CRTH
Michel Chanteux a 81 ans aujourd'hui. C'est un vétéran de Diên Biên Phu. À 19 ans, il a sauté sur la "cuvette" deux fois. Il y a connu l'horreur au combat puis en tant que prisonnier gravement blessé. Il porte le souvenir d'une guerre que la France a longtemps reniée.
Michel Chanteux devant une toile qui représente la cuvette, peinte par un frère d'arme. Daniel Corsand © Radio France
Michel Chanteux a 81 ans. Il préside l'amicale des anciens de Diên
Biên Phu en Béarn. Il vit à Limendous. Il s'est engagé à 19 ans au sein
du Premier régiment des chasseurs Parachutistes. Fin 1953, il est parachuté une première fois sur la cuvette, il sautera deux fois sur le champ de bataille."C'était l'horreur, tous les jours on avait des morts, tous les jours on avait des blessés", se rappelle l'ancien parachutiste. "On était jeune, on ne pensait pas à la mort, on était groggy", raconte Michel Chanteux, 60 ans après la bataille de Diên Biên Phu.
Il est blessé trois fois en tout sur le champ de bataille : "On ne se rend pas compte, ça déboule de partout, et c'est là que se produisent les blessures comme celle que j'ai eu, une rafale. J'ai eu sept contusions et sept perforations, et je me suis retrouvé avec le ventre ouvert sans savoir trop comment et pourquoi."
Retour au pays sous les sifflets
L'ancie combattant se rappelle avoir été "accueilli à coup de cailloux, d'insultes et d'injures". De retour en France, "on nous a caché, on a essayé de nous planquer un maximum", raconte-t-il. "C'est un peu douloureux à encaisser", déplore Michel Chanteux."Cette horreur, on y pense", confie-t-il, "c'est un peu notre jardin secret". Sobrement, il lâche : "On pense aux copains, à ce qu'on a vu, à ce qu'on aurait pu faire... Ça nous travaille toujours un peu dans la tête."
Le 7 mai 1954, le camp retranché de Diên Biên Phu tombe aux mains de l'Armée populaire vietnamienne après 57 jours de combats.
Chuyện kể của một lính dù Pháp: Thoát chết ở Điện Biên Phủ
- Hồ sơ - Tư liệu
- Đăng ngày Chủ nhật, 04 Tháng 5 2014 09:08
Lính
Việt tiến đến một cách thận trọng. Họ gọi nhau: “Maolen! Maolen”. Tôi
nhớ lại lúc đó tôi đã nói thầm: “Chúng ta đã bị đánh bại”…
Bài
lược dịch từ bài của tác giả Jean Pierre Biot (Pháp) trong tập tư liệu
của Marc Brincourt, tạp chí ảnh Paris Match nhan đề “Điện Biên Phủ hết
ảo tưởng”. Câu chuyện được kể từ một tù binh Pháp ở Điện Biên Phủ. Người
này đã được phóng thích ở Sầm Sơn sau bốn tháng bị bắt ở Điện Biên Phủ.
Đầu tháng 4-1954, 12 máy bay Đakôta cất
cánh ban đêm từ Hà Nội chở một tiểu đoàn dù cơ động chi viện cho Điện
Biên Phủ… Anh lính dù Ernest thuộc tiểu đoàn dù thứ hai nhớ lại trận
chiến ở đây mở đầu cho hồi thứ nhất của tấn thảm kịch Điện Biên Phủ -
nơi mà các cảm xúc của con người dâng lên đến đỉnh điểm.
Rơi vào tử địa
“Trong máy bay mọi người còn nói tào lao
chút ít nhưng không lâu. Hai hay ba anh cất tiếng hát nhưng lạc giọng
quá đành im ngay. Mỗi người thầm nhớ lại những kỷ niệm, với nỗi sợ riêng
vì sắp phải nhảy xuống cái lò lửa kịch chiến dưới làn đạn loang loáng
của cao xạ phòng không đối phương. Tôi thầm nghĩ miễn làm sao không bị
tử thần đón đi khi dù chạm đất.
Đèn đỏ bật. Một tiếng hô: “Tất cả đứng
dậy! Móc dù vào”. “Người thứ nhất vào vị trí”. Đèn xanh bật, tiếng
chuông rít lên. Goooo! Được rồi, tôi chao đảo ở độ cao cách mặt đất chỉ
độ 150 m, 200 m để có thể tránh tầm đạn, lẽ ra bình thường là 400 m.
Trong trận chiến nào có bao giờ bình thường. Tôi rơi trúng vào hàng rào
dây thép gai. Còn may, trong khi cả chục chiến hữu của tôi rơi vào trận
địa quân đội Việt! Đạn nổ khắp nơi. Tôi loay hoay gỡ dù để bò ra. Tuy
nhiên, trong tiếng ầm ầm chát chúa, tôi nghe thấy một anh lê dương hét
lên: “Chớ động đậy. Mìn được gài khắp rào dây thép gai. Đến sáng tôi sẽ
dẫn anh thoát nơi này”.
Cho đến hết đêm tôi không chợp mắt, cứ
nằm yên không dám động đến cả ngón tay, ngón chân. Rạng sáng anh kia
tới. Tôi tỉnh cả người. “Nào đi lên… Không được lê chân… Nhích sang phải
một chút... Cẩn thận đấy… Nhẹ nhẹ thôi...”. Cứ như thế, gần một tiếng
đồng hồ tôi mới tiến được độ 15 m.
Chạm trán ác liệt
Đối với tôi và các chiến hữu thì từ đầu
tháng 4 đến ngày 7-5-1954 chỉ có đánh đấm ngày đêm không nghỉ. Chết, bị
thương, bị bắt làm tù binh ngày càng nhiều. Hôm 1-5, phía Việt Nam đã
dựng những cờ đỏ xung quanh tập đoàn cứ điểm. Cứ như tấm vải đỏ mênh
mông nhử bò tót để phía Pháp bị kích động tiến ra khỏi những quả đồi còn
chiếm giữ.
Tôi có hai người bạn tên là Bogossian và
Nedelec. Chúng tôi đã quen nhau từ lúc cùng được huấn luyện ở Quimper
và đã sát cánh bay với nhau từ khi cùng sang Đông Dương tháng 11-1952.
Trong khi đụng độ với địch, Bogossian đã trúng một viên đạn súng máy và
cậu ta chết ngay. Nedelec bị một quả đạn cối, đứt bả vai. Tôi ở ngay
cạnh anh ta. Suốt đêm anh ta đau đớn quằn quại, rên la và trong cơn hấp
hối anh ta van nài tôi kết liễu đời anh ta đi. Tôi thà gào thét, khóc
lóc còn hơn là giúp anh chuyện đó. Anh ta cứ vật vã khẩn cầu cho được
chết ngay. Không một ai có can đảm làm việc đó. Đến gần sáng Nedelec
chết.
Chúng tôi còn phải cầm cự sáu ngày nữa
cùng với những anh em sống sót từ các đại đội khác. Sáng 7-5, Brechignac
- sếp của tiểu đoàn dù thứ nhất quyết định một trận phản kích cuối
cùng. Ông nói: “Đây là trận đánh vì danh dự vớt vát của khoảng 100 lính
dù cuối cùng còn sót lại trong số 700 lính của tiểu đoàn”. Ngay từ 7 giờ
sáng, sau khi ném hết những quả lựu đạn cuối cùng và những loạt súng
máy, toán lính dù vừa xông lên vừa la hét. Chạm trán với lính Việt, hai
bên đánh giáp lá cà một trận quyết liệt với dao găm, lưỡi lê, báng súng.
Thật kinh khủng, cuộc giáp lá cà diễn ra trong suốt hai tiếng. Đến 9
giờ, những người sống sót của cả hai bên cùng rút về hầm hào mình. Chúng
tôi biết rõ thế là đi tong rồi. Tôi bỗng thấy ngạc nhiên lạ lùng. Thì
ra ba ngày hôm nay mình không ăn gì trừ một hộp cá sacđin lấy từ một xác
chết 48 tiếng trước.
“Chúng ta đã bị đánh bại”
Trời mưa tầm tã suốt mấy ngày nay. Tôi
bị ướt hết. Tôi hơi bàng hoàng khi được lệnh phá hủy vũ khí rồi chờ đợi
những gì diễn ra sau đó nhưng không được đầu hàng. Phá bằng cái gì mới
được chứ. Tôi dùng hai tay móc bùn thành một cái lỗ và chôn súng xuống
đó. Cũng hết nhẽ rồi, súng cũng vô tích sự vì đã hết cả đạn. Tôi dựa
lưng vào thành hào. Lính Việt đã đến gần.
Toàn chiến trường đã im tiếng súng. Yên tĩnh lạ thường. Mới ít phút trước đây còn đạn réo ầm ầm.
Lính Việt tiến đến một cách thận trọng.
Họ gọi nhau: “Maolen! Maolen”. Tôi nhớ lại lúc đó tôi đã nói thầm:
“Chúng ta đã bị đánh bại”…
Lính Việt nghiêm túc. Họ xử sự như những
người lính. Họ giải chúng tôi đi trên tỉnh lộ 41. Chúng tôi gặp những
tù binh khác kiệt sức, thẫn thờ. Chúng tôi đi như những người máy”.
Trước lúc đại bại ở Điện Biên Phủ
Ngày 19-2-1954, Bộ
trưởng Quốc phòng Pháp René Pleven khi thăm Điện Biên Phủ đã gắn huân
chương cho Trung tá Piroth, phụ trách pháo binh ở Điện Biên phủ. Piroth
hứa với cấp trên sẽ buộc pháo binh Việt phải vô hiệu. Tuy nhiên, chiều
13-3-1954, pháo binh Việt Nam đã dội lửa vào cứ điểm Him Lam mở màn cho
chiến dịch Điện Biên Phủ khiến hầm chỉ huy bị trúng đạn, các sĩ quan
Pháp chỉ huy đều chết và Him Lam bị hạ ngay đêm đó. Trung tá Gaucher,
chỉ huy phó của Đại tá De Castries ở phân khu trung tâm, cũng bị pháo
bắn tử thương ở hầm chỉ huy ngay đêm 13-3. Piroth cảm thấy bị mất danh
dự đã rút lựu đạn tự sát hai ngày sau khi bị Langlais - người lên thay
Gaucher làm chỉ huy phó đã khiển trách ông ta là đánh giá quá thấp lực
lượng pháo binh Việt khiến Pháp khó bề chống đỡ và bị tổn thất nặng nề.
Ba ngày trước khi Điện Biên Phủ thất thủ,
tướng Bodet phụ trách không quân đã giận dữ nói với Đại úy Pouget khi
ông này sẽ phải nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 5-5: “Thật là ngu xuẩn.
Chính phủ thì hay thay đổi. Các tướng thì không có lòng tin. Thế mà cứ
ném quân vào “họng quỷ” thế này”. Quy trách nhiệm thảm bại Điện Biên
Phủ, tướng Navarre bị chỉ trích là lúc nhậm chức ông ta đã thú nhận ông
chẳng hiểu gì về cách đánh trận ở Đông Dương, nơi ông chưa hề đặt chân
tới trước đây. Về tướng Cogny - tốt nghiệp bách khoa và tiến sĩ luật
khoa - thì Navarre cho rằng ông ta chỉ đứng chụp ảnh, còn thực ra hầu
như chả bao giờ đánh trận. Còn tướng De Castries bị phê bình tuy là chỉ
huy kỵ binh sáng giá nhưng chẳng chỉ huy nổi các cuộc hành quân của bộ
binh.
Điện Biên Phủ những phút cuối cùng.
Khoảng 17 giờ ngày 7-5-1954, tướng De Castries (mới được thăng cấp
tháng 4-1954) đã thông báo cho tướng Cogny ở Hà Nội như sau: “Tình thế
cực kỳ nghiêm trọng. Đánh loạn xạ. Quân Việt đã chiếm hết các điểm tựa.
Tôi cảm thấy trận đánh sắp kết liễu nhưng chúng tôi sẽ chiến đấu đến
cùng”. Tướng Cogny đáp: “Rõ. Chiến đấu tới cùng. Không có chuyện giương
cờ trắng ở Điện Biên Phủ sau khi đã chiến đấu ngoan cường như thế”.
Tướng De Castries: “Rõ. Chúng tôi sẽ phá hủy đại bác, tất cả radio và
trạm vô tuyến sẽ bị phá vào 17 giờ 30. Chúng tôi đánh đến cùng. Xin chào
tướng quân. Nước Pháp muôn năm!”.
Tiếp theo, ở máy bộ đàm riêng của tướng
De Castries: “Trong năm phút sẽ cho nổ tung ở đây. Quân Việt chỉ còn
cách vài mét. Chào tất cả!”. Sau đó im lặng hoàn toàn.
Sưu tầm và lược dịch trong lưu trữ
của báo Le Monde ở Paris
của báo Le Monde ở Paris
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire