caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 1 janvier 2014

YÊU THỜI...ĐỒ ĐỂU ( kỳ 1 ) Nhật Tuấn


                                 
                             (kỳ 1)      
Ngày nay, mấy em chân dài  không gọi mấy anh  này bằng tên “cúng cơm” “Sở Khanh” hoặc “Don Juan” nữa. Khi “kẹt bẫy”,  mấy em  chửi :” thằng đểu”. Tuy nhiên chàng  Sở thời cụ Nguyễn Du và chàng Don Juan thời Molière xem ra thua xa  các chàng “ tình đểu” họ “Tếch” thời nay – no xôi chán chè rồi...tếch đi. Bởi thế mấy em bị lừa  tình, có chút “Anh văn và vi tính” đặt cho “chàng” cái tên nghe như Mỹ là...Teddy.
  Gã Teddy này sinh viên tỉnh lẻ trọ học thành phố, tên nghe rất  showbiz : Đàm Khánh Anh. Bố xe ôm, mẹ chuối chiên, nghèo rớt mồng tơi rau má vẫn thắt lưng buộc bụng, tháng tháng gửi cho “niềm hy vọng cuối cùng “ bảy tám trăm ngàn mong giật bằng kỹ sư sau này giúp ba mẹ đổi đời.
 Nhưng mà đời …đểu thật, sống giữa chốn phồn hoa , ngày ngày chai nước trằng, đĩa cơm tấm vỉa hè mà bộ vó vẫn phải giày Addidas , quần Texwood, áo sơ mi bỏ  “thùng” , mắt mang kiếng “cửa sổ” , bô trai chẳng thua gì ca sĩ Bi Rain . Bởi thế chẳng cần ngồi đồng quán net tìm em qua mạng, khối em gái quê trọ học cứ gặp gã là tim nảy thịch thịch, mơ được đưa đón trên chiếc xe Dream Tàu sớm tối vẫn rong ruổi đi về.
 Tuy nhiên gã chưa chọn “nai” nào, tối tối vẫn ra vẻ vùi đầu đèn sách, chốc chốc tháo cặp kính ra lau khiến các em trong xóm sinh viên trầm trồ , thán phục . Thế rồi, ngôi biệt thự có cửa khoá trái, sang trọng nhất xóm bỗng  chương bảng :” nhà cho thuê tháng 20 triệu”, các cô cậu sinh viên qua lại lè lưỡi . Chết chết, cả năm rưỡi tiền nhà gửi , ai dám xớ rớ vào đó.
Một ngày kia, taxi đỗ xịch trước cổng, thả xuống cô gái tay xách va li, tay đeo  vòng vàng, gỡ bỏ bảng “nhà cho thuê”, mở khoá cổng vào nhà.
“ Công dân danh dự “ của xóm sinh viên tên Kim Anh, mới nhập học, quê tỉnh xa, con đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, giàu vào bậc nhất thị xã. Nhưng đời nó …đểu thế, nếu dư thừa tiền bạc thì tiểu thơ lại thiếu  ...nhan sắc, cho dù làn môi được xăm đỏ, cánh mũi được tôn cao và đôi mắt được cắt một mí.
Cô mới tới hôm trước, hôm sau đã có người dắt tới chiếc “SH” đập hộp làm tròn xoe mắt các em trong xóm vốn ngày hai buổi đến trường chỉ cót két trên con “nghẽo” sắt. Thế rồi tiếp theo con “xế hộp” là ti vi, tủ lạnh, dàn nhạc... cứ ùn ùn khuân tới. Chiều chiều đi học về, mới dừng xe trước cổng , cô đã móc ‘con dế” Iphone nhỏ xíu líu lo để chập tối, một băng các chàng trai thoạt nom cũng biết “con ông cháu cha” rầm rộ kéo tới mở rượu đôm đốp trong tiếc nhạc rap giật cục.
Tất cả “động thái” đó không lọt qua đôi mắt kính ‘cửa sổ” gã Teddy . Lạ thay gã vẫn dửng dưng không thấy, không nghe, không biết  sự có mặt của cô tiểu thơ sinh viên  đang làm xôn xao dư luận xóm . Đi qua mặt Kim Anh đang ghếch chân bên chiếc SH, ríu rít với chiếc “Iphone”, gã cứ tỉnh bơ, không hề biết đến mỹ nhân đang hạ cố liếc gã.
Vài ba lần vậy, Kim Anh nổi máu tự ái và lên cơn tò mò. A thì ra đó là sinh viên nghèo, chăm học và  nghiêm chỉnh, đứng đắn nhất xóm.. Tuy nhiên các cái đó chẳng là gì so với vẻ bô trai rất “xì tin” làm trái tim Kim Anh đập mạnh mỗi khi gã mang bộ mặt “ tủ lạnh” thong thả diễu cái Dream Tàu qua mặt cô. Từ đó đám bạn trai “con anh Sáu, cháu anh Ba”  thường lui tới trở nên nhạt phèo. Cô chán trò bia rượu, nhảy nhót om sòm. Tối tối , cô đóng chặt cửa, ngáp ngắn ngáp dài trước bài vở trên lớp, ngẫm nghĩ về chàng sinh viên đẹp trai, lạnh lùng và đầy bí ẩn.
Thế rồi ba ngày liền, thập thò ngoài cổng không thấy anh đi qua. Anh ốm ? Có việc đột xuất về quê ? Hay anh đã bị con nhỏ nào trong  đám nữ sinh viên trọ học rủ rê , quyến rũ ? Không, đành rằng tụi đó có đứa hơn cô chút đỉnh nhan sắc, nhưng về đời sống, tương lai thì đâu có bén gót cô ? Vậy sao anh không mảy may để mắt tới ? Cô tiểu thơ dằn vặt với bao câu hỏi móc vào đầu ? Cô yêu rồi chăng ? Không, không đời nào . Yêu gì dễ thế ? Chẳng qua tò mò chút thôi.
Thế rồi một tối khuya ra balcon , cô bỗng nghe có tiếng ghi ta bập bùng. Rồi văng vẳng  tiếng hát :
” Đêm rất đêm và em rất em....Ôi người con gái nhỏ anh yêu...:”
Ôi trời , hoá ra anh đang hát. Đêm thanh vắng, tiếng hát cứ như dòng suối nhỏ êm dịu rót vào lòng cô gái . Vài ngày sau, sáng chủ nhật, có chuông gọi cửa. Dịch vụ “điện hoa” mang tới bó hồng với cánh thiếp xinh xinh đề nắn nót :
Gửi tới em, người trong mộng . Ký tên A2 – Tức A bình phương”.   
Cô ngạc nhiên .
“A bình phương” là ai  ga lăng vậy ta ? Nhất định không phải trong đám bạn bè vốn không đủ văn hoá” chơi trò “lãng mạn” thế . Một Giám đốc Công ty TNHH nào đó đang bí mật theo đuổi ? Cũng không phải nốt. Thắc mắc càng lớn khi suốt tháng , sáng chủ nhật nào cô cũng nhận được hoa với đề tặng ngày càng mùi mẫn :” Gửi Kim Anh, con chim nhỏ của anh”, “ Anh không thể sống không em...”  vân vân và vân vân.
Rồi một buổi chiều dừng xe trước cổng, con dế “nhỏ xíu anh thương ” của cô lại “gáy lên” thánh thót. “ Allô...xin lỗi, phải Kim Anh đó không ?” . Một giọng con trai lạ hoắc làm cô cau mày. Thế rồi cô bỗng bủn rủn khi bên tai lại vang lên :” Kim Anh ơi, anh là A bình phương đây...Quả thực anh không sống nổi nếu tối nay anh không được gặp em...” . A...hoá ra người vẫn gửi hoa.Tưởng dấu mặt mãi. Nhưng anh  là ai nhỉ ? Là ai cũng được, cứ tới gặp cái đã, chết ai . OK, cô nhận lời. Chỗ hẹn quán cà phê Thuỵ Du, nghe cái tên cũng đủ thấy...lãng mạn , lại ở một phố vắng vẻ, sang trọng, toàn biệt thự.
 Chiều hôm đó, cô trang điểm kỹ càng, chọn đi chọn lại mới được một bộ  váy áo “xì tin” mê hồn. Để “giữ  giá” và cũng là để “thử lòng người quân tử”, cô tới muộn những... 20 phút . Quán Thuỵ Du thật sang trọng, đèn mờ ảo, nội thất độc đáo  tạo nên không gian chỉ giành cho tình yêu. Thế rồi, cái người ngồi ở bàn, mừng rỡ đứng dậy đón làm cô bủn rủn tay chân. Chính là chàng sinh viên láng giềng, có cái tên điệu đà Đàm Khánh Anh, người cô tơ tưởng  trong những đêm mất ngủ.Kim Anh chưa hết bàng hoàng, gã đã nở nụ cười “sành điệu” :
“ Bây giờ thì em biết A bình phương là gì rồi chứ ?”
 “Em biết, em biết rồi, tên anh và tên em ghép lại, cuộc sống được nhân lên ... mũ 2. “ .
Cô nghĩ thế mà miệng không nói được , cô còn đắm đuối trong cơn “ hai mắt nhìn nhau, chẳng nói một câu”.
Gã Teddy tỉnh táo hơn, khi con mắt nghỉ ngơi thì cái đầu làm việc căng thẳng. Nhan sắc em  nhìn gần hoá ra tệ hơn cả ngắm từ xa,  rõ ngược  với thi sĩ Nguyễn Duy, nhìn Tổ quốc từ xa lại thấy nhiều đĩ điếm, lưu manh hơn khi ở nhà. So sánh khập khiễng đó làm gã bật cười khiến Kim Anh giật mình .
 “ Anh cười gì thế ? Cười ... em hả ?”.
“ Ấy không, anh cười lão coi tử vi nói anh ế vợ dài dài cho đến khi...”
” Khi nào...””
“ Khi gặp người con gái mệnh “thổ “, còn anh là “mộc” ...”.
 Kim Anh vốn cũng biết chút chút tử vi, reo lên :
” Thì em mệnh “thổ” nè, “thổ dưỡng mộc” nè...”.
Gã cười thầm, thật bõ cái công “điều nghiên” . Gã lại nói từ lâu ôm mộng mở Công ty khi có bằng kỹ sư, và bởi thế cần vợ luật sư làm tư vấn khiến cô nàng Kim Anh sung sướng đến đỏ cả mặt :
” Em đang học luật nè...Ra trường em sẽ làm...tư vấn cho anh.”.
 Ối trời, tương lai thật huy hoàng ,khác nào cặp kính hồng gắn lên mắt khiến cô chẳng hề nghĩ tới đằng sau những lời “tiếp thị” kia thực chất là “phi vụ” gì.
 Là ái nữ quan đầu tỉnh, mỗi chữ quan ký đều có 5%  giá thành “dự án đầu tư phát triển tỉnh nhà” , thậm chí tiền thiên hạ “cho không ” xây trường học ông cũng không tha, thằng nào được ông ký cho nhận thầu đều phải “lại quả”, bởi thế trường ốc xây cất cho con em chúng ta chưa qua ngày khai giảng đã nứt lún, lăm le sập làm thầy cô và học trò phải kéo nhau  ra  sân trường tị nạn.
Sau thời gian "marketing", gã biết rõ mọi chuyện đó, thậm chí  còn biết ông chủ tỉnh chở nguyên xe bạc lên thành phố mua bảo hiểm vài tỉ đồng cho con gái để...rửa tiền.
 Nhưng chớ dại xớ rớ vào thứ tiền “âm phủ” đó, gã chưa  đủ máu liều và đầu óc vạch kế hoạch đường dài kết hôn với cô và một ngày đẹp trời nào đó tiễn cô sang thế giới bên kia  thừa kế tiền bảo hiểm.
Một kịch bản cỡ đó phải là một Teddy siêu hạng, người thành phố và am hiểu các điều khoản rối rắm của luật bảo hiểm. Gã tỉnh lẻ này chỉ nhắm tới mục tiêu gần và cụ thể. Chỉ ba tháng sau, gã đã dọn tới căn hộ sang trọng nàng Kim Anh thuê làm tổ ấm, riêng nàng vẫn ở biệt thự xóm trọ.
Một buổi sáng cư dân trong xóm tròn xoe mắt thấy gã, quần áo sành điệu , ngự trên xế hộp SH phóng vào xóm. Chiếc Dream Tàu quẳng đâu rồi ? Gã trúng số 10 con độc đắc sao lên đời nhanh thế ? Cho đến khi gã dừng xe trước cổng biệt thự, móc con Iphone ra gọi Kim Anh , thiên hạ mới ồ lên. Hoá ra thế, hoá ra chưa tốt nghiệp, gã đã đổi khoa xây dựng sang khoa ... “đào mỏ”.
Mồm miệng thiên hạ khiếp thật, loáng cái loang khắp xóm sinh viên. Nào là  quan đầu tỉnh đã mua cho chàng rể tương lai hẳn một căn nhà mặt phố mở văn phòng Công ty, nào là đã “chạy” hai xuất học bổng cho cả hai du học Mỹ sau này kế nghiệp bố vợ xây dựng tỉnh nhà.
Tin vỉa hè loang khắp xóm, ai cũng biết trừ cô tiểu thư suốt ngày kín cổng cao tường trong ngôi biệt thự là không hay. Vả lại mấy tháng nay mê mẩn trong thiên đường tình yêu, sao nhãng học hành, hàng tuần lo mỗi việc viết thư thúc ba mẹ gửi tiền vào tài khoản chẳng hiểu sao vơi hụt  nhanh  như  quỹ tiếp khách văn phòng Uỷ ban tỉnh vậy.
Ông bố vẫn rót tiền cho con gái nhưng bắt đầu ngờ . Quái, con bé tiêu  gì cứ như tiêu tiền của...địch thế, 5 ngàn đô mới rót tháng trước , tháng sau đã thấy tiểu thư gửi giấy nã tiền. Tuy khoản đó với ông chỉ là ...tiền lẻ, một mặt ông vẫn lệnh chuyển tiền , mặt khác ông phái bà lên thành phố mở cuộc “kiểm toán” coi cô tiêu gì mà tiền cứ chảy đi như nước sông Côn mùa lũ vậy.
                                (còn tiếp)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire