc…Hoàng Thị Chính (dân tộc Nùng), đến từ tỉnh Lạng Sơn từng gây ấn tượng tại phần thi ứng xử vòng chung kết phía Bắc với câu trả lời bằng câu ca “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”, và đưa người nghe về với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của phố Lạng, với những món ăn đặc sắc, với ly rượu Mẫu Sơn… và đặc biệt là về với những người dân Lạng Sơn rất chân tình và ấm tình người
Lò Thị Phượng, dân tộc TháiĐiểu Thị Thu Trinh, dân tộc S’Tiêng với tấm khăn choàng làm bằng thổ cẩm của người S’Tiêng, đã được truyền từ đời này sang đời khác trong gia đình côHoàng Thị Kiều Anh, dân tộc Hoa trong trang phục đỏ rực rỡA Lăng Thị Pari, dân tộc Cơ TuH’Le M’Lo, dân tộc Ê đêNguyễn Thị Nhung, dân tộc Thổ
H’Ang Nie, dân tộc Ê đê
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire