Đọc tiếp bài lần trước
NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI LÀM NHẠC
TIỂU LUẬN ( tiếp theo kỳ trước )
NGƯỜI VIẾT NHẠC :
Nói về âm nhạc, trước tiên phải kể người viết ra nhạc. Một bản nhạc là một bài thơ đã được soạn thành nhạc. Trong tâm hồn người viết nhạc, hồn thơ đã được xuất hiện trước để rung động theo những diễn biến của tư tưởng, tạo ra một chiều hướng để diễn tả cảm xúc bằng những lời thơ thanh tao, vui hay buồn, lo âu hay sợ hãi, trầm lặng hay mê say đắm đuối v.v. và v.v., kế đến là nhạc, bằng giai điệu với những âm thanh êm ái, uốn khúc uyển chuyển theo vần bằng vần trắc của lời thơ, dùng tiết điệu phù hợp với ý thơ để tả nỗi lòng băn khoăn hay rộn rã, sầu muộn hay vui vầy, ngập ngừng hay sung sướng, tất cả đều tới lui trong hòa điệu của những hài âm mắc nối giữa các âm thanh tạo nên một khung cảnh hài hòa trong mầu sắc tình cảm mà người viết nhạc đưa ra. Đây là một tài năng thiên phú không phải ai ai cũng có .
Có những nhà thơ tài ba viết những câu thơ tuyệt tác, trong thơ đã có nhạc, nhưng vì không phải là nhạc sĩ nên chỉ biết ngâm thơ theo một ít âm điệu
TIỂU LUẬN ( tiếp theo kỳ trước )
NGƯỜI VIẾT NHẠC :
Nói về âm nhạc, trước tiên phải kể người viết ra nhạc. Một bản nhạc là một bài thơ đã được soạn thành nhạc. Trong tâm hồn người viết nhạc, hồn thơ đã được xuất hiện trước để rung động theo những diễn biến của tư tưởng, tạo ra một chiều hướng để diễn tả cảm xúc bằng những lời thơ thanh tao, vui hay buồn, lo âu hay sợ hãi, trầm lặng hay mê say đắm đuối v.v. và v.v., kế đến là nhạc, bằng giai điệu với những âm thanh êm ái, uốn khúc uyển chuyển theo vần bằng vần trắc của lời thơ, dùng tiết điệu phù hợp với ý thơ để tả nỗi lòng băn khoăn hay rộn rã, sầu muộn hay vui vầy, ngập ngừng hay sung sướng, tất cả đều tới lui trong hòa điệu của những hài âm mắc nối giữa các âm thanh tạo nên một khung cảnh hài hòa trong mầu sắc tình cảm mà người viết nhạc đưa ra. Đây là một tài năng thiên phú không phải ai ai cũng có .
Có những nhà thơ tài ba viết những câu thơ tuyệt tác, trong thơ đã có nhạc, nhưng vì không phải là nhạc sĩ nên chỉ biết ngâm thơ theo một ít âm điệu
có sẵn,
chất nhạc trong thơ vì thế bị đóng khung trong một khuôn khổ không
vùng vẫy ra thoát để cho thấy hết phẩm lượng của thơ .
Có những nhạc sĩ chuyên viết nhạc, nhưng khi đặt lời không chọn được câu văn đi sát với những cảm xúc đã khiến mình phổ thành nhạc, lại phải nhờ vào bàn tay của thi nhân để làm cho bản nhạc có hồn, có sức sống .
Tóm lại, nhạc và thơ, thơ và nhạc không thể tách rời, cho nên người viết nhạc, đôi khi thấy rung động lúc đọc một bài thơ trữ tình mà ý tưởng mình cũng phù hợp với hoàn cảnh trong thơ, lại dùng đến cái sở trường âm nhạc của mình mà tô son điểm phấn cho bài thơ được sống mãi với thời gian .
NGƯỜI SOẠN NHẠC ( hay nhạc trưởng )
Có thể nói soạn nhạc là trình bày một bản nhạc chính, theo một cách riêng mà nhờ đó làm tăng thêm giá trị của đề tài và tạo sự yêu thích cho người nghe. Sự thành công của việc soạn nhạc không chỉ ở tài khéo của người soạn nhạc nhưng còn ở chỗ quan trọng hơn là năng khiếu. Có năng khiếu trong việc sử dung nhạc, một it nhạc cụ đơn giản, cho đến một giàn nhạc tổng hợp gồm nhiều nhạc khí như trong một cuộc đại hòa tấu, đó là phần chính yếu .
Gần như thường xẩy đến là soạn nhạc kéo theo sự sáng tác thêm vào, tức là mang theo nhiều mới mẻ cho tác phẩm. Điều này dễ nhận thấy khi ta nghe một bản nhạc mà phần cấu trúc của ban nhạc rất giản dị, như phần đông các ban nhạc hiện tại thường phân phối thành phần theo tiện nghi tối thiểu
của họ. Ví dụ : để nâng đỡ tiếng hát ở phần trên cùng, đàn Bass phát ra những âm thật trầm, không cầu kỳ cũng không phức tạp, mà chỉ như nắm tay cùng bước với giọng ca. Sự khéo xếp đặt một ít đoạn nhạc đối chiếu với câu ca, hoặc đi ngược lại, rất cần thiết để kéo dài sự chú tâm của người nghe vào bài ca, thì giao cho keyboard và guitar điện, miễn là nó đừng xâm phạm bước tiến của bài ca. Nhịp trống lúc ấy sẽ đóng khung tất cả trong một tiết điệu đã chọn lựa cho bài hát như một lần nữa, tay trống giỏi sẽ chờ một cơ hội để vừa nói lên tài nghệ mình vừa nâng đỡ câu ca mà không lấn áp thái quá . Chúng ta dường như nghe thấy tiếng trống phát ra âm trầm đập " thùm, thùm ", và đàn Bass guitar đi giọng trầm xiết chặt vào âm trầm của trống thành một tiếng vững vàng độc nhất. Tất cả đều hòa hợp, ăn khớp cho thấy nhà soạn nhạc đã tôn trọng bốn yếu tố căn bản : nhạc điệu, hoà điệu, tiết điệu,
và hình thức cho bản nhạc từ độ trầm cho đến cao của giọng người mà cũng từ đó ta thấy được giá trị của nhạc trưởng, người đã thường xuyên nắm giữ nhiệm vụ then chốt của người soạn nhạc . ( còn tiếp )
Kỳ sau :
Những người trình diễn nhạc
( ca sĩ và nhạc công )
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire