caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 21 mai 2014

2 trường hợp "sinh con rồi mới sinh cha" lạ lùng của vũ khí Nga

Dương Phạm

(Soha.vn) - Máy bay Su-30SM và hệ thống phòng không S-350 Vityaz là 2 trường hợp đặc biệt của vũ khí Nga khi được thiết kế lại từ phiên bản sản xuất cho nước ngoài.

Những vũ khí của Nga thường chỉ được phép xuất khẩu ra nước ngoài khi quân đội của họ đã được trang bị tương đối đầy đủ với nhu cầu. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp ngoại lệ tiêu biểu sau đây khi các vũ khí Nga lại được chế tạo lại dựa trên phiên bản thiết kế, sản xuất cho nước ngoài.
  1. 1. Máy bay chiến đấu Su-30MKISu-30SM
Máy bay chiến đấu Su-30MKI
Máy bay chiến đấu Su-30MKI
Sukhoi Su-30MKI (ký hiệu NATO: Flanker-H) là một biến thế của dòng máy bay chiến đấu nổi tiếng Su-30 được Tập đoàn Sukhoi của Nga và HAL của Ấn Độ hợp tác cùng phát triển dành riêng cho Không quân Ấn Độ. Su-30MKI là máy bay tiêm kích hạng nặng được thiết kế với nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoạt động tầm xa.
Do các phiên bản máy bay chiến đấu xuất khẩu thường bị cắt giảm tính năng nên phía Ấn Độ tỏ ra không hài lòng. Chính vì vậy, họ đã tiến hành lắp các thiết bị điện tử của Pháp và Israel lên máy bay như: màn hình hiển thị trước mặt phi công (HUD), hệ thống dẫn đường hồng ngoại tiên tiến (NAVFLIR) và thiết bị chỉ thị mục tiêu laser Damocles Laser Designation của tập đoàn Thales-Pháp, cảm biến cảnh báo tên lửa MAW-300 (MAWS) và cảm biến cảnh báo laser (LWS) từ SAAB AVITRONICS, bên cạnh các thành phần chủ yếu của Nga như radar NIIP N011M BARS PESA và động cơ 2D TVC AL-31FP. Su-30MKI được đánh giá là biến thể mạnh nhất của gia đình máy bay Sukhoi Su-30.
Máy bay chiến đấu Su-30SM
Máy bay chiến đấu Su-30SM
Trong suốt nhiều năm, nước Nga chủ yếu sản xuất Su-30 phục vụ mục đích xuất khẩu, mãi gần đây, người Nga mới tự trang bị cho mình những chiếc Su-30 hiện đại. Biến thể Su-30SM được Nga lựa chọn chính là dựa trên thiết kế vốn rất thành công của phiên bản Su-30MKI dành cho Không quân Ấn Độ.
Khung máy bay Su-30SM được làm bằng titan và hợp kim nhôm có độ bền cao dựa trên thiết kế của Su-30MKI và giống như Su-30MKI, Su-30SM cũng được trang bị 2 cánh mũi phía trước giúp tăng khả năng cơ động.
Bên cạnh những thiết bị điện tử hàng không độc quyền của Nga thay thế vị trí các thiết bị của Pháp và Israel trên máy bay của Ấn Độ, thiết kế khí động học nguyên khối, động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP và radar BARS N011M của Su-30MKI vẫn được giữ nguyên.
Su-30SM trong chuyến bay thử đầu tiên
Su-30SM trong chuyến bay thử đầu tiên
Chuyến bay đầu tiên của Su-30SM sản xuất cho Không quân Nga đã được thực hiện ngày 21/9/2012 trên sân bay của nhà máy Irkut, Su-30SM hứa hẹn sẽ là sự bổ sung đảm bảo duy trì sức mạnh Không quân Nga trong tương lai.
  1. 2. Hệ thống phòng không KM-SAM Chun Koong và S-350/50R6 Vityaz
Hệ thống KM-SAM Chun Koong của Hàn Quốc
Hệ thống KM-SAM Chun Koong của Hàn Quốc
Vừa qua, Nga đã ra mắt hệ thống tên lửa phòng không tầm trung tiên tiến nhất của họ là S-350/50R6 Vityaz. Tuy nhiên, "đứa con" của Vityaz là KM-SAM Chun Koong của Hàn Quốc lại ra mắt trước đó khá lâu.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung KM-SAM Chun Koong của Hàn Quốc thực chất là biến thể của hệ thống S-350 Vityaz do Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei (Nga) phát triển cho Hàn Quốc.
Trong quá trình phát triển radar cho hệ thống phòng không KM-SAM Chun-Koong cũng như trợ giúp cho sự phát triển của hệ thống này, tập đoàn Almaz đã phát triển Vityaz trên cơ sở ý tưởng của đối tác Hàn Quốc.
Xe radar của KM-SAM
Xe radar của KM-SAM
Mô hình bố trí xe phóng của Vityaz rất giống với KM-SAM và nó cũng mang dáng dấp của hệ thống SAMPT của châu Âu.
Xe phóng của S-350 Vityaz
Xe phóng của S-350 Vityaz
Trong khi đó tên lửa của hệ thống KM-SAM do Viện thiết kế Fakel của Nga thiết kế là sự lai ghép của các tên lửa phòng không có điều khiển họ 9М96 với 48N6.
Tên lửa phòng không có điều khiển của hệ thống KM-SAM Chun Koong
Tên lửa phòng không có điều khiển của hệ thống KM-SAM Chun Koong
Những trường hợp “Sinh con rồi mới sinh cha” như trên có thể giải thích là tại thời điểm đó, do chưa đủ tiềm lực tài chính cũng như công nghệ để độc lập sản xuất nên Nga đã triển khai chương trình hợp tác thiết kế với các đối tác nước ngoài để vừa thu được kinh nghiệm trong quá trình thiết kế vừa thu được nguồn tài chính phục vụ cho kế hoạch sản xuất trang bị cho chính quân đội mình.
Su-30MKI của Không quân Ấn Độ

HOTThưởng đến 5 triệu, trả nhuận bút ngay 24h cho cộng tác viên.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire