caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

vendredi 28 mars 2014

Trần Trọng Thiện viết "NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI LÀM NHẠC"/ SỰ UỐN GIỌNG

Đọc tiếp bài lần trước:
http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/03/tran-trong-thien-viet-nhung-kho-khan_25.html

THĂM VƯỜN ÂM NHẠC

 NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI LÀM NHẠC

 Tiểu luận  ( tiếp theo kỳ trước )

        SỰ UỐN GIỌNG

Nghệ thuật dùng dòng nhạc để chuyển hoá ý nghiã và tình cảm của bài ca, nằm trong sự biết uốn giọng, và những ca sĩ danh tiếng là những người đã ứng dụng hầu như tuyệt mỹ sự uốn giọng của mình. Ngân dài một nốt nhạc, dặm một vài rung chuyển của giọng ca, thay đổi uốn nắn lời ca cho câu ca không ngay chừ cộc lốc như khi ta nói chuyện, đó là bí quyết chuyển vị một bài ca bình thường thành một trình diễn đáng ghi nhớ. Những ca sĩ thượng thặng là những người đã biểu lộ sự đặc sắc trong lối uốn giọng của mình. Người thì có lối diễn tả bi ai bằng cách ngân dài nốt nhạc và cho nó tắt dần theo một thời gian đã chọn sẵn. Người thì lấy giọng lầm bầm, ta thán trong các nốt nhạc ngắt ngắn để diễn tả trạng thái sụt sùi của đọan nhạc. Người thì khó có ai theo kịp bởi có giọng ca thật trầm và thật cao để hát những lời ca cao vút hay lời thơ thắm thiết thật trầm lặng mà không mất hiệu quả biểu diễn cảm súc mà mình nuốn đạt được. Có người lại cố ý hát ra ngoài nhịp, đi trước nhịp hoặc chấm dứt sau nhịp, nhưng có tính toán để bớt vẻ năng nề không thay đổi của giòng nhạc. Có những câu ca phải bắt đầu từ từ êm dịu, rồi cất giọng lên cao dần, đến một mức nào đó mới trở giọng nhỏ dần để đi 
xuống, mới bộc lộ đúng tinh thần khoắc khoải của lời thơ. Có những khúc tả sự gay gắt hay vui sướng mà không thể cứ dùng cái giọng đều đều, buồn rầu ủ rũ mà diễn tả, cũng như có bài ca mà cảm xúc rất hạn chế, không để cho các ca sĩ tận dụng hết sự khéo léo hầu nêu rõ bản lĩnh của mình.
     Có thể chứng minh những điều nói trên khi ta cầm trong tay một bản in tác phẩm nhạc bầy bán nơi quầy hàng. Xem qua thì thấy phần lớn chỉ có nốt nhạc, có lời thơ ghi ở dưới và một chữ ghi chú thời gian của những nhịp trường canh báo hiệu nên trình diễn bản nhạc nhanh hay chậm bằng tiếng chữ Ý hay Pháp như : Moderato ( nhịp vừa phải ), Allegro ( nhanh, vui ), Allegretto ( nhịp chậm hơn Allegro ) v.v..., ngoài ra tuyệt đối không còn gì khác. Một bản nhạc như vậy, khi ta hát lên hay đàn thử, thấy nó nhạt nhẽo làm sao. Nhưng khi qua tay một nhạc trưởng ( hay nhà soạn nhạc ), một ca sĩ giỏi, nó sẽ được thay đổi hoàn toàn như ta xem thấy một bức họa linh hoạt. Có những nốt nhạc cần phải lấy những câu láy đệm thêm vào mới giữ được nét đặc biệt của giọng ca Việt Nam mìền Bắc, có những nốt nhạc nếu thiếu phần uốn éo uyển chuyển bắt từ chữ này qua chữ kia của giọng hát, sẽ mất đi cái âm điệu êm ái dịu dàng gần như sầu thảm, thở than của người miền Trung, và có những nốt phải ngân dài, rung rinh rồi vụt tắt để rơi xuống âm trầm như ta thường nghe thấy trong câu hát hò miền Nam, phải là người được tôi luyện kỹ lắm mới đạt được.


       Nhạc công :

    Phần này thuộc về công phu học hỏi và tập luyện của mỗi người, tuỳ thuộc vào mỗi loại nhạc cụ ta thường thấy sử dụng trong mỗi ban nhạc, đơn giản như : Piano ( dương cầm ), Keyboard, Violin ( vĩ cầm ), Viola ( hồ cầm ), đàn Guitar, đàn Guitar giọng trầm ( Bass guitar ), Flute ( sáo ), giàn trống mõ phách ( Drum và Percussion ), kèn Trumpet, kèn Saxophone, kèn Clarinet, hay nói rộng hơn còn một số lớn các loại kèn đồng cùng các nhạc khí tỉ mỉ khác được dùng trong ban nhạc đại hòa tấu Symphony Orchestra, chúng ta sẽ có dịp đề cập tới sau , với những khó khăn về kỹ thuật .  


                BÀI Ở KỲ SAU :

           TĂNG CUỜNG KHIẾU THẨM MỸ NHẠC
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire