Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt
đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.
Một nghệ sĩ trẻ người Trung
Quốc có tên Yang Liu hiện đang sinh sống tại Đức vừa cho ra mắt bộ ảnh
đồ họa có tên “East Meets West” (Đông Tây gặp gỡ). Bộ ảnh cho thấy sự
khác biệt trong đời sống văn hóa - xã hội giữa phương Đông và phương
Tây.
“Đông Tây gặp gỡ” thể hiện cách
nhìn vừa chính xác vừa hài hước về sự khác biệt muôn thuở. Nghệ sĩ Yang
Liu cho biết: “Những thông tin được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này
mang ý nghĩa tương đối cá
nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần
hai thập kỷ sinh sống ở Châu Âu”.
Dưới đây là bộ ảnh thú vị của nghệ sĩ Yang Liu:
Cách thể hiện ý kiến cá nhân: Người phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. Người phương Đông đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.
Phong cách sống:
Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… Người
phương Đông trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với
môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa.
Vấn đề đúng giờ: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ ở thế giới phương Tây. Người ta không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự. Người phương Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở thành vấn đề lớn.
Cấp trên: Trong thế giới phương Tây, sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân
viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút. Ở phương Đông, sếp được coi là “người khổng lồ”.
Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội: Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây không mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.
Cách thể hiện cảm xúc: Người phương Tây vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng còn người phương Đông có thể “trong héo ngoài tươi”.
Văn hóa xếp hàng:
Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông,
đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó chưa ăn sâu vào
nếp sống
của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi.
Nhìn nhận về bản thân:
Người phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một
số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn
trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân. Ở phương Đông, cái Tôi thường
nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính
đáng khen ngợi.
Đường phố ngày cuối tuần:
Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ
ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao
động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành.
Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra
đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải
trí.
Tiệc tùng:
Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm
nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người phương Đông thích ngồi thành những nhóm
lớn, trò chuyện ồn ào, đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ.
Tiệc càng ồn càng chứng tỏ tổ chức thành công.
Tiếng ồn trong nhà hàng:
Người phương Tây rất ngại việc nói to ở nơi đông người. Vì vậy, ở nơi
công cộng như nhà hàng, quán ăn, họ nói nhỏ, chỉ đủ để người ngồi với
mình nghe thấy. Ngay cả việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện
bằng ánh mắt và động tác tay. Người phương Đông khá vô tư trong việc
này, họ có thể nói to, gọi nhau í ới ở nơi đông người.
Thức uống “lành mạnh”:
Ở phương Tây, nếu ai đó bị yếu bụng hoặc đau dạ dày, khi dùng bữa, họ
sẽ uống nước ngọt có gas, trong khi đó, người phương Đông sẽ gọi trà
hoặc nước khoáng.
Đi du lịch:
Người phương Tây đề cao việc quan sát và trải nghiệm thực tế trong suốt
chuyến đi. Trong khi đó, đối với người phương Đông, việc lưu lại hình
ảnh làm kỷ niệm trong từng chặng đường, từng địa điểm thăm quan là một
việc quan trọng không kém.
Vẻ đẹp lý tưởng: Người phương Tây thích da nâu, người phương Đông thích da trắng.
Trẻ em trong gia đình:
Trẻ em ở phương Tây không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như ở phương
Đông. Trong gia đình
phương Tây, trẻ em có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong
nhà, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Ở phương Đông, em bé thường
được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh
“tâm điểm” này.
Giải quyết vấn đề:
Người phương Tây coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương
đầu với vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. Người
phương Đông quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối
đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút,
tuy mất thời gian hơn nhưng vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn
hao quá nhiều sức lực.
Các bữa ăn trong ngày:
Người phương Tây thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường dùng
đồ ăn nhanh, bữa trưa vì vậy được coi là bữa ăn thư thái nhất trong ngày
khi họ có thể rủ bạn bè ra tiệm dùng bữa. Người phương Đông đề cao tầm
quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, họ thích sự
nóng sốt. Ăn uống qua quýt theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không
ai thích.
Phương tiện di chuyển:
Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu
quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại
coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất, trong khi đó,
người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện).
Cuộc sống của người già:
Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều cụ già dắt thú
cưng đi dạo. Ở phương Đông, bạn sẽ thấy các cụ già dắt cháu đi chơi.
Tắm táp: Người phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm. Người phương Đông thích tắm tối
trước khi đi ngủ.
Ẩm thực sành điệu: Người phương Tây sành điệu sẽ tìm tới các món Á. Người phương Đông “ăn chơi” sẽ tìm tới các món Âu.
Thời tiết và cảm xúc:
Người phương
Tây thích nắng, ghét mưa. Họ đặc biệt yêu những ngày nắng (có lẽ vì thế
mà họ thích da nâu). Người phương Đông thích cả mưa và nắng. Nắng mưa
đối với người phương Đông đều có nét đẹp, nét thú vị riêng.
Đông Tây trong mắt nhau:
Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá,
thích uống trà và ăn cơm. Người phương Đông ấn tượng với người phương
Tây vì mũ nồi cao, xúc xích và bia.
Bích Ngọc
Theo Bored Panda
*********
Một
dân tộc tự nhận mình có toàn những đức tính tốt, không có đức tính xấu –
là một dân tộc sống trong ảo tưởng. Mà một dân tộc sống trong ảo tưởng
thì sớm muộn gì cũng suy thoái hoặc bại vong.
Có
thể nói không có một dân tộc nào trên trái đất này gồm tòan những
đức tính tốt. Chẳng hạn người Nhật. Họ có thể có rất nhiều đức tính tốt,
nhưng một đức tính xấu không thể phũ nhận đó là người Nhật khó chơi,
khó có thể hòa hợp với các chủng tộc khác. Họ sống khép kín chứ không
cởi mở như người Việt Nam.
Người
Do Thái vì quá thông minh cho nên ” ăn người “, không chịu nhả ra.
Chính vì thế mà bị người ta ghét. Ăn thì phải nhả ra, tức phải chia xẻ
với người khác thì mới lâu bền.
Người
Pháp có thể cái gì cũng tốt cả nhưng quá kiểu cách, nặng tự ái cho nên
tụt hậu so với Đức, Mỹ, Nhật là những nước trước đây thua kém Pháp.
Người
Mỹ có thể cái gì cũng tốt cả – nhưng quá phóng túng và không dạy luân
lý, đạo đức trong học đường. Có thể đây là nguyên do khiến xã hội Hoa Kỳ
từ từ băng họai .
CònTrung
Hoa? Tại sao một đất nước đã sản sinh ra những nhà tư tưởng vĩ đại như
Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Lão Tử, Trang Tử, Bách Gia Chư Tử ..lại có
qúa nhiều bạo chúa, đàn bà hung ác, dâm lọan làm suy sụp đất nước và làm
khổ con người? Phải chăng người Tàu có một “căn bệnh trầm kha” gì đó mà
chúng ta chưa biết?
Còn Việt Nam mình thì sao?
Trong
chiều hướng để dân tộc và đất nước cùng tiến lên, tôi thử phân tích xem
người Việt chúng ta có những đức gì TỐT và những đức tính gì XẤU. Trong
bài hát “Việt Nam! Việt Nam!” Nhạc sĩ Phạm Duy có giấc mơ vĩ đại là một
ngày nào đó dân tộc Việt Nam sẽ đem “Lửa thiêng soi tòan thế giới” .
Tôi cũng mong dân tộc mình có ngày như vậy. Nhưng
ngày đó chưa đến.Muốn nó đến thì chúng ta, dân tộc Việt Nam phải nhìn
lại mình xem cái tốt thì giữ gìn, phát huy. Cái gì xấu thì bỏ đi. Người
có trí tuệ là người thấy mình có lỗi và sửa chữa.
Một
dân tộc hay một cá nhân sẽ mãi sống trong ảo tưởng và u tối khi tự ru
ngủ mình bằng những giá trị mà mình hoặc dân tộc mình không có.. Sau đây
là những đức tính Xấu và Tốt của người Việt Nam
Theo Viện nghiên cứu xã hội học Hoa Kỳ
thì người Việt có 10 tố chất cơ bản sau:
- Cần cù lao động, nhẫn nại, chịu đựng trong mọi hòan cảnh khó khăn song dễ thỏa mãn.
- Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
- Khéo léo, bắt chước giỏi, nhanh, dung hợp được cái hay của người song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
- Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
- Hiếu học, biết quý trọng giáo dục, người trí thức, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, người Việt học tập không phải chỉ vì kiến thức (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).
- Thích làm chủ, xởi lởi, chiều khách, song không bền.
- Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).
- Gia đình đùm bọc, che chở, bảo vệ lẫn nhau.
- Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn, còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
- Yêu nước nồng nàn. Khi có ngọai xâm sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Tôn thờ và quý trọng người hy sinh vì đất nước.
- Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, để tiểu cục làm mất đại cục.
- Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).
Những Đức Tính Xấu:
Đánh giá của Phan Bội Châu
- Hay nghi kỵ lẫn nhau, không làm nên việc gì cả, đó là điều rất ngu thứ nhất.
- Tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bễ những sự nghiệp đáng làm, đó là điều rất ngu thứ hai.
- Chỉ biết lợi mình mà không biết hợp quần, đó là điều rất ngu thứ ba.
- Thương tiếc của riêng, không tưởng đến việc ích chung, đó là điều rất ngu thứ tư.
- Biết có thân mình nhà mình mà không biết có nước, đó là điều rất ngu thứ năm.
- Dân được cường thịnh là nhờ có sự nghiệp công ích. Nay những việc đó, người nước ta đều không thể làm được. Hỏi vì sao không làm được, thì nói là vì không có tiền của. Sở dĩ không có tiền của là vì đã tiêu phí vào những việc vô ích xa hoa rồi.
Đánh giá của Phan Châu Trinh
Dân
tộc nước Nam, trên lịch sử, có hai đặc tính cực đoan phản đối nhau: một
là đặc tính bài ngoại và ỷ ngoại; hai là đặc tính tự tôn và tự ti.
Hai đặc tính đó sẵn ở quốc dân, trong não mọi người.
Đánh giá của Trần Trọng Kim - Người mình phần đông thường ranh vặt, quỷ quyệt, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi, bài bác chế nhạo.
- Tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh
- Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ
- tính ỷ lại, tính ăn gian nói dối, thói ăn uống thành nợ miệng,
- tính bán tín bán nghi, thói đồng bóng, tính vay mượn kém sáng tạo,
- tính cơ hội đục nước béo cò, thói “gì cũng cười”, tệ cờ bạc…
Thi sĩ Tản Đà trong bài thơ Mậu Thìn xuân cảm viết năm 1932 đã nhận xét về xã hội Việt Nam:
“
| Dân hai nhăm triệu ai người lớn ?
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.
|
”
|
Những Đức Tính Xấu Khác
1. Đi trễ, không tôn trọng giờ giấc:
“Không ăn đậu, không phải là Mễ.
Không đi trễ, không phải Việt Nam”.
2. Hay nói dối, hoặc nói dối quanh.
3. Hay biện minh (tại, bị) thiếu tinh thần trách nhiệm.
4. Thích nói xấu người khác, chen vào chuyện người khác (ngồi lê đôi mách), ghen tị vì không muốn ai hơn mình.
5. Không tôn trọng của công.
6. Thù dai.
7.
Thích ai thì bốc lên tận mây xanh, ghét ai thì dùng mọi lời lẽ để lăng
nhục, xỉ vả, chửi bới người ta. Thiếu thận trọng về ngôn ngữ. Thiếu tinh
thần vô tư.
8. Khó lòng hùn hạp, khó làm ăn chung vì ai cũng muốn thủ lợi riêng.
9. Vô kỷ luật.
10. Vì chỉ biết có gia đình mình, dòng họ mình cho nên lơ là việc chung.
11.
Lòng tham : Đã có
1 thì muốn có 2, có 2 thì muốn có 20, khi có 20 thì muốn có 200… Lòng
tham ấy, đam mê ấy như 1 thứ ma túy. Thứ ma túy ấy vượt lên trên cái đạo
đức, trên cả đồng loại để con người đứng sang một chiến tuyến khác đối
lập với nhân dân, dùng nhân dân làm vật nuôi cho chính lòng tham của
mình…
http://www.tinmoi.vn/nha- nghien-cuu-van-hoa-noi-tieng- ban-ve-long-tham-cua-nguoi- viet-011077200.html
11. Ham tiền - Hiếu danh - Coi thường danh dự - Vô cảm và hèn nhát - Coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào".
Bài viết rất hay.!!!
Khi Người Lao Công Quét Dọn Thuyết Trình
Tác
giả Nguyễn Duy An thuở thiếu thời ở Bình Giã (Ngãi Giao), một khu đồn
điền cao su của người Pháp, nằm trên đường Ngã Ba Tân Phong đi Bà Rịa -
Vũng Tàu qua các vùng Cẩm Mỷ, Xà Bang, Suối Nghệ...
toàn là cao su.
Sau khi vượt biên được vào Mỷ, đương sự đã chịu khó vừa học vừa làm trong 10 năm đã thành đạt như hôm nay. Bài viết rất
hay.!!!
Khi Người Lao Công Quét Dọn Thuyết Trình
Nguyễn Duy-An
Ngày ấy... năm 1994, TRW (Thompson Ramo Wooldridge,
Inc.) với 8 hãng lớn khác trúng thầu của Bộ Năng Lượng (Department
of Energy) về việc nghiên cứu ờê thiết lập một “kho phế thải chứa đựng
chất phóng xạ” (Radio Active Waste Management) trong lòng núi Yucca Mountain
cách thành phố Las Vegas, tiểu bang Nevada, khoảng 100 dặm về hướng Tây Bắc.
Lúc bấy giờ tôi là trưởng toán kỹ thuật của TRW chịu trách nhiệm nối kết
các hệ thống máy móc từ hiện trường (Yucca Mountain) về văn phòng Bộ Năng Lượng
ở Hoa Thịnh Đốn về trụ sở của 9 hãng xưởng rải rác trên khắp nước Mỹ nên
“bị” chỉ định thuyết trình phần “Systems Integration” trong cuộc họp “kick
off”.
Hiện diện trong cuộc họp này, ngoài ban quản trị
và một số nhân viên kỳ cựu của các hãng trúng thầu, còn có đại diện chính
chức của Bộ Năng Lượng, cùng những người rất quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi
sinh vì lo sợ ảnh hưởng của chất phóng xạ trên vùng đất của họ như: Thống Đốc,
Nghị sĩ và Dân Biểu của tiểu bang Nevada.
Sau khi nhận được tin, tôi đã lên gặp ông giám đốc lo
về kỹ thuật của TRW để năn nỉ xin ông đổi người khác, hoặc chính ông ta thuyết
trình vì tôi run lắm. Ông ta chẳng những không chấp thuận mà còn nhắc tôi
rằng đây là “vinh dự” của hãng TRW nên phải cố gắng hết sức mình làm cho
tốt trước mặt “bá quan văn võ” của chính phủ cũng như ban quản trị của các hãng
khác. Tôi tìm gặp một ài người Việt Nam đã làm cho TRW lâu năm xin ý kiến, ai
ai cũng sợ cho tôi, vì tiên đoán tôi sẽ bị những chuyên viên của nhiều hãng
khác bắt bẻ về kỹ thuật, và nhất là bị kỳ thị vì giọng nói tiếng
Anh không chuẩn.
Tôi làm liều gọi cho “xếp lớn” của TRW xin ông can
thiệp để thay đổi nhưng chính ông ta lại bảo tôi rằng đây là “ván bài
định mệnh” và hãy dẹp hết những công việc khác, lo chuẩn bị kỹ lưỡng vì ban
giám đốc đã họp bàn nhiều lần trước khi quyết định đưa tôi ra làm người thuyết
trình về kỹ thuật...
Tôi đã “ăn không ngon, ngủ không yên” suốt hai tuần lễ
chuẩn bị tài liệu thuyết trình, và cuối cùng lại còn run sợ hơn nữa vì cuộc họp
được dời về trụ sở của hãng Booz, Allen & Hamilton (BAH) để tiện đường
“Metro” (xe điện ngầm) cho những người tham dự, đặc biệt là nhân viên chính phủ
đến từ Hoa Thịnh Đốn.
Tôi chẳng xa lạ gì với hội trường của hãng BAH, vì lúc
mới qua Mỹ tôi vẫn tới nơi này mỗi tối để lau chùi quét dọn trong thời gian còn
là sinh viên ở Virginia. Tôi lo sợ không biết những nhân viên và ban quản trị
tại đây sẽ nghĩ gì về mình khi nhận ra anh chàng “thuyết trình viên” hôm đó
xuất thân là người “lao công quét dọn” văn phòng cho họ hơn 8 năm về trước. Tôi
tâm sự với một số bạn bè người Việt trong sở về điều này và người nào
cũng ưu tư lo lắng cho tôi.
Đã tới đường cùng nên tôi chỉ biết liều mình “nhắm mắt
đưa chân” phó mặc cho số phận. Ngay từ đầu, cơ hội thành công của tôi chỉ như
“sợi tóc treo mành” vì tất cả những hãng đấu thầu đều muốn gạt TRW ra khỏi vị
trí đứng đầu về kỹ thuật trong đề án mới; riêng cá nhân tôi chỉ là một người
“thiểu số” nói tiếng Anh chưa rành... và bây giờ lại còn thêm mặc cảm là
người “lao công quét dọn” ngay chính nơi mình sẽ lên bục đứng thuyết trình.
Buổi sáng hôm đó tôi tới “hiện trường” thật sớm nhưng
đã có lác đác một số người đang xếp hàng trước phòng tiếp tân để nâậg tên và
tài liệu. Theo chương trình, tôi và 4 người thuyết trình khác sẽ lên họp
bàn với phát ngôn viên của Bộ Năng Lượng khoảng 30 phút trước khi bắt đầu, để
làm quen và thống nhất chương trình làm việc.
Vừa bước vào văn phòng phía sau hội trường, tôi đã
đụng đầu ngay ông Sam, phó chủ tịch của hãng BAH, đang đứng tán gẫu với người
điều khiển chương trình hôm đó, bà Jeanette, phát ngôn viên của Bộ Năng Lượng.
Sau khi bắt tay giới thiệu, ông ta quay sang hỏi tôi:
- Tôi thấy anh quen lắm, không biết chúng mình đã bao
giờ gặp nhau chưa?
Tôi đã nhận ra ông Sam chính là vị giám đốc đã từng
nói chuyện và khích lệ tôi ngày trước, mỗi khi tôi đến hút bụi văn phòng cho
ông vì hầu như tối nào ông ấy cũng ở lại rất trễ, nên nhỏ nhẹ trả lời:
- Gần 10 năm trước, tôi vẫn tới dọn dẹp văn phòng cho
ông mỗi tối.
- À ha. Anh chính là “người sinh viên trẻ” vừa đi học
vừa làm lao công ban tối. Đúng rồi. Tôi đã nhớ ra rồi. Anh chỉ già dặn hơn một
tý. Khâm phục... Khâm phục!
Tôi chỉ biết mỉm cười nói “cám ơn”, còn bà Jeanette
thì niềm nở:
- Hay quá! Nếu anh John không ngại, tôi sẽ dùng chi
tiết này để giới thiệu về anh trước khi thuyết trình. Sam nghĩ sao?
- Tôi cũng nghĩ vậy. Để xem...
Từ hơn 8 năm nay, tôi không gặp lại John, và tôi cũng
chưa bao giờ gặp một người lao công ham học như thế. Tôi còn nhớ John đã từng
xin tôi những xấp giấy chi chít những “source code” nhân viên của tôi vất thùng
rác để về nghiên cứu học hỏi thêm. Đáng lẽ ngày đó tôi nên nói chuyện với anh
nhiều hơn và thuê anh vào làm trong hãng của tôi... Sau khi anh nghỉ làm ban
đêm, tôi hỏi thăm mới biết anh đã ra trường và có việc làm tốt, nhưng tôi không
ngờ “thuyết trình viên kỹ thuật” hôm nay lại chính là anh. Anh xứng đáng làm
thầy của chúng tôi!
Sau đó, bà Jeanette nhờ ông Sam ghi lại những chi tiết
về cá nhân tôi trong khi bà tiếp tục gặp gỡ và nói chuyện với những thuyết
trình viên khác vì đã có vài người tới phòng họp. Sau mấy phút giới thiệu và
họp bàn về buổi thuyết trình, ai ai cũng vui vẻ khích lệ tôi...
Theo chương trình, bà Jeanette và ông Sam sẽ điều hợp
chương trình và năm chúng tôi sẽ ngồi trên “sân khấu”, quay mặt xuống hội
trường với khoảng gần 400 người tham dự. Tôi sẽ là người thuyết trình cuối cùng
vì trước đó, đại diện Bộ Năng Lượng sẽ nói sơ qua kế hoạch chung của quốc gia
về vật liệu phế thải chất phóng xạ, một người sẽ nói về dự án “Yucca Moutain”,
rồi các công ty trúng thầu, hãng nào lo phần nào cũng như kế hoạch nghiên cứu,
quản lý tài chánh và cuối cùng là hệ thống thông tin, nối kết tất cả vào một
mối do chính tôi trình bầy.
Tôi mừng thầm trong bụng vì bước đầu coi như thuận
lợi. Trong nhóm thuyết trình viên, ngoại trừ anh chàng giám đốc của hãng Duke
Engineering có vẻ hơi “kỳ thị” vì thường nhăn mặt hay nheo mắt mỗi khi nhìn
tôi, còn những người khác đều rất vui vẻ hòa đồng...
* * * * *
Tôi run run đứng dậy chuẩn bị lên bục thuyết trình khi
bà Jeanette giới thiệu:
- Để tiếp tục chương trình, tôi xin nhường lời lại cho
ông Sam, phó chủ tịch của BAH sẽ giới thiệu một thuyết trình viên rất đặc biệt,
đến từ hãng TRW sẽ trình bầy với chúng ta về “systems integration” của dự án “
Yucca Mountain ”.
Ông Sam chờ tôi bước lên bục thuyết trình và khi “ánh
đèn sân khấu” đã rọi vào tôi, mới bắt đầu lên tiếng:
- Kính thưa quý vị, tôi rất hãnh diện được bà phát
ngôn viên của Bộ Năng Lượng uỷ thác cho việc giới thiệu anh John Nguyễn, một
thuyền nhân Việt Nam đến Mỹ mới được 10 năm nay, và tôi đã có cơ may “quen
biết” anh ta trong thời gian đó. Suốt hơn 2 năm trời, mỗi tối anh John vẫn tới
lau chùi quét dọn văn phòng cho chúng tôi trong lúc theo học đại học; kính thưa
quý vị, chính cái hội trường này cũng đã từng được anh ta hút bụi, lau bàn
ghế... Và hôm nay, 8 năm sau, anh John đã trở về, không phải để làm “custodian”
buổi tối, nhưng là
đứng trên “podium” sáng nay để làm “thầy” dẫn giải cho
chúng ta về phương án nối kết tất cả hệ thống máy móc trong dự án này.
Kính thưa quý vị, giọng nói của anh John có thể còn
mang nặng âm hưởng Á Châu, nhưng đồ án anh ta đưa ra, tôi thiết nghĩ quý vị
cũng sẽ đồng ý với chúng tôi là “không chê vào đâu được” vì chính tôi và nhiều
người đã xem qua và tất cả đều đồng ý như thế. Bây giờ, tôi xin được trân trọng
giới thiệu anh John, một người đã rời bỏ “quê cha đất tổ” và gia đình để bước
xuống một chiếc thuyền tre nhỏ bé, cùng bạn bè vượt biển tìm tự do, một thân
một mình tới Mỹ, vừa tự mưu sinh vừa tiếp tục học để có được ngày hôm nay. Và
đây, anh John Nguyễn, một thuyền nhân Việt Nam , một người lao công đã từng
quét dọn nơi này, nhưng sáng hôm nay là thuyết trình viên kỹ thuật của chúng
ta.
Tôi bàng hoàng xúc động vì những lời giới thiệu của
ông Sam... Trong khi cả hội trường rền van tiếng vỗ tay cổ võ, tim tôi đập
mạnh, tâm trí tôi vượt thời gian tìm về dĩ vãng của những ngày gian khổ ở quê
nhà, những ngày lênh đênh trên biển, những ngày đợi chờ trong lo âu ở trại tỵ
nạn Galang, và những ngày đầu bơ vơ lạc lõng nơi xứ lạ quê người. Khi tiếng vỗ
tay vừa dứt, tôi nghẹn ngào run rẩy bắt đầu:
- Kính thưa quý vị, tôi xin chân thành cám ơn những
lời giới thiệu chân tình của bà Jeanette và ông Sam. Tôi xin cám ơn những tràng
pháo tay khích lệ của quý vị dành cho tôi, một người Việt Nam nói tiếng Mỹ chưa
rành. Tôi xin cám ơn ban giám đốc TRW và toàn thể ban quản trị dự án “ Yucca
Mountain ” đã tín nhiệm tôi... Từ chốn tận cùng của trái tim tôi, một niềm cảm xúc
nghẹn ngào đang ào ạt dâng lên như sóng đại dương nên giọng nói của tôi lại
càng khó nghe hơn lúc bình thường; tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng tất cả quý vị
sẽ thông cảm bỏ qua những sai lỗi của tôi trong cách phát âm tiếng Mỹ không
chuẩn. Thêm vào đó, tôi cũng hy vọng rằng những sơ đồ minh họa trên màn ảnh sẽ
thay tôi giải thích tất cả, vì ai trong chúng ta cũng hiểu rằng một biểu đồ
(diagram) còn có giá trị hơn cả ngàn lời giải thích loanh quanh...
Tôi thật sự choáng ngợp và bối rối vì một tràng pháo tay
lớn và rất dài vang lên từ khắp hội trường; tuy nhiên, tràng pháo tay đó cũng
đã giúp tôi thêm lòng tự tin và hoàn tất buổi thuyết trình một cách tốt đẹp.
Cũng có một vài câu hỏi có tính cách bắt bẻ, một vài ý kiến đề nghị thay đổi
chỗ này chỗ kia, nhưng phần lớn đều đồng ý và tán thành đề án kỹ thuật của TRW
do tôi trình bầy.
Ngay khi chương trình vừa chấm dứt, ông xếp của tôi
chạy vội ra phía sau hội trường nắm chặt tay tôi khích lệ:
- John. Chúng tôi rất hãnh diện vì anh. Anh cứ ở đây
gặp gỡ làm quen những người khác, hôm nay không cần về lại văn phòng. Ngày mai
chúng ta sẽ nói chuyện nhiều hơn. Cố gắng lên. Anh là m tốt lắm. Anh nói
bằng con tim và trí óc chứ không phải bằng miệng lưỡi... Đừng mang nặng mặc cảm
về giọng nói của mình nữa.
Tôi hớn hở bước ra hành lang phía trước hội trường,
bắt tay trò chuyện với nhiều người thuộc nhiều hãng xưởng khác nhau. Người hỏi
về chuyện vượt biên, “thuở hàn vi” ngaey đi học tối làm lao công, kẻ hỏi về
phương án làm việc và trao đổi “business card”... Tôi choáng ngợp vì ân tình
của bao nhiêu người xa lạ, có những người đã từng là “đối thủ” của tôi trong
thời gian đấu thầu dự án Yucca Mountain...
Giữa tiếng ồn ào náo nhiệt của bao nhiêu người vây
quanh, tôi nghe vọng tới một giọng phụ nữ nói tiếng Việt:
- Anh Khanh nì... Mình chờ một tý gặp anh John làm
quen và mời anh ấy về Eden ăn trưa luôn cho vui.
- Đi thôi. Thằng chả chỉ gặp may chứ có hay ho gì hơn
ai!
- Mình cũng được hãnh diện vì là người Việt chứ anh.
- Nếu Thy mê nó thì cứ ở lại chờ.
- Anh kỳ quá hà. Hơi một tý là ghen bậy ghen bạ. Đi
thì đi...
Tôi ngoái cổ nhìn chung quanh nhưng vì chiều cao quá
khiêm tốn của mình nên không tìm được những người bạn “đồng hương yêu dấu”
ấy... Tự nhiên tôi cảm thấy cô đơn lạc lõng giữa rừng người không cùng màu da,
tiếng nói. Tôi được người ngoại quốc niềm nở tiếp đón và có vẻ thán phục, nhưng
hình như, tôi không được một số “đồng bào” của tôi tiếp nhận! Tại sao?
Mãi gần nửa giờ sau tôi mới một mình lững thững lê
bước ra bãi đậu xe, lòng buồn man mác nhớ lại câu ca dao tôi đã thuộc nằm lòng
từ thuở còn mài đũng quần trên ghế trường tiểu học ở Làng Ba, Bình Giả:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Mẹ Việt Nam ơi, từng bước từng bước chúng con đang hội
nhãp vào nền văn hóa mới, nhưng cũng từng bước từng bước chúng con đang quên
dần tình nghĩa “đồng bào” theo truyền thuyết “con rồng cháu tiên” của hơn bốn
ngàn năm văn hiến.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire