http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/02/nhat-tien-nha-giao-mot-thoi-nhech-nhac.html
NHÀ GIÁO một thời nhếch nhác (KỲ 9)
NHÀ VĂN NHẬT TIẾN
(tiếp theo)
(tiếp theo)
Đại thể nó có những mục như sau, dùng cho bất cứ môn học nào
(.trừ các môn không phải khoa học thực nghiệm thì không có khoản phải làm thí
nghiệm) :
I/ Mục đích - Yêu cầu:
- Mục đích về chính trị.
- Mục đích về kiến thức khoa học.
- Yêu cầu về thái độ học tập của học sinh.
- Yêu cầu liên hệ bán thân của học sinh qua bài học.
II/ Hoạt động trong lớp:
1 ) Kiểm tra và ôn tập bài tuần trước.
2) Nội dung Bài Giảng:
- Tóm tắt nội dung sẽ giảng (có ghi
thời lượng cho mỗi đoạn phái giảng) .
- Các dụng cụ thí nghiệm sẽ dùng (thời lượng từng
bước cho mỗi thí nghiệm).
- Các câu hỏi sẽ nêu ra,
liên hệ tới bài học
- Cảc câu trả lởi cho những
câu hỏi nêu trên.
3) Thí nghiệm sẽ trình bầy trong lớp:
- Các vật dụng dùng trong thí nghiệm.
- Chia nhóm thực hiện thí nghiệm, thảo luận.
- Thầy giám sát, kiềm tra, đôn đốc.
III/ Tổng kết tiết học :
- Tóm tắt bài giảng.
- Đánh giá kết quả học tập.
- Rút kinh nghiệm cho tiết
học kế tiếp.
IV – Xác nhận :
- Xác nhận của Tổ trưởng tổ Chuyên môn.
- Xác nhận của Ban Giám Hiệu
Trong đủ thử các điều kể trên - cứ dạy một giờ là phải soạn đủ từng ấy
thứ - cái khoản khó nhằn nhất đối với chúng tôi là mấy chữ “Mục đích, Yêu cầu'.
Về mục đích dành cho kiên thức khoa học thì đã rõ ràng đi một lẽ rồi,
nhưng sao lại còn thêm cải khoản “chính trị” và “liên hệ bản thân” nữa thì mới
là oái oăm.
Bởi vì với các môn học như Sình Học. Đại Số, Vật Lý, Hóa học, Sinh Vật.
. . .thì tụi tôi làm sao móc được cho nó dính vào vấn đề chính trị đây ? Chẳng lẽ một cái phương trình. một cái đồ thị
hay hình tròn, hình vuông, hình đa giác..v..v. . .lại cũng có cả vấn đề chính
trị trong đó nữa sao ? Đã thế lại còn bắt học trò “liên hệ bản thân" nữa
thì mới là cơ khổ.
Hồi đó tôi dạy môn Vật Lý cấp II, và một anh bạn khá thân dạy môn Hóa
Học. Anh này vốn cũng lả đồng nghiệp của tôi từ nhiều năm trước ngày 30- 4
-1975. Chúng tôi than thở với nhau : Bài giảng Hoá Học về cách làm Xà
Phòng" hay bài Vật Lý về " Bình Accu chì" thì cái vụ "chính
trị" nó nằm ở chỗ nào ?
Ấy thế mà anh bạn của tôi cũng đã tía may được một cách tài tình trong
giáo án của anh như sau :
" Bài học Cách làm Xà Phòng sẽ bồi dưỡng trình độ Khoa Học Kỹ
Thuật, qua đó học sinh được nâng cao kiến thức trong công cuộc tiến hành cuộc
Cách mạng Khoa học Kỹ thuật đế đưa nền kinh tế nước nhà tiến mạnh, tiến mau lên
Chủ Nghĩa Xã Hội!".
Tôi đọc xong liền kêu lên:
-
ôi giời ? Cậu đúng là Thợ Vẽ chuyên nghiệp ! Thôi
đổi quách qua dạy môn Hội Họa cho rồi !
Bạn tôi cứ tùm tỉm cười. Anh còn đích thân đọc cho tôi nghe đoạn nói về
liên hệ bản thân như sau:
- Học trò sau khi học xong bài này phải biết giữ gìn thân thể luôn sạch
sẽ, lại có ý thức luôn đề cao cảnh giác phòng chống buôn lậu xà phòng vốn đang
còn là một vấn đề tồn tại trong các vùng mới giải phóng !
ôi chà chà ? Chẳng biết đoạn này khi đem trình Ban Giám Hiệu thì có được
thông qua không, nhưng theo tôi thì nó
thật đúng kiểu, đúng cách, nói lên trúng phóc mối bận tâm của chính quyền cách
mạng vào thời điểm đó, khi mà con phe, chợ trời đang buôn lậu, buôn chui đủ thứ,
kể cả món . . . .xà phòng ?
Nhưng nói cho ngay, những ai cần xài xà phòng thì tôi không biết, chứ
phần đông bà con Sài Gòn, nhất là các bà các cô thì .không ai bảo ai cứ đem
quần áo của mình ra nhuộm nâu, nhuộm đen hết ráo. Thì ra, mọi người đều có
chung nllau một mối bận tâm : "
Bây giờ mà ăn trắng, mặc trơn sẽ bị coi là giai cấp tư( sản bóc lột. Tốt hon
hết là ta cứ đen hay nâu quách cho rồi." Chính vì thế mà đã có một
thời thuốc nhuộm lên giá vù vù, đặc biệt là thuốc nhuộm mầu đen hay mầu nâu thì
rất hiếm hoi tìm mua được. Tôi lại đã nghe một vài cô giáo mách nhau :
-
Cần gì thuốc nhuộm. Cứ móc cống rãnh lấy bùn lên
rồi đem ngâm quần áo vào là xong tất. Tuyệt đối mầu không bao giờ phai.
-
Gớm ! Gái
Sài Gòn quả có tinh thần thích ứng với thực tế thật là mau chóng. Các cô giáo hồi trước thì bao giờ
cũng đến trường với những tà áo dài thướt tha đủ mầu, nhưng bây giờ thì ai cũng
chỉ có cái quần đen với áo sơ mi mầu nâu hay trắng. Thậm chí phấn son, các cô
bây giờ cũng ít xài.
-
Một cô nói nhỏ:
- Còn bầy vẽ cái gì nữa ! Lớ quớ
nó lại vu cho cái tội đồi trụy, phản động !
Thế là lại thêm một khía cạnh nữa cho thấy cái vẻ đẹp yêu kiều của phụ
nữ Việt Nam, ở vào thời buổi này cũng đang âm thầm bị bóp chết ! .
Nói đến sự thích ứng với hoàn cảnh, tôi lại nhớ tới một buổi học tập dành cho các giáo viên tập trung ở ngôi trường
Nguyễn Bá Tòng. Hôm ấy, một cô giáo rất xinh đến từ miền Bắc đã nói cho chúng
tôi nghe về tinh thần khắc phục gian khổ và óc đầy sáng tạo của nhà giáo trong
thời chiến tranh. Cô luôn mồm bảo : "Phải vận dụng óc sáng tạo để thích
hợp với hoàn cảnh ! ". Rồi cô nêu ngay thí dụ cụ thể trong thực tế ở miền
Bắc. Cô bảo lớp học tiến hành ngay dưới hầm tránh bom thì đào đâu ra dụng cụ để
thí nghiệm. Ấy thế mà thầy cô giáo miền Bắc cũng đã sáng chế được thuốc thử
Acít thay thế cho rượu quỳ để cho học trò làm thí nghiệm đấy. Rồi cô giải thích
cải sáng chế thần tỉnh ấy là hoa Râm Bụt. Hoa Râm Bụt có thể thay thế Rượu Quỳ
để thử Acit, nó cũng đang mầu xanh hóa ra mầu đỏ khi nhỏ vào một giọt axít.
Nghe thật sướng tai, bọn chúng tôi ai cũng xuýt xoa đúng là các thầy cô miền
Bắc biết vận dụng óc sáng tạo. Nhưng rồi tôi là người đã lên tiếng hỏi :
- Vậy thưa thuyết trình viên, việc biến chế hoa Râm Bụt thế nào để thay
thế được Rượu Quỳ, xin cô cho biết.
Bỗng nhiên hai gò má hây hây cuả cô giáo mang danh hiệu Tiến sĩ Hóa học
ấy chợt đỏ hồng lên. Cô nhìn thắng về phía tôi, miệng chúm chím cười. Rồi thật
bất ngờ, cô đã trả lời câu hỏi của tôi với một giọng nghe rất hồn nhiên:
-
Ấy cái đó cái đó thì tôi cũng chỉ nghe báo cáo như
thế, chứ chính bản thân lôi cũng chưa
thí nghiệm thử bao giờ?
Cả nhóm chúng tôi chẳng bảo nhau cùng chợt ùa lên cười ! Cái cười hả hê
vì vừa lột mặt nạ được một sự dối trá, nhưng cũng vừa thích thú khi được thấy
chính Cô Tiến sĩ Hóa học này đã ngay thẳng nói ra sự thật mà không quanh co
biến báo. Cũng chính vì vậy mà chúng tôi không cảm thấy bất mãn về sự tuyên
truyền huênh hoang của cô mà trái lại, chúng tôi lại còn rất quy mến cô ở chỗ
cô đã cất lên lời nói chân thật. Hầu như đã lâu lắm rồi, dù ở ngay trong môi trường
giáo dục này, chúng tôi chỉ toàn được nghe những lời giả dối. Cho nên, khi được
nghe một lời nói chân thật từ một báo cáo viên đến từ miền Bắc, chúng tôi có
cảm giác như được hưởng một cơn mưa rào sau những ngày nắng hạn.
Tôi còn nhớ, sau những ngày chấm dứt khóa học, chúng tôi có hùn tiền
nhau mua tặng cô giáo một cái bút pilot để trong hộp nhung cẩn thận. Một phần
lâ để cám ơn cô đã tới thuyết trình cho chúng tôi về một đề tài nghe "rất vui
vẻ” nhưng phần khác, chúng tôi muốn cô
đem về miền Bắc những ấn tượng tốt đẹp về thầy cô giáo của miền Nam, những con người
chỉ thích nói thật và rất ngay thẳng trong các vấn đề dạy dỗ con em.
Mà đúng như thế. Hôm tiễn cô ra khỏi cổng trường, cô nói nhỏ nhẹ :
- Cái vụ Rượu Quỳ ấy, tôi tưởng cứ trình bầy xong thì thôi. Ai ngờ các
anh các chị trong nây lại cứ hay hỏi tới nơi tới chốn. ở ngoài kia, có mấy ai
cần hỏi ra đầu ra đũa như thế đâu !
Thì ra cái sự nói dóc đã được nuôi dưỡng từ một môi trường quen thói
giả trá. Một khi nó đã thành thói quen rồi thì biến thành quán tính, chứ hẳn
trong thâm tâm, nào cô có muốn bịp bợm gì chúng tôi đâu ?
(còn tiếp)
nguồn
http://nhattuan2011.blogspot.fr/2013/01/nha-giao-mot-thoi-nhech-nhac-ky-9.html
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire