caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 25 mars 2020

Nguy cơ hạn hán: Việt Nam tạm dừng xuất khẩu gạo từ 0h ngày 24/3.

Năm Con Chuột này mang thật nhiều tại ương, bệnh Đaị Dịch toàn cầu vì con virus Corona chưa xong thì bắt đầu có con Hanta nhào ra.
 Các nghề nông khốn đốn ở mọi quốc gia khác nhau vì bên pháp đến mùa thu hoạch những thực phẩm như măng tây, dâu hay salade đều bị đình trệ hay không đủ nhân công.
Các quốc gia bắt đầu thử tự lực cánh sinh và vào chủ nghĩa quốc gia để bảo vệ an toàn y tế, cách ly toàn dân mình.
Hôm nay, lại đọc thấy tin Việt Nam nói riêng hay những nước á châu nằm dọc theo đồng bằng sông Cửu Long sẽ chết đói vì hạn hán và nước mặn tràn vào.
Mời quý anh chị đọc tin tiếp theo dưới đây
Caroline Thanh Huong
Résultat de recherche d'images pour "han han viet nam"

TTO - Tính đến ngày 4-3, đã có 5 tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Long An công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn. Dù các địa phương đã rút kinh nghiệm từ những đợt hạn, mặn trước đây nhưng vẫn không tránh được thiệt hại.

Hạn mặn khốc liệt ở miền Tây: 5 tỉnh công bố tình huống khẩn cấp - Ảnh 1.
Ruộng lúa của gia đình bà Trần Thị Thắm (63 tuổi, xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm, Bến Tre) chết khô đã hơn nửa tháng, chỉ biết tận dụng làm rơm cho bò ăn - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Ông Nguyễn Thanh Liêm - một người dân ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng - phải thốt lên: "Chưa năm nào tình trạng xâm nhập mặn lại khủng khiếp như năm nay".
“Đến thời điểm này, thiệt hại được giảm thiểu đến mức tối đa. Diện tích lúa mất trắng hiện nay chỉ bằng khoảng 7% so với năm 2016. Theo đó, diện tích lúa mất trắng toàn vùng khoảng 20.000ha; các địa phương vẫn đảm bảo cho việc sản xuất của các nhà máy, công xưởng.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp (thứ trưởng Bộ NN&PTNT)
Mọi kỷ lục bị phá vỡ
Gắn bó với cây lúa gần 40 năm nay, nắm rõ quy luật của thiên nhiên, bà con ở xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng ai cũng biết tiếng gia đình ông Liêm. Nhưng năm nay, ông Liêm cũng đành "bó tay" nhìn trà lúa khô héo từng ngày.
"Mỗi năm, thường ăn tết xong mới xuất hiện nước mặn. Đằng này, từ cuối tháng 11 nước mặn đã tràn về, đúng vào thời điểm 10 công lúa của tôi đang làm đòng nên cháy vàng, giảm năng suất gần 50%, mất lợi nhuận hơn 15 triệu đồng" - ông Liêm nói.
Ở hạ nguồn ba nhánh sông Mekong gồm sông Tiền, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre là địa phương chịu ảnh hưởng sớm nhất của tình huống nước mặn xâm nhập.
Nếu như đợt xâm nhập mặn năm 2016 được xem là đợt mặn kỷ lục, 100 năm mới lặp lại thì mùa khô năm 2020 đã phá vỡ mọi kỷ lục được xác lập trước đó.
Nếu như năm 2016, nước mặn "âm thầm" xâm nhập vào những ngày người dân đang đón Tết Nguyên đán thì năm nay nước mặn xâm nhập sớm hơn năm 2016 khoảng 1 tháng.
Anh Nguyễn Hoàng Hiếu - một nhà vườn tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre - nhớ lại: "Đầu tháng 12-2019, chúng tôi cùng nhiều nhà vườn đang tập trung tưới nước, xử lý cho cây chuẩn bị ra bông, phục vụ thị trường tết thì thấy gió chướng thổi rất mạnh.
Mấy ngày sau hoảng hồn khi nước trong các mương vườn độ mặn đã lên đến 4-5‰, không thể tưới tiêu gì được. Đây là hiện tượng rất lạ, ngay cả những bậc cao niên cũng cho biết chưa năm nào nước mặn lại lên sớm và nhanh khủng khiếp đến vậy".
Hạn mặn khốc liệt ở miền Tây: 5 tỉnh công bố tình huống khẩn cấp - Ảnh 3.
Thiếu nước ngọt cho sinh hoạt, Công ty Cấp nước tỉnh Sóc Trăng khoan hàng chục điểm khai thác nước ngầm để tăng lượng nước ngọt “chữa cháy” cho nhu cầu của người dân trong mùa khô hạn - Ảnh: CHÍ QUỐC
Lần lượt công bố tình huống khẩn cấp
Sớm nhận thấy sự bất thường, phức tạp của đợt nước mặn xâm nhập trong mùa khô 2020, tỉnh Bến Tre công bố tình huống khẩn cấp để đưa ra các giải pháp đối phó với một mùa khô được dự đoán khốc liệt.
Theo nhận định của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre, vào giữa tháng 1-2020, xâm nhập mặn trên các sông chính tương đương đợt hạn mặn lịch sử mùa khô năm 2015-2016.
Nhưng chỉ sau đó không lâu, độ mặn và mức độ xâm lấn của nước mặn đã vượt xa năm 2015-2016 khi tỉnh Bến Tre bị bao trùm bởi nước mặn nên đã sớm ban bố tình huống khẩn cấp, mức độ rủi ro thiên tai cấp độ 2.
Sau Bến Tre, lần lượt các địa phương khác cũng ban bố tình huống khẩn cấp, đưa ra các kịch bản để ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 4-3, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng cho biết từ giữa tháng 2 vừa qua, địa phương này đã công bố tình huống hạn hán, xâm nhập mặn trên diện rộng thuộc địa bàn tỉnh cấp độ 1 rủi ro thiên tai.
Cà Mau cũng vừa công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2 tại vùng ngọt hóa thuộc địa bàn huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời. Đây cũng là hai địa phương vùng "ngọt hóa" có diện tích trồng lúa lớn nhất tỉnh.
Những thiệt hại đầu tiên
Dù đã rút kinh nghiệm năm 2016 và các địa phương đã sớm chủ động ứng phó nhưng thiệt hại vẫn xảy ra. Tuy chưa có thống kê chính thức nhưng con số thiệt hại không hề nhỏ.
Những ngày này, ở hầu hết các cánh đồng lúa vụ 3, mọi người đều thấy một màu xám từ những vạt lúa cháy nắng, khô khốc, đồng ruộng nứt nẻ. Nhiều địa phương trước đó có đưa ra khuyến cáo không xuống giống vụ 3, tuy nhiên theo người dân, nếu không xuống giống vụ 3 thì họ sẽ không biết làm gì nên sạ giống cầu may.
Tại Sóc Trăng, ông Phạm Tấn Đạo - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng - cho biết xâm nhập mặn đã làm khoảng 1.000ha lúa đông xuân của huyện Trần Đề bị ảnh hưởng năng suất và trên 1.500ha lúa vụ 3 của huyện Long Phú bị thiệt hại.
Tại Bến Tre, dự kiến hơn 5.000ha lúa vụ 3 cũng sẽ bị mất trắng. Còn ở Tiền Giang, ngay trong vùng ngọt hóa, cây lúa cũng đang điêu đứng vì không có nước ngọt, nguy cơ giảm năng suất rất cao...
Không chỉ cây lúa, tại Bến Tre, khoảng 20.000ha cây ăn trái được đặt trong tình huống "báo động đỏ" khi nguồn nước tưới bị thiếu hụt. Đến đầu tháng 3, đã có nhiều vườn sầu riêng bị chết nhánh, khô lá, rụng trái do lâu ngày không được tưới.
Tương tự, tại vùng chuyên canh cây sầu riêng thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nhiều diện tích cây sầu riêng đã bị khô héo, rụng trái...
Hạn mặn khốc liệt ở miền Tây: 5 tỉnh công bố tình huống khẩn cấp - Ảnh 4.
Nguồn Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ngày 2-3-2020 - Đồ họa:TUẤN ANH
Nan giải nước sinh hoạt
Nan giải nhất hiện nay đối với các tỉnh ĐBSCL nằm ở hạ nguồn là nước sinh hoạt. Tại Bến Tre, tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt diễn ra từ sau tết nhưng đến nay đã quá sức chịu đựng của người dân.
Trong khi nước máy đã bị nhiễm mặn 4-5‰, không thể tắm giặt thì người dân bắt buộc phải đi mua nước ngọt từ nơi khác chở về với giá cắt cổ, có nơi lên đến 300.000 đồng/m3, dù giá nước máy chỉ khoảng 8.000 đồng/m3.
Có những hộ dân chăn nuôi bò, heo sử dụng cả mét khối nước mỗi ngày như nhà anh Nguyễn Văn Hậu (ở Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) thì cho rằng không thể cầm cự được nữa bởi số tiền mua nước ngọt đã vượt quá sức chịu đựng. "Chắc đến hết mùa khô, tiền mua nước ngọt lên đến cả chục triệu đồng, đi đứt cả con bò" - anh Hậu nói.
Xâm nhập mặn đe dọa ngành cá tra
Ông Nguyễn Văn Đạo - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Gò Đàng - cho hay tình hình xâm nhập mặn tại nhiều nơi đã làm cho môi trường nước không thể đảm bảo cho việc thả cá con cho vụ nuôi mới, nước mặn làm cá bị chết hoặc chậm lớn dẫn đến không hiệu quả.
"Đối với một số nơi nước mặn không chỉ làm khó cho người nuôi mà còn làm khó cho cả khâu chế biến, vì các nhà máy nước chỉ lọc được chất bẩn chứ không lọc được muối. Nước nhiễm mặn đưa vào nhà máy chế biến làm thay đổi cả quy trình chế biến" - ông Đạo cho hay.
Còn ông Nguyễn Văn Kịch - tổng giám đốc Công ty Kafatex - cho biết theo thông tin thì nước mặn mới xâm nhập về đến Cái Cui, tức là cách vùng nuôi cá tra của Cần Thơ hơn 10km nên hiện tại chưa tác động gì đến việc nuôi trồng.
Tuy nhiên, diễn biến xâm nhập mặn ở các ngày tới như thế nào thì chưa biết nên người nuôi và doanh nghiệp cũng nên cảnh giác. Bởi khi nước mặn quá,việc nuôi cá không hiệu quả, thậm chí dẫn đến cá bị chết.
Trần Mạnh
Giải pháp chống hạn ở các địa phương
Quan trắc độ mặn, liên tục kiểm tra nguồn nước, nếu thấy độ mặn giảm xuống dưới ngưỡng cho phép, lập tức mở cống hoặc bơm chủ động vào hồ chứa, các kênh dẫn vào nội đồng để trữ nước ngọt.
Nạo vét hệ thống kênh mương làm tăng khả năng trữ ngọt vào mùa khô; duy tu, nâng cấp hệ thống cống, bọng để chủ động khắc phục, hạn chế rò rỉ, xâm nhập mặn; xây dựng đập thép, trạm bơm... tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc điều tiết, sử dụng nước phù hợp chocây trồng.
Hỗ trợ dụng cụ trữ nước cho những khu vực dân cư sống phân tán.
Hạn mặn
 
TIN VUI và TIN BUỒN
TIN VUI :
Nghe nói nhà nước vừa quyết định tạm ngưng xuất cảng gạo giữa mùa hạn hán, sông chết, ruộng chết.
Các cháu DLV còn cơm ăn, để có sức đi lùng phản động, cũng nên cám ơn phản động một tiếng, cho công bình.
Phản động là những người duy nhất tố cáo chuyện ngớ ngẩn, ngu dại này, trong khi nhà nhà nín khe, hay được lệnh gọi cả họ phản động ra chửi về tội cái gì cũng chống.
--Từ Thức
===========
TIN BUỒN : Vụ cấm xuất gạo là có thật. Nhưng trong công văn không hề nhắc đến cấm xuất khẩu lúa.
Mã code lúa là 1006.10. Các bạn xem lại công văn thì rõ.
Và đáng lo hơn Trung Cộng không hề mua gạo. Chúng nó chỉ mua lúa.
Lúa có thể trữ 1.5 năm. Nhưng gạo chỉ cở 7 tháng.
Bà con chú ý. Nạn đói vẫn có thể xảy ra khi lúa được vơ vét chuyển hết về Trung Cộng. Hiện nay miền Tây bán gần hết lúa rồi.
Không thể tin cộng sản.
--Thanh Long
Đã xuất hết 99℅ rồi, bây giờ mới cho cò mòi tung tin để trấn an dư luận.
Bán hết 1 triệu tấn chở qua Trung Cộng rồi bây giờ mới quyết định ngưng là thế nào ?
Mùa lúa Đông Xuân năm nay ở đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL chết trắng. Thiệt hại hơn 200.000 mẫu lúa đây. Chuyện gì sẽ xảy ra ở nơi này trong những ngày sắp tới ? Chỉ có dân miền Nam chết đói thôi. Xóm sĩ phu Bắc Hà co no.
vietnamnet.vn
Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục hải quan các tỉnh, thành phố tạm dừng…
 
 
 

Tạm dừng xuất khẩu gạo từ 0h ngày 24/3

Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục hải quan các tỉnh, thành phố tạm dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng gạo các loại xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24/3/2020.

Đại diện Tổng cục Hải quan xác nhận, ngày 24/3, Tổng cục Hải quan đã có điện hỏa tốc gửi các Cục hải quan tỉnh, thành phố và một số đơn vị trực thuộc yêu cầu tạm dừng thông quan các lô hàng xuất khẩu gạo từ 0h ngày 24/3.
Điều này được Tồng cục Hải quan giải thích là "thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19.
Cụ thể, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục hải quan các tỉnh, thành phố tạm dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng gạo các loại xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24/3.
gao viet nam
Tạm dừng xuất khẩu gạo 
Các Cục hải quan tỉnh, thành phố chỉ giải quyết thủ tục thông quan theo quy định đối với các lô hàng xuất khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan trước 0 giờ ngày 24/3/2020.
Tổng cục Hải quan giao Cục quản lý rủi ro thiết lập tiêu chí đưa mặt hàng gạo các loại thuộc các phân nhóm HS: 1006.20, 1006.30 và 1006.40 vào diện cấm xuất khẩu.
Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Cục Điều tra chống buôn lậu phải chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng gạo các loại qua biên giới và xử lý vi phạm theo quy định.
 
Cũng trong ngày 24/3, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu Tổng cục Dự trữ nhà nước khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo kế hoạch được giao để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đột xuất, cấp bách. Đồng thời yêu cầu Tổng cục Hải quan tạm dừng thông quan các lô hàng xuất khẩu gạo như nêu ở trên.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương gần đây, hai tháng đầu năm 2020, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) diễn biến nhanh, phức tạp và nghiêm trọng. Bên cạnh tình hình phức tạp về thiên tai, dịch bệnh, diễn biến thương mại gạo toàn cầu tiếp tục có các diễn biến tác động không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Tổng khối lượng gạo xuất khẩu hai tháng đầu năm ước đạt 895 nghìn tấn, giá trị 410 triệu USD, tăng 27% về khối lượng và tăng 32,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Trước đó, năm 2019 xuất khẩu gạo đạt 2,81 tỷ USD.
Lương Bằng

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire