Saigon năm xưa: bài thứ 6
Vương Hồng Sển
PHẦN THỨ BA
Thật ra, khó mà tóm tắt trong vài câu ngắn gọn và đầy đủ về điển tích chung quanh thành và đất Sài Gòn. Muốn hiểu vấn đề này, phải chịu khó tìm dấu gót vua Gia Long trong những năm người bôn tẩu trong Nam, từ năm 1774, và theo dõi các vì vua chúa nhà Nguyễn đến năm khia chiến cùng binh Pháp là năm 1859.
Phần này chia ra:
1. Thời đại Nguyễn Ánh (từ năm 1774 đến năm 1820). (Nguyễn Phúc Ánh xưng chúa từ 1774-1802, tức là vị hoàng đế lấy đế hiệu Gia Long từ 1802-1820).
(Xem một đoạn tả về vài nét ăn thói ở dưới triều hai vua Gia Long và Minh Mạng lúc quan Tả quân còn làm Tổng trấn tại Gia Định);
2. Sau năm biến cố 1859;
3. Tây đến Tây đi (dứt trước năm ký hiệp định Genève 1954).
1. Sài Gòn dưới trào Nguyễn Ánh (1774-1820)
Thử nhắc lại vài nét ăn thói ở thời Quan lớn Thượng
Cõi Nam, đến năm 1772, Chúa Nguyễn đóng đô ở Huế. Lâm cảnh lưỡng đầu thọ địch, trên thì Chúa Trịnh Sâm sai tướng binh đánh xuống, dưới lại bị quân Tây Sơn nổi dậy, giết lên.
Qua năm 1774, Nguyễn Duệ Tông cùng hai cháu là Mục Vương và Nguyễn Ánh phải rời Huế đào tỵ vào Đồng Nai.
Từ năm 1774 đến năm 1789, ngót 15 năm, Chúa Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đánh đuổi, chạy gần khắp nơi, khi thì về nương náu vùng Sài Gòn, mà về như vậy ở cũng không được lâu, khi lê gót lưu vong khắp miền Cà Mau (lúc bấy giờ gọi là Đông Xuyên), khi lại chạy ẩn trốn ngoài hòn Phú Quốc (1782-1786). Mỗi năm cứ đến mùa gió thuận thì binh Tây Sơn trẩy thuyền vào Nam ruồng kiếm, quyết tận diệt dòng Nguyễn Phúc.
Chúa Nguyễn Ánh ẩn núp miền Nam còn để lại nhiều cảm tình trong dân chúng. Cho đến ngày nay, người lục tỉnh còn cữ đặt tên con đứa đầu lòng luôn luôn là “thứ hai” rồi “thứ ba”, “thứ tư”, v.v… vì kiêng chữ “cả” riêng dành tưởng niệm ông Hoàng Cả là Đông cung Cảnh.
Trong thú chơi ấm chén, di tích“Gia Long tẩu quốc” còn ghi lại ở vài bộ chén trà cổ, tôi biết có đến ba kiểu vẽ khác nhau. Cả ba kiểu đều vẽ hình một khách lữ hành đứng độc thân bờ sông bên kia, tựa hồ đang chờ một chiếc thuyền con lững lờ giữa vời ra rước khác nhau chăng là tại hai câu thi:
Một bộ chén thì:
“Bình kiều nhơn hoán độ,
Chuyển lực tiểu thuyền lai.”
(Cầu vững, người kêu đò, ra sức, thuyền lại gần).
Một bộ chén khác nữa thì:
“Ngư gia độ hoàng gia,
Âm tinh ngộ đế tinh.”
(Ông chài độ ông vua, sao âm gặp sao đế).
Bộ thứ ba vẽ y hai bộ trước duy không có đề thi.
Nghiệm ra bộ “Bình kiều…” có lẽ cổ hơn bộ “Ngư gia”, nhưng cũng không có gì dám quả quyết. Trái lại bộ “Ngư gia…” nói sát đề hơn, tuy phải giọng cao kỳ đế vương khó chịu! Còn bộ ba, khỏi nói, khi hai bộ trước thông dụng rồi, ai ai đều thuộc điển tích nằm lòng, cắt nghĩa nữa là thừa nên chi thợ vẽ bỏ không đề thi, vô ích. Tôi gặp cả thảy có trên vài chục bộ rã rời, còn trơ trọi cái đĩa bàn lẻ loi, không thấy bộ nào men già dặn cổ kính, có lẽ toàn mới ký kiểu vào thời Tự Đức hoặc gần đây: một dĩa đẹp tuyệt, rạn da rắn, nét vẽ thần tình, thì hiện chủ nó, ông bác sĩ H. mua được tại Huế, đã mang luôn về Pháp, mất dạng biệt tích cho mỹ thuật xứ sở. Nay Viện Bảo Tàng Sài Gòn có đủ hai kiểu dĩa vẽ tích này, bày tại phòng triển lãm mỹ thuật Việt. Tháng Ba dương lịch 1960, tình cờ tôi mua được một chén tống và hai chén quân vẽ tích này (thiếu một chén quân và một dĩa bàn). Hiện dưới đáy đề “Tân Sửu” (1841). Theo tôi, đây là bộ chén cổ nhứt kiểu “Gia Long tẩu quốc” do sứ bộ năm đầu Thiệu Trị sang Tàu mang về.
Năm 1789, Nguyễn Ánh cả thắng Tây Sơn, thâu được Sài Gòn và ra lịnh xây đắp thành trì thêm kiên cố. Tính ra thành này xây năm Canh Tuất (1790) đến năm Minh Mạng thứ 16 (1835) thì bị hạ, vỏn vẹn dùng chỉ bốn mươi lăm năm, uổng quá! Về sau sử sách gọi đây là “Gia Định phế thành”.
Năm 1784, linh mục Bá Đa Lộc đưa Hoàng tử Cảnh sang Pháp quốc định cầu cứu viện, chuyển về năm 1789 (14-07-1789) Bá Đa Lộc dẫn đường cho một số võ quan và quân nhơn Pháp, nhơn tránh nạn Cách mạng đảo chánh đột khởi một ngày nào đó bên xứ họ, nên tình nguyện đàu quân dưới cờ Nguyễn Chúạ Thành Sài Gòn do Gia Long ra lịnh xây cất là do quan Oliver de Puymanuel (cũng có sách viết de Puymanel) – ông này Việt danh là “Ông Tín”[24], xây theo kiểu Vauban: thành xây tám góc theo Bát Quái, chữ gọi “Quy Thành”. Vách cao mười lăm thước mộc, tính ra lối bốn thước tây lẻ tám tấc (4m80), toàn bằng đá ong Biên Hòa kiểu “lục lăng”[25]. Năm 1926, khi thợ đào móng cất nhà chọc trời góc đường Tự Do và Gia Long (building Catinat), thì gặp dưới đất cát lối năm thước sáu tấc tây bề sâu (5m60) một mớ đá ong lục lăng, định chắc đó là chưn cũ vách Thành Sài Gòn đời Gia Long xây năm 1790. (Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, N. Octobre – Decembre 1934, trương 48).
Một di tích khác cũng của “Quy Thành” lại đào thấy năm 1935 tại nhà thương Đồn Đất, góc đường Lagrandière (Gia Long) và LaFont (Chu Mạnh Trinh). Theo ông Charles Lemire thì đường Lagrandière cũ là con đường đắp trên hào thành xưạ Hiện mớ đá lục lăng tìm được năm 1926 còn lưu trữ tại kho của Viện Bảo Tàng trong vườn Bách Thảo để làm dấu tích[26].
Theo ông Trương Vĩnh Ký kể lại thì trung tâm thành 1790 ở đúng trung tâm nhà thờ lớn Đức Bà hiện nay, nơi đây thuở xưa có dựng một cây cờ lịnh to lớn. Theo ông L.Malleret đã nghiên cứu kỹ càng thì cờ lịnh này phải đặt lối trên con đường Hai Bà Trưng mới trúng chỗ, vì thuở đó đường này là trung tâm đạo chia thành Gia Long làm hai phía bằng nhau (B.S.ẸI năm 1935, trang 45). Cũng trong tập B.S.ẸI năm 1935 này, nơi trang 53, tác giả kể khi xưa lúc đào nền móng để xây nhà thờ Đức Bà có gặp một lớp tro, cây, gạch và đá cháy lụn vụn dày trên ba tấc tây (0m30), định chừng đó là di tích kho lương mễ của giặc KHÔI bị binh lính Minh Mạng đốt năm 1835 khi phá Quy Thành. Trong đống tro này, thợ đào đất đã gặp lềnh kềnh ngổn ngang nào xác tiền điếu, tiền kẽm bị lửa cháy ra khối kẹo quánh lại, nào đạn súng to bằng gang sắt, bằng đá khối, nào hài cốt trẻ con còn đựng trong hũ trong vò.
Cứ theo tài liệu Trương Vĩnh Ký thì bốn vách Quy Thành, ám theo bốn hướng, có thể nói ở lọt vào:
1. Đông: đường Lê Thánh Tôn (d ‘ Espagne cũ ).
2. Tây: đường Phan Đình Phùng (Richaud cũ).
Cách nay gần bốn chục năm, thưở nhỏ, tôi nhớ lại góc Phan Đình Phùng chạy qua đại lộ Đinh Tiên Hoàng (Albert ler cũ), có một hào thành sâu hóm, trên khoảng Albert ler có đặt hai cây cầu bắc qua hai hào cạn (hào trong và hào ngoài), anh bạn nào xưa từng học trường Chasseloup lối 1920 – 1925, đi la mát nơi đây hồi đó ắt còn nhớ rõ; thêm thưở ấy có một chiếc xe hỏa cà xịch cà xạc (le tortillard) chạy ngang đây phun khói phun lửa uốn mình vòng quanh bờ thành cũ coi như con rắn dài, oai nghi khá đại! Về sau hào thành bị lấp dần mất dạng, chỗ thì trồng dâu rồi biến thành Sở Canh Nông và Trại Gia đình Binh Sĩ Hồng Thập Tự, chỗ mới bồi đây dựng lên Viện Quốc Gia khảo về vi trùng và bịnh lý gia súc, chỗ cất dinh thự các nhân viên hãng Hàng Không. Một di tích hào thành khác nữa còn sót lại là lối đường Mạc Đĩnh Chi và Trần Cao Vân (Massiges và Larclauze cũ); ở góc nầy khoảng năm 1924-1925 là nơi đất trống, tụ tập đến nghe Nguyễn An Ninh diễn thuyết[27]và dự tiệc đãi Bùi Quang Chiêu đi Tây trở về, góc nầy sầm uất, trước đây bốn mươi năm là chỗ đất thấp lài lài có cất ba căn nhà ngói trệt, thầy tôi là giáo sư Bernard Bourotte hằng nói thưở ông còn ở đây đêm đêm thường nghe nhiều tiếng hú lạ lùng, ai không tin thử hỏi anh bạn thân ái Đốc phủ P.V.V. đã từng ở đó lì gan chịu ốm rét, chịu bỏ một đứa con vì đau bệnh và từng rởn ốc những đêm mưa dai gió rít, nặng nề những oan hồn ma lạnh hào thành xưạ Cũng xóm nầy, thưở ấy có những trạm xe lửa đặt tên rất kêu: gare Larclause là ga Hàng sao; gare “la Citadelle” là ga Hào thành, nay tên “hào thành” đã nhường lại cho sân cỏ đá banh và dãy nhà nhiều từng mới cất.
3. Bắc: đường Đinh Tiên Hoàng (Albert ler cũ) nối dài qua Cường Để (Luro cũ ).
4. Nam: đường Công Lý (Mac Mahon sau gọi là Général de Gaulle). Hiện nay, ở giữa khoảng nhà dòng (Presbytère) nguyên vị trí góc thành xưa, còn nhiều dấu vết Quy Thành, nhìn kỹ còn nhận được.
Nhắc lại, con đường Hai Bà Trưng (đời Napoléon III tên Route Impériale, sau năm 1870 đổi lại Nationale, từ năm 1902 lấy tên Paul Blanchy, rồi đổi từ năm 1952 là Trưng Nữ Vương, đến năm 1955 mới thiệt thọ là đường Hai Bà Trưng) thì vào đời Đàng Cựu, vẫn cắt xẻ Quy Thành ra hai phần bằng nhau và ăn xuyên thấu bên này qua bên kia thành.
Tám cửa Phan Yên Thành này còn ghi tên để lại rành rẽ. Đây là tài liệu theo ông Trương Vĩnh Ký:
Đông môn, cũng gọi là Cửa Tiền gồm hai cửa:
- Gia Định môn, day mặt ra hướng chợ cũ Sài Gòn;
- Phan Yên môn, trên con đường bọc theo kinh Cây Cám (nay con kinh nầy đã bị lấp mất dạng, nhưng dọ biết trước kia nó ở gần Kho Đạn cũ ).
Tây môn,cũng gọi là Cửa Hậu, gồm hai cửa:
- Vọng Khuyết môn (ở lối cầu Bông);
- Cung Thìn môn (ở lối Cầu Kiệu) theo P.Ký)
Bắc môn,cũng gọi làCửa Tả , gồm có:
- Hoài Lai môn (trổ về rạch Thị Nghè);
- Phục Viễn môn (cũng trổ về rạch Thị Nghè);
Nam môn,cũng gọi là Cửa Hậu, gồm có:
- Định Biên môn (lối ngã tư Công Lý và Hồng Thập Tự);
- Tuyên Hoá môn (đường Công Lý, gần đường Fères Louis cũ, nay là đường Võ Tánh ).
Theo Đại Nam Nhứt Thống chí, thì “Quy Thành” có tên khác là Gia Định kinh (sau vì phá bỏ nên lại gọi “Gia Định phế thành” ) ở về địa phận làng Tân Khai, huyện Bình Dương và xây năm Canh Tuất (1790), vừa giống Bát Quái vừa giống hình hoa sen.
Theo bộ này thì, tám cửa thành là:
- Trấn Hanh (Chấn Hanh)
Đông:
- Cấn Chỉ
- Tốn Thuận
Tây:
- Đoài Duyệt
- Khôn Hậu
Bắc:
- Khảm Hiểm
- Kiền Nguyên (Càn Nguyên)
Nam
- Ly Minh
Trong thành đếm được ngang dọc tám con đường cái.
Thành, chu vi đo được:
- Từ Đông qua Tây: 130 trượng 2 xích[28]
- Từ Bắc qua Nam: cũng y như thế.
Thành xây hướng về Đông Bắc và cao độ 1 trượng 3 xích có ba bậc.
Bề ngang của chân tường dầy bảy trượng năm xích.
Trong thành đặt nhà Thái miếu và kho về bên tả, bên hữu là xưởng trại, ở giữa là hành cung.
Trại lính thì bố liệt chung quanh; trong để quân túc vệ ở, trước sân có trụ cờ ba tầng, cao 12 trượng 5 thước, trên có Vọng đẩu bát giác tọa (tháp canh) ở bên treo thang dây, trên đẩu có quân thủ vọng ngồi gác, có việc gì quan ngại thì ban ngày treo cờ hiệu, ban đêm treo đèn hiệu, quân đội tuân theo đó làm hiệu lệnh điều khiển.
Hào thành sâu 14 xích; bề ngang 10 trượng 5 xích; chu vi 794 trượng. Có xây điếu kiều, ngoài kiều có đắp thạch trại.
Năm Tân Dậu (1801), đại binh Nguyễn Ánh thâu được thành Phú Xuân (Huế). Vương sai tháo gỡ sườn nhah Thái miếu ở Sài Gòn chở ra Huế dựng lại. Từ đây thành Sài Gòn lọt xuống hàng ải trấn thủ miền Nam, không còn là kinh đô Nguyễn triều nữa. Nhưng đến năm Quý Dậu (1813), Gia Long sai Nguyễn Văn Nhân và Trịnh Hoài Đức lập hành cung tại Sài Gòn, có xây gác chuông và gác trống hai bên tả hữu, định chừng chưa bỏ ý trở vào Nam và vẫn có lòng thiết lập triều đình tạm trong này ngộ khi hữu sự.
Sau tòa hành cung, có dinh quan tướng súy.
Tại cửa Ly Minh có xây gác cao đặt tên gác Thân Minh.
Nơi ba cửa Kiền Nguyên, Ly Minh và Tốn Thuận có đặt trại lính lợp ngói vách sơn đỏ.
Qua đời Minh Mạng, có lịnh đổi tám cửa thành:
Trấn Hanh đổi làm Phục Viễn,
Cấn Chỉ ” Hoài Lai
Tốn Thuận ” Tĩnh Biên,
Đoài Duyệt ” Tuyên Hóa,
Khôn Hậu ” Củng Thần,
Khảm Hiểm ” Vọng Khuyết,
Kiền Nguyên ” Gia Định,
Ly Minh ” Phiên An.
Trong quyển“Souvenirs historiques”, ông Trương Vĩnh Ký theo lời truyền khẩu của các cụ già từng biết thành năm 1790, đã ghi tên các cửa thành, nhưng địa điểm lại ghi khác (có lẽ vì không dọ lại với địa đồ). Nay tôi xin tóm tắt các tài liệu làm một bảng như sau:
Như đã thấy, trên bản phương hướng không y và tên cửa thành cũng có đổi thay, tôi xin giữ đúng để các nhà khảo cứu tự so sánh và tìm hiểu lấy.[29]
Đời quan Thượng (Lê Văn Duyệt) sai nối vách thành lên cao 1 thước 5 tấc dùng toàn đá ong kiên cố vì vậy sau này bị khép vào tội tự chuyên và có ngoại tâm.
Năm 1832 (Minh Mạng thứ 13) vua sai đổi tên là Phiên An Thành (Phan Yên).
Năm 1833, Lê Văn Khôi làm phản, chiếm thành được ba năm.
Năm 1835 (Minh Mạng thứ 16), binh triều hạ thành Phiên An.
(Tài liệu trong B.S.E.I. năm 1935, trương 56-57. Những chi tiết thuộc Đại Nam Nhứt Thống Chí là do bản dịch Pháp văn của ông Gaspardone.)
Theo tài liệu của tập san Hội Cổ Học Ấn Hoa (Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, năm 1942, tập số 2), thì vào năm 1819, có một khách Hoa Kỳ mỹ danh là John White, từng châu lưu khắp thiên hạ, năm ấy có để chân đến đất Sài Gòn nầy. Trong quyển sổ tay của J. White, thấy có ghi rằng:
” Thành lũy Sài Gòn xây bằng đá ong; ở kế bên một cơ thủy trại, gần đó là xóm nhà của dân cư gồm những lều lúp xúp thấp hẹp. Xóm buôn bán ở mém về hướng Đông. Khi đức Gia Long dẹp yên Tây Sơn thì dân chúng tựu về thành rất đông. Họ sửa sang nhà cửa lại mới, một phần lớn các gia đình nầy dồn về hướng Tây của thành lũy nhà vua[30].
John White có ghi thêm rằng: “Thời buổi ấy dọc hai bên bờ sông và bờ kinh rạch, có vài chỗ đã được cẩn đá hay xây gạch kỹ càng, chạy nối dài non ngàn thước tây. Về công lộ có đường đã lát đá nguyên miếng lớn dễ coi, nhưng phần nhiều vẫn quanh co uốn khúc và không được săn sóc tu bổ nên không được sạch.
“Về nhơn số thì Sài Gòn phỏng độ lối:
- Một trăm tám chục ngàn (180.000) người dân bổn thổ;
- Và mười ngàn (10.000) người Trung Quốc. (Đây là nói về Quy Thành 1790 và vùng phụ cận dưới thời Gia Long.) “
Sau đó ít lâu, năm 1822, lại có một bác sĩ thú y quý danh là ông Finlayson, tháp tùng phái đoàn Crawfurd, cũng có đến viếng Sài Gòn. Finlayson viết: “Sài Gòn gồm hai thành phố, mỗi cái đều rộng lớn bằng hai nước Xiêm La. Ấy là:
1) – Sài Gòn (xin hiểu đây tác giả muốn nói về Đề Ngạn (Thầy Ngồồn) hay Chợ Lớn);
2) – Và Pingeh (có lẽ đây là Bến Nghé viết theo tác giả phát âm). (Tập san Cổ Học Ấn Hoa nói trên).
Dựa theo Finlayson, chúng ta có thể hiểu được vì sao xưa ông Huỳnh Tịnh Của đã ghi trong bộ Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của người rằng:
“Sài Gòn là tên riêng đất Chợ Lớn, bây giờ lại hiểu là đất Bến Nghé.”(Đ. N. Q.A. T. V., trương 280). (Rõ ràng trước kia danh từ “Sài Gòn” dùng để gọi thành phố Chợ Lớn, về sau mới áp dụng qua đất Bến Nghé).
Một đoạn khác, cũng trong tập san Cổ Học Ấn Hoa kể trên, John Crawfurd viết năm 1828: “Sài Gòn gồm có Pingeh là khu vực của chánh phủ, gồm luôn thành trì bao bọc chung quanh khu vực ấy với một xóm buôn bán của người Tàu.[31]
Tóm lại, nếu chiếu theo tài liệu của hai người thấy tận mắt thành phố Sài Gòn – Finlayson và Crawfurd – thì vào cuối thế kỷ 18 bước đầu thế kỷ 19, danh từ “Saigon” đích thị dùng để gọi Chợ Lớn hiện nay. Trong bộ “Gia Định thông chí ” của Trịnh Hoài Đức, bản dịch Aubaret năm 1863 vẫn ghi: “Sài Gòn là danh từ để gọi thành phố của người Trung Quốc ăn ở, phát âm giọng Tàu là “Tai ngòn” hoặc “Tingan”.
Trước năm 1790, khi trong Nam chưa có thành trì kiên cố thì đại binh chúa Nguyễn “đồn” dinh trại nơi xóm Tân Mỹ, sau đi về “Chợ Điều Khiển” ở xóm Tân Thuận. Năm Gia Long thứ 10 (1811) lại đi về “Đồn Dinh” nền cũ. Gia Long năm thứ 16 (1817) lại dời về Mỹ Hòa, cũng gọi là Nghĩa Hoà. Qua Minh Mạng năm thứ 13 (1832) vua ra lịnh dạy dẹp dinh trại nầy.
Vua Minh Mạng vì giận giặc Khôi chiếm cứ mấy năm nên dạy phá bỏ Quy Thành của Gia Long xây cất năm 1790. Qua năm thứ 17 (1836), Minh Mạng ra lệnh xây thành khác ở về hướng Đông Bắc Quy Thành.
Chiếu theo bản dịch Gaspardone của bộ Gia Định thông chí Trịnh Hoài Đức thì thành 1836 có bốn cửa, chu vi 429 trượng, cao 10 trượng 3 thốn, hào thành sâu 7 xích, bề ngang hào 11 trượng 4 xích. Thành 1836 tại làng Nghĩa Hòa – Bình Dương.
Chính thành 1836, đến năm 1859 thì bị binh Pháp lấy được; Pháp gọi thành 1836 là “Citadelle de Saigon”. Đến năm 1859 thành bị hạ bình địa, tính ra xây năm 1836, hạ năm 1859, thành thử chỉ đúng vỏn vẹn hai mươi ba năm, còn vắn số thua Quy Thành của vua Gia Long nữa:
- Quy Thành, xây năm 1790, phá năm 1835: 45 năm.
- Thành Sài Gòn do Minh Mạng dạy xây năm 1836, bị phá năm 1859, dùng được 23 năm.
Nghĩ ra Minh Mạng phòng ngừa hậu hoạn, sợ một trận giặc Khôi tái diễn, nên phá Quy Thành còn có chỗ chế. Tuy vậy, người còn biết mót vật liệu thành cũ dùng vào việc tân tạo thành mới 1836. Đến như binh Tây, đoạt được thành “Citadelle de Saigon” kiên cố, mới ràng ràng, nếu họ có chút óc “tồn cổ” và “thẩm mỹ”, họ nên dành cho hậu thế biết lối kiến trúc xưa này mói phải. Té ra họ cũng sợ vu vơ, e cho một ngày kia người bản xứ sẽ dùng thành này chống lại nên họ sai châm lửa đốt tiêu. Ngày 8 tháng 3 dương lịch năm 1859, quân sĩ Pháp đặt 35 ổ cốt mìn phá tan tành Thành 1836 chỉ còn mấy đống gạch đá vụn; đối với lịch sử thật là một lỗi lầm không nhỏ.
Quân đội Pháp làm thống kê để lại chỉ cho ta biết trận hỏa thiêu này đã tiêu hủy một cách đáng tiếc:
- Hai mươi ngàn (20.000) cây súng tay đủ cỡ, và một số binh khí như gươm giáo v.v… nhiều không thể đếm.
- Tám mươi lăm (85) thùng thuốc súng và vô số kể nào bì súng, hỏa pháo, diêm sanh, tiêu thạch (salpêtre), chì v.v…
- Một số lúa trữ trong kho đủ sức nuôi từ sáu đến tám ngàn (6.000 – 8.000) nhân khẩu trong vòng một năm.
- Lại với một số tiền bản xứ (điếu và kẽm) để trong kho ước định và trị giá bằng 130.000 quan tiền lang sa thời đó.
Về lúa đốt bỏ, có sách đã trị giá trên ba triệu quan Pháp (3.000.000 francs) và thuật lại rằng có nhóm Hoa kiều trong Chợ Lớn đưa đè nghị xin mua mà tướng Rigault de Genouilly không chấp nhận sợ rằng số lúa này không may lại lọt vào tay binh lính Việt thì khác nào giúp giáo cho giặc. Thà cho họ đốt bỏ số lúa mà bọn Hoa kiều trả giá đến tám triệu quan (8.000.000 francs). Ba năm sau, đến 1862, trận lửa đốt lúa còn ngún ngấm ngầm… Ông Charles Lemire thuật lại rằng: ngày 27 tháng Giêng năm 1862, ông có thí nghiệm, thử thọc cây gậy cầm tay vào đống tro tàn, khi rút gậy ra thì đã cháy thành than (Bulletin de la Société des Etudes Indochinnoises, năm 1935, trang 8). Charles Lemire thuật tiếp rằng về sau chính bên phe Pháp có người tỏ ra hối tiếc hành động hủy hoại vô ích của Thủy sư Đề đốc Rigault de Genouilly nhưng đã muộn (B.S.E.I. 1935 kể trên, trang 96-97). Cho hay làm tướng đi chinh phục nước khác, có hạng còn chút lương tâm, hạng khác chỉ biết giết chóc, tàn phá, sát hại.
Sau khi triệt hạ thành “Citadelle de Saigon”, binh lính Pháp dùng sắt và vôi gạch xây thành lính “Sơn đá” của họ, tục danh “Thành 11è R.I.C” (Caserne du Onzième Régiment de l’Infanterie Coloniale – Trại Bộ Binh Thuộc địa đội thứ 11; trại nầy nằm gần đúng vị trí Citadelle Việt xưa)[32].
Theo sử sách để lại, thành “citadelle” Việt bắt đầu từ khu Lê Thánh Tôn chạy đến mé sông là dứt, gồm có khu Dưỡng Đường Đồn Đất (Hôpital Grall trước gọi Hôpital Militaire), nay là Bệnh Viện Nhi Đồng I, thành cũ 11 è R.I.C. và một khu vực thương mãi phồn thịnh ở gần thành xưa. Nếu xem địa đồ, ta có thể đóng khung “citadelle” trong bốn con đường hiện tại:
- Đường Phan Đình Phùng (Richaud cũ) – nay là Nguyễn Đình Chiểu.
- Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Rousseau cũ)
- Đường Mạc Đĩnh Chi (Massiges cũ)
- Đường Nguyễn Du (Mossard cũ)
Năm 1859 binh Pháp đổ bộ, do ngả Luro (Cường Để, nay là Đinh Tiên Hoàng) kéo lên công hãm thành Việt. Ngày nay, đi trên khúc đường nầy, trông thấy cửa thành trước mắt, độ chừng xưa cũng day mặt hướng nầy. Dọc theo vách rào các dinh thự của võ quan cao cấp bộ Thủy quân Việt (đường Cường Để) thấy cẩn nhiều đá to và gạch thức cỡ lớn, trong vườn, còn nhiều gốc cổ thụ cao ngất trời, hỏi ra di tích cố đô còn lại bao nhiêu đó. Lúc đổ bộ, tàu chiến Pháp thả neo tại công trường Mê Linh. Trào Pháp đặt tên là Place Rigault de Ginouilly, có dựng tượng đồng to lớn để ghi chiến công Thủy sư Đề đốc này. Cũng vì thế, chỗ này xưa gọi “Một Hình”. Tương truyền những đêm mưa bão có bóng lão hình đồng hiện hình gọi đò qua sông. Trời đánh nhiều lần, lão không hầy hấn, tưởng vậy mà “bền gan cùng tuế nguyệt”, không ngờ kịp năm đảo chính 1945-1946, thanh niên lôi lão, hạ bệ lão xuống, nấu chảy ra bì súng bắn trả hận năm xưa[33].
TheoGia Định thông chí thì năm 1777 (Đinh Dậu) Gia Long thâu phục được Sài Gòn, năm 1779 (Kỷ Hợi) sai tu định địa đồ lập địa giới dinh Phiên Trấn. Năm 1790 (Canh Tuất) đắp thành bát quái trên gò cao thôn Tân Khai, tổng Bình Dương gọi đó là Gia Định kinh. Niên hiệu Gia Long nguyên niên (1802), cải tên Phủ Gia Định làm Trấn Gia Định, đặt Trấn quan thống trị. Qua năm thứ 7, cải làm Gia Định Thành do một Phó Tổng Trấn thống trị, gọi trấn Phiên An gồm luôn Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên lại kiêm lãnh luôn trấn Bình Thuận.
Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), đổi Gia Định Thành làm Phiên An Tỉnh Thành, đặt chức An Biên Tổng đốc thống trị hai tỉnh Phiên An và Biên Hòa. Năm Minh Mạng thứ 15 (1834), mang danh Nam Kỳ Lục Tỉnh. Năm thứ 17 (1836), xây thành mới đổi danh là Gia Định Tỉnh. Đổi An Biên Tổng đốc làm Định Biên Tổng đốc.
PHẦN THỨ BA
Thật ra, khó mà tóm tắt trong vài câu ngắn gọn và đầy đủ về điển tích chung quanh thành và đất Sài Gòn. Muốn hiểu vấn đề này, phải chịu khó tìm dấu gót vua Gia Long trong những năm người bôn tẩu trong Nam, từ năm 1774, và theo dõi các vì vua chúa nhà Nguyễn đến năm khia chiến cùng binh Pháp là năm 1859.
Phần này chia ra:
1. Thời đại Nguyễn Ánh (từ năm 1774 đến năm 1820). (Nguyễn Phúc Ánh xưng chúa từ 1774-1802, tức là vị hoàng đế lấy đế hiệu Gia Long từ 1802-1820).
(Xem một đoạn tả về vài nét ăn thói ở dưới triều hai vua Gia Long và Minh Mạng lúc quan Tả quân còn làm Tổng trấn tại Gia Định);
2. Sau năm biến cố 1859;
3. Tây đến Tây đi (dứt trước năm ký hiệp định Genève 1954).
1. Sài Gòn dưới trào Nguyễn Ánh (1774-1820)
Thử nhắc lại vài nét ăn thói ở thời Quan lớn Thượng
Cõi Nam, đến năm 1772, Chúa Nguyễn đóng đô ở Huế. Lâm cảnh lưỡng đầu thọ địch, trên thì Chúa Trịnh Sâm sai tướng binh đánh xuống, dưới lại bị quân Tây Sơn nổi dậy, giết lên.
Qua năm 1774, Nguyễn Duệ Tông cùng hai cháu là Mục Vương và Nguyễn Ánh phải rời Huế đào tỵ vào Đồng Nai.
Từ năm 1774 đến năm 1789, ngót 15 năm, Chúa Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đánh đuổi, chạy gần khắp nơi, khi thì về nương náu vùng Sài Gòn, mà về như vậy ở cũng không được lâu, khi lê gót lưu vong khắp miền Cà Mau (lúc bấy giờ gọi là Đông Xuyên), khi lại chạy ẩn trốn ngoài hòn Phú Quốc (1782-1786). Mỗi năm cứ đến mùa gió thuận thì binh Tây Sơn trẩy thuyền vào Nam ruồng kiếm, quyết tận diệt dòng Nguyễn Phúc.
Chúa Nguyễn Ánh ẩn núp miền Nam còn để lại nhiều cảm tình trong dân chúng. Cho đến ngày nay, người lục tỉnh còn cữ đặt tên con đứa đầu lòng luôn luôn là “thứ hai” rồi “thứ ba”, “thứ tư”, v.v… vì kiêng chữ “cả” riêng dành tưởng niệm ông Hoàng Cả là Đông cung Cảnh.
Trong thú chơi ấm chén, di tích“Gia Long tẩu quốc” còn ghi lại ở vài bộ chén trà cổ, tôi biết có đến ba kiểu vẽ khác nhau. Cả ba kiểu đều vẽ hình một khách lữ hành đứng độc thân bờ sông bên kia, tựa hồ đang chờ một chiếc thuyền con lững lờ giữa vời ra rước khác nhau chăng là tại hai câu thi:
Một bộ chén thì:
“Bình kiều nhơn hoán độ,
Chuyển lực tiểu thuyền lai.”
(Cầu vững, người kêu đò, ra sức, thuyền lại gần).
Một bộ chén khác nữa thì:
“Ngư gia độ hoàng gia,
Âm tinh ngộ đế tinh.”
(Ông chài độ ông vua, sao âm gặp sao đế).
Bộ thứ ba vẽ y hai bộ trước duy không có đề thi.
Nghiệm ra bộ “Bình kiều…” có lẽ cổ hơn bộ “Ngư gia”, nhưng cũng không có gì dám quả quyết. Trái lại bộ “Ngư gia…” nói sát đề hơn, tuy phải giọng cao kỳ đế vương khó chịu! Còn bộ ba, khỏi nói, khi hai bộ trước thông dụng rồi, ai ai đều thuộc điển tích nằm lòng, cắt nghĩa nữa là thừa nên chi thợ vẽ bỏ không đề thi, vô ích. Tôi gặp cả thảy có trên vài chục bộ rã rời, còn trơ trọi cái đĩa bàn lẻ loi, không thấy bộ nào men già dặn cổ kính, có lẽ toàn mới ký kiểu vào thời Tự Đức hoặc gần đây: một dĩa đẹp tuyệt, rạn da rắn, nét vẽ thần tình, thì hiện chủ nó, ông bác sĩ H. mua được tại Huế, đã mang luôn về Pháp, mất dạng biệt tích cho mỹ thuật xứ sở. Nay Viện Bảo Tàng Sài Gòn có đủ hai kiểu dĩa vẽ tích này, bày tại phòng triển lãm mỹ thuật Việt. Tháng Ba dương lịch 1960, tình cờ tôi mua được một chén tống và hai chén quân vẽ tích này (thiếu một chén quân và một dĩa bàn). Hiện dưới đáy đề “Tân Sửu” (1841). Theo tôi, đây là bộ chén cổ nhứt kiểu “Gia Long tẩu quốc” do sứ bộ năm đầu Thiệu Trị sang Tàu mang về.
Năm 1789, Nguyễn Ánh cả thắng Tây Sơn, thâu được Sài Gòn và ra lịnh xây đắp thành trì thêm kiên cố. Tính ra thành này xây năm Canh Tuất (1790) đến năm Minh Mạng thứ 16 (1835) thì bị hạ, vỏn vẹn dùng chỉ bốn mươi lăm năm, uổng quá! Về sau sử sách gọi đây là “Gia Định phế thành”.
Năm 1784, linh mục Bá Đa Lộc đưa Hoàng tử Cảnh sang Pháp quốc định cầu cứu viện, chuyển về năm 1789 (14-07-1789) Bá Đa Lộc dẫn đường cho một số võ quan và quân nhơn Pháp, nhơn tránh nạn Cách mạng đảo chánh đột khởi một ngày nào đó bên xứ họ, nên tình nguyện đàu quân dưới cờ Nguyễn Chúạ Thành Sài Gòn do Gia Long ra lịnh xây cất là do quan Oliver de Puymanuel (cũng có sách viết de Puymanel) – ông này Việt danh là “Ông Tín”[24], xây theo kiểu Vauban: thành xây tám góc theo Bát Quái, chữ gọi “Quy Thành”. Vách cao mười lăm thước mộc, tính ra lối bốn thước tây lẻ tám tấc (4m80), toàn bằng đá ong Biên Hòa kiểu “lục lăng”[25]. Năm 1926, khi thợ đào móng cất nhà chọc trời góc đường Tự Do và Gia Long (building Catinat), thì gặp dưới đất cát lối năm thước sáu tấc tây bề sâu (5m60) một mớ đá ong lục lăng, định chắc đó là chưn cũ vách Thành Sài Gòn đời Gia Long xây năm 1790. (Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, N. Octobre – Decembre 1934, trương 48).
Một di tích khác cũng của “Quy Thành” lại đào thấy năm 1935 tại nhà thương Đồn Đất, góc đường Lagrandière (Gia Long) và LaFont (Chu Mạnh Trinh). Theo ông Charles Lemire thì đường Lagrandière cũ là con đường đắp trên hào thành xưạ Hiện mớ đá lục lăng tìm được năm 1926 còn lưu trữ tại kho của Viện Bảo Tàng trong vườn Bách Thảo để làm dấu tích[26].
Theo ông Trương Vĩnh Ký kể lại thì trung tâm thành 1790 ở đúng trung tâm nhà thờ lớn Đức Bà hiện nay, nơi đây thuở xưa có dựng một cây cờ lịnh to lớn. Theo ông L.Malleret đã nghiên cứu kỹ càng thì cờ lịnh này phải đặt lối trên con đường Hai Bà Trưng mới trúng chỗ, vì thuở đó đường này là trung tâm đạo chia thành Gia Long làm hai phía bằng nhau (B.S.ẸI năm 1935, trang 45). Cũng trong tập B.S.ẸI năm 1935 này, nơi trang 53, tác giả kể khi xưa lúc đào nền móng để xây nhà thờ Đức Bà có gặp một lớp tro, cây, gạch và đá cháy lụn vụn dày trên ba tấc tây (0m30), định chừng đó là di tích kho lương mễ của giặc KHÔI bị binh lính Minh Mạng đốt năm 1835 khi phá Quy Thành. Trong đống tro này, thợ đào đất đã gặp lềnh kềnh ngổn ngang nào xác tiền điếu, tiền kẽm bị lửa cháy ra khối kẹo quánh lại, nào đạn súng to bằng gang sắt, bằng đá khối, nào hài cốt trẻ con còn đựng trong hũ trong vò.
Cứ theo tài liệu Trương Vĩnh Ký thì bốn vách Quy Thành, ám theo bốn hướng, có thể nói ở lọt vào:
1. Đông: đường Lê Thánh Tôn (d ‘ Espagne cũ ).
2. Tây: đường Phan Đình Phùng (Richaud cũ).
Cách nay gần bốn chục năm, thưở nhỏ, tôi nhớ lại góc Phan Đình Phùng chạy qua đại lộ Đinh Tiên Hoàng (Albert ler cũ), có một hào thành sâu hóm, trên khoảng Albert ler có đặt hai cây cầu bắc qua hai hào cạn (hào trong và hào ngoài), anh bạn nào xưa từng học trường Chasseloup lối 1920 – 1925, đi la mát nơi đây hồi đó ắt còn nhớ rõ; thêm thưở ấy có một chiếc xe hỏa cà xịch cà xạc (le tortillard) chạy ngang đây phun khói phun lửa uốn mình vòng quanh bờ thành cũ coi như con rắn dài, oai nghi khá đại! Về sau hào thành bị lấp dần mất dạng, chỗ thì trồng dâu rồi biến thành Sở Canh Nông và Trại Gia đình Binh Sĩ Hồng Thập Tự, chỗ mới bồi đây dựng lên Viện Quốc Gia khảo về vi trùng và bịnh lý gia súc, chỗ cất dinh thự các nhân viên hãng Hàng Không. Một di tích hào thành khác nữa còn sót lại là lối đường Mạc Đĩnh Chi và Trần Cao Vân (Massiges và Larclauze cũ); ở góc nầy khoảng năm 1924-1925 là nơi đất trống, tụ tập đến nghe Nguyễn An Ninh diễn thuyết[27]và dự tiệc đãi Bùi Quang Chiêu đi Tây trở về, góc nầy sầm uất, trước đây bốn mươi năm là chỗ đất thấp lài lài có cất ba căn nhà ngói trệt, thầy tôi là giáo sư Bernard Bourotte hằng nói thưở ông còn ở đây đêm đêm thường nghe nhiều tiếng hú lạ lùng, ai không tin thử hỏi anh bạn thân ái Đốc phủ P.V.V. đã từng ở đó lì gan chịu ốm rét, chịu bỏ một đứa con vì đau bệnh và từng rởn ốc những đêm mưa dai gió rít, nặng nề những oan hồn ma lạnh hào thành xưạ Cũng xóm nầy, thưở ấy có những trạm xe lửa đặt tên rất kêu: gare Larclause là ga Hàng sao; gare “la Citadelle” là ga Hào thành, nay tên “hào thành” đã nhường lại cho sân cỏ đá banh và dãy nhà nhiều từng mới cất.
3. Bắc: đường Đinh Tiên Hoàng (Albert ler cũ) nối dài qua Cường Để (Luro cũ ).
4. Nam: đường Công Lý (Mac Mahon sau gọi là Général de Gaulle). Hiện nay, ở giữa khoảng nhà dòng (Presbytère) nguyên vị trí góc thành xưa, còn nhiều dấu vết Quy Thành, nhìn kỹ còn nhận được.
Nhắc lại, con đường Hai Bà Trưng (đời Napoléon III tên Route Impériale, sau năm 1870 đổi lại Nationale, từ năm 1902 lấy tên Paul Blanchy, rồi đổi từ năm 1952 là Trưng Nữ Vương, đến năm 1955 mới thiệt thọ là đường Hai Bà Trưng) thì vào đời Đàng Cựu, vẫn cắt xẻ Quy Thành ra hai phần bằng nhau và ăn xuyên thấu bên này qua bên kia thành.
Tám cửa Phan Yên Thành này còn ghi tên để lại rành rẽ. Đây là tài liệu theo ông Trương Vĩnh Ký:
Đông môn, cũng gọi là Cửa Tiền gồm hai cửa:
- Gia Định môn, day mặt ra hướng chợ cũ Sài Gòn;
- Phan Yên môn, trên con đường bọc theo kinh Cây Cám (nay con kinh nầy đã bị lấp mất dạng, nhưng dọ biết trước kia nó ở gần Kho Đạn cũ ).
Tây môn,cũng gọi là Cửa Hậu, gồm hai cửa:
- Vọng Khuyết môn (ở lối cầu Bông);
- Cung Thìn môn (ở lối Cầu Kiệu) theo P.Ký)
Bắc môn,cũng gọi làCửa Tả , gồm có:
- Hoài Lai môn (trổ về rạch Thị Nghè);
- Phục Viễn môn (cũng trổ về rạch Thị Nghè);
Nam môn,cũng gọi là Cửa Hậu, gồm có:
- Định Biên môn (lối ngã tư Công Lý và Hồng Thập Tự);
- Tuyên Hoá môn (đường Công Lý, gần đường Fères Louis cũ, nay là đường Võ Tánh ).
Theo Đại Nam Nhứt Thống chí, thì “Quy Thành” có tên khác là Gia Định kinh (sau vì phá bỏ nên lại gọi “Gia Định phế thành” ) ở về địa phận làng Tân Khai, huyện Bình Dương và xây năm Canh Tuất (1790), vừa giống Bát Quái vừa giống hình hoa sen.
Theo bộ này thì, tám cửa thành là:
- Trấn Hanh (Chấn Hanh)
Đông:
- Cấn Chỉ
- Tốn Thuận
Tây:
- Đoài Duyệt
- Khôn Hậu
Bắc:
- Khảm Hiểm
- Kiền Nguyên (Càn Nguyên)
Nam
- Ly Minh
Trong thành đếm được ngang dọc tám con đường cái.
Thành, chu vi đo được:
- Từ Đông qua Tây: 130 trượng 2 xích[28]
- Từ Bắc qua Nam: cũng y như thế.
Thành xây hướng về Đông Bắc và cao độ 1 trượng 3 xích có ba bậc.
Bề ngang của chân tường dầy bảy trượng năm xích.
Trong thành đặt nhà Thái miếu và kho về bên tả, bên hữu là xưởng trại, ở giữa là hành cung.
Trại lính thì bố liệt chung quanh; trong để quân túc vệ ở, trước sân có trụ cờ ba tầng, cao 12 trượng 5 thước, trên có Vọng đẩu bát giác tọa (tháp canh) ở bên treo thang dây, trên đẩu có quân thủ vọng ngồi gác, có việc gì quan ngại thì ban ngày treo cờ hiệu, ban đêm treo đèn hiệu, quân đội tuân theo đó làm hiệu lệnh điều khiển.
Hào thành sâu 14 xích; bề ngang 10 trượng 5 xích; chu vi 794 trượng. Có xây điếu kiều, ngoài kiều có đắp thạch trại.
Năm Tân Dậu (1801), đại binh Nguyễn Ánh thâu được thành Phú Xuân (Huế). Vương sai tháo gỡ sườn nhah Thái miếu ở Sài Gòn chở ra Huế dựng lại. Từ đây thành Sài Gòn lọt xuống hàng ải trấn thủ miền Nam, không còn là kinh đô Nguyễn triều nữa. Nhưng đến năm Quý Dậu (1813), Gia Long sai Nguyễn Văn Nhân và Trịnh Hoài Đức lập hành cung tại Sài Gòn, có xây gác chuông và gác trống hai bên tả hữu, định chừng chưa bỏ ý trở vào Nam và vẫn có lòng thiết lập triều đình tạm trong này ngộ khi hữu sự.
Sau tòa hành cung, có dinh quan tướng súy.
Tại cửa Ly Minh có xây gác cao đặt tên gác Thân Minh.
Nơi ba cửa Kiền Nguyên, Ly Minh và Tốn Thuận có đặt trại lính lợp ngói vách sơn đỏ.
Qua đời Minh Mạng, có lịnh đổi tám cửa thành:
Trấn Hanh đổi làm Phục Viễn,
Cấn Chỉ ” Hoài Lai
Tốn Thuận ” Tĩnh Biên,
Đoài Duyệt ” Tuyên Hóa,
Khôn Hậu ” Củng Thần,
Khảm Hiểm ” Vọng Khuyết,
Kiền Nguyên ” Gia Định,
Ly Minh ” Phiên An.
Trong quyển“Souvenirs historiques”, ông Trương Vĩnh Ký theo lời truyền khẩu của các cụ già từng biết thành năm 1790, đã ghi tên các cửa thành, nhưng địa điểm lại ghi khác (có lẽ vì không dọ lại với địa đồ). Nay tôi xin tóm tắt các tài liệu làm một bảng như sau:
Như đã thấy, trên bản phương hướng không y và tên cửa thành cũng có đổi thay, tôi xin giữ đúng để các nhà khảo cứu tự so sánh và tìm hiểu lấy.[29]
Đời quan Thượng (Lê Văn Duyệt) sai nối vách thành lên cao 1 thước 5 tấc dùng toàn đá ong kiên cố vì vậy sau này bị khép vào tội tự chuyên và có ngoại tâm.
Năm 1832 (Minh Mạng thứ 13) vua sai đổi tên là Phiên An Thành (Phan Yên).
Năm 1833, Lê Văn Khôi làm phản, chiếm thành được ba năm.
Năm 1835 (Minh Mạng thứ 16), binh triều hạ thành Phiên An.
(Tài liệu trong B.S.E.I. năm 1935, trương 56-57. Những chi tiết thuộc Đại Nam Nhứt Thống Chí là do bản dịch Pháp văn của ông Gaspardone.)
Theo tài liệu của tập san Hội Cổ Học Ấn Hoa (Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, năm 1942, tập số 2), thì vào năm 1819, có một khách Hoa Kỳ mỹ danh là John White, từng châu lưu khắp thiên hạ, năm ấy có để chân đến đất Sài Gòn nầy. Trong quyển sổ tay của J. White, thấy có ghi rằng:
” Thành lũy Sài Gòn xây bằng đá ong; ở kế bên một cơ thủy trại, gần đó là xóm nhà của dân cư gồm những lều lúp xúp thấp hẹp. Xóm buôn bán ở mém về hướng Đông. Khi đức Gia Long dẹp yên Tây Sơn thì dân chúng tựu về thành rất đông. Họ sửa sang nhà cửa lại mới, một phần lớn các gia đình nầy dồn về hướng Tây của thành lũy nhà vua[30].
John White có ghi thêm rằng: “Thời buổi ấy dọc hai bên bờ sông và bờ kinh rạch, có vài chỗ đã được cẩn đá hay xây gạch kỹ càng, chạy nối dài non ngàn thước tây. Về công lộ có đường đã lát đá nguyên miếng lớn dễ coi, nhưng phần nhiều vẫn quanh co uốn khúc và không được săn sóc tu bổ nên không được sạch.
“Về nhơn số thì Sài Gòn phỏng độ lối:
- Một trăm tám chục ngàn (180.000) người dân bổn thổ;
- Và mười ngàn (10.000) người Trung Quốc. (Đây là nói về Quy Thành 1790 và vùng phụ cận dưới thời Gia Long.) “
Sau đó ít lâu, năm 1822, lại có một bác sĩ thú y quý danh là ông Finlayson, tháp tùng phái đoàn Crawfurd, cũng có đến viếng Sài Gòn. Finlayson viết: “Sài Gòn gồm hai thành phố, mỗi cái đều rộng lớn bằng hai nước Xiêm La. Ấy là:
1) – Sài Gòn (xin hiểu đây tác giả muốn nói về Đề Ngạn (Thầy Ngồồn) hay Chợ Lớn);
2) – Và Pingeh (có lẽ đây là Bến Nghé viết theo tác giả phát âm). (Tập san Cổ Học Ấn Hoa nói trên).
Dựa theo Finlayson, chúng ta có thể hiểu được vì sao xưa ông Huỳnh Tịnh Của đã ghi trong bộ Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của người rằng:
“Sài Gòn là tên riêng đất Chợ Lớn, bây giờ lại hiểu là đất Bến Nghé.”(Đ. N. Q.A. T. V., trương 280). (Rõ ràng trước kia danh từ “Sài Gòn” dùng để gọi thành phố Chợ Lớn, về sau mới áp dụng qua đất Bến Nghé).
Một đoạn khác, cũng trong tập san Cổ Học Ấn Hoa kể trên, John Crawfurd viết năm 1828: “Sài Gòn gồm có Pingeh là khu vực của chánh phủ, gồm luôn thành trì bao bọc chung quanh khu vực ấy với một xóm buôn bán của người Tàu.[31]
Tóm lại, nếu chiếu theo tài liệu của hai người thấy tận mắt thành phố Sài Gòn – Finlayson và Crawfurd – thì vào cuối thế kỷ 18 bước đầu thế kỷ 19, danh từ “Saigon” đích thị dùng để gọi Chợ Lớn hiện nay. Trong bộ “Gia Định thông chí ” của Trịnh Hoài Đức, bản dịch Aubaret năm 1863 vẫn ghi: “Sài Gòn là danh từ để gọi thành phố của người Trung Quốc ăn ở, phát âm giọng Tàu là “Tai ngòn” hoặc “Tingan”.
Trước năm 1790, khi trong Nam chưa có thành trì kiên cố thì đại binh chúa Nguyễn “đồn” dinh trại nơi xóm Tân Mỹ, sau đi về “Chợ Điều Khiển” ở xóm Tân Thuận. Năm Gia Long thứ 10 (1811) lại đi về “Đồn Dinh” nền cũ. Gia Long năm thứ 16 (1817) lại dời về Mỹ Hòa, cũng gọi là Nghĩa Hoà. Qua Minh Mạng năm thứ 13 (1832) vua ra lịnh dạy dẹp dinh trại nầy.
Vua Minh Mạng vì giận giặc Khôi chiếm cứ mấy năm nên dạy phá bỏ Quy Thành của Gia Long xây cất năm 1790. Qua năm thứ 17 (1836), Minh Mạng ra lệnh xây thành khác ở về hướng Đông Bắc Quy Thành.
Chiếu theo bản dịch Gaspardone của bộ Gia Định thông chí Trịnh Hoài Đức thì thành 1836 có bốn cửa, chu vi 429 trượng, cao 10 trượng 3 thốn, hào thành sâu 7 xích, bề ngang hào 11 trượng 4 xích. Thành 1836 tại làng Nghĩa Hòa – Bình Dương.
Chính thành 1836, đến năm 1859 thì bị binh Pháp lấy được; Pháp gọi thành 1836 là “Citadelle de Saigon”. Đến năm 1859 thành bị hạ bình địa, tính ra xây năm 1836, hạ năm 1859, thành thử chỉ đúng vỏn vẹn hai mươi ba năm, còn vắn số thua Quy Thành của vua Gia Long nữa:
- Quy Thành, xây năm 1790, phá năm 1835: 45 năm.
- Thành Sài Gòn do Minh Mạng dạy xây năm 1836, bị phá năm 1859, dùng được 23 năm.
Nghĩ ra Minh Mạng phòng ngừa hậu hoạn, sợ một trận giặc Khôi tái diễn, nên phá Quy Thành còn có chỗ chế. Tuy vậy, người còn biết mót vật liệu thành cũ dùng vào việc tân tạo thành mới 1836. Đến như binh Tây, đoạt được thành “Citadelle de Saigon” kiên cố, mới ràng ràng, nếu họ có chút óc “tồn cổ” và “thẩm mỹ”, họ nên dành cho hậu thế biết lối kiến trúc xưa này mói phải. Té ra họ cũng sợ vu vơ, e cho một ngày kia người bản xứ sẽ dùng thành này chống lại nên họ sai châm lửa đốt tiêu. Ngày 8 tháng 3 dương lịch năm 1859, quân sĩ Pháp đặt 35 ổ cốt mìn phá tan tành Thành 1836 chỉ còn mấy đống gạch đá vụn; đối với lịch sử thật là một lỗi lầm không nhỏ.
Quân đội Pháp làm thống kê để lại chỉ cho ta biết trận hỏa thiêu này đã tiêu hủy một cách đáng tiếc:
- Hai mươi ngàn (20.000) cây súng tay đủ cỡ, và một số binh khí như gươm giáo v.v… nhiều không thể đếm.
- Tám mươi lăm (85) thùng thuốc súng và vô số kể nào bì súng, hỏa pháo, diêm sanh, tiêu thạch (salpêtre), chì v.v…
- Một số lúa trữ trong kho đủ sức nuôi từ sáu đến tám ngàn (6.000 – 8.000) nhân khẩu trong vòng một năm.
- Lại với một số tiền bản xứ (điếu và kẽm) để trong kho ước định và trị giá bằng 130.000 quan tiền lang sa thời đó.
Về lúa đốt bỏ, có sách đã trị giá trên ba triệu quan Pháp (3.000.000 francs) và thuật lại rằng có nhóm Hoa kiều trong Chợ Lớn đưa đè nghị xin mua mà tướng Rigault de Genouilly không chấp nhận sợ rằng số lúa này không may lại lọt vào tay binh lính Việt thì khác nào giúp giáo cho giặc. Thà cho họ đốt bỏ số lúa mà bọn Hoa kiều trả giá đến tám triệu quan (8.000.000 francs). Ba năm sau, đến 1862, trận lửa đốt lúa còn ngún ngấm ngầm… Ông Charles Lemire thuật lại rằng: ngày 27 tháng Giêng năm 1862, ông có thí nghiệm, thử thọc cây gậy cầm tay vào đống tro tàn, khi rút gậy ra thì đã cháy thành than (Bulletin de la Société des Etudes Indochinnoises, năm 1935, trang 8). Charles Lemire thuật tiếp rằng về sau chính bên phe Pháp có người tỏ ra hối tiếc hành động hủy hoại vô ích của Thủy sư Đề đốc Rigault de Genouilly nhưng đã muộn (B.S.E.I. 1935 kể trên, trang 96-97). Cho hay làm tướng đi chinh phục nước khác, có hạng còn chút lương tâm, hạng khác chỉ biết giết chóc, tàn phá, sát hại.
Sau khi triệt hạ thành “Citadelle de Saigon”, binh lính Pháp dùng sắt và vôi gạch xây thành lính “Sơn đá” của họ, tục danh “Thành 11è R.I.C” (Caserne du Onzième Régiment de l’Infanterie Coloniale – Trại Bộ Binh Thuộc địa đội thứ 11; trại nầy nằm gần đúng vị trí Citadelle Việt xưa)[32].
Theo sử sách để lại, thành “citadelle” Việt bắt đầu từ khu Lê Thánh Tôn chạy đến mé sông là dứt, gồm có khu Dưỡng Đường Đồn Đất (Hôpital Grall trước gọi Hôpital Militaire), nay là Bệnh Viện Nhi Đồng I, thành cũ 11 è R.I.C. và một khu vực thương mãi phồn thịnh ở gần thành xưa. Nếu xem địa đồ, ta có thể đóng khung “citadelle” trong bốn con đường hiện tại:
- Đường Phan Đình Phùng (Richaud cũ) – nay là Nguyễn Đình Chiểu.
- Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Rousseau cũ)
- Đường Mạc Đĩnh Chi (Massiges cũ)
- Đường Nguyễn Du (Mossard cũ)
Năm 1859 binh Pháp đổ bộ, do ngả Luro (Cường Để, nay là Đinh Tiên Hoàng) kéo lên công hãm thành Việt. Ngày nay, đi trên khúc đường nầy, trông thấy cửa thành trước mắt, độ chừng xưa cũng day mặt hướng nầy. Dọc theo vách rào các dinh thự của võ quan cao cấp bộ Thủy quân Việt (đường Cường Để) thấy cẩn nhiều đá to và gạch thức cỡ lớn, trong vườn, còn nhiều gốc cổ thụ cao ngất trời, hỏi ra di tích cố đô còn lại bao nhiêu đó. Lúc đổ bộ, tàu chiến Pháp thả neo tại công trường Mê Linh. Trào Pháp đặt tên là Place Rigault de Ginouilly, có dựng tượng đồng to lớn để ghi chiến công Thủy sư Đề đốc này. Cũng vì thế, chỗ này xưa gọi “Một Hình”. Tương truyền những đêm mưa bão có bóng lão hình đồng hiện hình gọi đò qua sông. Trời đánh nhiều lần, lão không hầy hấn, tưởng vậy mà “bền gan cùng tuế nguyệt”, không ngờ kịp năm đảo chính 1945-1946, thanh niên lôi lão, hạ bệ lão xuống, nấu chảy ra bì súng bắn trả hận năm xưa[33].
TheoGia Định thông chí thì năm 1777 (Đinh Dậu) Gia Long thâu phục được Sài Gòn, năm 1779 (Kỷ Hợi) sai tu định địa đồ lập địa giới dinh Phiên Trấn. Năm 1790 (Canh Tuất) đắp thành bát quái trên gò cao thôn Tân Khai, tổng Bình Dương gọi đó là Gia Định kinh. Niên hiệu Gia Long nguyên niên (1802), cải tên Phủ Gia Định làm Trấn Gia Định, đặt Trấn quan thống trị. Qua năm thứ 7, cải làm Gia Định Thành do một Phó Tổng Trấn thống trị, gọi trấn Phiên An gồm luôn Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên lại kiêm lãnh luôn trấn Bình Thuận.
Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), đổi Gia Định Thành làm Phiên An Tỉnh Thành, đặt chức An Biên Tổng đốc thống trị hai tỉnh Phiên An và Biên Hòa. Năm Minh Mạng thứ 15 (1834), mang danh Nam Kỳ Lục Tỉnh. Năm thứ 17 (1836), xây thành mới đổi danh là Gia Định Tỉnh. Đổi An Biên Tổng đốc làm Định Biên Tổng đốc.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire