Hồi Kí
CHÂN DUNG VIỆT
NAM SAU NGÀY 2-9-1945
Bài 5
GS Bút Xuân Trần Đình Ngọc
Chúng ta hãy
lấy
ngày 19-8-1945 làm cái mốc lịch sử để phân chia ra: trước đó là thời Pháp thuộc
và từ ngày đó (hay sau đó) là thời Việt Minh cai trị.
THỜI
PHÁP THUỘC
Thời Pháp thuộc, người dân có quyền muốn
ở đâu thì ở, không phải báo cáo tạm trú, tạm vắng như từ sau 19-8-1945 dưới sự
cai trị hà khắc của Việt Minh.
Tôi nhớ nhà thầy mẹ tôi ở Phố Cố Đạo Hải
Phòng (hay có thời gian ở phố Huế, Hà Nội) vì thầy tôi rất hiếu khách và hay giúp
đỡ người làng nên hầu như lúc nào trong nhà cũng có cơm ngang khách tạm. Họ đi
buôn bán hay làm ăn ở Hải Phòng, Hà Nội hoặc các thành phố lân cận: Kiến An, Quảng
Yên (Đông Triều, Mạo Khê), Hà Đông v.v… ghé vào thăm gia đình tôi, ăn bữa cơm,
ngủ một đêm, rồi mai lại đi. Buôn bán nhỏ ít tiền, họ không dám mướn phòng ngủ,
vốn thời nào cũng đắt. Khách khứa hà rầm vậy, đa số là đàn ông, thanh niên nhưng
không bao giờ bị Cảnh sát hay Trưởng phố làm khó dễ mà cũng chẳng bao giờ phải đi
khai với Khu phố. Có khi gần nửa đêm, ba bốn người làng mới gõ cửa vào xin cho
bữa cơm và ngủ nhờ đến sáng mai. Nhà tôi khá rộng, lại có hai tầng nên thầy mẹ
tôi chấp nhận hết mà không hề phàn nàn. Chỉ có anh giúp việc bị dộc dạy thổi cơm
thì lầm bầm khó chịu nhưng bữa sau mẹ tôi cho một món quà nhỏ là lại tươi nét mặt.
Thầy mẹ tôi coi những chuyện giúp đỡ đó như làm phúc, để âm đức lại cho con cháu
sau này vì trong Kinh Thánh có dạy: “cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho khách
đỗ nhờ v.v…” Người quá nghèo và bệnh hoạn thì thầy mẹ tôi cấp cho một số tiền
nhỏ trong lúc ngặt, nuôi và chữa bệnh cho dăm hôm rồi trở lại làng. Thầy mẹ tôi
chỉ làm được đến thế vì không giầu có gì nhưng tấm lòng thì trải rộng ra hết mọi
người, ngay những người không phải Công giáo cũng chạy đến thầy tôi xin giúp đỡ
khi quá cần.
Về việc không phải khai báo hay khai báo
nhẹ nhàng khi có người lạ trong nhà, luật lệ của thành phố do người Pháp cai trị
là dễ dàng, thành phố hay nông thôn nào cũng thế chứ không phải đặc ân hay hối
lộ như 70 năm nay tại Việt Nam. Các cụ già đã sống từ ngày 2-9-1945 đến nay
(2013) còn nhiều, có thể kiểm chứng lời tôi nói. Cũng có thời gian, khu phố nào
đó phải khai những người lạ đến trú ngụ một, hai đêm, khai với Trưởng phố, vì nơi
đó có rải truyền đơn chống người Pháp, xách động biểu tình, bãi thị v.v…nhưng
khi tình trạng nhẹ bớt, lại bãi bỏ ngay, người dân không cảm thấy áp lực nặng nề
từ nhà chức trách. Tình trạng chung cũng tương tự, nếu không có những “hội kín”
tức hội làm cách mạng hoạt động thì dân chúng không bao giờ bị quấy nhiễu bởi
nhà cầm quyền Pháp. Như nhà thầy mẹ tôi, cả năm không có Cảnh sát, công an hay
mật vụ tới dò hỏi hay làm phiền. Đó là cái đặc điểm dễ chịu trong thời Pháp thuộc.
Xin giấy tờ hành chính cũng dễ dàng dù ở nông thôn mà không bị đối xử tệ hại hoặc
bắt nạt như thời VM. Báo chí VN nay nói: hành là chính!
Về việc học của anh em tôi cũng vậy. Nhà
nước Pháp khuyến khích đã đành như tiểu học không phải đóng học phí (6 năm), trong
Nam học sinh giỏi có học bổng (200 đồng tiền Đông Dương) để theo học Trung học,
nghỉ hè phát sách, tập vở, bút mực cho mọi học sinh hoặc cho phần thưởng là sách
giáo khoa hữu ích v.v…Tôi nhớ ông hiệu trưởng trường làng tôi còn gọi cha mẹ mấy
học sinh nghèo đến tặng vải để may quần áo cho con họ vì thấy học trò đi học mà
rách rưới rất đáng thương. Ông nói cho cả lớp nghe rằng những tặng phẩm cho học
trò nghèo là từ Nha Học chính Đông Pháp tại Bắc Kỳ (L’Enseignement Indochinois
du Tonkin), chứ không phải của ông. Ông chỉ làm nhiệm vụ trao và đối tượng là các
học sinh thật nghèo nhưng chăm chỉ, học giỏi và hạnh kiểm tốt.
Về phần gia đình, giáo dục là rất quan
trọng với thầy tôi vì thầy tôi thường nói: “Ấu bất học, lão hà vi”: Nhỏ không học,
già làm gì. Học chương trình Pháp văn, Việt văn mà còn phải học Hán văn nữa (tức
chữ Nho, bắt đầu là cuốn Tam tự kinh), đó là 3 chương trình anh em tôi phải học
từ lúc khai tâm 6 tuổi đầu, học đêm học ngày. Tôi nghĩ không phải riêng tôi mà
rất nhiều người (90% là con trai) phải học vậy. Và cũng nhờ học vậy mà sau này
dưới các triều đại VM hay VNCH còn có tạm đủ người có chữ nghĩa mà làm việc, từ
xã ấp lên đến trung ương. Ngay như ông HCM bài bác Pháp thực dân là thế nhưng những
kiến thức ông có lại cũng chỉ là chục năm Tiểu học ông đã được học tại các trường
Pháp cho đến năm 1911, ông xuống tầu Admiral LaTouche xin làm bồi tầu để đi free sang Pháp kiếm ăn
mà sau này được thổi phồng lên là bác đi cứu nước.
Có khi tôi đang ở làng quê với mẹ, học
trường làng, cũng chương trình Tiểu học Pháp (chung cho cả xứ Đông Dương do người
Pháp cai trị lúc bấy giờ), thầy tôi nhắn về là phải ra với thầy tôi. Tôi xin ông
hiệu trưởng trường quê chứng nhận cho tấm giấy tôi đang học lớp nào, tên trường
và địa chỉ, thế là ra thành phố hôm trước, ngay hôm sau thầy tôi đưa tôi đến một
trường công gần nhà nhất (không phải đóng
học phí) do người Pháp làm hiệu trưởng (thành phố chỉ có loại trường này) xin
cho tôi học. Tôi được nhận ngay và từ hôm đó, tôi lại có ngôi trường mới, cô giáo
mới, thường là cô đầm trẻ măng xinh đẹp, nói tiếng Pháp giọng Parisienne, nghe
cứ mê đi, rất yêu học sinh và bà hay ông hiệu trưởng cũng người Pháp. Mọi học
sinh nam nữ khác cũng được hưởng y như tôi, không hề có phân biệt đối xử, ngay
những học sinh con người Pháp và các học sinh con người Việt, người Lào, người
Miên, người Chà và, người Tàu …bất kể cha mẹ làm nghề gì, ngay một nghề hèn mọn
nhất là đổ thùng (phân) ban đêm tại các thành phố. Phương châm của người Pháp lúc
đó là: Liberté, Fraternité, Égalité: Tự do, Huynh đệ và Bình đẳng. Phương châm
này và sự tàn lụi của chủ nghĩa thực dân sau thế chiến II đã làm cho nước Pháp
trở thành một bó đuốc của châu Âu cùng với cuộc cách mạng thực sự năm 1789 phá
ngục Bastille. Tuy nhiên những chi tiết này không phải là chủ điểm của bài này.
Sau
này VM tuyên truyền là Pháp thực dân chủ trương chính sách ngu dân. Từ năm
1945, ai cũng phải nói như thế không thì vào tù nhưng ngày nay, sau khi suy xét
kĩ vấn đề, người Việt Nam thấy người Pháp không dùng chính sách ngu dân, mà trái
lại, họ mở mang, thúc đẩy và khuyến khích Tân học (Tây học) cho dân Việt theo kịp
bằng các nước khác nên mới có LS Nguyễn mạnh Tường, Học giả Đào duy Anh, Thạc sĩ
Toán học Hoàng xuân Hãn và hàng trăm ngàn kẻ sĩ khác đã phục vụ cho Xã nghĩa, cũng
như VNCH tại Việt Nam. Chính VM với cách tuyển lựa học sinh theo lí lịch, con bần
cố mới được lên đại học v.v…đã là những rào cản thiếu niên tiến lên cho bằng
người. Ngày nay, nhìn vào các thanh thiếu niên VN là người ta rút ra được cái kết
quả của nền giáo dục do Xã nghĩa chủ trương. Không ai có thể tưởng tưọng để có
bằng Tiến sĩ, chỉ cần học trong 6 tháng và chi ra vài, ba chục ngàn đô-la. Tiến
sĩ có bằng thiệt mà không biết một từ Anh ngữ làm duyên. Thi cử thì phao đề như
bươm bướm, giám thị bị thí sinh con cán bộ lớn đánh trọng thương vì không cho y
sao chép phao đề, dùng cả cell phone để làm bài. Con cán bộ lớn chỉ đi chơi, không
thèm đến trường cũng đậu cao. Nền giáo dục như vậy bảo sao nước ta dân trí ngày
càng mù mịt, hai, ba trăm năm nữa không theo kịp các nước láng giềng. Đó là chủ
trương của Xã nghĩa chăng?
Vào những thời kỳ cho mua gạo theo Sổ
Gia đình thì người chủ gia đình phải đến khai với Trưởng phố nhưng rất dễ dàng
và nhanh chóng không ai bị làm khó hay đòi tiền đòi bạc. Khi từ vùng quê ra, thầy
tôi phải dẫn tôi đến Trưởng phố khai thêm người vào trong Sổ Gia đình để được
mua gạo. Điếu ấy cũng rất dễ dàng.
Dăm, ba tờ báo tiếng Việt của tư nhân
trong đó chuyện chính trị nói ít hoặc nói bóng nhưng vẫn có, Toàn quyền Pháp vẫn
cho phép chứ không như thời Việt Minh cai trị, hoàn toàn cấm báo tư nhân vì sợ
bị moi móc những vụ xấu trong khi truyền thông là để đánh bóng chế độ chứ không
phải đệ tứ quyền làm thăng hoa đất nước. Ngoài tin thời sự Việt Nam và quốc tế
mà nhiều người “ghiền” theo dõi thời đó, một món ăn tinh thần không có không được,
trong tờ báo còn có các tin tức, tin sinh hoạt trong thành phố, tai nạn như bão
lụt v.v…(nếu có) xẩy ra ở trong nước và cuối cùng là mục Văn, Thơ xướng họa
v.v…Báo chí lưu chuyển tự do, khắp nơi không bị cấm đoán, ngoại trừ những tin
(sẽ bị đục bỏ trước khi báo phát hành) như tin xách động bãi thị, bãi khóa, đình
công, v.v…Còn ngoài ra đều được tự do in ấn và phát hành. Ngay tại Paris, tờ Le
Paria (Kẻ nghèo khổ) của Phan chu Trinh, Nguyễn thế Truyền và Hồ chí Minh vẫn
xuất bản và phát hành đều đặn.
Người dân được tự do kinh doanh, muốn
buôn bán gì tùy ý, trừ buôn lậu những đồ quốc cấm như thuốc phiện, vũ khí v.v…
Người dân được toàn quyền theo một hay nhiều tôn giáo. Thiên Chúa giáo, do Tây
phương truyền bá sang Á châu và Việt Nam, lẽ dĩ nhiên không có trở ngại về việc
truyền bá, giữ đạo và tu trì. Nhưng đạo Phật, đạo Khổng (thờ ông bà tổ tiên)
hay Đạo Lão, các đạo này có tự do tuyệt đối cũng y như Thiên Chúa giáo mà không
hề có bất cứ sự ta thán nào trong việc truyền bá và tu hành. Như đạo Lão có tục
lên đồng và mê tín dị đoan nhưng không bị nhà cầm quyền Pháp giải tán hoặc làm
khó những khi lên đồng hoặc hành lễ. Sách báo hàng ngày cũng như sách học của học
sinh chỉ khuyên là không nên mê tín dị đoan dù mặc ai nấy giữ, chỉ khi phạm vào
luật pháp là bị ra tòa án mà thôi.
Sau ngày 2-9-1945, ngày ông Hồ chí Minh đọc
tuyên ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì tuy người dân đều vui
mừng vì nước đã được Độc Lập nhưng nét âu lo hiện rõ trên mặt mọi người.
Người ta đồn đại về ông Hồ này là Cộng sản,
Cộng sản thì Tam vô: Vô gia đình, Vô Tổ quốc, Vô Tôn giáo. Loại người xưa nay bần
cùng, nghèo đói, hoặc du thủ du thực, bất tài vô tướng trong làng xã thì rất thích
Việt Minh vì Việt Minh hứa đưa họ lên những chức tước cao, đầy quyền hành trong
làng xã. Còn những người xưa nay sống mực thước, hiền lành, có ý thức, có địa vị
như trùm trưởng, kỳ mục trong làng xã, có chút học vấn phổ thông đủ để làm việc
cho dân làng như chánh tổng (coi một tổng) lý trưởng (coi một làng hay xã) phó
lý, phụ tá lý trưởng cho đến hương sư (dạy học) và trương tuần đều có vẻ đăm
chiêu vì nghe rằng VM sẽ thay đổi hết và sẽ bắt tội những người này vì các tội:
-
Làm
việc cho Pháp, dù làm một cách lương thiện, giúp đỡ dân.
-
Có
chút của cải do cha mẹ để lại hoặc đã tạo ra khi làm việc. Những chức vụ trước
kia nay chính là mối lo cho tính mạng của mình và gia đình mình nhưng không thể
trốn đi đâu được, phải chờ đó mà chịu tội.
-
Các
lãnh đạo Tôn giáo, nhất là Công giáo, như các Giám mục, Linh mục, Thầy giảng, Nữ
tu, Trùm trưởng trong xứ đạo v.v…bị cho là Việt gian theo Pháp bán nước, rất dễ
bị qui chụp và đưa ra tòa án nhân dân xử.
-
Những
nhà giầu có xưa nay. Những người có bằng cấp cao Tân học tức là với Pháp. Những
người buôn bán, giao dịch với Pháp.
Người ta lo ngại
mất ăn mất ngủ, ngoại trừ những kẻ đã vào thành sống dưới sự cai trị và bảo vệ
của quân
đội Pháp.
Nhiều người đem cả gia đình trốn lên tỉnh, có người may mắn thoát, có người bị
bắt lại và bị đem ra xử. Tất cả hầu như chỉ phạm một tội: Việt gian bán nước
tay sai chó săn cho Pháp. Và bản án chỉ là một: xử tử ngay. Tòa án là VM trong
làng xã, lập tòa án nhân dân xử theo ý họ mà không dựa vào luật lệ nào. Hầu như
gần 100% là tử hình vì không có nơi giam
giữ. Tù cải tạo rất ít. Ra tòa án nhân dân cầm bằng cái chết chắc chắn.
Trong nhân dân
người ta cũng ta thán chuyện VM giết người Quốc gia tức những người không theo
họ. Lúc đó báo chí viết rằng: bì oa chử nhục, huynh đệ tương tàn (nồi da nấu thịt,
anh em giết nhau) nhưng báo chí chưa nhìn ra như bây giờ là chiến tranh ý thức
hệ hoặc có nhìn ra cũng là rất khái quát.
Cũng nên
nhắc
lại trong Bản Tuyên ngôn Độc lập, ông Hồ chí Minh hứa hẹn cùng
toàn dân ông sẽ tranh đấu cho một nước Việt Nam tiến bộ, độc lập tự do và hạnh
phúc cho nhân dân và ông không bao giờ phản bội dân tộc. Ông tuyên bố trong nhiều
cuộc mít tinh mà người dự hàng nửa triệu hay một triệu:
“Toàn dân
hãy tin tưởng tuyệt đối vào Hồ này, Hồ này thề không bao giờ phản bội nhân dân đâu!”
Từ sau ngày
19-8-1945, lệnh từ Chính phủ, trên bất cứ văn kiện nào, công hay tư, ngay một lá
thư riêng tư gửi cho người quen, trên đầu bao giờ cũng phải để: Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, và ngay hàng dưới: Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc rất kính cẩn, lại có
những người, sau hai hàng đó còn để: Hồ chí Minh muôn năm hay Chủ tịch Hồ chí
Minh sống mãi với nhân dân. Những cái “slogan” này là rất quan trọng, nếu sơ sót
không khỏi bị tội.
Như người
làng tôi, cụ P. đã hơn 70 tuổi, bữa đó cụ phải làm lá đơn ra xã để xin được tiếp
tục trồng hai sào dưa (đất của xã) mà cụ đã làm từ một năm trước. Cụ biết đọc
chút chút nhưng không viết được chữ Quốc ngữ, bèn sang hàng xóm nhờ viết dùm.
Người hàng xóm viết đơn cho cụ, sau đó đọc cụ nghe, cả hai đồng ý nên cụ P. đem
ra xã trình. Chủ tịch xã là một anh mổ heo khi xưa, chữ nghĩa rất kém nhưng anh
ta bắt một thanh niên đã đậu bằng Tiểu học Pháp - Việt năm 1943 làm thư ký cho
anh ta, đọc cho anh ta nghe các công văn đến rồi quyết định. Anh thư ký này cũng
phải thảo các đơn từ về hành chánh của xã khi gửi lên huyện xin chấp thuận. Khi
cụ P. trình tờ đơn, Chủ tịch K. cầm đọc, không thấy hàng chữ Việt Nam Dân Chủ Cộng
hòa và Độc lập Tư Do Hạnh phúc anh ta gắt toáng lên:
-
Ủa, đơn từ gì mà ông không viết cái biểu ngữ:
Việt Nam dân chủ cộng hòa, Độc lập Tự do Hạnh phúc là làm sao?
Cụ P.
nghe chủ tịch xã nói, hoảng hồn:
-
Ủa, cái chú Mền viết dùm tôi đấy thưa ông Chủ tịch
chứ tôi chỉ đánh vần chậm chậm được thôi chứ không viết được. Chú ta quên viết
cái biểu ngữ đó à, thưa ông chủ tịch? Xin ông đánh chữ đại xá, để tôi mang về bảo
chú ta viết thêm rồi sẽ mang trở lại, xin ông chủ tịch tha lỗi cho.
Chủ tịch
K. hầm hầm trả lời:
-
Tôi phải trình vụ việc này lên huyện. Việc này
rất quan trọng như trên Tỉnh ủy và huyện ủy đã thông tư về. Ông cố tình chứ không
phải quên!
Cụ P.
nghe đến tỉnh ủy thì hồn vía lên mây, có cái việc đơn giản vậy mà hóa ra quá quan
trọng. Chung qui cụ không ngó kĩ lại trước khi ra xã, và cũng tại chú Mền quá sơ
sót. Nhưng đã trễ rồi, chủ tịch xã đuổi cụ về bảo chờ đó. Một tuần sau, cụ bị đòi
ra xã, chủ tịch xã bảo cụ:
-
Lỗi ông phạm là quá nặng vì bây giờ bọn Việt
gian theo Pháp rất đông. Chúng sẵn sàng bán nước cho Pháp để dân tộc ta lại bị
Pháp đô hộ một lần nữa. Tỉnh đang thụ lý vụ của ông. Họ nói có thể ông phải vào
trại cải tạo ở Thái Nguyên, Tuyên Quang hay Thanh hóa vài năm rồi mới được về…
Cụ P.
nghe, sợ run bần bật, cụ muốn khóc nhưng phải cố nén, mếu máo:
-
Xin ông chủ tịch thương giúp đỡ, nói dùm tôi. Xưa
nay tôi là người hiền lương thế nào thì ông chủ tịch đã biết. Bà vợ tôi nhận là
mẹ nuôi chiến sĩ của bộ đội cụ Hồ, tháng nào cũng góp 20 cân gạo, hai thằng con
trai tôi đang đi bộ đội cho cụ ở Cao Bắc Lạng. Gia đình tôi một lòng với cách mạng,
chỉ vì chú Mền sơ sót mà ra nông nỗi…
-
Thôi, ông về đi. Có tin gì tôi báo. Tôi cũng nể
lời ông mà nói giúp với tỉnh cho. Còn hai sào dưa coi như năm tới này, tôi phải
để cho người khác làm.
Cụ P ra về,
mặt như đưa đám. Dăm ngày sau, chủ tịch đòi cụ ra, bắt nộp phạt 15 thùng thóc,
nếu không có thóc thì phải đi tù cải tạo ít nhất một năm. Cụ P. vét hết cả nhà
được 12 thùng, phải năn nỉ cô con gái với con rể cho vay 3 thùng cho đủ để nộp
phạt. Số thóc gánh thẳng đổ vào cót nhà ông chủ tich xã thật gọn. Nếu có tỉnh
hoặc huyện hỏi thì ông chủ tịch xã chỉ thưa:
“Bởi xã
chưa có kho đựng thóc nên phải đổ đỡ vào cót nhà ông chủ tịch. Khi nào phải dùng,
lấy ra đong đủ 15 thùng, ấy là xong.”Còn như xã không có việc phải chi tiêu thì
lâu ngày người ta cũng quên mất 15 thùng thóc này. Ông chủ tịch lãnh cả!
(còn tiếp)
GS Bút Xuân Trần Đình Ngọc
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire