NAM HẢI : BIỂN của NƯỚC NAM
Theo Địa lý, Nam Bắc chỉ 2 phương vị : Phương Nam,
Phương Bắc.
Ở Á Đông, Phương Nam còn hàm ý vùng có Mặt Trời
nắng ấm, phương của ánh sáng phì nhiêu sung túc. Ngược lại, Phương Bắc
âm u lạnh lẽo khô cằn.
Thời xa xưa, Sông Hoài Tần Lĩnh là
đường ranh thiên nhiên chia 2 vùng, 2 giống dân, với Phương Nam canh
nông lúa nước, và Phương Bắc du mục.
Sông
Hoài Tần Lĩnh luôn là ranh giới thiên nhiên giữa Phương Nam người Tộc
Việt, Phương Bắc người Tộc Hoa. Tuy nhiên, từ thời Hán, sông Dương Tử bị
cưỡng định là ranh giới giữa Trung Hoa
và Bách Việt.
Sách vở Trung Hoa hiện vẫn còn dùng chữ Nam Nhân để chỉ Người Việt trên phần đất nay thuộc Trung Hoa, và Bắc Nhân để chỉ Người Hoa.
Chữ Bắc Thuộc nêu
rõ ý thức thời phụ thuộc Phương Bắc. Phương Bắc nầy lại là những nhóm
người hoặc quốc gia thuộc Tộc Việt, chứ không nhất thiết là người tộc
Hoa. Số quân xâm lấn và chiếm đóng nước ta hầu hết là dân Việt vùng Hồ
Nam, Quảng Tây, Quảng Đông. Việc phụ thuộc lại còn có nhiều giai đoạn,
với nhiều hình thái khác nhau, chứ không nhất thiết là ‘nô lệ giặc Tàu’.
[Đọc bài 1102. Vài Minh định về Lịch sử Văn hóa Địa lý, mục
5.2b, và bản đồ; và Việt Sử Toàn Thư, do Phạm văn Sơn, nxb Thư
Lâm, Sàigòn 1960, tr 109. - Giặc Nam Hán là quốc gia ở vùng Quảng Đông,
trước năm 917 dl còn có quốc hiệu là Đại Việt. Đọc Việt Nam Sử Lược, do Trần Trọng Kim, nxb Trung Tâm Học Liệu, Sàigòn 1971, q1, tr 67].
* * * *
Cách đây khoảng 6000 năm, dân Việt đã từ vùng Hồ Đồng Đình tiến về Nam. Khi đã định cư, dân Việt vùng Sông Hồng Sông Mạ đã tự xưng là Dân Nam. [Đọc
bài 1103. Tộc Việt thời Khởi Nguyên, đoạn 5.3].
Thói quen nầy vẫn lưu truyền cho đến hiện nay.
Chữ Nam để chỉ Lạc Hồng, Đại Việt, phân biệt với Bắc, chỉ Trung Quốc.
Khi nói về quốc gia, Nam quốc, Bắc quốc;
về triều đình thì Nam Triều, Bắc Triều;
về lịch sử : Nam sử, Bắc sử;
thuốc có thuốc Nam, thuốc Bắc...
Năm 1076 dl, Đức Lý Thường Kiệt có bài ca chiến thắng, với câu đầu là : ‘Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư’.
Năm 1428, Đức Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo : ‘Sơn hà cương vực đã chia, phong tục Bắc Nam có khác.’
* * * *
Năm 1839 vua Minh Mạng đổi quốc hiệu thành Đại Nam.
Hiện nay ta vẫn
còn các ấn ngọc của các vua, và nhiều tài liệu ngoại giao có đóng ấn vua, với quốc hiệu Đại Nam :
Ấn ngọc ‘Đại Nam Thiên Tử Chi Tỷ’, khắc năm 1839 dl, thời vua Minh Mạng.
Ấn ngọc ‘Đại Nam Hoàng Đế Chi Tỷ’, khắc năm 1844, thời vua Thiệu Trị.
Hai ấn ngọc nầy dùng đóng trên các văn kiện ban sắc thư cho người nước ngoài, và khi vua đi xem xét các địa phương.
Ấn ngọc ‘Đại Nam Thụ
Thiên Vĩnh Mệnh Truyền Quốc Tỷ’, khắc năm 1847. Ấn ngọc nầy dùng để tế
cáo Đại lễ Tế Trời ở Đàn Nam Giao, hoặc đóng trên những bản sắc mệnh ban
bố cho thiên hạ, hoặc cho các nước chư hầu, (Thái Lan, Ai Lao, Chân
Lạp/Campuchia).
Vua Khải Định có ấn vàng : ‘Khải Định Đại
Nam Hoàng Đế’ (1916-1925).
[Đọc thêm Kim Ngọc Bảo Tỷ, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội 2009].
* *
* *
Từ khi dân Việt từ Hồ Đồng Đình tiến vào vịnh Bắc Phần, tên Biển Nam, Biển phương Nam, đã trở thành thông dụng, từ 6000 năm trước. Tộc Hoa mới thành hình 3000 năm nay, và họ đọc thành Nam Hải.
Khi dân Lạc Hồng tự xưng là Dân Nam, Nước Nam, Đại Nam, Việt Nam, thì Biển Nam, Nam Hải, trở thành tên riêng : Biển của Nước Nam, chứ không như người Hoa đã đánh lận là Biển Hoa Nam.
Cũng vậy, Nam Quan, ở
Lạng Sơn, có nghĩa là Cửa của Nước Nam, chứ không có nghĩa là cửa ở phía nam của Trung Quốc.
_____________________
Nguyễn Thanh Đức 2013.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire