Vì số lượng tài liệu sưu tầm quá dôì dào nên đây là những tài liệu gom nhặt tiếp theo bài trước , vào đọc lại nơi đây
http://catbuicarolineth.blogspot.fr/2014/01/tai-lieu-va-hinh-anh-cu-hai-quan-vnch.html
Vợ hạm trưởng HQ10 Ngụy Văn Thà: "Chồng tôi hy sinh vì tổ quốc, không cớ gì tôi lại ra đi"
“Hôm ấy là 27 tết, cả nhà đang chuẩn bị đón năm mới thì được tin anh Thà tử trận trong khi chiến đấu giữ đảo. Trời đất dưới chân tôi sụp đổ, nếu không có ba đứa con thơ chắc có lẽ tui đã chết theo anh ấy…”, bà Huỳnh Thị Sinh, vợ của cố thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo HQ10 của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, người đã tử trận trong trận hải chiến năm 1974, bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng một sự kiện được xem là bước ngoặt của đời mình.
Mối tình thơ mộng của người lính biển
Sinh năm 1948 trong một gia đình gốc Bạc Liêu di cư lên Sài Gòn.
Thời thiếu nữ, bà Sinh nổi tiếng là xinh đẹp và học giỏi.
“Khoảng năm 1963, thông qua một vài người bạn, tôi và anh Thà quen nhau. Lúc đó anh Thà là sinh viên hải quân mới ra trường, công tác tại một giang đoàn đóng quân ở Vĩnh Long”, bà Sinh nhớ lại.
Sau lần gặp nhau ở Sài Gòn vào đầu năm 1963, hai người bắt đầu thư từ qua lại với nhau.
Bà Huỳnh Thị Sinh hiện tại |
Xen lẫn vào giữa những cánh thư đầy tình tứ ấy là những chuyến viếng thăm của bất ngờ của anh thiếu úy Hải quân.
“Nhiều người nghĩ rằng sĩ quan quân đội phải “hầm hố” lắm. Thế nhưng anh Thà không phải thế, ảnh rất thư sinh, hiền hậu. Mỗi lần lên Sài Gòn thăm tôi, ảnh chỉ quanh quẩn xem trong nhà có chuyện gì để làm giúp…Thỉnh thoảng lắm hai đứa mới rủ nhau đi dạo phố, xem phim…”, bà Sinh hồi tưởng.
Sau gần 4 năm quen nhau, đến năm 1967, ông Ngụy Văn Thà và bà Huỳnh Thị Sinh đi đến hôn nhân.
Một đám cưới đơn giản được tổ chức tại Trảng Bàng (Tây Ninh) – quê nhà của ông Thà.
Cuối năm 1967, ông bà có đứa con đầu lòng đặt tên là Ngụy Thị Thu Trang.
Hai năm sau đến lượt con gái thứ hai là Ngụy Thị Thu Thủy chào đời.
Và năm 1972, cô gái út Ngụy Thị Thu Tuyết được sinh ra.
Bà Sinh cùng ông Ngụy Văn Thà lúc mới quen nhau |
Một năm sau khi sinh ra cô gái Út, ông Thà được chính quyền Sài Gòn cho thuê một căn hộ nằm trong chung cư Nguyễn Kim (Quận 10). Lúc này, ông Thà cũng được điều chuyển về làm việc ở chiến hạm Nhật Tảo HQ-10.
“Mang tiếng là có nhà riêng nhưng anh Thà đi suốt, rất ít khi anh ở nhà với vợ con. Có lúc hai tháng anh mới về nhà một lần, mỗi lần anh về ở nhà cũng chỉ khoảng 10 ngày rồi lại đi…”, bà Sinh kể.
Chuyến đi định mệnh
Đến giờ, nhắc đến lần gặp cuối cùng của hai vợ chồng, bà Sinh vẫn còn nhớ như in.
“Lần đó, chiếc tàu do anh chỉ huy bị hư hỏng nên phải vào cảng Ba Son để sửa chữa. Anh tranh thủ về nhà ở vài ngày.
Buổi sáng trước ngày anh ra đi, sau khi chia tay vợ con anh Thà xách va li ra đi. Tuy nhiên, gần 3 giờ chiều khi tôi đang đứng trên tầng thượng chung cư thì thấy anh xách va li trở về. Hỏi có chuyện gì thì anh bảo chiếc tàu lại hư…” bà Sinh cho biết thêm.
“Người ta cũng đã sắp xếp cho tôi sang Mỹ định cư, thế nhưng tôi đã từ chối. Một phần vì không biết mẹ con tôi sẽ sống ra sao khi sang đó. Một phần vì anh Thà đã vì đất nước này mà mất thì tôi không có lý do gì phải ra đi”
— Bà Huỳnh Thị Sinh —
— Bà Huỳnh Thị Sinh —
Tuy nhiên, cũng chỉ ở bên vợ con thêm một đêm, sáng hôm sau ông Thà cùng chiến hạm của mình thẳng tiến Hoàng Sa để bảo vệ chủ quyền.
Chiều ngày 19.1.1974, thông qua báo chí, bà Sinh biết được có một trận hải chiến bảo vệ chủ quyền vừa mới diễn ra ở Hoàng Sa. Tuy nhiên, bà không hề biết trong trận hải chiến đó, tàu của chồng mình trực tiếp tham gia.
“Chiều ngày 20.1.1974, khi những chiếc tàu cuối cùng từ Hoàng Sa trở về thì tôi mới được báo tin là anh Thà đã tử trận ngay trên buồng chỉ huy, hôm ấy là 27 tết… Càng đau đớn hơn, khi đứa con gái lớn mang tờ giấy báo tin ra cầu thang đánh vần từng chữ “hạm…trưởng…Ngụy…Văn…Thà…đã…tử…trận”…”, nước mắt bà Sinh rơi dài khi nhắc đến chi tiết này.
Hai mươi sáu tuổi, một nách nuôi 3 con mà đứa lớn nhất chỉ mới lên 9, đứa nhỏ nhất vừa mới lên 3 khiến cuộc sống của bà “quả phụ Hoàng Sa” vô cùng khó khăn.
Để nuôi con, tài sản mà hai vợ chồng dành dụm được trong suốt 9 năm sống chung lần lượt “đội nón ra đi”.
Bà Sinh và ông Thà trong ngày cưới |
Sau đó, phía Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, cũng đã bố trí cho bà Sinh vào làm trong Ngân hàng Việt Nam thương tín để giải quyết phần nào khó khăn.
“Cần lắm một nơi thờ chồng”
Đó là ước mơ lớn nhất của bà “quả phụ Hoàng Sa” Huỳnh Thị Sinh.
Các con của bà bây giờ cũng có gia đình riêng nên bà cũng không còn quá nhiều điều bận tâm.
Bà cho biết, đã 4 năm nay, bà phải chuyển về sống chung gia đình của những người em.
Do sống chung nên việc thờ tự cho người chồng, người cố hạm trưởng mà bà vẫn vô cùng ngưỡng mộ, không thể thực hiện được.
Được biết năm 2009, ngôi nhà chung cư nơi mà bà đã ở từ năm 1973 bị nhà nước giải tỏa để xây mới nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Ngày đó, nhà đầu tư đưa ra nhiều phương án để đền bù, tuy nhiên, do khu chung cư này có quá nhiều kỷ niệm với người chồng quá cố nên bà chấp nhận phương án nhận đền bù thấp để được một suất ở trong chung cư.
Trở lại với câu chuyện mưu sinh sau năm 1975, bà Sinh cho biết, mặc dù biết rõ ông Thà là sĩ quan cấp trung của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, thế nhưng nhà nước cũng bố trí cho bà một công việc thích hợp.
Bà Sinh trong đám tang chồng |
Ban đầu là ở hợp tác xã mua bán, sau thấy bà Sinh có trình độ nên được bố trí qua của hàng ăn uống của quận với chức danh cửa hàng trưởng.
Số tiền lương không cao, thế nhưng nó cũng giúp bà nuôi con khôn lớn.
Mặc dù con cái không được học hành như mong muốn, song bà cũng tạm hài lòng về cuộc sống của gia đình mình thời đó.
Các con ông Thà ngày đó còn quá nhỏ |
Khi được hỏi về việc “không đi bước nữa”, bà “quả phụ Hoàng Sa” cho biết, vì quá yêu chồng và thương các con mà bà không có thời gian và cũng không hề nghĩ đến chuyện này.
Chia ta chúng tôi, bà Sinh cho biết, bà mới được mời đi tham gia một lễ tưởng niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa bà vui lắm.
Bà vui vì những người Việt Nam yêu nước vẫn còn nhớ đến Hoàng Sa, nhớ đến trận hải chiến oai hùng ngày nào và chồng bà – hạm trưởng Ngụy Văn Thà đã góp máu mình trong đó.
Ngoài bà Huỳnh Thị Sinh, còn có một “quá phụ Hoàng Sa” khác cũng ở vậy thờ chồng.
Đó là bà Ngô Thị Kim Thanh, vợ của hạm phó Nguyễn Thành Trí – người cũng đã tử trận trong trận hải chiến năm 1974.
Nguyễn Minh - Ảnh: Võ TrâmĐó là bà Ngô Thị Kim Thanh, vợ của hạm phó Nguyễn Thành Trí – người cũng đã tử trận trong trận hải chiến năm 1974.
Khi ông Trí mất, bà Thanh 28 tuổi và đang mang thai được hai tháng rưỡi.
Hiện bà Thanh đang sống tại một chung cư ở quận 3.
Mặc dù có chồng công tác chung đơn vị và cùng bỏ mình để bảo vệ bờ cõi, đất đai của tổ tiên thế nhưng hai người chỉ mới gặp nhau và trở thành bạn thân cách đây vài năm.
Hiện bà Thanh đang sống tại một chung cư ở quận 3.
Mặc dù có chồng công tác chung đơn vị và cùng bỏ mình để bảo vệ bờ cõi, đất đai của tổ tiên thế nhưng hai người chỉ mới gặp nhau và trở thành bạn thân cách đây vài năm.
Tìm hiểu Hoàng Sa với Google Earth
Phan Văn Song
Với điều kiện máy tính có kết nối với internet đã trở nên phổ biến ở nước ta hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn đọc quan tâm tìm hiểu/nghiên cứu biển, đảo một công cụ mạnh mẽ, tiện lợi và có thể dùng miễn phí: Google Earth (Trái đất Google).
Trước mắt, nhân dịp tròn 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa của chúng ta ngày 19/1/1974, chúng tôi đã tạo một file kmz mà sau khi tải về máy cá nhân chỉ cần một vài động tác với chuột/ bàn phím, bạn đọc có thể khai thác các thông tin phong phú và đa dạng có sẵn của Google Earth (GE), của người dùng GE cung cấp thêm hoặc thông tin có trong file của chúng tôi về quần đảo Hoàng Sa.
1. Chuẩn bị:
- Cài đặt GE vào máy cá nhân: nếu máy tính của các bạn chưa cài đặt GE thì có thể tải file cài đặt về theo đường dẫn http://www.google.com/earth/download/ge/agree.htm, sau đó cứ theo hướng dẫn để cài đặt GE vào máy cá nhân, rất đơn giản.
- Tải file “QĐ Hoàng Sa.kmz” (11 kB) về lưu trong máy cá nhân: file này có thể tải về theo địa chỉ sau: https://www.dropbox.com/s/8ir2d2yjpv...ng%20Sa_V1.kmz
2. Khai thác thông tin: sau khi thực hiện xong bước 1 vừa nêu, các bạn chỉ cần nhấp chuột vào tên file ‘QĐ Hoàng Sa.kmz’ vừa tải xuống thì GE sẽ mở ra đưa bạn đọc tới ngay vị trí của quần đảo Hoàng Sa tương tự như hình dưới đây (nếu hình bị nghiêng thì nhấn phím ‘r’ để đưa về vị trí bình thường):
Hình 1:Quần đảo Hoàng Sa từ file kmz
Chú thích (hình 1): (cho các bạn đọc chưa quen với GE)
1. Phần điều khiển di động ngang dọc: nhấp chuột vào các mũi tên tương ứng của phần này hoặc chỉ đơn giản dùng chuột trái kéo đi (ấn và giữ chuột trái - lúc đó con trỏ chuột sẽ chuyển thành hình bàn tay thay vì mũi tên) hay ấn các phím mũi tên trên bàn phím để dời GE tới khu vực khác. Ngay phía trên phần này cũng có phần điều khiển phương của bản đồ (cũng có thể điều khiển bằng chuột trái).
2. Phần điều khiển tỉ lệ: nhấp chuột vào dấu +/- ở phần này hoặc đơn giản là lăn chuột giữa hay dùng các dấu +/- tên bàn phím để thay đổi tỉ lệ (phóng to/thu nhỏ) bản đồ.
3. Phần hiển thị toạ độ con trỏ của chuột: dời con trỏ của chuột tới điểm nào thì phần này sẽ cho biết độ kinh , độ vĩ và cả độ cao (độ sâu) của điểm đó.
4. Thư mục của file kmz: liệt kê các mục có trong file kmz, nhấp chuột vào tên mỗi mục thì GE sẽ chuyển ngay tới mục đó, cũng có thể tắt/mở các mục trong đó bằng cách nhấp chuột vào ô vuông ngay trước tên mỗi mục (để thêm hoặc làm mất dấu ✓ trong ô đó).
5. Thư mục các lớp thông tin có sẵn của GE: giống như mục 4, nhấp chuột vào ô vuông đứng trước mỗi mục trong thư mục này sẽ tắt/mở mục tương ứng.
Để khai thác các thông tin có sẵn trên GE, bạn đọc có thể dùng các công cụ như miêu tả trong phần ghi chú kèm theo hình 1 (và các công cụ khác mà bạn đọc có thể đã biết hoặc tìm hiểu thêm khi dùng GE), ví dụ:
- muốn biết toạ độ của một đảo: rê chuột cho con trỏ chỉ vào đảo đó rồi nhìn vào phần hiển thị toạ độ (công cụ 3 nói trong Ghi chú trên) sẽ biết ngay toạ độ của đảo.
- muốn biết vị trí tương đối của quần đảo Hoàng Sa so với bờ biển các nước: thu nhỏ và dời phần hiển thị của GE trên màn hình tới vị trí thích hợp (công cụ 1 và 2) sẽ được một cái nhìn tổng quát về vị trí tương đối của nó. Thật ra, cũng có thể biết khoảng cách cụ thể giữa 2 điểm bất kì trên GE bằng cách dùng công cụ ‘Ruler’ trong ‘Tools’ ở thanh ‘Menu’ (chỗ số 6 trong hình 1) vẽ một đoạn thẳng (line) nối 2 điểm đó (lần lượt nhấp chuột tại mỗi điểm một lần- con trỏ của chuột sẽ có hình thước ngắm khi mở Ruler). Độ dài đoạn thẳng hiển thị trong cửa sổ ‘Ruler’ chính là khoảng cách của 2 điểm đó.
Hình 2: Dùng công cụ ‘Ruler’ một vẽ đoạn thẳng (màu vàng) từ đảo Tri Tôn tới cù lao Ré (xã Lí Sơn), cửa sổ Ruler cho thấy khoảng cách giữa đảo và cù lao là 227,16 km (chỗ elip màu xanh lá cây)
- muốn xem hình ảnh: chẳng hạn hình ảnh về những hoạt động trái phép của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm, bạn đọc trước hết cần nhấp chuột vào ô vuông của mục ‘Photos’ (công cụ 5), dời màn hình tới vị trí đảo Phú Lâm với độ phóng to thích hợp (công cụ 1 và 2), sau đó nhấp chuột vào các icon hình có trên khu vực đảo thì các hình ảnh do người dùng của GE thêm vào sẽ hiện ra….
Đối với thông tin có trong file kmz, bạn đọc chỉ cần nhấp chuột lên icon của quần đảo Hoàng Sa (hình ngôi sao rỗng), icon của các đảo/đá/bãi (hình bong bóng đỏ/xanh), ngay trên đường hường hoặc bất cứ điểm nào bên trong đường vàng thì thông tin tương ứng sẽ hiện ra, ví dụ nếu bạn đọc nhấp chuột vào icon đảo Quang Hoà thì thông tin thêm sẽ hiện ra như trong hình 3:
Hình 3: Thông tin thêm về đảo Quang Hoà
Hoặc nhấp chuột vào bất kì điểm nào trong đường vàng thì sẽ có thêm thông tin như trong hình 4:
Hình 4: Thông tin thêm về quần đảo Hoàng Sa
Tục ngữ ta có câu ‘trăm nghe không bằng mắt thấy’ hay tiếng Anh cũng có câu “a picture is worth a thousand words” (một bức hình có giá trị bằng cả ngàn từ ngữ) có ý gần như thế. GE vốn là hình ảnh và hơn nữa không là hình ảnh ‘chết’ như vừa trình bày, do đó dùng GE như một công cụ bổ sung trong việc tìm hiểu / nghiên cứu và thậm chí trong việc tuyên truyền / giáo dục về biển đảo chắc chắc sẽ tăng hiệu quả các công việc này lên nhiều lần, nhất là khi có được các file kmz chứa thông tin phong phú và chất lượng hơn file mở đầu này. Hiện nay, ảnh vệ tinh của GE của khu vực quần đảo Hoàng Sa nói chung có độ phân giải còn thấp, hi vọng trong tương lai GE sẽ cung cấp ảnh vệ tinh mới có độ phân giải cao như ở phần lớn các khu vực của các nước phát triển (khi phóng to có thể thấy được nhà cửa, xe cộ, tàu thuyền và cả con người… trên mặt đất) thì việc dùng GE sẽ thú vị và có kết quả nhiều hơn nữa.
P.V.S.
Phan Văn Song
Với điều kiện máy tính có kết nối với internet đã trở nên phổ biến ở nước ta hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn đọc quan tâm tìm hiểu/nghiên cứu biển, đảo một công cụ mạnh mẽ, tiện lợi và có thể dùng miễn phí: Google Earth (Trái đất Google).
Trước mắt, nhân dịp tròn 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa của chúng ta ngày 19/1/1974, chúng tôi đã tạo một file kmz mà sau khi tải về máy cá nhân chỉ cần một vài động tác với chuột/ bàn phím, bạn đọc có thể khai thác các thông tin phong phú và đa dạng có sẵn của Google Earth (GE), của người dùng GE cung cấp thêm hoặc thông tin có trong file của chúng tôi về quần đảo Hoàng Sa.
1. Chuẩn bị:
- Cài đặt GE vào máy cá nhân: nếu máy tính của các bạn chưa cài đặt GE thì có thể tải file cài đặt về theo đường dẫn http://www.google.com/earth/download/ge/agree.htm, sau đó cứ theo hướng dẫn để cài đặt GE vào máy cá nhân, rất đơn giản.
- Tải file “QĐ Hoàng Sa.kmz” (11 kB) về lưu trong máy cá nhân: file này có thể tải về theo địa chỉ sau: https://www.dropbox.com/s/8ir2d2yjpv...ng%20Sa_V1.kmz
2. Khai thác thông tin: sau khi thực hiện xong bước 1 vừa nêu, các bạn chỉ cần nhấp chuột vào tên file ‘QĐ Hoàng Sa.kmz’ vừa tải xuống thì GE sẽ mở ra đưa bạn đọc tới ngay vị trí của quần đảo Hoàng Sa tương tự như hình dưới đây (nếu hình bị nghiêng thì nhấn phím ‘r’ để đưa về vị trí bình thường):
Hình 1:Quần đảo Hoàng Sa từ file kmz
Chú thích (hình 1): (cho các bạn đọc chưa quen với GE)
1. Phần điều khiển di động ngang dọc: nhấp chuột vào các mũi tên tương ứng của phần này hoặc chỉ đơn giản dùng chuột trái kéo đi (ấn và giữ chuột trái - lúc đó con trỏ chuột sẽ chuyển thành hình bàn tay thay vì mũi tên) hay ấn các phím mũi tên trên bàn phím để dời GE tới khu vực khác. Ngay phía trên phần này cũng có phần điều khiển phương của bản đồ (cũng có thể điều khiển bằng chuột trái).
2. Phần điều khiển tỉ lệ: nhấp chuột vào dấu +/- ở phần này hoặc đơn giản là lăn chuột giữa hay dùng các dấu +/- tên bàn phím để thay đổi tỉ lệ (phóng to/thu nhỏ) bản đồ.
3. Phần hiển thị toạ độ con trỏ của chuột: dời con trỏ của chuột tới điểm nào thì phần này sẽ cho biết độ kinh , độ vĩ và cả độ cao (độ sâu) của điểm đó.
4. Thư mục của file kmz: liệt kê các mục có trong file kmz, nhấp chuột vào tên mỗi mục thì GE sẽ chuyển ngay tới mục đó, cũng có thể tắt/mở các mục trong đó bằng cách nhấp chuột vào ô vuông ngay trước tên mỗi mục (để thêm hoặc làm mất dấu ✓ trong ô đó).
5. Thư mục các lớp thông tin có sẵn của GE: giống như mục 4, nhấp chuột vào ô vuông đứng trước mỗi mục trong thư mục này sẽ tắt/mở mục tương ứng.
Để khai thác các thông tin có sẵn trên GE, bạn đọc có thể dùng các công cụ như miêu tả trong phần ghi chú kèm theo hình 1 (và các công cụ khác mà bạn đọc có thể đã biết hoặc tìm hiểu thêm khi dùng GE), ví dụ:
- muốn biết toạ độ của một đảo: rê chuột cho con trỏ chỉ vào đảo đó rồi nhìn vào phần hiển thị toạ độ (công cụ 3 nói trong Ghi chú trên) sẽ biết ngay toạ độ của đảo.
- muốn biết vị trí tương đối của quần đảo Hoàng Sa so với bờ biển các nước: thu nhỏ và dời phần hiển thị của GE trên màn hình tới vị trí thích hợp (công cụ 1 và 2) sẽ được một cái nhìn tổng quát về vị trí tương đối của nó. Thật ra, cũng có thể biết khoảng cách cụ thể giữa 2 điểm bất kì trên GE bằng cách dùng công cụ ‘Ruler’ trong ‘Tools’ ở thanh ‘Menu’ (chỗ số 6 trong hình 1) vẽ một đoạn thẳng (line) nối 2 điểm đó (lần lượt nhấp chuột tại mỗi điểm một lần- con trỏ của chuột sẽ có hình thước ngắm khi mở Ruler). Độ dài đoạn thẳng hiển thị trong cửa sổ ‘Ruler’ chính là khoảng cách của 2 điểm đó.
Hình 2: Dùng công cụ ‘Ruler’ một vẽ đoạn thẳng (màu vàng) từ đảo Tri Tôn tới cù lao Ré (xã Lí Sơn), cửa sổ Ruler cho thấy khoảng cách giữa đảo và cù lao là 227,16 km (chỗ elip màu xanh lá cây)
- muốn xem hình ảnh: chẳng hạn hình ảnh về những hoạt động trái phép của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm, bạn đọc trước hết cần nhấp chuột vào ô vuông của mục ‘Photos’ (công cụ 5), dời màn hình tới vị trí đảo Phú Lâm với độ phóng to thích hợp (công cụ 1 và 2), sau đó nhấp chuột vào các icon hình có trên khu vực đảo thì các hình ảnh do người dùng của GE thêm vào sẽ hiện ra….
Đối với thông tin có trong file kmz, bạn đọc chỉ cần nhấp chuột lên icon của quần đảo Hoàng Sa (hình ngôi sao rỗng), icon của các đảo/đá/bãi (hình bong bóng đỏ/xanh), ngay trên đường hường hoặc bất cứ điểm nào bên trong đường vàng thì thông tin tương ứng sẽ hiện ra, ví dụ nếu bạn đọc nhấp chuột vào icon đảo Quang Hoà thì thông tin thêm sẽ hiện ra như trong hình 3:
Hình 3: Thông tin thêm về đảo Quang Hoà
Hoặc nhấp chuột vào bất kì điểm nào trong đường vàng thì sẽ có thêm thông tin như trong hình 4:
Hình 4: Thông tin thêm về quần đảo Hoàng Sa
Tục ngữ ta có câu ‘trăm nghe không bằng mắt thấy’ hay tiếng Anh cũng có câu “a picture is worth a thousand words” (một bức hình có giá trị bằng cả ngàn từ ngữ) có ý gần như thế. GE vốn là hình ảnh và hơn nữa không là hình ảnh ‘chết’ như vừa trình bày, do đó dùng GE như một công cụ bổ sung trong việc tìm hiểu / nghiên cứu và thậm chí trong việc tuyên truyền / giáo dục về biển đảo chắc chắc sẽ tăng hiệu quả các công việc này lên nhiều lần, nhất là khi có được các file kmz chứa thông tin phong phú và chất lượng hơn file mở đầu này. Hiện nay, ảnh vệ tinh của GE của khu vực quần đảo Hoàng Sa nói chung có độ phân giải còn thấp, hi vọng trong tương lai GE sẽ cung cấp ảnh vệ tinh mới có độ phân giải cao như ở phần lớn các khu vực của các nước phát triển (khi phóng to có thể thấy được nhà cửa, xe cộ, tàu thuyền và cả con người… trên mặt đất) thì việc dùng GE sẽ thú vị và có kết quả nhiều hơn nữa.
P.V.S.
Thơ Flash: CHIẾN TÍCH HOÀNG SA.
Thơ : Lê Ngọc Trùng Dương.
Design thơ Flash : Long Nguyễn.
(Đây là một bài thơ mà những lời thơ hùng tráng, bi thương nói lên một giai đoạn lịch sử chống ngọai xâm phương Bắc trong thời đại ngày nay, là một sự kế thừa truyền thống hiển hách của Tiền Nhân qua các trận Bạch Đằng Giang, Vân Đồn, Vạn Kiếp, Chương Dương đã từng làm bọn giặc Tàu xâm lược bao phen khiếp vía...) NHC.
Mời nghe Đại tá (vc) KQ Nguyễn thành Trung nói chuyện
Hello <caribou431@gmail.com> wrote:
(TNO) Trận hải chiến kết thúc vào trưa 19.1.1974. Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Việt Nam Cộng Hòa lập tức lên kế hoạch sử dụng máy bay để tái chiếm quần đảo thuộc chủ quyền của mình.
Đại tá Nguyễn Thành Trung đang kể về kế hoạch không kích giành lại Hoàng Sa vào năm 1974 - Ảnh: Tấn Tú |
Đại tá Nguyễn Thành Trung, Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân, là phi công được “Việt Cộng” cài vào Không quân Việt Nam Cộng Hòa thời chiến tranh. Lâu nay người ta thường biết đến ông qua các sự kiện như vụ ném bom Dinh Độc Lập, cuộc không kích phi trường Tân Sơn Nhất vào giai đoạn sắp kết thúc chiến tranh và công lao trong quá trình xây dựng lực lượng không quân cũng như hàng không dân dụng của Việt Nam thời bình. Nhưng bên cạnh những câu chuyện đã trở nên nổi tiếng nói trên, ông còn có một bí mật để kể.
Trong căn nhà yên tĩnh ở quận Gò Vấp, TP.HCM, phi công huyền thoại Nguyễn Thành Trung kể lại cho chúng tôi câu chuyện mà ông giấu kín suốt 40 năm qua, từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa bi tráng.
|
Sẵn sàng không kích
“Quay lại thời điểm năm 1974, Không quân Trung Quốc chỉ có MiG 21 do Liên Xô sản xuất, là loại máy bay phòng vệ, chứ không phải tấn công. Phòng vệ là đánh trên đất mình, ai vào thì mình đánh nên tầm bay rất ngắn. Phi công của mình (miền Bắc) ngày xưa cũng vậy, các anh không bay xa, bay lên đánh được hay không được khi hết thời gian là phải về, nếu bay quần nữa là không có dầu. MiG 21 rất hạn chế về dầu. Đó là tôi chưa nói đến phi công, phi công Trung Quốc lúc đó không thể bay biển được, phi công của mình ngoài Bắc cũng thế, mấy ảnh ít bay ra biển lắm. Bay ra biển là cả một vấn đề, môi trường bay biển khác hẳn môi trường bay đất liền. Giữa trời và biển rất lẫn lộn, phi công rất dễ thao tác nhầm. Như anh (Bùi Thanh) Liêm, phi công vũ trụ, bay ra biển đâm xuống biển. Anh (Hoàng Mai) Vượng cùng biên đội với tôi đánh sân bay Tân Sơn Nhất, đánh xong bay ra biển nhào xuống biển liền. Với phi công phe XHCN thời đó, bay biển là một vấn đề, nên tôi đánh giá phi công Trung Quốc năm 1974 không có gì, không thể bay ra biển, không dám chiến đấu trên biển, trong khi ở miền Nam, chúng tôi bay trong đất liền, bay ra biển giống nhau, bay ra Hoàng Sa, Trường Sa là bình thường”, Đại tá Nguyễn Thành Trung dẫn dắt chúng tôi trở lại quá khứ, trước khi kể về kế hoạch của Việt Nam Cộng Hòa sử dụng máy bay F-5 không kích tái chiếm Hoàng Sa.
Sau khi bị mất đảo, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phản ứng như thế nào? Theo ông Nguyễn Thành Trung, Mỹ chỉ nói kiểu hàng hai, vì lúc đó Mỹ và Trung Quốc đã thông đồng rồi. “Còn ông Thiệu thì tức và quyết tâm làm một cái gì đấy để lấy tiếng vang. Lúc bấy giờ, theo tôi làm thế là hoàn toàn đúng. Mày cướp nước tao thì tao phải đánh mày một trận, còn giữ được hay không tính sau. Tao phải đánh mày một trận để cho mày bỏ tính hung hăng đi”, phi công Nguyễn Thành Trung diễn giải.
Phi công Nguyễn Thành Trung giới thiệu về hệ thống vũ khí của chiến đấu cơ F-5 - Ảnh: Tấn Tú |
Vào thời điểm xảy ra Hải chiến Hoàng Sa, ông Trung là phi công của Không đoàn 63 chiến thuật đóng ở Biên Hòa. Có 5 phi đoàn F-5 ở Biên Hòa, 1 phi đoàn F-5 ở Đà Nẵng. Tổng thống Thiệu liền ra lệnh điều 4 phi đoàn F-5 từ Biên Hòa ra Đà Nẵng, chỉ giữ lại 1 phi đoàn ở Biên Hòa. Theo biên chế thời đó, mỗi phi đoàn 24 chiếc; 5 phi đoàn có khoảng 120 chiếc và 150 phi công.
|
“Khi ra đến Đà Nẵng, chúng tôi nhận được lệnh chuẩn bị đánh để lấy lại Hoàng Sa và trước nhất muốn đánh là phải đánh cái hạm đội của Trung Quốc”, ông Trung nhớ lại. Trong kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bằng không quân, đại tá Nguyễn Văn Sỹ làm Không đoàn trưởng, cấp trên chỉ huy là chuẩn tướng Nguyễn Văn Tường, còn gọi là Tường “Mực”, da đen thui, là Phó sư trưởng Sư đoàn 3. Ở cấp phi đoàn, phi đoàn 536 có trung tá Đàm Thượng Vũ, phi đoàn 520 có trung tá Nguyễn Văn Dũng, phi đoàn 540 có trung tá Nguyễn Văn Thành, phi đoàn 542 có trung tá Nguyễn Ngọc Quang, phi đoàn 538 ở Đà Nẵng thì có trung tá Nguyễn Văn Giàu làm chỉ huy.
Theo phương án họp bàn ở Đà Nẵng, trước hết máy bay sẽ tấn công tàu Trung Quốc vì “họ đi ra Hoàng Sa của mình là bằng tàu thôi, mình mà diệt hạm đội này là họ cụt ngòi”. Máy bay sử dụng cho chiến dịch là loại F-5 và F-5E, loại có bình xăng phụ.
“Cất cánh từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa, tụi tôi thừa sức đánh với họ trong 20 phút, thừa dầu bay về Đà Nẵng. Cự ly từ Hải Nam ra Hoàng Sa xa hơn Đà Nẵng ra Hoàng Sa chút xíu, nhưng không quân Trung Quốc chỉ có MiG-21, ra tới Hoàng Sa thì không còn dầu để quay về. Thế nên, về không quân thì tụi tôi chiếm ưu thế, Trung Quốc không có gì. MiG-21 không dám bén mảng ra Hoàng Sa, mà ra đến đấy tụi tôi đánh cũng rớt, hoặc không có dầu về. F-5 vừa mang bom, tên lửa, vừa có súng, hai bên 2 cây 20 li, mỗi bên cánh 2 quả bom và chùm 3 quả ở giữa, hai bên đầu cánh là 2 tên lửa đối không Sidewinder. Hỏa lực của F-5 hồi đấy là quá mạnh. Về tương quan lực lượng là chúng tôi chiếm ưu thế, nếu đánh Hoàng Sa thì tôi xem như một cuộc dạo chơi, không có gì phải lo cả”, đại tá Nguyễn Thành Trung kể.
Sau khi các phi đội từ Biên Hòa bay tới Đà Nẵng, máy bay do thám RF-5A được điều ra Hoàng Sa để chụp ảnh. Đây là loại máy bay có thời gian hoạt động trên không rất lâu. RF-5A chụp ảnh chi tiết hết địa hình các đảo, mặt biển trong bán kính 100 km, ghi lại hình ảnh các chiến hạm Trung Quốc. Hình ảnh thu được cho thấy Trung Quốc tập trung tàu quanh Hoàng Sa khá nhiều. “Chúng tôi cho phóng to hình ảnh ra và được chỉ huy đơn vị tập trung hết 120 phi công lại nghe thuyết trình. Chúng tôi đếm từng chiếc tàu một, thậm chí số hiệu tàu chúng tôi cũng đọc được. Không có tàu lớn, tàu trung bình thôi, tàu nhỏ thì nhiều”.
|
“Nhấn hết xuống biển”
Các phi công đếm được khoảng 40 chiếc tàu, xác định được vị trí và hướng di chuyển của số tàu đó. Sau khi nắm được tình hình thì đại tá Sỹ chia tấm bản đồ thành 4 miếng và mỗi miếng được giao cho một phi đoàn, trách nhiệm của mỗi phi đoàn là làm sạch mảnh bản đồ được chia.
“Ví như ô của tôi có 15 chiếc, ô của anh có 20 chiếc thì nhiệm vụ của anh và của tôi là trong một ngày phải cho những chiếc tàu đó chìm hết xuống biển, không có chiếc nào nổi được nữa”, ông Trung giải thích. “Các phi đoàn phải làm sạch, nhấn hết xuống biển và tôi đảm bảo là 100% sau một ngày tất cả 40 chiếc tàu đó không còn chiếc nào sống sót. Máy bay mà đánh tàu thì quá dễ, tàu nó chạy chậm, tốc độ khoảng 20 hải lý/giờ thì không có cách nào trốn được. Nói thiệt là xe tăng còn chạy không được huống gì tàu, xe tăng mà chạy là tụi tôi đánh lật ngửa hết, cho nên tàu trên biển mà đánh là trong tầm tay”.
Theo trí nhớ của ông Trung, các phi công lúc bấy giờ cho rằng nhiệm vụ khá dễ, chỉ trong vòng 12 giờ là tàu Trung Quốc sẽ chìm hết. “Mà việc đó là chắc chắn đến 100%, không có trận nào mà chắc chắn như thế”, người phi công kỳ cựu lặp lại.
Lúc bấy giờ, quyết tâm của Không quân Việt Nam Cộng Hòa, từ lãnh đạo đến chỉ huy, phi công là rất cao. “Khí thế dữ lắm, các anh có sống ở thời điểm đó mới biết người Việt Nam chúng ta yêu nước như thế nào”.
Lúc bấy giờ, ông Trung là một sĩ quan cấp úy. “Mấy ông cấp tá, mấy ông lãnh đạo, chỉ huy phát biểu trong cuộc họp rằng: Đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi, không có sướng. Đánh với Trung Cộng mới là đánh cho nên tôi nói thật với các ông, đánh trận này, tụi tôi đi đánh trước. Cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như thế nào, đánh một trận cho họ từ bỏ ý định, bớt hung hăng, sau khi chúng tôi chết hết rồi mới đến cấp úy các ông đi đánh”, ông kể lại và nói thêm: “Nói thế để biết người Việt Nam yêu nước như thế nào, vì đánh với Trung Quốc mới là đánh giặc xâm lăng, cho nên mấy ổng bảo chừng nào tụi tôi chết hết mới đến các anh”.
Chiến đấu cơ F-5 của Không quân Việt Nam Cộng Hòa - Ảnh: Tư liệu |
|
Theo lời kể của đại tá Nguyễn Thành Trung, lúc bấy giờ tất cả phi công đều tình nguyện ký vào lá đơn “Thề được chết cho Hoàng Sa”. Tất cả phi công đều tuyên thệ sẵn sàng chết cho Hoàng Sa và ai cũng coi đó là cái chết rất vinh hạnh. “Trận đánh này chúng tôi chuẩn bị rất kỹ và phần thắng là chắc chắn 100%, vì tàu không thể chạy nổi. Mỗi tàu một quả bom là xong và khí thế ấy nó luôn hừng hực trong lòng mỗi người Việt Nam, hừng hực trong mỗi phi công”.
Kế hoạch không kích, theo lời ông Trung, là tuyệt mật, chỉ có những người tham gia mới biết. Chỉ huy cấp cao trong quân đội, nếu không có nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới việc triển khai chiến dịch, đều không biết được.
Một kế hoạch phản công được chuẩn bị công phu với “khả năng chiến thắng là 100%”, nhưng rốt cuộc đã không thể diễn ra do Mỹ cảnh báo Tổng thống Thiệu không được hành động. Lúc bấy giờ, Mỹ đã làm lành với Trung Quốc và chấp nhận làm ngơ để Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa.
Đối với những người như đại tá Nguyễn Thành Trung, 40 năm đã trôi qua nhưng những kỷ niệm ngày ấy vẫn còn mới nguyên, và trong lòng mỗi một cựu phi công F-5 thuở nào luôn canh cánh một nỗi niềm, rằng đã không được chiến đấu và được chết trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa thân yêu.
“Nếu ngày đó chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con cháu đỡ biết bao nhiêu. Bây giờ Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa rồi, cái di sản, cái gánh nặng để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam thật là quá nặng nề”, ông Trung nói.
Đỗ Hùng - Tấn Tú
Xin chuyển đến Qúy Vị, Quý NT và CH...
Nhân tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa..
Phần phỏng vấn đặc biệt của Cô Nam Anh,
đài phát thanh VNR HD Radio/VNDC Radio (Falls Church, VA),
với Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại,
Tư lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải...
Được truyền đi trên hệ thống SBTN Washington, D.C ..
Xin mời Quý Vị theo dỏi để tường...
BMH
Washington, D.C
Washington, D.C
On Friday, January 17, 2014 2:14 PM, Nam-Anh nvrHDradio wrote:
Xin click vào links dưới hay click vào hình của Phó Đề Đốc ...
Danh Sách Cố Thủ Hoàng Sa 1974 (bị Trung-Cộng bắt làm tù-binh ngày 20-1-1974)
Danh-sách những Quân-Nhân &
Dân-Sự Trấn-Thủ Hoàng-Sa ngày cuối cùng.
(bị Trung-Cộng bắt làm tù-binh ngày
20-1-1974)
Tổng-số Quân-Nhân & Dân-Sự
Trấn-Thủ cuối cùng ở Hoàng-Sa, bị Trung-Cộng bắt làm tù-binh ngày 20-1-1974 gồm
có 49 người, chia ra như sau:
- 14 quân-nhân
Hải-Quân,
- 25 quân-nhân
Địa-Phương-Quân
- 1 người Mỹ tên Gerald Emile Kosh,
- 5 người thuộc Quân-Đoàn I &
Công-Binh,
- 4 nhân-viên
Khí-tượng.
Ngày 27-1-1974, Trung-Cộng thả 6
người là Gerald Emile
Kosh và 5
thương-binh Việt-Nam gồm: 1 Hải-Quân, 2 Địa-Phương-Quân, 1 Công-Binh & 1 Nhân-viên Khí-tượng
Ngày 17 tháng 02 năm 1974,
Trung-Cộng thả 43 người còn lại.
Danh-sách dưới đây là tài liệu
riêng của ông Thuận Châu Phan Văn Khải, ghi nhận hồi tháng 2 năm
1974.
Sau 33 năm,
nhiều chỗ đã bị mờ. Do đó, có thể tính danh của những người trong cuộc không mấy
chính xác. Ông Thuận Châu mong quí vị thông cảm.
1/-Những SQ & BS Hải quân
(1):
1-HQ Trung úy Lê Văn Trung
2-Trung sĩ Trịnh Vàng
3-Trung sĩ Phan Văn Bạc
4-Trung sĩ Đặng Văn Lân
5-Trung sĩ Thạch Cung
6-Trung sĩ Nguyễn Văn Hội
7-Hạ sĩ Nguyễn Văn Thắng
8-Hạ sĩ Trương Q. Nghiêm
9-Hạ sĩ Trần Văn Chương
10-Hạ sĩ Phan Văn Huy
11-Hạ sĩ Nguyễn Hữu Hùng
12-Hạ sĩ Nguyễn Ngọc Thanh
13-Thủy thủ Lư Chấn Hưng
2/-Những SQ & BS Địa phương quân :
1-Trung úy Phạm Hy *
2-Trung sĩ Hồ Ngọc Thạch
3-Trung sĩ Phạm Trúc
4-Trung sĩ Nguyễn Đức
5-Hạ sĩ Huỳnh Tiên
6-Hạ sĩ Phùng Cư
7-Hạ sĩ Trần Hổ
8-Binh I Nguyễn Phùng
9-Binh I Nguyễn Trung Văn
10-Binh I Phan Văn Trình
11-Binh I Lê Hiền
12-Binh I Lê Kim
13-Binh I Đặng Nhứt
14-Binh I Lê Lang
15-Binh II Lê Bé
16-Binh II Nguyễn Hoàng Linh
17-Binh II Phạm Bảy
18-Binh II Lê Văn Ba
19-Binh II Đoàn Mười
20-Binh II Nguyễn Thành Nhi
21-Binh II Nguyễn Văn Đa
22-Binh II Huỳnh Văn Lang
23-Binh II Võ Văn Thắng
* Theo Th/Tá Hồng, qua
lời kể của người anh là Phạm Phan, trong trại tù Kỳ Sơn-Tiên Lãnh, Trung Úy Hy
đã tự sát khi miền Nam thất thủ.
3/-Những SQ & BS thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I - VICT :
1-Thiếu tá Phạm Văn Hồng
2-Trung úy Võ Hà (Vũ Hà theo TT Hồng)
3-Trung úy Lê Văn Du (Lê Văn Đá theo TT Hồng)
4-Hạ sĩ Đinh Hữu Lễ
& 4/-Nhóm nhân viên khí tượng :
1-Nguyễn Văn Nhượng
2-Đặng Hiền Võ
3-Nguyễn Văn Tân
TỔNG CỘNG : 43 người.
3/-Những SQ & BS thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I - VICT :
1-Thiếu tá Phạm Văn Hồng
2-Trung úy Võ Hà (Vũ Hà theo TT Hồng)
3-Trung úy Lê Văn Du (Lê Văn Đá theo TT Hồng)
4-Hạ sĩ Đinh Hữu Lễ
& 4/-Nhóm nhân viên khí tượng :
1-Nguyễn Văn Nhượng
2-Đặng Hiền Võ
3-Nguyễn Văn Tân
TỔNG CỘNG : 43 người.
---------------------------------------------------
Tên SQ & Đoàn-Viên Hải quân được tu-chỉnh đến nay
như sau:
1-HQ Trung úy
Lê Văn Dũng
2-Trung sĩ CK Trịnh Chí
3-Trung sĩ PT Phan Văn Bắc
4-Trung sĩ GL Đặng Văn Lâm
5-Trung sĩ TP Thạch Cung
6-Trung sĩ TP Nguyễn Văn Hội
7-Hạ sĩ BT Nguyễn Văn Thắng
8-Hạ sĩ QK Trương Q. Nghiêm
9-Hạ sĩ TP Trần Văn Chương
10-Hạ sĩ CK Phan Văn Huy
11-Hạ sĩ PT Nguyễn Hữu Hùng
12-Hạ sĩ VC Nguyễn Ngọc Thanh
13-Thủy thủ KT Lư Chấn Hưng
2-Trung sĩ CK Trịnh Chí
3-Trung sĩ PT Phan Văn Bắc
4-Trung sĩ GL Đặng Văn Lâm
5-Trung sĩ TP Thạch Cung
6-Trung sĩ TP Nguyễn Văn Hội
7-Hạ sĩ BT Nguyễn Văn Thắng
8-Hạ sĩ QK Trương Q. Nghiêm
9-Hạ sĩ TP Trần Văn Chương
10-Hạ sĩ CK Phan Văn Huy
11-Hạ sĩ PT Nguyễn Hữu Hùng
12-Hạ sĩ VC Nguyễn Ngọc Thanh
13-Thủy thủ KT Lư Chấn Hưng
Nhóm tù binh tâp trung tại trại
Trại An Dưỡng Gia Ðịnh.
(Hình tư liệu của Cục Tâm Lý Chiến VNCH).
*
--------------------
Chúng tôi
chân-thành cảm ơn ông Thuận-Châu Phan-Văn-Khải. Mong mỏi quý-vị nào biết hơn xin
tu-chỉnh cho danh-sách này được thêm chính-xác. Chúng tôi xin cảm ơn
trước.
nguồn : http://haichienhoangsa.freetzi.com/danhsachtubinh.htm
___________________________
nguồn : http://haichienhoangsa.freetzi.com/danhsachtubinh.htm
___________________________
Hồi Ký của người về Từ Hoa Lục Đỏ:
Tôi đã đến đó
Bí Thư Thắng
Một bất hạnh chợt đến với
gia đình tôi trong những ngày đầu năm của mùa Xuân Giáp Dần. Tôi cũng như một số
chiến hữu khác được ghi nhận là mất tích trong trận hải chiến với Hải Quân Trung
Cộng tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Sau hai mươi bảy ngày,
được gọi là tù binh nơi ngục tù cộng sản trên Hoa lục đỏ, tôi được trở về với
quê hương, được tiếp tục phục vụ cạnh đồng đội trên Khu trục Hạm Trần Khánh Dư
HQ4.
Giờ đây, những gian truân
đã qua rồi. Là một kẻ bị bắt làm tù binh, tôi mặc cảm vì sự yếu đuối của bản
thân, đã không làm tròn phận sự mà Tổ quốc giao phó. Quần đảo Hoàng Sa đã lọt
vào tay Trung Cộng, chúng tôi toàn thể mười bốn thủy thủ thuộc Khu trục Hạm Trần
Khánh Dư HQ4, trú đóng đảo Cam Tuyền (Robert) trong những giờ phút cuối cùng với
hỏa lực khủng khiếp từ hạm đội địch cũng như lực lượng hùng hậu của địch đổ bộ,
chúng tôi không còn cách nào để giữ tròn nhiệm vụ của chiến sĩ trấn thủ hải
biên, để cuối cùng bị bắt sống. Nhưng Tổ quốc mến yêu đã không bao giờ quên
chúng tôi.
Trong thời gian bị bắt và
bị giam cầm tại trại Thu Dung tù binh thuộc tỉnh Quảng Châu, nhưng phản ứng mãnh
liệt của mười chín triệu nhân dân miền Nam Việt Nam đã làm cho bọn Trung Cộng
phải nới tay với chúng tôi trong cái lý luận "cải tạo tư tưởng bằng hình thức
lao động". Và sau hai mươi bảy ngày, không thể giữ mãi cái trắng trợn của kẻ
cướp đất, cướp người, bọn Trung Cộng xâm lược đã phải nhượng bộ cái hào khí bùng
cháy của một dân tộc có bốn ngàn năm lịch sử kiêu hùng, bằng cách trao trả toàn
thể bốn mươi tám tù binh Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 17 tháng 02 năm 1974.
Bước xuống phi trường,
tôi nôn nao trong một nỗi niềm khó tả trước sự tiếp đón nồng hậu của đại diện
các cơ quan chính quyền, quân đội cũng như hàng ngàn học sinh, đồng bào đã chẳng
quản ngại nắng nôi, mệt nhọc, đến chào mừng chúng tôi được trở về với Tổ quốc,
với mái ấm gia đình. Tôi tự xét bản thân mình, chẳng làm được việc gì cho đất
nước mà vẫn được tổ quốc và nhân dân đãi ngộ, ít nhất cũng một lần vinh quang
trong đời. Tổ quốc ơi, mười chín triệu đồng bào miền Nam ơi, tôi xin cúi đầu
nhận lãnh những ân huệ đại lượng này và chẳng biết nói gì hơn là xin cho tôi
được một lần viết lên sự thật bằng chính những điều mắt thấy tai nghe, của cái
mà Cộng Sản Bắc Việt cùng Mặt Trận giải phóng Miền Nam tôn thờ như quan thầy của
mình.
Vâng, tôi xin nhân danh
là một bằng chứng cụ thể với sự phán đoán khách quan trung thực nhất thế nào là
thiên đường Cộng Sản ở Hoa Lục. Với danh dự mà nói rằng hồi ký này không ẩn chứa
một phần chính trị nào, mà chỉ là những sự thật, tôi không sợ lầm lạc là chỉ
phán đoán một chiều hay theo một khía cạnh tuyên truyền giữa hai ý thức hệ. Tôi
đã đến đó, đến với đầy đủ ngũ quan và một khối óc. Một cán bộ Trung Ương Đảng
Bắc Kinh, mà tôi mến phục qua cái dáng dấp, nhân cách trí thức, điềm đạm và tế
nhị, đã nói với tôi:
"Ngày nào ông có trở về
nước, nếu có trình bày điều gì, tôi khuyên ông đừng nên trình bày trung thực
quá, nếu không, tôi e ông sẽ ân hận thì đã muộn ..."
Vâng, cảm ơn "đồng chí".
Cũng cảm ơn cho những ngày làm tù binh của tôi. Nếu có mệnh hệ nào thì cũng đủ
cho tôi an lòng nhắm mắt, như ông Saint Thomas đã được nhìn thấy năm dấu thánh
của Chúa. Tôi không ân hận dầu cho dù cách mạng vô sản có nhuộm đỏ cả quê hương
tôi, tôi vẫn là kẻ ly khai khỏi tập đoàn đảng trị độc đoán sai lầm. Bây giờ tôi
viết là phó thác cả tâm hồn lẫn thể xác theo giòng chữ vì không nói lên được
những ẩm ức từ trong đáy thẳm tâm hồn thì rồi những tháng ngày câm lặng này cũng
sẽ giết lần đời tôi trong ray rứt ưu phiền ...
... Những ngày cuối cùng
của năm "con trâu" mệt mỏi đang chậm chạp trôi qua, thì một biến cố bất chợt
mang đến cho trang sử Hải Quân Việt Nam cận đại một nét chấm phá dị thường, với
một khó khăn khôn lường trước một đối thủ siêu cường, bọn Tàu đỏ xâm lược. Để
tiếp nối chí khí hào hùng của một dân tộc với một quá trình chiến đấu bền bỉ,
kiên cường. Vị nguyên thủ quốc gia chỉ thị cho Hải Quân Việt Nam gửi hạm đội với
bốn chiến hạm mang theo ý nguyện của mười chín triệu con tim rực máu căm hờn,
cương quyết tuyên chiến với bọn Tàu đỏ xâm lược để bảo vệ chủ quyền quốc gia
trên những mảnh đất xa lắc ngút ngàn thiêng liêng của dân tộc ...
Các chiến hạm uy dũng
vượt hải trình tiến về Hoàng Sa trong hào khí bừng bừng.
Khi đến gần Hoàng Sa,
thấy có hai chiến hạm Hải quân Trung Cộng đang thả trôi án ngữ phía đông nam đảo
Cam Tuyền (Robert). Hạm trưởng chiến hạm chúng tôi (HQ4), chỉ thị cho mười bốn
nhân viên thuộc thủy thủ đoàn tình nguyện đổ bộ lên đảo treo quốc kỳ cùng ngăn
chặn lực lượng hải quân Trung Cộng trá hình ngư phủ xâm nhập đảo.
Khoảng mười giờ ngày
18-1-1974, toán đổ bộ gồm Tr/uý Dũng, ĐT Quý, TP Hội, TP Cung, TP Chương, PT
Bắc, QK Nghiêm, BT Thắng, KT Hưng, CK Chí, CK Huy, PT Hùng, VC Thanh, và GL Lâm
thi hành lệnh đáp xuống đổ bộ đảo. Vừa đặt chân lên đảo, chúng tôi lục soát
chung quanh hạ cờ Trung-Cộng và dựng quốc kỳ, rồi tìm các địa thể thích hợp để
phòng thủ, thu mình trong những lùm cây chờ đợi diễn biến bất chợt xảy đến ...
Qua các tín hiệu trao đổi
trên làn sóng vô tuyến, cho thấy có nhiều gay go, nội dung đại khái bên nào cũng
nhận chủ quyền đảo và đuổi đối phương ra khỏi hải phận mình ... rồi một sự yên
lặng nặng nề căng thẳng, hình như hai bên đang rơi vào thế thủ chờ đợi.
Một đêm yên tĩnh đi qua,
sáng sớm ngày 19 tháng 01 năm 74, chúng tôi thức tỉnh bởi hằng loạt biến cố dồn
dập. Tình hình trở nên nghiêm trọng, đưa đến cuộc hải chiến thực sự vào lúc mười
giờ hai mươi lăm phút sáng hôm đó. Tất cả chúng tôi xách súng chạy ra bãi biển
trong lúc đạn hải pháo vang rền. Trước mặt chúng tôi, nhiều chiến hạm đang rực
lên những lóe lửa hực sáng từ những họng trọng pháo đang nhả đạn làm khuấy động
cả vùng biển êm lặng. Bởi quá xa, khói súng mù mịt, không phân biệt được chiến
hạm nào của ta, chiến hạm nào của địch ... Cuộc hải chiến kéo dài chừng ba mươi
phút, có tàu chìm, có chiếc cháy, chiếc nghiêng, của cả đôi bên dần dần khuất xa
tầm mắt chúng tôi.
Nhìn về vùng biển xa mù
mà lòng nghe nặng trĩu, tôi không hiểu số phận của các chiến hạm và thủy thủ
đoàn ra sao. Riêng bản thân thì không một hối tiếc ân hận nào. Dù có ta thán
cũng bằng thừa trước những bất ngờ đương nhiên của chiến tranh. Để tự an ủi
chúng tôi ngồi bàn bạc về trận hải chiến và hy vọng HQ11 sẽ đến tiếp viện.
Đêm đó, tôi suy nghĩ thật
nhiều, nhìn những khuôn mặt đăm chiêu, buồn bã của đồng đội, tôi nghe những nao
nao bứt rứt ... Dù thế nào chăng nữa, con người cũng có những yếu đuối của bản
thân, tôi liên tưởng đến sự hy sinh nhưng những bâng khuâng lo ngại vẫn nhen
nhúm bùng lên trong giờ phút lặng lẽ ghê rợn của sự chờ đợi giữa bóng tối dày
đặc của vùng biển đen ... Tôi mệt mỏi với niềm suy tư chín mùi để rồi thiếp dần
trong giấc ngủ ưu phiền ...
Sáng sớm ngày 20 tháng 01
năm 1974, xuất hiện mười bốn chiến hạm Hải quân Trung Cộng, trực chỉ đảo Cam
Tuyền, Hoàng Sa (do lực lượng địa phương quân và nhân viên dân chính đài khí
tượng trú đóng). Việc gì đến ắt phải đến, sau nhiều loạt hải pháo,lực lượng hùng
hậu của Trung Cộng đổ bộ tràn ngập bốn bề đảo. Cuối cùng, nhóm tử thủ chúng tôi
đành cúi đầu chấp nhận những bất hạnh đã an bài.
Thế là hết, tôi không ngờ
lần đầu và cũng là lần cuối cùng đặt chân trên mảnh đất nhỏ bé tít mù của dân
tộc. Tôi tuyệt vọng ngước nhìn về vùng biển xa mù và xót xa trước những đôi mắt
u buồn đang lặng lẽ cúi xuống của đồng đội. Vâng, hãy cúi xuống, hãy cúi xuống
thật gần để nhìn lần cuối cùng cái thân phận của một quốc gia nhược tiểu, sẽ còn
điêu linh biết đến bao giờ?
Những khuôn mặt dữ dằn,
với súng trên tay, chĩa về chúng tôi. Thời gian vô vọng này kéo dài đến đúng cái
nắng gay gắt của buổi quá ngọ, thì bọn chúng đổi thái độ, họ vui vẻ mời chúng
tôi hút thuốc, uống nước ... Tôi nghe họ qua sự thông dịch mơ hồ của CK Chi và
PT Hưng (là hai người Việt gốc Hoa), họ thuyết trình về "Chính sách khoan hồng
tù binh", tất cả chúng tôi thinh lặng, dường như trong thâm tâm ai cũng tự vẽ ra
một bối cảnh tối đen hơn là nghe một điều gì ... Sau đó, họ dẫn chúng tôi ra bãi
biển và trói lại.
Sáng hôm sau, đưa lên tàu
chở về đảo Hải Nam. Khoảng mười hai giờ trưa tàu cặp bến, được chuyển sang một
chiến hạm lớn hơn, nơi đây chúng tôi bắt gặp thêm ba mươi bốn người nữa bị bắt
lên đảo Hoàng Sa. Chúng tôi nhìn nhau thông cảm, và sau hai đêm một ngày, tàu
cập cảng Quảng Châu. Chúng tôi được tiếp nhận bằng hàng ngàn con mắt của dân
quân thị hiếu đứng đầy hải cảng. Tôi đoán thầm, không lẽ họ tử hình chúng tôi
tại đây để trả thù cho đồng chí của họ đã bỏ mình trong trận hải chiến vừa qua.
Nhưng vừa lúc đó, có ba chiếc Molotova chạy tới và theo sự hướng dẫn của tên cán
bộ thông dịch, chúng tôi được đưa qua thành phố Quảng Châu để đến trại Thu Dung
tù binh. Lên xe, tôi chiếm vị trí thích hợp nhất để quan sát hai bên đường. Khí
tiết ở đây thật là lạnh, tôi đã mặc chiếc áo ấm bên trong, khoác thêm chiếc
ba-đờ-xuy bên ngoài mà vẫn còn thấy lạnh khủng khiếp. Tôi chợt nhớ hôm nay là
ngày mùng Một Tết, thì ra, ngẫu nhiên, mình hưởng những ngày Tết tha hương bất
đắc dĩ với thân phận làm tù binh. Tôi ngạc nhiên khi thấy phố xá hai bên đường
không có màu sắc nào của Xuân và Tết, tôi khẽ hỏi tên cán bộ thông dịch:
"Thưa ông, hôm nay là
Tết, sao vắng vẻ và sơ sài thế này hả ông?".
Tên cán bộ trả lời: "Tại
Trung Cộng vĩ đại của chúng tôi, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Mao Chủ Tịch,
Tết bây giờ đã đổi khác rồi chứ không còn lạc hậu như thời tiền cách mạng nữa."
Tôi nghe đến tiếng "lạc
hậu" thì kín đáo nhìn sang hai bên. ừ, lạc hậu, nếu cái lý luận hoa mỹ của "đêm
ba mươi vác cuốc ra đồng, sáng mùng một trồng cây mừng tuổi đảng", thì những y
phục lòe loẹt, sặc sỡ, những cuộc du xuân ngày nào chỉ còn là trong mơ. Tôi ngậm
ngùi thương cảm cho những con người bị rơi vào cái thế chỉ biết đầu tắt mặt tối,
tăng gia sức lao động để phục vụ cho một lý tưởng mơ hồ. Tôi hỏi người thông
dịch: "Tết mà người ta vẫn đi làm sao ông?" Anh cán bộ đang ưu tư, có vẻ lười
trả lời, nhưng cũng cố gắng: "Đó là những anh hùng lao động, biết phấn đấu gian
khổ cho đại thế giới cách mạng vô sản, các anh chỉ biết hưởng thụ nên không thấy
cái cao cả trong chính sách của đảng, của nhà nước chúng tôi, từ thực tiễn đến
nhận định là thế, tức là những anh hùng công nông của Trung Quốc, trước kia cũng
ích kỷ nhỏ hẹp như các anh, nghĩa là đặt quyền lợi cá nhân trên cái sống tập
đoàn thương yêu. Nhưng nhờ lao động, họ đã ý thức được công trình vĩ đại cao cả
của Đảng và nhà nước Trung Hoa".
Tôi lạnh mình ý nhị liếc
sang người bạn thầm nói: "Gớm! Tên này ý hẳn cũng vài mươi tuổi đảng chứ chẳng
vừa với những mỹ từ giả dối mà có khả năng lấp khóe mắt dò xét của con người,
đâu phải là thứ thường". Tôi buồn cười bởi cái phô trương của anh cán bộ. Anh ta
nói mà trong ánh mắt dường như ẩn hiện một nỗi lòng khó tả được tiềm ẩn như
trong cái thế nén của chiếc lò so bất lực.Có lẽ anh ta mơ tưởng đến những thú
vui của thời thơ ấu. Đầu năm vẫn là những ngày thiêng liêng nhất của người thuần
tuý Á Đông. Con người vẫn là con người, chứ không phải là hệ thống máy móc để có
thể dễ dàng giết chết cái tập tục truyền thống của dân tộc có từ muôn đời xa xưa
được.
Đoàn xe vẫn tiếp tục lăn
bánh, hai bên đường không một mảnh đất hoang, dù là khô cằn sỏi đá, đều được cày
xới trồng trọt. Tôi rùng mình nghĩ đến phần đất màu mỡ của quê hương miền Nam
Việt Nam, là vựa thóc của Đông Dương, nên hẳn nhiên là miếng mồi quá thơm ngon
đối với Trung Hoa lục địa vĩ đại đầy nhân khẩu mà nạn nhân mãn là mối đe dọa
trầm trọng.
Mãi miên man suy nghĩ, xe
chạy vào trung tâm thành phố mà tôi không hay. Khu nội thành cũng vậy, có nghĩa
là những hình thức phấn đấu gian khổ đã đồng lõa với sự áp bức, để cho người dân
lầm than khổ đau của Trung Hoa ngày nay, phải câm lặng khứng chịu tất cả những
tàn phá do chính sách đảng trị nhiễu nhương tác quái... Tôi nhìn đoàn người trên
phố, họ đi từng toán trên đường, với y phục giản đị, đồng nhất được khoác lên
những tấm thân còm cõi vốn có của người Quảng Đông. Họ trầm lặng quá, đúng như
người ta bảo "người Cộng sản thầm lặng như chiếc bóng", thỉnh thoảng có vài
thiếu niên đốt lên vài cây pháo, và đó chính là dấu hiệu duy nhất đón Tết qua
đôi mắt trung thực của tôi.
Tôi viết những sự thật
này, cũng như có lần tôi đã viết bài "Mùa Xuân của Quảng Châu", khi còn bị giam
ở bên Trung Quốc, nội dung cũng như thế này. Và được các "đồng chí" bên đó nói
rằng: "Anh có nhận xét thiếu tinh tế và tư tưởng xuyên tạc, nên cảm nghĩ của anh
về mùa Xuân Quảng Châu còn đầy tính chất châm biếm, thiếu sự giáo huấn chính trị
... "Vâng, tôi không thích chính trị, tôi chỉ thích những nguồn sống thực, những
ngôn từ tôi nói phải phát xuất từ đáy lòng, chứ không phải từ những chiêu bài
chính trị.
Đoàn xe vẫn từ từ lăn
bánh, dường như họ muốn chúng tôi quan sát cái trung tâm của một thành phố được
gọi là lớn vào hàng thứ năm của Trung Cộng. Tôi mỉm cười nhìn những khu chung cư
cao ngất "nếu không ở trên đám mây xanh ấy, thì họ sẽ phải ở đâu!" Với tôi, đừng
phô diễn cái trò tuyên truyền trẻ con này, vì phải chăng đây chính là "nguồn gốc
phát sinh ra chính sách xâm lược để tự tồn".
Những con đường phố ở đây
hẹp và dây điện rối mù như mạng nhện, phương tiện giao thông chính yếu là xe
buýt điện và xe đạp, tuyệt đối không có một chiếc xe gắn máy nào. Người bạn bên
cạnh hỏi anh cán bộ thông dịch:
"Ông ơi, ở bên này không
có xe Honda, Yamaha, hay sao?"
Anh cán bộ ngẩn người:
"Honda là gì?" Tôi giải thích: "Đó là một loại xe chạy bằng động cơ, giống như
chiếc xe bình bịch ấy." Anh cán bộ nhún vai: "ừ, thế thì bên này chúng tôi không
thèm cái loại xe vô dụng đó, vì nó có tính cách tư bản lãng phí quá, cũng như nó
không sản xuất mà lại còn làm hao hụt nhiên liệu của nhà nước nữa..." và cũng để
tỏ ra mình cũng thông thạo về vấn đề quốc tế, "đồng chí" theo thao bất tuyệt về
tình hình căng thẳng ở Trung Đông và sự tranh chấp giành quyền lợi giữa Nga và
Mỹ... Tôi không cần nghe anh ta nói gì cả, bởi những lời bào chữa để thỏa mãn tự
ái cá nhân đều vô dụng. Tôi cũng không nêu lên cái tính chất quê mùa của cuộc
đối thoại, mà chỉ cần biết rằng anh ta đã bày tỏ trung thực cái hệ thống kiểm
thảo nghiêm ngặt của đảng và nhà nước, để đến nỗi một cán bộ như anh ta mà còn
không biết được cái xe thông dụng ấy, thì huống hồ chi người dân chân lấm tay
bùn, sinh ra trong lao động và chết trong lao động sẽ còn nhận thức được gì ánh
sáng văn minh của nhân loại, đối với họ chỉ được dạy dỗ rằng: "Chỉ có
Mao-Trạch-Đông là hoàn mỹ ..."
Đoàn xe ra khỏi thành
phố, tôi thấy một quân trường ló dạng qua khung cửa kính và đoàn xe từ từ rẽ
vào, hai cánh cổng mở rộng, những tân binh đứng đầy hai bên chiếu cố nhìn chúng
tôi tận tình.
"Không, bởi chúng tôi
xuống đảo nên ăn bận lôi thôi thế này, chứ không phải quân đội chúng tôi có cái
ăn bận như cái bàn tán xì xào của các người đâu, còn các anh em Địa-phương-quân,
sở dĩ tóc họ quá dài là vì ba tháng liền ở đảo không có thợ hớt tóc, chứ quân
đội chúng tôi không đồng hóa với Hippy đâu." Tôi bực bội nghĩ thế khi thấy ánh
mắt diễu cợt của đám tân binh. Chúng tôi xuống xe và tập họp trước cái sân rộng
lớn, nơi đây có hơn hai mươi cán bộ đứng đợi sẵn, họ mặc quân phục gồm có hải
quân và bộ binh, tôi đoán có lẽ đây là nhóm khai thác tù binh. Chúng tôi được
chia làm bốn tổ, tổ một và tổ ba là Địa-phương-quân, tổ bốn là sĩ quan, và tổ
hai là hải quân. Sau đó, họ hướng dẫn chúng tôi đến một dãy nhà dành sẵn, chỉ
định những khu vực của tổ và phát những vật dụng cần thiết.
Sau mấy thủ tục tạp nhạp,
chúng tôi được dẫn đến một phòng họp, và tại nơi đây một đề tài được giáo huấn
cấp thời: "Chủ quyền lãnh thổ của Trung Cọng trên hai quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa", nội dung nói về những di tích lịch sử của người Trung Quốc để lại
đảo, và họ nói nhiều về những vua chúa đã đem quân chiếm đảo ... cuối cùng, họ
xác nhận chủ quyền bằng lập luận: "Trung Quốc muốn thì làm chứ không cần ảnh
hưởng gì của quốc tế, quốc tế chỉ là con số không nếu đi ngược lại quyền lợi của
đảng và nhà nước Trung Hoa".
Trước khi rời phòng, họ
chận đầu chúng tôi: "Các anh nghe theo lời đường ngọt của ngụy quyền Sài Gòn nên
cứ tưởng Hoàng Sa là quê hương mình, điều đó thật là lầm lẫn, lầm lẫn về sự thực
đã đành mà còn hy sinh một cách vô lý nữa!"
Về đến tổ mình, chúng tôi
phải tụ tập lại để "tọa đàm" dưới sự hướng dẫn của ba cán bộ trách nhiệm tổ,
trong khi tọa đàm các tổ viên có quyền phát biểu, tuy nhiên cán bộ luôn nhắc nhở
"phải phát biểu những gì khách quan, đứng đắn, chứ không phủ nhận sự thực bằng
thái độ ngoan cố, vì đây là lúc chỉnh đốn lại sai lầm chứ không phải là cuộc
tranh luận chưa có mục đích rõ rệt ..." Trong cuộc "tọa đàm" đầu tiên này, chúng
tôi không ai phát biểu gì hết, một cán bộ có vẻ tâm lý, kéo hai người bạn đứng
dậy và nói: "Vì hôm nay các anh tinh thần còn căng thẳng và mệt mỏi, nên chúng
ta tạm ngừng ở đây." Trong nhóm không ai có ý kiến gì cả, chúng tôi muốn yên
thân hơn là phải nói một điều gì.
Khoảng mười hai giờ trưa,
chúng tôi tập hợp đi ăn cơm, bữa cơm tạm thời khá đầy đủ cho buổi sơ giao của
chính sách tuyên truyền - "Hôm nay, ngày đầu năm của người Á Đông chúng ta, Đảng
và nhà nước chúng tôi lấy bữa cơm này là kết tinh của lao động để đón mời cũng
như khuyến khích các đồng chí, cứ tự nhiên hưởng xuân và sẽ dành được thắng lợi
cho đại thế giới cách mạng vô sản."
Tôi mỉm cười, quả nhiên
do kết tinh của lao động, nhưng đảng và nhà nước đâu có lao động! Chỉ những công
nông là những anh hùng biết lao động! Lòng bảo lòng, thôi cứ hưởng thụ đi, nếu
đã tốt đẹp thì bố mẹ, họ hàng ta đâu di cư vào Nam!
Họ đứng chung quanh bàn
ăn chúng tôi, ân cần chuyện trò, hỏi han: "Sao, cơm Trung Quốc ngon không?" ...
Tôi cười thầm trong bụng "Nếu cứ thế này cho vài năm thì hay biết mấy! Chỉ sợ
bữa một bữa hai rồi đổi món". Một cán bộ có vẻ rất trí thức và cao ngạo, một tay
chống nạnh, một tay vân vê điếu thuốc, cười nửa miệng, hóm hỉnh nhìn chúng tôi -
"Cao ngạo trong sự đương nhiên của kẻ chiến thắng, thì cái thất thế phải đến cho
đối thủ, làm quân tử sao cho là nhục!" Tôi thầm nghĩ như vậy.
Sau một bữa ăn cho bỏ
ghét, có giỏi thì cứ nuôi như thế này mãi đi, còn không đủ khả năng thì cứ thực
tình cung khai tám trăm triệu nhân khẩu ra thì có ai bảo sao đâu!
Trước khi về tổ, một cán
bộ tập họp chúng tôi lại và nói: "Sau khi quan sát và nhìn chung vào vấn đề ăn
uống của anh em hôm nay, tôi thấy anh em có nhiều lỗi làm cần phải tự sửa chữa,
đó là sự phung phí của anh em. Anh em không biết cái tiêu chuẩn chống lãng phí
của đảng và nhà nước, hãy nhìn xem trên mặt bàn của tám người ăn đầy những hạt
cơm vung vãi thế kia, nếu tám trăm triệu người Trung Quốc mà ăn uống như các anh
thì hơn tám trăm triệu hạt cơm rơi ấy sẽ nuôi được bao nhiêu người đó!" Tôi ớn
xương sống, quả thật, những thằng đói nó có lý luận hay, cả đời chúng chỉ nhìn
vào nồi cơm, rá gạo huyền nào mà chẳng tinh thế!
Chúng tôi về tổ nghỉ
ngơi, hai giờ chiều, một sĩ quan quản gia đến đánh thức chúng tôi và cho biết sẽ
phải "tọa đàm" tiếp đề tài hồi sáng. Chúng tôi thinh lặng rất lâu, một cán bộ
lên tiếng "Anh em cứ tự nhiên phát biểu ý kiến, vì đây là cuộc tranh luận, không
sao cả." Một anh bạn của chúng tôi rụt rè hỏi: "Thưa đồng chí, theo đài BBC Luân
Đôn, Vua Gia Long đã đem quân trú đóng ở Hoàng Sa vào năm 1802 ..." Vừa nói tới
đây, thì anh cán bộ đưa tay ngăn lại "Các anh em thật là lạ, tại sao đài mình
không nghe, lại đi nghe cái đài xuyên tạc đó, bên chúng tôi không bao giờ nghe
đài nào khác ngoài đài Bắc Kinh, nên không bao giờ lầm lẫn như thế. Còn cái vấn
đề đồng chí Gia Long nào đó cho có quân lính Việt Nam ra trú đóng đảo vào năm
1802 thì thật không thể tin được, vì sử sách Trung Quốc không hề ghi chép điều
đó. Bởi vậy, đây là lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng, anh em đừng nhắc nhở
đến Vua Gia Long nữa."
Anh ta nhìn sang phía
khác: "Anh em bên này có ý kiến nào không?", rồi quay ra mỉm cười đắc ý với hai
cán bộ ngồi đằng sau, dường như anh ta thỏa mãn với câu trả lời vừa rồi lắm. Tôi
thấy hai tên kia cũng nghiêm mặt gật gù, áng chừng như đã bằng lòng. Chúng tôi
lặng thinh và hầu như trong mấy ngày đầu chúng tôi không hề muốn nói gì cả. Mấy
anh cán bộ có vẻ sốt ruột bởi sự lặng thinh của chúng tôi nên hơi cau có:
"Sao các anh em không nói
gì cả? Đây là tọa đàm chứ không phải là mơ mộng viển vông, nếu cứ như tình trạng
này thì các anh em làm sao thông suốt được đường lối lãnh đạo sáng suốt của Mao
Chủ Tịch và nhận thức thế nào là đúng đắn, thế nào là sai lầm."
Chúng tôi cảm thấy tình
trạng trở nên nhột nhạt nên lặng lẽ nhìn nhau ... cùng cười, đến một lúc nào đó,
con người phải trở về với bản tính cố hữu của mình, cho dù có phải trên búa dưới
đe. Tôi ít khi chịu khuất phục trong vấn đề tranh luận ...
Tôi hắng giọng hỏi: "Thưa
các ông, sau bản hiệp định San Francisco năm 1951, 49 quốc gia đều xác nhận chủ
quyền Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, mà Trung Quốc cũng không phủ nhận bản hiệp
định trên. Đến nay phải chăng Trung Quốc phát hiện được ở dưới lòng đảo có một
tài nguyên thiên nhiên nào nên ngày nay Trung Quốc ..." Còn đang nói dở, thì tên
cán bộ quắc mắt nhìn tôi. "Ai bảo với anh như thế, nếu còn giữ mãi cái nhận thức
này thì ..." Một tên có vẻ khôn ngoan trầm tĩnh hơn khẽ kéo tên kia ngồi xuống
và nói: "Các anh bị nhiễm tư tưởng Đế-Quốc Mỹ, cũng như ngụy quyền Sài Gòn quá
nhiều, nên những ý tưởng sai lầm rất nhiều, nhưng chúng tôi tạm thời coi đó như
là lỡ lầm đầu tiên và bây giờ các anh phải chú ý đừng phát ngôn những gì xâm
phạm đến quyền lợi của đảng và nhà nước chúng tôi.
Tôi nghe trong mình những
mạch máu tưởng chừng như dừng lại, vì đây cũng là lần trắc nghiệm cái phản ứng
của chúng. Tôi biết chúng phải chinh phục chúng tôi bằng vuốt ve hơn là bạo tàn,
có lẽ lệnh ở trên chỉ thị như thế ...
Rồi hai tuần trôi qua
trong chán chường của những đề tài và tọa đàm liên tục không lúc nào ngơi. Tôi
không hiểu tại sao chúng tôi lại phải siêng học gấp gáp quá sức, sáng học tập
tới 10 giờ, rồi tọa đàm đến 12 giờ, ăn cơm trưa xong ngủ được một chút lại tiếp
tục tọa đàm đến giờ ăn cơm chiều, xong giờ cơm chiều bắt đầu coi sách báo và tư
tưởng Mao Trạch Đông ... Tối đến đi coi xi-nê xong tọa đàm đến 11 giờ mới được
đi ngủ ... Ngày nào cũng thế, ở đây đời sống chung không có ngày chủ nhật, một
ngày lao động như mọi ngày là lao động để sáng tạo thế giới ... Về vấn đề xi-nê,
chúng tôi sợ còn hơn là cơm nếp nát, cứ những phim với nội dung đấu tranh giai
cấp, tăng gia sản xuất, các thời sự về mối bang giao của tranh giai cấp, tăng
gia sản xuất, các thời tự về mối bang giao của Trung Quốc hoặc những phim chiến
tranh chống Nhật, những trận đánh du kích của thuở tiền cách mạng với ngụy quyền
Tưởng-Giới-Thạch ...
Có một lần, tôi bạo dạn
hỏi: "Thưa đồng chí, coi những phim như thế này mãi đồng chí có chán không?" Một
cán bộ cười trừ: "Không, tuy hình thức và nội dung chúng giống nhau, nhưng nó
nâng cao tư tưởng bằng cách mình luôn luôn nhớ mãi cái tàn ác của những gì đi
sai lạc đường lối của cách mạng xã hội chủ nghĩa, như các anh thấy trong phim
Bạch-Mao-Nữ hôm qua đó, với phim Nữ-Hồng-Quân hôm nay, anh thấy không, những
chuyện kể lên những tàn bạo, dã man của tập đoàn phản động đế quốc Mỹ và các bọn
tay sai có bao giờ hết đâu ... bởi thế, càng coi càng thấy thích thú, càng thấy
cái nhân đạo của vầng hồng cách mạng... "
Tôi mỉm cười: "nhưng thưa
đồng chí, đã gọi là nghệ thuật thì phải trả cho nó về đúng với các thuần tuý của
nó chứ." Tên cán bộ hỏi: "Anh tin có nghệ thuật, vì nghệ thuật?" Tôi gật đầu:
"Đương nhiên là thế! Tên cán bộ cười khảy: "Không, anh lầm lẫn rồi, không bao
giờ thế, không bao giờ có cái nghệ thuật siêu giai cấp, mà nghệ thuật chính là
công cụ chính yếu để phục vụ cho đồng chí phần nào cái sự thực của sự lạm dụng
nghệ thuật, chứ nghệ thuật vẫn là thuần túy nghệ thuật, nó vẫn là thế giới tách
biệt riêng rẽ bởi nó khách quan và trung thực ..."
Tên cán bộ cười khan
trong cổ không trả lời, tôi buồn cười cái nghệ thuật qua cái trận đánh mìn và
đánh sạn đạo với tụi Nhật cũng như quân đội của Trung Hoa Quốc Gia, cứ chỗ nào
có mìn thì bảy tám tên Nhật hoặc lính Trung Hoa Quốc Gia liền bước vô và chỉ cần
vài trái mìn là cả một đại đội Nhật hoặc Trung Hoa Quốc Gia chết như rạ...
Nói chung là những phim
tuyên truyền quá lố đã đành mà còn đồng hóa người ngồi coi thành một sự ngu độn
không tưởng ... tôi không hiểu những cán bộ họ có thực sự thỏa mãn với những
phim như thế hay không hoặc muôn đời sự giả tạo này khoác lên đầu môi mép mỏ để
mê muội cái dân trí 800 triệu người mà chỉ có 19 vạn sinh
viên.
Tôi hiểu cái thâm ý của
họ qua cuốn phim "Thi đua phong trào học tập Công Xã Đại Trại", Công xã đại trại
là một công xã phải nói là bất hạnh được thiết lập trên vị trí thiên nhiên đầy
đồi núi sỏi đá khô cằn. Nhưng có một tên bí thư Đảng đã hô hào toàn thể nhân dân
trong xã hãy phấn đấu gian khổ để khắc phục thiên nhiên bằng cách lấy sức mạnh
của những gì còn lại nơi con người, đục bằng phẳng trái núi, rồi gánh đất đổ lên
đó trồng lúa, sau bao gian truân khó nhọc, cuối cùng họ thành công. Và một điều
lạ lùng hơn nữa là năm đó Đại Trại lại được mùa hơn tất cả mọi công xã khác, tôi
vô cùng xúc động khi thấy ánh mắt bừng vui của toàn thể nhân dân trong xã nhảy
múa vui mừng bên khúc ca được mùa ...
Nhưng xúc động vui lây
với sự khó nhọc của họ chợt se lại khi thầy từng xe Molotova chất đầy những bó
lúa vàng ánh như giọt mồ hôi phản chiếu cái thiếp vàng của khung ảnh Mao Trạch
Đông treo trên bức tường ... Vâng, muốn sống trong sức lao động của người để mà
hưởng thụ thì điều kiện tiên quyết là phải giết đi cái tri thức mà những ngày
tháng lam lũ trong lao động đã khiến con người như quên đi cái quyền lợi bản
thân ...
Hôm nay, chúng tôi được
đưa đi tham quan xưởng chế tạo xe đạp, nhà máy cơ khí hạng nặng cũng như tiện
nghi ăn ở của tất cả công nhân. Trước tiên là nhà máy cơ khí, chúng tôi được
quan sát những hệ thống máy móc tương đối khá vĩ đại, nhưng tiếc rằng tôi chẳng
thu thập được gì ngoài những tư tưởng Mác Lê-Nin, Staline, Mao-Trạch-Đông dán
đầy trên tường cũng như mỗi lần nghe một nhân viên hướng dẫn của nhà máy nói:
"Đây là kết quả của đường lối lãnh đạo sáng suốt của ..." là tôi đã chán đến
buồn ngủ. Vâng, tôi không phải là hạng người sinh ra để ca tụng một con người,
không có ai là thánh sống đối với tôi hết, tôi cười ruồi khi nghĩ đến chiến
tranh giai cấp của họ. Vậy giai cấp là gì khi há miệng ra là Mao Trạch Đông, nằm
ngủ cũng mơ thấy Mao Chủ Tịch ...
Bây giờ thì đi thăm khu
bệnh viện của nhà máy, tương đối tiện nghi và rộng rãi, nhất là sự rộng rãi
chúng tôi phải công nhận. Có hơn 50 giường bệnh nhân, mà chỉ tiếc rắng công nhân
của hãng này ít người bệnh quá, tôi chỉ thấy có vài ba người dưỡng bệnh, mặc dù
có hơn 5,000 công nhân làm việc cho xưởng. Nhưng tôi không ngạc nhiên khi nhìn
thấy cái ngôi sao đỏ trên nón của một bác sĩ đang chẩn bệnh cho một ông cụ già
gần đó ...
Chúng tôi đi thăm các khu
chung cư của xưởng, vào từng nhà một tôi thấy các cán bộ luôn luôn có cái thâm ý
bắt chúng tôi chú ý đến cái máy thâu thanh (đặc biệt có đài Bắc Kinh), cái xe
đạp (loại khung đàn ông và theo tôi hiểu đó là hình thức cơ giới hóa lao động
hơn là để đi chơi), và cuối cùng là cái máy khâu ... đại khái nhà nào cũng được
trang bị như thế (cái vấn đề tài sản này có phải của gia chủ hay không thì chỉ
có Trời biết).
Cuối cùng, đi thăm vườn
trẻ, trong cuộc thăm viếng này, có một hoạt cảnh hai toán chơi trò bắn nhau, một
đám bị thua, đám kia bắt đầu hàng. Nhưng đám kia nói: "Mao Chủ Tịch dạy ta không
hàng ..." Tôi nhục quá, cúi đầu lặng thinh. "Vâng, chỉ những đứa trẻ nó mới mơ
mộng siêu việt như vậy thôi, còn con người nếu có đầy đủ tri giác ai mà không có
những yếu đuối của bản thân cũng như cam chịu những bất hạnh phải đến."
Chúng tôi chấm dứt cuộc
tham quan tại đây để sang xưởng chế tạo xe đạp, ban đầu chúng tôi nghe đồng chí
Giám đốc thuyết trình về quá trình phát triển của hãng sau 3 lần kế hoạch kinh
tế ngũ niên. Theo ông ta cho biết thì hãng bắt đầu từ năm nay sẽ sản xuất 2,000
chiếc xe mỗi ngày ... cũng như ông ta nói nhiều đến những lời khen của Mao Trạch
Đông trong những lần viếng thăm xưởng ...
Cuộc thuyết trình được
chấm dứt sau một loạt vỗ tay tỉnh ngủ của chúng tôi, sau đó bắt đầu tham quan,
tôi phải thú nhận những chiếc xe đạp của họ rất đẹp và tiện lợi, có thể co rút
cao thấp hay ngắn dài ... Nhưng có điều tôi thắc mắc là tại sao họ làm được như
vậy mà lại chẳng hưởng thụ. Tôi xin thề là cả trong cái trung tâm của một thành
phố, xét về lượng còn lớn hơn cả Saigon mà không hề thấy có một chiếc xe đạp nào
đẹp như thế để đi học hoặc để đi chơi. Duy chỉ có loại xe đạp thồ, tức để chở đồ
... Rồi cuộc tham quan này chấm dứt sau một bữa ăn tương đối thịnh soạn của
xưởng ưu ái đãi ngộ tù binh ...
Trên đường về cũng như
buổi tối hôm đó nhức đầu vì những cảm tưởng của cuộc tham quan, chúng tôi có nói
hay thì cũng phải diễn giải cái hay ở chỗ nào, còn nói dở thì thật khốn nạn bởi
ta không có nhiều lỗ tai mà nghe cho kịp 6-6 cái miệng ...
Hôm nay đề tài mới "Phong
trào phê phán Khổng Tử và Lâm Bưu". Tôi không ngờ họ lại nhục mạ một con người
mà đã đưa cái kiến thức của mình để tác tạo cho một Trung Hoa với một lần vàng
son trong lịch sử văn minh loài người, tôi cứ tưởng họ cũng phải tôn trọng phần
nào cái minh thuyết vĩ đại ấy chứ. Đúng là tiến hóa, tiến đến độ cực đoan của
con người.
Một cán bộ bảo: "Thằng
Khổng lão nhị có làm cho một Trung Hoa đầy những liệt cường xâu xé, đầy những
bóc lột như Từ Hy Thái Hậu ..." Tôi chợt nghĩ, thế thì quá sức sai lầm, sự suy
vong của một quốc gia cũng như cái biến hóa thăng trầm của hoàn vũ chứ đâu do
cái nền tảng tư tưởng của nước đó làm sụp đổ ... Tại sao Nhật Bản họ cũng lấy
Nho học làm nền tảng sao không sụp đổ mà lại trở thành một cường quốc nắm đầu về
kinh tế như ngày nay. Không, Lâm Bưu và Lưu Thiếu Kỳ cũng như lấy cái kinh
nghiệm của Đảng cộng sản Nga Sô, sau mấy chục năm trời đã nhận thức thế nào là
thiên đường cộng sản để rồi phải đi đến giai đoạn "xét lại chủ nghĩa" mà Mao
Trạch Đông cho là: "Hữu danh là Cộng sản mà thực chất là Tư Bản".
Tôi nhớ lại cái khuôn mặt
đanh lại của tên thủ lãnh khi nhắc đến câu nói của Kroutchev: "Có vũ khí hạt
nhân rồi thì chiến tranh nhân dân chỉ là đống thịt người: "Câu nói này đã minh
chứng thế nào là cộng sản Nga Sô và thế nào là cái giá trị của Lâm Bưu trong cái
mơ hồ, ngoan cố của thiên đường cộng sản. Tôi tiên đoán trong những ngày cuối
cùng của sự già nua, có lẽ rồi Mao Trạch Đông sẽ được cái hân hạnh của hàng bao
những Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ đứng lên từ giai cấp công nhân lật đổ cái vàng son
hiện hữu để tái tạo một Trung Hoa với quyền sống của con người ...
Tôi không bao giờ quên
được cái khuôn dáng và cái bản chất chân thực thuần túy Á Đông của một ông Sĩ
quan quản gia chăm sóc chúng tôi và một binh sĩ nấu ăn. Họ đúng là người Trung
Hoa thực sự đúng nghĩa nhất. Bởi phải chăng cái bản chất của con người vẫn là
của con người, mặc dù có sống trong giả tạo của môi trường sống bịp bợm. Tôi
nghĩ chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng nói lên phần nào sự suy luận khách quan của mình
về người dân Trung Hoa, họ sống như vậy đã đành, đến khi chết vẫn không được
toàn thây. Xác họ phải đốt thành tro và cái mớ tro tàn cuối cùng đó có tác dụng
gì trước cái luận lý thực tiễn của một lục địa vĩ đại thiếu màu mỡ ...
Tôi rùng mình sợ hãi như
nhớ đến sự ghê tởm của cuốn phim mà Cộng sản Trung Hoa Lục Địa cho là "Những
nghệ thuật của Lao động" khi đào các mồ mả của những vị vua chúa đáng gọi là
những bậc minh quân của Trung Hoa để kiếm tìm những di vật để lại theo cổ truyền
mà nói lên cái bàn tay khéo léo của lao động cũng như gây lòng căm thù trong đám
quần chúng u mê trước các vị tiền nhân của một nền văn minh huy hoàng đã sụp đổ.
Thời gian thấm thoát trôi
qua, chúng tôi đã hít cái bầu không khí của vầng hồng cách mạng này hơn ba tuần
lễ. Hôm nay tôi thấy họ có những khuôn mặt đăm chiêu tư lự, tôi nghĩ thầm lại
một biến cố gì chăng. Và quả nhiên, chúng tôi được tập họp cấp thời tại phòng
ăn. Trong phòng đã được trang trí tươm tất với hàng bàn ghế có khăn trải trắng
tinh. Tôi khựng người lên vì cũng cái khung cảnh như thế này mà một Đại úy Mỹ, 5
người tù binh bị thương đã về đợt trước. Tôi còn nhớ cũng vì có người Mỹ mà bao
nhiêu cán bộ quắc mắt, xừng xộ nắm tay giá vào mặt tôi khi tôi hỏi: "Thưa các
ông, tại sao lại thả người tù binh sớm như vậy? Phải chăng Trung Quốc sợ áp lực
của Đế Quốc Mỹ?" Thú thật hôm đó thấy chúng làm dữ quá tôi phải xin lỗi để thỏa
mãn tự ái của chúng, tôi ngoan ngoãn chăm chú lắng tai nghe chúng thuyết về "Đế
quốc và tập đoàn phản động là con hổ giấy".
Còn đang ưu tư thì một
cán bộ đứng lên hô "Nghiêm". Tất cả chúng tôi giựt mình đứng dậy, vị thủ lãnh
cùng toàn thể cán bộ Trung Ương Đảng trại Thu dung Tù binh Quảng Châu ngồi xuống
hàng ghế danh dự. Sau đó, phái đoàn báo chí cũng như đài vô tuyến truyền hình
tới quay phim, chụp hình lia lịa. Và toàn thể toán tù còn lại của chúng tôi đứng
tim khi nghe xong bản tuyên bố của bộ ngoại giao Trung Cộng nói với nội dung:
"Đúng 12 giờ trưa ngày 17-2-1974, Trung Quốc sẽ trao trả toàn bộ 43 bù binh còn
lại cho Ủy Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế tại Hồng Kông ..." Rồi tất cả
chúng tôi dự một buổi phát biểu cảm tưởng tự do với đầy đủ kẹo bánh, trái cây
trên bàn. Những giờ phút cuối cùng này, chúng tôi thực tình cởi mở ... Tôi phải
bị đề cử lên hướng dẫn 43 tù binh ca bài Việt Nam Trung Hoa, nội dung bài ca này
nói đại khái Việt Nam Trung Hoa nối liền núi sông, liền sống chung một biển đông
mối tình hữu nghị sáng như rạng đông ... Và từ đáy thẳm tâm hồn, tôi cũng ao ước
rằng bao giờ không còn sự tranh chấp của ý thức hệ, tất cả những người da vàng
đoàn kết lại một khối với tình thương yêu đồng chủng để sống mãi với bản chất
cần cù đôn hậu của người Á Đông ...
Một cán bộ có lẽ bị xúc
động với những gì bản nhạc đã đứng dậy nói: "Thưa các bạn, thưa các đồng chí.
Tôi ao ước rằng ngày này các bạn sẽ trở lại thăm chúng tôi với một tư cách khác
nghĩa là khi MTGP miền Nam của các bạn thành công, lúc đó tôi sẽ ..." Rồi dường
như xúc động quá, hắn nói không nên lời. Chúng tôi đang vui trong cái tình cảm
của con người bỗng tư tưởng chính trị nhảy vào làm xìu bao nét mặt. Anh chàng
này thiệt ấm ớ quá, sao anh không vui bằng những gì bộc lộ của tình cảm, và anh
đâu có biết chúng tôi đang sung sướng vì sắp trở về với gia đình. Các anh cười
chúng tôi khi mỗi lần nhắc tới gia đình là chúng tôi rưng lệ. Vâng, gia đình là
nền tảng của xã hội, chúng tôi bằng an trong mái ấm gia đình hơn là sống trong
chủ nghĩa quá mơ hồ khó thực hiện ...
Kìa anh thấy không, vị
thủ trưởng cũng xìu nét mặt vì cái ý thức chính trị không đúng chỗ của anh rồi
đấy. Vâng, trong niềm vui của ông ta, tôi chắc chắn không phải hoan hỉ vì chính
sách khoan hồng tù binh đâu mà tôi tin chắc rằng ông ta đang chung vui bằng cái
niềm vui của chúng tôi nghĩa là sự đoàn tụ của gia đình. Anh kém tinh tế quá,
đúng là cán bộ hạng bét, anh nhìn kỹ đi, anh sẽ thấy sau những chớp mắt kia, ông
ta đang mơ mộng đấy. Ông ta thấy mình cũng vào trường hợp như chúng tôi và đôi
mắt đẫm lệ của người vợ hiền cùng bày con thơ như đưa ông vào nỗi xúc động không
cùng ...
Vâng, đó mới là nguồn
sống ông nghĩ thế và ngoái cổ nhìn xung quanh, ông ta không thấy một dấu hiệu
nào mừng đón của Đảng mà chỉ có vợ con ông cùng một bà cụ già bên cạnh người mà
trước kia ông từng cho là ngoan cố lạc hậu... Nhưng anh đồng chí ấm ớ ơi, anh đã
thức tỉnh giấc mộng đẹp của ông ấy rồi, anh đã lôi ông ấy về với chức phận một
cán bộ cao cấp của cục trung ương Đảng Bắc Kinh, để ông ấy sắp sửa lại phải che
đậy những tình cảm cao quý của bản thân mà giáo huấn những điều chính ông cũng
cảm thấy dư thừa, không hợp lý. Nhưng anh đồng chí ấm ớ ơi, tuy anh là cấp dưới
mà anh vừa chiến thắng được một thượng cấp đấy và ngược lại anh đã làm cho ông
ấy nổi giận, kể từ ngày mai anh phải coi chừng và đừng nghĩ mình phải bị la rầy
một cách vô lý ...
Tôi nhìn lại chiếc giường
lần cuối cùng, đêm qua đã mất ngủ để chuẩn bị đồ đạc cũng như tâm sự vụn với
đồng chí quản gia người mà tôi thích nhất vi ông ta đúng thực là một người Tàu
chất phác, chân chính, hiếu khách và tốt bụng. Các cán bộ cũng thức dậy thật sớm
để thi hành nhiệm vụ cuối cùng sau hơn ba tuần lễ miệng lưỡi Tô Tần chinh phục
bọn tôi.
Chúng tôi được đưa lên xe
buýt chở lên nhà ga xe lửa Quảng Châu, sau đó, một toa xe hạng nhất dành sẵn cho
bọn chúng tôi. Chúng tôi lên xe, và nơi đây có Hội Hồng Thập Tự Trung Cộng săn
sóc cũng như yêu cầu chúng tôi có những điều kiện gì muốn nói với Hội Hồng Thập
Tự Quốc Tế thì họ sẽ chuyển lời. Chúng tôi không ai có ý kiến gì cả. 10 giờ ngày
17-2-1974, xe đỗ ga Thẩm Xuyến, chúng tôi được đưa lên một khách sạn và ăn bữa
cơm cuối cùng gọi là tiệc ly. Sau đó, chúng tôi được dẫn đến một phòng đợi tại
đầu cầu biên giới. 12 giờ Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế sang nhận lãnh. Rồi chúng tôi
lặng lẽ bước qua cầu...
Vừa sang bên cầu, chúng
tôi được ông Đại sứ Việt Nam tại Hồng Kông tiếp đón, ông nói: "Nhân danh là một
Đại sứ của tòa lãnh sự Hồng Kông, tôi thay mặt cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa
hân hoan chào đón những anh hùng ..."
Chúng tôi, 43 người bật
khóc. Vâng, không hiểu tại sao mình lại xúc động đột ngột như vậy, một khơi động
nào đã làm nguồn tình cảm dạt dào miên man trôi theo giòng lệ. Tôi thấm nước mắt
leo lên xe buýt về phi trường Hồng Kông. Nơi đây, vị Tư Lệnh Phó HQ, Đề Đốc Lâm
Nguơn Tánh tiếp đón chúng tôi niềm nở, và khoảng 2 giờ 15 phi cơ bắt đầu cất
cánh. đúng 4 giờ 25 phút, phi cơ đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, một cảnh xúc
động vô cùng diễn ra, hàng ngàn người đủ mọi thành phần mừng đón chúng tôi trở
về với Tổ Quốc và mái ấm gia đình...
Tôi như lạc vào trong mơ,
ngơ ngẩn trước rừng người. Trung tướng TCCTCT thân mật bắt tay cùng phát quà và
bao nhiêu giới chức nữa, cơ hồ tôi không thể nhớ ... Tôi gặp lại đầy đủ thân
nhân cùng bạn bè mừng mừng tủi tủi sau bao ngày trông tháng đợi ...
Bây giờ hồi tưởng lại bao
ngày gian lao qua đi, tôi chợt thấy mình trong cái rủi lại có một cái may, may
là mình đã được diễm phúc chui vào cái hỏa ngục vĩ đại mà trước một áp lực nào,
bọn quỷ đỏ đã phải buông tha. Chúng tha trong nuối tiếc của kẻ khát máu mà phải
nhịn để chỉ biểu lộ sự thèm thuồng bằng câu:
"Các anh là người đầu
tiên đặt chân lên lục địa chúng tôi và cũng là những người duy nhất đầu tiên của
Ngụy quyền Sài Gòn có đến và có về. Nếu lần thứ hai trong các anh hoặc bất cứ
một người miền Nam nào chẳng may mà gặp chúng tôi thì các anh chỉ có đi mà chẳng
có đường về ..."
Vâng, các người đừng phô
trương cái khát máu của các người ra làm gì, 27 ngày thôi cũng quá đủ cho một
người dù là kém thông minh như tôi nhận thức được thế nào là mặt thực của xã hội
chủ nghĩa.
Bí Thư Thắng
Bức Thư
15 năm trước
Thời-điểm
khởi đầu dự-án
*
Thư gửi
các bạn Hoàng-Sa
San José
ngày 19 tháng 1 năm 1989
Thưa các bạn
"Hoàng-Sa",
Đã 15 năm
qua đi kể từ khi chúng ta cùng dưới danh-nghĩa con dân Việt-Nam, sát cánh bên
nhau chiến-đấu bảo-vệ Hoàng-Sa.
Chúng ta, kẻ
ngậm ngùi phiêu-bạt xứ lạ, người đắng cay kẹt lại quê nhà, khó mà có dịp gặp lại
đầy đủ như xưa. Vậy mà niềm nhớ lạ thay vẫn còn giống nhau, vẫn ở đó và cuốn hút
theo nhiều cơn ác mộng trong những giấc ngủ chập chờn... Chiến-hạm xem ra rất
uy-dũng mà sao phất phơ như không thể lèo lái, lết trên bãi nửa cát, nửa san-hô,
leo lên hoang-đảo nào đâu đó...
Con tàu sét
rỉ ấy không biết có được bình-thản đi hết cuộc đời hay không[1], nhưng nếu cứ như
trong tình-trạng những năm qua, tiếp-tục mang một cái danh định-mệnh là "Đại-Kỳ"
mà được cải-biến vớ vẩn, tân-trang sơ sài, tu-bổ sửa chữa đại-khái; hết vào ụ,
lại đến cặp cầu, nằm bến... thì cũng đã yên một bề. Các bạn và tôi, chúng ta
không được cái diễm-phúc này, vẫn có nhiều điều áy náy không yên
!
Quần-đảo
Hoàng-Sa phần Đông-Bắc có đảo Phú-Lâm đã mất cho Trung-Hoa 40 năm trước đây,
phần Đông-Nam còn lại nhóm Trăng-Khuyết có đảo Hoàng-Sa bị cưỡng chiếm trọn sau
ngày 19-1-1974. Khu-vực lãnh-hải trên biển lọt vào tay quân xâm-lăng gần tương
đương với tất cả phần lãnh-thổ trên đất hồi đó của VNCH. Tài nguyên không phải
ít ỏi gì.
Hai mươi năm
sau, một trăm hay nhiều ngàn năm sau nữa, người Việt và hậu-sinh vẫn không hiểu
hay hình-dung được thế nào mà Hoàng-Sa đã mất. Anh em chúng ta ngẫu-nhiên ở đó,
có hoạt-động, có tham-dự; và hoàn-cảnh chung quanh ảnh-hưởng nhiều ít... để
trách-vụ giao-phó cho các đơn-vị chúng ta đã không thành-tựu. Năm tháng qua mau,
soi mòn ký-ức nếu như cứ lần lữa không ghi chép lại thì tất cả sự thật lịch-sử
sẽ chìm sâu trong đáy sâu thăm-thẳm thời-gian.
Chưa có một
tài-liệu, sách truyện nào viết đủ chi-tiết về biến-cố Hoàng-Sa. Việt-sử sẽ không
đầy đủ nếu như còn để một khoảng trống cho trận Hải-chiến đầu tiên ngoài biển
lớn này. Thực sự mà nói, kể từ khi lập-quốc, chúng ta nhiều lần giang-chiến và
đôi lần duyên-chiến cách bờ vài ba hải-lý, nhưng thực xứng-danh hải-chiến thì
Hoàng-Sa là lần thứ nhất của Việt-tộc và cũng là lần thứ nhất sẩy ra ở Biển Đông
với quân-số đôi bên tham-dự hàng ngàn người. Thiệt-hại phía Trung-Cộng có tới
cấp-bậc Đô-Đốc.
Bài học cho
ta lại cay đắng vô cùng, lần đầu tiên gậy ta đã đập lưng ta. Chúng áp-dụng
sách-lược "tầm ăn dâu". Trang-bị của HQ Việt-Nam do ngoại-viện dềnh-dàng,
chậm-chạp, khác nào một thứ "trường-trận", làm sao thắng với "đoản-binh" và thế
"Tầm ăn dâu" của quân-thù.
Chúng ta
không có tham-vọng làm một cuốn sử, chúng ta cũng không có tham-vọng tự bào-chữa
hay suy-tôn cá-nhân nhưng tư-cách người thủy-thủ khi về già thúc đẩy chúng ta
viết lại những gì thực, ít nhất là thời-gian, không-gian, biến-chuyển cho
chính-xác, thêm đó là một chút đề-cập đến vai trò của chúng ta trên KTH
Trần-Khánh-Dư... Bài học lịch-sử nào cũng đáng giá trong tương-lai mà
!
Hy-vọng cuốn
tài-liệu được thành-hình, mai này ta chỉ cho con hay cháu ít dòng trong đó để
chúng đọc và biết rằng cha hay ông của chúng lúc đó bắn súng, chạy radar, lái
tàu, truyền-tin hay điều-khiển máy... Tập sách nhất-định là một mớ tài-liệu
lịch-sử và hy-vọng đủ giá-trị xứng-đáng nằm trong thư-viện như một tác-phẩm nhỏ
nhoi nhưng xác-thật và qúy-báu ghi lại khung cảnh sinh-hoạt bé nhỏ của chúng ta
trong cơn quốc-biến. Bạn Hoa-Kỳ thì vừa bỏ rơi ta, còn anh em xa theo CS cũng
ngả theo thù, chuẩn-bị lấn nuốt trôi phần biển hương-hỏa của Tổ-tiên.
Sau này có
còn ai người cảm-thông cho nỗi cô-đơn này!
Nhiều
biến-chuyển lớn tương-tự có liên-hệ đến dân-tộc đã không được ghi chép lại. Vì
thế ta không lạ lùng thấy sách thông-dụng về Việt-sử 4, 5 ngàn năm văn-hiến chỉ
khiêm-nhượng qua số lượng sách vở nhỏ mà thôi. Một chuyện tầm-thường như vụ anh
đen tên King bị cảnh-sát đánh ở Los Angeles, hay chuyện câu khách Michael Jackson ...
đã được viết bởi hàng chục tác-phẩm mà vẫn còn được tiếp-tục viết chưa ngừng.
Hẳn các Bạn đồng-ý cùng chúng tôi là biến-cố Hoàng-Sa không phải quá nhỏ bé để
bị mọi người Việt-Nam hôm nay và ngày mai quên-lãng.
Trong 4 chiến-hạm anh em hồi ấy, HQ.10 chìm với nhiều bạn thủy-thủ-đoàn hy-sinh
tại chỗ, HQ.5 và HQ.16 sống ly-hương ở Phi và đã vào vũng phế-thải từ mươi năm
qua. Riêng HQ.4 Trần-Khánh-Dư, chiếc khu-trục-hạm đã già, tuy vẫn còn nổi nhưng
âm-thầm, khật khưỡng sống qua ngày dưới cái tên bạc-mệnh "Đại-Kỳ", danh-số CSVN
là HQ.3 gì đó.
Đính kèm
theo đây là một vài gợi ý[2], các bạn có thêm
ý-kiến, tài-liệu hay chi-tiết gì khác cứ ghi thêm và xin trả lại để chúng tôi
tổng-hợp. Các diễn-tiến thực-hiện sẽ được chúng tôi tường-trình tiếp
theo.
Xin chúc các
Bạn và gia-đình được mạnh-khỏe, an-khang, thịnh-vượng. Xin cảm ơn trước sự đóng
góp qúy-báu của các bạn. Chúng tôi chờ hồi-âm của các
Bạn.
Thân
mến,
Vũ-Hữu-San
Một bạn
đồng-đội tưởng-niệm
Giỗ Trận
Hoàng-Sa 15 năm
19 tháng 1
năm 1989
1410 Gordy
Dr.
San Jose, CA
95131
Biểu-ngữ
của Vùng 1 Duyên-hải: “Hoàng-Sa Trấn - Hải-Biên Phòng.”
[1] Cũng Nguyên Nhi, một đồng-đội cũ
HQ.4, khi tưởng nhớ về chiến-hạm lúc Ông nằm tù cải-tạo như sau: …Những ngày
cuối cùng của cuộc chiến, con tàu nằm đại kỳ ở hải xưởng. Con kình ngư một thời
lướt sóng ngăn thù ấy bây giờ đành ngậm ngùi mắc cạn. Nó không còn cơ hội vượt
trùng lưu- vong. Nó, cũng như anh ta, nằm lại, nghẽn thở trong chiếc thòng lọng
đỏ. Sau này, anh ta viết:
Ðể khắc khoải
đêm sâu tù cải tạo
Nghe thinh không thảng thốt một hồi còi... (Nguyên Nhi, 5.2001)
Nghe thinh không thảng thốt một hồi còi... (Nguyên Nhi, 5.2001)
[2] Bản văn đính kèm về việcgợi ý không
đuợc trình-bày ở đây vì sách không còn đủ
chỗ.
nguồn
Blog Nam Rom
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire