Sinh Tử Tử Sinh Kiếp Người
Thông thường con người không thích nói chuyện
đau buồn, chết chóc vì ai ai cũng còn ham sống sợ chết. Tuy nhiền sinh tử là chuyện rất bình thường
trong kiếp sống con người nhưng không ai dám đương đầu với sự thực đớn đau này.
Sau
khi đi dự tang lễ của gia đình một thân nhân có người cha vừa mới qua đời,
người viết lại nhớ đến một câu chuyện nhà Phật đã đọc từ lâu: “
Có một bà mẹ đau khổ vi đứa con mà bà yêu thương nhất mới chết. Bà khóc lóc đến cầu xin Đức Phật cứu
cho con bà được sống lại. Đức Phật bảo bà rằng: Nếu bà xin được một
hạt cải trong gia đinh nào trong làng mà không có người thân đã chết đem
về cho Phật thì Phật sẽ ra tay cứu sống
con bà. Bà đi đến tất cả mọi nhà sống
trong làng để xin hạt cải, nhưng không
thể nào xin được hạt cải đó vì gia đình nào cũng có người thân đã chết, không
ông bà cha mẹ, thì cũng thân nhân họ hàng. Bà trở về bạch cùng Đức Phật thì được Phật dạy rằng: Không phải chỉ riêng một
mình bà đau khổ vì người thân đã qua đời mà tất cả mọi người trên thế gian này
đều cũng đã đau khổ như bà vì ai ai cũng có người thân đã qua đời: ông bà, cha
mẹ, anh em, thân nhân trong gia đinh v..v..
Đời sống thế gian là có sinh ắt
phải có tử. Đó là quy luật Thành, Trụ, Hoại, Không tự nhiên của kiếp sống con
người. Từ đó, bà mẹ này đã ngộ được chuyện tử sinh của kiếp
người mà không còn đau khổ nữa, tinh tấn tu hành học đạo và đã được chứng đắc
đạo quả.
Người viết lại mời bạn đọc thêm một câu
chuyện Thiền khác thâm thúy dưới đây:
Sống Chết Có Thứ Tự
Có một phú ông đến xin Hòa Thượng Tiên Nhai chữ viết để mừng
thọ đầu Xuân.
Ngài hạ bút: Cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết.
Phú ông xem
qua không mấy hài lòng:
- Trời!
Tôi nhờ Ngài viết chúc thọ mong được phước lành, sao lại đùa giỡn như
thế?
Hoà thượng
từ tốn bảo:
- Chữ viết có ý nghĩa tốt lắm đó. Giá như con ông chết trước ông, chắc ông đau
khổ hết sức. Và nếu cháu nội ông chết trước con ông, thì ông và con ông cũng
hết sức đau xót.
Nếu như nhà
ông đời nào cũng chết thứ tự như chữ tôi viết.
Đó là hưởng tận tuổi trời, mới thực sự hưng vượng đó.
Phú ông đổi
buốn thành vui liền nói:
- À! Có lý!
Bình:
Sinh thì đời người vui, nên họ tổ chức ăn mừng sinh nhật. Chết thì
đời người buồn, nên khóc lóc kể
lể, khi cúng gọi là kỵ. Song sinh tử là
qui luật luật tự nhiên. Nếu ai ai cũng
hưởng tận tuổi trời theo thứ tự không phải là phúc đức lớn sao?
(Nguồn:
Trích trong Thiền Là Gì? Biên
soạn: Giác Nguyên)
Gia đình thân
nhân của người viết cũng vừa có chuyện đau buồn vì đã mất đi một người chồng,
người cha trong gia đình. Dĩ nhiên là
gia đình buồn lắm vì từ nay sẽ không bao giờ còn đưọc gặp người thân yêu đã khuất. Người viết đã tham dự hết những buổi lễ cầu
siêu và cúng vong cho người đã khuất. Mỗi
lần cùng nhau đọc tụng những câu kinh cúng vong, chắc hẵn thân nhân
trong gia đinh và bạn hữu sẽ hết sức đau buồn khi đọc tụng đến câu:
“Cuộc hồng trần xoay vần
quá ngắnKiếp phù sanh tụ tán mấy luân hồi.
Người đời có biết chăng ôi
Thân người tuy có, có rồi lại không”
Hoặc là:
“Phù du sớm tối một mai
Giàu sang cũng chết, xạt xài cũng vong
Thông minh tài trí anh hùng
Ngu si dại dột cũng chung một gò”
(Nguồn: Trích trong bài tụng cúng vong)
Khi lo việc hậu sự cho người thân đã chết, có nhiều vấn đề được đặt ra.
Có gia đình chọn cách an táng nơi nghĩa địa để thân nhân có thể đến viếng thăm, gặp gỡ trò chuyện như lúc họ còn sống. Có người chọn cách hoả thiêu cho gọn gàng, cho linh hồn mau sớm siêu thoát, cho khỏi bận lòng con cháu vì con cháu khi cha mẹ còn sống đã bận rộn không đến viếng thăm săn sóc thưòng xuyên thì nói gì đến việc đã chết rồi. Còn nếu có thờ cúng ông bà, cha mẹ, có viếng thăm mộ phần thì cũng chỉ được một hai thế hệ rồi cũng sẽ bị lảng quên vì những kẻ thờ phụng này qua thời gian rồi cũng sẽ nằm xuống cùng với cát bụi. Và Không vẫn lại hoàn Không!
Khi nói tới việc lo hậu sự cho người chết, người viết đã phải bật cười khi tình cớ đọc bài phiếm luận Khoan Chết của nhà văn Huy Phương được bạn bè cõi ảo gửi đến người viết trong tuần qua.
Qua bài viết 4 trang, nhà văn Huy Phương đã liệt kê chi phí tang ma khi chọn cách an táng nơi mộ phần hay thiêu đốt thành tro cốt. Theo ông phân tích thì thì chôn dưới đất dĩ nhiền là đắt hơn là thiêu xác rồi vì “Ðất dành cho người sống càng ngày càng đắt, đất cho người chết cũng vậy! Ðất chôn quá đắt thì chúng ta phải nghĩ đến chuyện thiêu!” Ở Portland, chi phí cho một tang lễ chôn dưới đất trung bình khoảng 17,000 $USD theo lời của thân nhân của người viết có người cha mới qua đời kể lại.
Nhưng mà thiêu rồi thì tro cốt cất ở đâu? Có người thì đem rải xuống sống, có người thì đem hủ tro cốt ký gửi ở nhà thờ hay nhà chùa để cho linh hồn thân nhân được gần gũi với kinh kệ. Có nhiều chùa ở Cali đã hết chỗ để gửitro cốt nên phải xây dựng thêm bảo tháp mới rộng lớn, khang trang hơn. Theo sự sưu tầm của ông Huy Phương thì tuỳ theo nhà thờ , nhà chùa lớn nhỏ, khang trang khác nhau mà giá cả ký gửi tro cốt trong các hộc đựng tro cũng khác nhau từ 1,000 đồng đến 15.000 đồng $USD.
Cuối cùng nhà văn Huy Phương đã kết luận bài phóng sự Khoan Chết của ông như sau:
“Qua ba kỳ báo, chúng tôi đã sơ lược cho các bạn những con số chi phí đáng kể và cũng đáng sợ. Ðối với những gia đình đã mua bảo hiểm nhân thọ (Life Insurance) hay giàu có muốn tổ chức tang lễ cho đúng với địa vị và hoàn cảnh, nếu chúng ta không có khả năng tài chánh hay không chuẩn bị trước, có lẽ sẽ gặp nhiều khó khăn bất ngờ!
Sau khi viết bài phóng sự này, tôi chỉ có một điều mong muốn gửi đến tất cả mọi
người:
“Ðừng vội chết! Xin trì hoãn được ngày nào hay ngày đó, vì cái chết không rẻ như ta tưởng!”
“Ðừng vội chết! Xin trì hoãn được ngày nào hay ngày đó, vì cái chết không rẻ như ta tưởng!”
Huy Phương”
Một vấn đề khác khiến người viết lan man nghĩ đến là vấn
đề phúng điếu hay miễn phúng điếu khi đăng cáo phó khi có thân
nhân qua đời.
Nhiều gia đình đã ghi rõ “Xin Miễn Phúng Đìếu
và Vòng Hoa” trong cáo phó. Mỗi gia đình
có một quan niệm riêng về vấn đề này mà chúng ta phải tôn trọng. Có thể là do di ngôn của người chết không muốn
mắc nợ ai, có thể do thân nhân người
chết muốn giữ gìn măt mũi vì nếu nhận tiền phúng đìếu thì sẽ bị chê cười là không đủ
tài chánh để lo việc tang ma, và có thể do nhiều lý do khác nữa. Tuy nhiên
người viết cũng đã từng thấy nhiều gia đinh vẫn nhận tiền phúng điếu và đã ghi rõ số tiền phúng
đíếu này được cống hiến toàn bộ cho các viện nghiên cứu y học về ung thư, tiếu
đường, bịnh Alzheimer v.. v…hoặc gửi tặng các cơ quan từ thiện giúp đỡ trẻ mồ
côi, khuyết tật, giúp thương phế binh ở
Việt Nam v… v..
Trong một đám cưới không có trang hoàng hoa
đẹp hay trong một đám tang mà không có
vòng hoa thì cũng mất đi phần ấm cúng, màu sắc của buổi lễ. Góp vui hay chia buồn với những lời chúc
mừng, phân ưu trên báo chí, với quà tặng
hay tiền mừng trong đám cưới, với vòng hoa hay tiền phúng điếu trong đám
tang, mỗi phương cách có một ý nghĩa, có một cái hay,
có một giá trị thiết thực riêng tư tùy theo hoàn cảnh riêng của mỗi cá nhân,
mỗi gia đình người sống hay người chết,
không thể nói phương cách nào là “perfect”
của sự chọn lựa của chúng ta.
Riêng người viết thiển nghĩ, chúng ta cần chọn
lựa phương cách nào có thể lợi lạc cho
cả người chết lẫn người sống, tạo phước đức cho người chết đồng thời đem lợi lộc,
sự an vui đến cho người sống, có được như thế vẫn tốt hơn. Không nên xử dụng số tiền phúng điếu cho lợi
lộc riêng tư cá nhân mình mà cần góp sức
vào những công trình nghìên cứu y khoa có ích lợi cho nhiều người sau này hay
giúp đỡ những người kém may mắn hơn ta có
được một mài nhà, một số tiền nho nhỏ trong cuộc sống để an ủi sự bất hạnh của
họ. bạn đồng ý chứ?
Riêng cá nhân của gia đình
người viết, cô em gái của người viết ở Việt Nam, đã dùng toàn bộ số tiền phúng
điếu trong việc tang ma phụ thân của người viết, thọ 99 tuổi đã qua đời năm 2005 ở Việt Nam để xây cất 2 ngôi nhà
tình thương, giúp cho những người nghèo không có nhà ở có được một mái ấm gia
đình. Chắc hẵn ba mẹ của người viết ở
một nơi chốn xa xăm nào đó, cũng đồng ý và hài lòng với quyết định này của cô
em người viết.
Dầu với cách chọn lựa nào đi nữa, nếu tất
cả mọi người trên thế gian này được “sống hạnh phúc, chết bình an” như lời dạy
của Đức Đạt Lai Đạt Ma thì quả thật là là một phúc lạc vô biên cho kiếp người,
bạn nhỉ?
Xin mượn mẫu chuyện Thiền ngắn ngắn dưới đây
để là kết luận cho bài viết hôm nay:
An trú hiện tại
Đức Phật hỏi một đệ tử Tăng:
- Đời người bao lâu?
Tăng đáp:
50 năm.
Phật bảo: Không đúng.
40 năm.
Không đúng.
30 năm.
Phật kết luận: Đời người trong một hơi thở.
(Nguồn:
Trích Trong Thiền Là Gì. Biên sọan: Giác
Nguyên)
Như vậy, khi chúng ta còn hơi thở thì chúng ta
cần sống và hành xử như thế nào cho trên hợp với thiên đạo, dưới hoà với nhân
tình, tạo nhiều thiện nghiệp. Có như thế thì mới có thể sống hạnh phúc, chết
bình an được, phải không Bạn?
Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các
bạn.
Người giữ vườn Một Cõi
Thiền Nhàn
Sương Lam
(Nguồn: tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên internet, qua email bạn gửi-MCTN219_ORTB619-32514)
Xin mời quý
anh chị cùng thưởng thức Youtube Trở Về
Cát Bụi qua tiếng hát của Mạnh Quỳnh
Trở về cát bụi -
Mạnh Quỳnh
"Phật kết luận: Đời người trong một hơi thở. "
RépondreSupprimerChẳng có gì là vĩnh cửu, ta còn hít thở làcòn sự sống, ngưng thở vì 1 lý do nào đó là sự sống đã bỏ ta ra đi, nhưng ... ra đi, theo tôi nghĩ, chưa có nghĩa là dứt bỏ tất cả mà chỉ là thay đổi từ thế giới này sang thế giới khác mà thôi.
CRTH
RépondreSupprimerChị Sương Lam cùng quý bạn thân mến ,
Tôi xin góp với Sương lam
Một câu truyện nữa để làm duyên thôi :
Ông Cao bá Quát được vời
Viết một câu chúc được mời tân gia .
Thi bá cầm bút phẩy qua
Chủ nhà nhác thấy kêu là sợ rông
NHÀ NÀY ẮT HẲN TRĂM NGƯỜI CHẾT
CHA TRƯỚC .COM SAU ; VỢ TRƯỚC CHỒNG !
Rồi ông tiếp thực thông : giải thích :
Câu mừng này có nghịch chi đâu ?
Thứ tự cha trước con sau
Vợ về tiên cảnh nên mau trước chồng
Bà sao chịu khổ bằng ông
Khi người cột trụ ra đồng sớm hơn ?
Cháu, chắt ,chút ,chít lớn khôn
Mười đời(*) chung sống nhờ ơn căn nhà
Nhà được vậy chẳng quý à ?
Gia chủ hiêủ rõ cười xòa tạ ơn
(*) Thập đại đồng dường <==>10 đời chung một nhà
LTĐQB