Khổng Tử và các đệ tử.
Bài đọc suy gẫm: Kinh sách của nước Vệ – Phạm Lưu Vũ.
Hình ảnh chỉ là minh họa.
Kinh sách của nước Vệ
(Trích Luận
ngữ tân thư)
Nghe nói đến viếng nhà có tang thì cơm
không được ăn no, rượu không được uống cạn. Về đến nhà rồi thì hết ngày không
ca hát, không cười cợt, quần áo phải thay ra, ba ngày không được gần thê thiếp…
Người đang có tang thì cả năm không đi dự giỗ chạp, khai trương, cưới hỏi… của
bất cứ nhà ai… Chắc không chỉ vì “Lễ“ quy định phải như vậy. Lại nghe nói sinh
khí thuộc về dương, tử khí thuộc về âm. Người thông minh, sáng suốt thuộc về
dương, kẻ u mê, lú lẫn thuộc về âm. Người lương thiện, tử tế thuộc về dương, kẻ
bất lương, đểu cáng thuộc về âm. Quân tử thuộc về dương, tiểu nhân thuộc về âm.
Cả đến thiện, ác; chân, ngụy cũng phân biệt như vậy, thiện thuộc về dương, ác
thuộc về âm, v.v… Thánh nhân đặt ra phép cúng tế quỷ thần, quy định “Lễ“ đối xử
với người chết chắc không phải vì Thánh nhân mê tín dị đoan. Chính vì sợ sẽ
diễn ra cái buổi âm thịnh, dương suy trên cõi trần (gian) này vậy…
Vẫn “Lời tựa“ trong Luận ngữ Tân thư. Sau đây lại
xin trích một phần của bộ sách đó:
Khổng Tử một hôm giảng về Lễ (phép tắc,
pháp luật…). Lễ của Ngài bao trùm cả cái nhẽ sinh tử của cuộc đời. Hết “sinh“
rồi đến “tử“. Riêng “Lễ“ về “tử“ của Ngài thì chung quy chỉ bốn bài sau
đây là gồm hết.
Thứ nhất: Có cái chết là sự tiếp tục của
những đạo lý lớn trong thiên hạ (“Tử vi Thánh nhân“ -chết thành Thánh nhân,
như Nghiêu, Thuấn, Vũ, Văn Vương, Chu công …).
Thứ hai: Có cái chết là sự tiếp tục của
một sự nghiệp trong đời (“Tử vi hiền nhân“ -chết thành hiền nhân,
như Cơ Tử, Tỷ Can, Tử Văn, Quản Trọng…).
Thứ ba: Có cái chết đơn giản là sự trở
về cõi vĩnh hằng (“Tử vi sa trần“-chết thành cát bụi, lành như
cát bụi, lẽ thường của vạn kiếp sinh linh). Song để đạt được những điều đó, thì
tất cả những người chết đều phải được người sống đối xử sao cho đúng với
“Lễ“. Thuận theo Lễ thì cát (gặp được yên ổn). Nghịch theo Lễ thì hung
(gặp phải hiểm họa), có khi hậu quả không biết thế nào mà lường được. Cái đó
gọi là: “Tử phù đạo tặc“ (cái chết giúp rập cho trộm cướp).
Tài tử Hồng Kông Châu Nhuận Phát trong
vai Khổng Phu Tử (movie about Confucius)
Giảng đến bài này, Ngài nói: “Bản thân
cái chết không có lỗi gì. Chính những kẻ đang sống mới cố tình làm cho cái chết
ấy biến thành một hiểm họa trong đời đấy thôi“. Nói đến đó, Ngài bỗng
trầm ngâm, chưa biết phải lấy thí dụ thế nào cho các học trò hiểu thì vừa lúc
ấy, gia nhân báo có người muốn xin vào gặp để biếu kinh sách. Khổng Tử mừng rỡ
nói:
“May quá! Kẻ mang cái thí dụ sinh động
ấy đến vừa kịp lúc, vừa kịp lúc“.
Học trò nhìn nhau ngơ ngác, chưa hiểu
Ngài nói thế là có ý gì thì thấy một người ôm một chồng sách khệ nệ bước vào.
Người ấy mặt chuột tai lừa, đầu đội mũ cánh chuồn, trang phục cũng ra dáng kẻ
sĩ, chỉ tội ánh mắt hết sức u tối. Cẩn thận đặt những cuốn sách mạ vàng lên một
chiếc đôn, người ấy bước đến trước mặt Khổng Tử vái dài một cái. Chưa kịp nói
gì thì Khổng Tử đã hỏi ngay:
“Tiên sinh từ nước Vệ tới đây có phải
không?“.
Người ấy giật nảy mình, trợn mắt kinh
ngạc, hỏi:
“Cớ sao Phu Tử lại biết tôi là người
nước Vệ?“.
Khổng Tử trả lời:
“Trên người tiên sinh có mùi tử khí. Vì
thế mà tôi biết“.
Người đó hoảng sợ rùng mình một cái. Vội
vàng hỏi tiếp, giọng có vẻ hơi bất bình:
“Chẳng hay Phu Tử muốn rủa tôi, mong cho
tôi chết sớm hay sao? Tôi đường đường đại diện cho kẻ sĩ của cả nước Vệ, còn
đang sống khoẻ mạnh, minh mẫn thế này. Tại sao Phu Tử lại bảo tôi có mùi tử
khí?“.
Khổng Tử vẫn thản nhiên nói:
“Tất cả người nước Vệ hiện thời đều có
mùi tử khí hết. Vì thế, trong nước không ai ngửi ra đấy mà thôi. Khâu (tên tục
của Khổng Tử) này nghe nói tử thi thì phải được chôn xuống đất hoặc đốt thành
tro bụi. Nếu để quá một tuần (mười ngày), thì âm khí sẽ ám đến phạm vi một
thành. Quá trăm ngày, âm khí sẽ càng loang rộng ra, ám đến phạm vi châu, quận…
Hôm trước Khâu này xem thiên văn, trông về hướng địa giới nước Vệ, thấy âm khí
đã ám đến tận trời, trùm khắp cả bờ cõi. Tất trong nước có tử thi đã để quá ba
năm chưa chôn“.
Người đó nghe nói thì sợ toát mồ hôi.
Bèn nghĩ lại việc nước mình. Quả vua Vệ là Linh Công chết đã lâu, nhưng đám con
cháu chỉ mải lo giành nhau ngôi báu, lại thấy cứ để như thế xem ra còn có cớ mà
tha hồ bịp bợm. Vì thế nhất quyết không chịu đem chôn. Thật là những kẻ vì lợi
mà sẵn sàng quên cả hiếu. Có biết đâu cái món âm khí ấy nó lại ghê gớm đến thế.
Bèn hỏi:
“Vậy bây giờ Phu Tử bảo phải làm thế
nào?“.
Khổng Tử nói:
“Lại còn làm thế nào ư? Sở dĩ âm khí đã
dâng lên trùm kín cả bờ cõi, bởi nước Vệ của tiên sinh bây giờ, tất cả những gì
thuộc về âm đều đang thịnh, tất cả những gì thuộc về dương đều đang suy, danh
và thực đều loạn, thật và giả đều lẫn lộn. Điều ấy chỉ có lợi cho bọn ăn cướp
mà thôi. Đó chính là thời vận cực thịnh của lũ tiểu nhân và những kẻ chuyên
nghề trộm cắp, bịp bợm. Nay người chết thì phải đem chôn, thế thôi. Có điều, đã
nhiễm phải âm khí nặng như vậy thì người nước Vệ đời nay tất bị u mê, lại hay
trí trá lắm, khó mà tiếp thu được đạo lý. Cứ tiếp diễn mãi như thế này, e rằng
thế gian ngày nay không tìm đâu ra một qui tắc nào khả dĩ có thể áp dụng cho
người nước Vệ được. Có lẽ phải đợi đến những đời sau may ra…“.
Kẻ sĩ người nước Vệ tất nhiên chẳng đời
nào chịu công nhận những điều đó. Bèn hướng cặp mắt u tối về phía Khổng Tử mà
cãi:
“Nước Vệ tôi xưa nay rất chú trọng đến
việc dạy dân. Những kẻ sĩ danh giá đi lại ngoài đường, ngoài chợ đông như rắc
trấu, ai ai cũng có thể làm ra văn chương, thi phú, chính sự được ca tụng hết
lời, pháp luật mỗi ngày mỗi đẻ ra những cái mới. Trăm họ yên ổn làm ăn, không
ai nói ngược lại cái điều mà kẻ bề trên muốn nghe. Lại có một nền giáo dục
hoành tráng, vẫn thường tự đánh giá là cao nhất nhì thiên hạ. Sao Ngài lại bảo
người nước Vệ tôi u mê, trí trá, không tiếp thu được đạo lý?“.
Khổng Tử trả lời người kia mà như muốn
nói với cả các học trò của mình:
“Dạy học mà không hề thấy dạy cách làm
người, chỉ dạy cách làm tiền. Chưa học làm người đã bổ làm quan chỉ vì chạy
chọt hoặc là con ông, cháu cha. Thậm chí khối kẻ làm quan rồi mới đi học. Lại
còn tha hồ mua bán danh hiệu, quan tước… Thì đó là cái nền giáo dục gì vậy? Dạy
dân bằng đức hơn là bằng lệnh. Huống chi nước Vệ bây giờ chỉ ra sức chú trọng
đến việc nhồi nhét cho học trò những kiến thức sặc mùi âm khí, dùng bịp bợm làm
quốc sách giáo dục, lấy đen làm trắng, lấy không làm có, lấy ác làm thiện… Kẻ
trên leo lẻo dối trá không biết ngượng mồm, kẻ dưới uốn mình nịnh hót không
biết xấu mặt. Lại tùy tiện đẻ ra cái gọi là pháp luật để lừa mị, cưỡng ép người
ta phải công nhận mình. Lại nhân danh trăm họ để thi hành bạo ngược, không cho
ai có quyền được nghĩ tới chân lý, không cho phép ai được nói ra sự thật, khiến
cho người người u mê, nhà nhà lú lẫn, nhìn gà hóa cuốc, nhìn kẻ cướp hóa người
ngay, đánh đồng lưu manh với lương thiện… Từ đó con người sinh ra thói nhịn
nhục, đớn hèn, nhất nhất chỉ biết chạy theo của cải, hư danh… Dạy dân như thế
thì khác nào ngu dân có chủ ý, ngu dân bằng mọi giá, mọi thủ đoạn. Cái gọi là
nền giáo dục ấy càng “hoành tráng“ bao nhiêu thì càng hỏng nặng bấy nhiêu. Làm
hỏng một nhà đã phải ăn năn, sám hối. Đằng này lại làm hỏng cả một nước thì tội
lỗi để đâu cho hết. Thế mà không gọi là u mê, trí trá thì gọi là cái
gì?“.
Kẻ sĩ người nước Vệ kia nghe Khổng Tử
thuyết liền một hồi như vậy mà vẫn không cho làm phải, nét mặt vẫn có vẻ ấm ức,
không phục. Quả là sự u mê đã ngấm đến tận xương tuỷ. Phải cái tội y đang ở vào
địa vị là khách, chẳng lẽ lại cãi nhau mãi với bậc Thánh nhân đã nức tiếng
thiên hạ này. Song nghĩ bụng cũng phải cố vớt vát thêm vài câu để giữ thể diện
quốc gia. Y bèn chỉ vào đống sách mang theo và nói:
“Phu Tử bảo người nước Vệ tôi hiện toàn
những kẻ u mê, trí trá. Vậy sao lại có thể viết ra những cuốn kinh sách, những
bộ giáo khoa mạ vàng như thế này được. Chính tôi được sai mang sang đây tặng
Phu Tử, để Phu Tử bổ sung vào kho tàng kinh sách của Ngài cho thêm phần phong
phú đấy“.
Khổng Tử nghe y nói thì vội vàng dùng
một tay kéo vạt áo lên che mặt, tay kia xua lấy xua để mà bảo:
“Mang về ngay đi. Mang về ngay đi. Những thứ gọi là kinh sách với lại giáo khoa gì đó của nước ngài càng nặng mùi âm khí lắm. Nước Lỗ ta từ lâu đã vứt hết vào sọt rác rồi. Không tin ngài cứ ra ngoài bãi rác mà bới thử xem. Hãy tìm trong những mớ giấy lộn ấy, may ra vẫn còn sót một ít đấy“.
“Mang về ngay đi. Mang về ngay đi. Những thứ gọi là kinh sách với lại giáo khoa gì đó của nước ngài càng nặng mùi âm khí lắm. Nước Lỗ ta từ lâu đã vứt hết vào sọt rác rồi. Không tin ngài cứ ra ngoài bãi rác mà bới thử xem. Hãy tìm trong những mớ giấy lộn ấy, may ra vẫn còn sót một ít đấy“.
Kẻ sĩ người nước Vệ đành tiu nghỉu ôm
đống kinh sách của nước mình ra về. Bài giảng của Khổng Tử về “Lễ“ đến đó cũng
vừa chấm dứt.
Hôm ấy, trong số các học trò ngồi nghe
Khổng Tử nói, có Tử Lộ (Trọng Do) là người cũng không hẳn tin rằng nước Vệ lại
hỏng đến mức ấy, bèn quyết chí sang bên đó làm quan một phen xem sao. Tử Lộ
những tưởng với đức độ, học vấn và cái dũng của mình, thì có thể cứu được dân
chúng nước Vệ thoát khỏi mê muội, gian xảo chăng! Kết quả việc không thành. Tử
Lộ chưa kịp thi thố điều gì thì đã bị chết bất đắc kì tử tại ngay chính nước
Vệ. Thế mới biết cái thứ âm khí ấy ở nước Vệ quả là rất độc đối với người quân
tử. Thương thay! Có lẽ từ câu chuyện trên mà về sau, các nhà chép sử thường ca
ngợi nước Lỗ là một nước có “Lễ“ sáng sủa nhất thiên hạ thời bấy giờ chăng?
Phạm Lưu Vũ
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire