GS Mark Beeson cho rằng, thật khó biết việc đặt
giàn khoan “là chính sách phối hợp từ trên cao, hay các doanh nghiệp
lớn, chính quyền địa phương và cả quân đội Trung Quốc xúc tiến việc
này”.
TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tiến sỹ Lee Jones - một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh, cũng bày tỏ quan điểm trên BBC News: Không nên xem Trung Quốc như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách, đường lối.
“Thực tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất
rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa phương cạnh tranh nhau để
nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết định các chính sách về
tài nguyên. Trong các cơ quan hay
nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển, chính quyền
địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu hết
các động thái của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông đều phản ánh sự cạnh
tranh này”, tiến sỹ Lee Jones nói.
Khi được hỏi trong số đó, ai là người
đóng vai trò chính yếu, ông Lee Jones trả lời: “Tổng công ty dầu khí
hải dương Trung Quốc là người đặt giàn khoan. Mặc dù đó là một doanh
nghiệp nhà nước, cũng giống như những doanh nghiệp nhà nước khác ở
Trung Quốc, công ty này hoạt động khá độc lập và đều có mục đích là tối
đa hóa lợi nhuận. Nhưng điều làm cho
tình hình thêm phức tạp là tàu hải quân Trung Quốc cũng tham gia hộ
tống giàn khoan. Vì vậy, ít hay nhiều hải quân Trung Quốc cũng có liên
quan”.
Vì không tin rằng Trung Quốc có một
chủ trương lớn và thống nhất từ trên cao xuống, tiến sỹ Lee Jones – tác
giả của cuốn sách “ASEAN, Sovereignty and Intervention in Southeast
Asia”, xuất bản năm 2012 – không cho rằng việc Trung Quốc quyết định đặt
giàn khoan vào thời điểm này là một cách đáp trả lại chuyến thăm châu Á
gần đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama hay nhằm thử Mỹ và các nước
ASEAN.
"Nếu Trung Quốc thực sự làm như vậy
thì đó là một chiến lược ngớ ngẩn vì nó sẽ làm các nước láng giềng đối
nghịch với Trung Quốc và đẩy họ đến gần hơn với Mỹ”, ôngLee Jones nhận
định.
Cùng chung quan điểm khi được hỏi về việc Trung Quốc đặt giàn khoan
trên vùng biển của Việt Nam là hành động đơn lẻ, bộc phát, chỉ đơn
thuần mang tính chất kinh tế hay nằm trong chủ chương đã được toan tính
từ lâu, thiếu tướng Lê Văn Cương cho biết: "Tổng công ty dầu khí Hải
Dương của Trung Quốc là một đơn vị kinh tế nhà nước, 100% vốn nhà nước
nên mọi hành động của đơn vị này đều phải xuất phát từ các cấp lãnh đạo
của nhà nước".
Cách đây 10 năm, Trung Quốc đã có chiến lược biển, trong đó có phần không phổ biến ra thế giới - là từng bước một hiện thực hóa cái gọi là "chủ quyền đường lưỡi bò" (chiếm 80% diện tích Biển Đông). Đây là điều phi lý nhất, có thể là nói là trong 50-60 năm nay, cả thế giới hỏi lãnh đạo hay nhà khoa học Trung Quốc căn cứ vào đâu họ đưa ra yêu sách chủ quyền đối với điều này.
Vì vậy, "đây là một hành động được tính toán từ trước nằm trong một chiến lược dài hạn để từng bước hiện thực hoá chủ quyền phi lý của Trung Quốc với các vùng biển tại Biển Đông", thiếu tướng Cương khẳng định.
Như vậy, trước diễn biến tình hình
phức tạp hiện nay liên quan tới Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn
khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam,
câu hỏi đang được truyền thông quốc tế đặt ra: Làm thế nào tránh xung đột?Cách đây 10 năm, Trung Quốc đã có chiến lược biển, trong đó có phần không phổ biến ra thế giới - là từng bước một hiện thực hóa cái gọi là "chủ quyền đường lưỡi bò" (chiếm 80% diện tích Biển Đông). Đây là điều phi lý nhất, có thể là nói là trong 50-60 năm nay, cả thế giới hỏi lãnh đạo hay nhà khoa học Trung Quốc căn cứ vào đâu họ đưa ra yêu sách chủ quyền đối với điều này.
Vì vậy, "đây là một hành động được tính toán từ trước nằm trong một chiến lược dài hạn để từng bước hiện thực hoá chủ quyền phi lý của Trung Quốc với các vùng biển tại Biển Đông", thiếu tướng Cương khẳng định.
Trên BBC News, tiến sỹ Lee
Jones cho rằng triển vọng duy nhất để giải quyết những căng thẳng trong
tranh chấp Biển Đông là tất cả các bên thẳng thắn đưa ra các yêu sách
của mình và thiện chí bước vào đàm phán để giải quyết xung đột.
Về
phía Trung Quốc, tiến sỹ Lee Jones cho rằng giới tinh hoa, lãnh đạo
nước này “biết họ chẳng được lợi gì khi gây thù địch với các nước láng
giềng dẫn đến việc các quốc gia này lôi kéo Mỹ vào các tranh chấp lãnh
thổ, lãnh hải. Họ càng không được gì khi làm cho các quốc gia đó lo sợ
và liên kết với Mỹ để hạn chế sự trổi dậy của Bắc Kinh”.
Nói về những phương thức buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan ra khỏi
vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ), Thiếu Tướng Lê Văn Cương cũng
cho biết: “Về mặt tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải trong phạm vi quốc tế,
thông thường có 4 phương thức gồm: trao đổi song phương, đàm phán với
nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế; dùng nước thứ 3 làm trung gian hòa
giải; đưa ra tòa án quốc tế phân xử và cuối cùng là giải pháp quân sự.
Tuy nhiên, bất kỳ quốc gia nào, không chỉ là nước nhỏ mà cả nước lớn
đều luôn cố gắng tránh giải pháp cuối cùng, đó luôn là hạ sách.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire