(TNO) Ngày 13.5, website quân sự vpk-news.ru của Nga đăng tin nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi ở St. Petersburg trong năm nay (2013) sẽ bàn giao cho Hải quân Việt Nam 2 trên 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo thuộc dự án 636 “Warshavyanka” mà Việt Nam ký kết hợp đồng giá trị vào khoảng 2 tỉ USD hồi năm 2009.
Kỳ 2: Làm chủ tàu ngầm, hiện đại hóa hải quân
Kỳ 1: Sát thủ vô hình
Việt Nam sắp nhận tàu ngầm Kilo
Đại diện của Tập đoàn công nghiệp Nga (OPK) nói với hãng tin Interfax: “Trong năm nay (tức 2013 - PV) nhà máy sẽ đảm bảo việc bàn giao hai chiếc tàu ngầm thuộc dự án 636. Dự kiến chiếc tàu thứ ba sẽ được hạ thủy vào tháng 8. Còn chiếc thứ tư đang có kế hoạch khởi công”.
Việt Nam sẽ nhận hai chiếc tàu ngầm lớp Kilo trong năm nay - Ảnh: fas.org |
|
Con tàu đã có 12 lần lặn xuống nước, trong đó có một lần lặn rất sâu. Cuộc thử nghiệm cấp nhà nước với con tàu Hà Nội được hoàn tất vào hè năm nay. Đến tháng 9.2013 sẽ kiểm tra lần cuối cùng và bàn giao cho Việt Nam.
Với nhiều tính năng hiện đại, việc sản xuất cho ra đời một tàu ngầm lớp Kilo đã là chuyện kỳ công. Thế nhưng, để vận hành nó còn đòi hỏi sự rèn luyện và chuyển giao cũng cực kỳ quy mô và bài bản. Ngoài việc chiến sĩ hải quân sang Nga để học tập huấn luyện, Việt Nam sẽ xây dựng trung tâm đào tạo thủy thủ đoàn tàu ngầm tại chỗ.
Tinh nhuệ hóa hải quân Việt Nam
Đầu tháng 3.2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trong chuyến thăm Việt Nam đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và tuyên bố Nga sẽ giúp Việt Nam thành lập hạm đội tàu ngầm.
Lớp vỏ của tàu ngầm lớp Kilo tán âm rất tốt - Ảnh: Wikimedia |
“Trung tâm đào tạo này sẽ được xây dựng tại Cam Ranh, Việt Nam. Các nhà máy của Công ty cổ phần Konsern sẽ chuyển giao cho Việt Nam các trang thiết bị kỹ thuật, các tài liệu cần thiết cho việc tổ chức và thực hiện đào tạo các thủy thủ tàu ngầm”, một chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải Nga cho biết. Dự kiến đến cuối năm nay Nga sẽ bàn giao trung tâm này cho Việt Nam.
Tốc độ di chuyển khi nổi: 22 km/giờ- Ảnh: Wikimedia |
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh từng khẳng định, Việt Nam sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm trong tương lai gần. Ngày ấy đang đến!
Cộng với việc quân đội Việt Nam đang sở hữu những máy bay tân tiến, cùng một lực lượng Hải quân hiện đại, Việt Nam cho thấy mình đủ khả năng bảo vệ chủ quyền đất nước, gìn giữ hòa bình trên biển Đông.
Việt Nam từng trải qua những sự kiện hào hùng lẫn đau thương trong quá trình bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thế nên, hiện đại hóa Hải quân trở thành một đòi hỏi, một mệnh lệnh cấp thiết và nhiệm vụ này đang được thực hiện với quyết tâm mãnh liệt và một chiến lược hợp lý.
Một lực lượng Hải quân hiện đại sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc, cũng như ngày một chủ động hơn trong nhiệm vụ hợp tác với các nước để giữ gìn ổn định, hòa bình trên biển.
Từ con số không đến... tàu ngầm Kilo
Theo trang Lenta.ru, để trở thành một trong những “sát thủ vô hình” hiện đại như ngày nay, tàu ngầm lớp Kilo đã bắt đầu từ một con số 0 tròn trĩnh.
Những năm 1950, các nhà khoa học phát hiện tính năng đặc biệt của sóng âm thanh dưới các tầng nước biển. Khả năng lan truyền của một vài loại sóng âm thanh này có thể đạt tới vài ngàn km. Hiện tượng này được họ gọi là kênh âm thanh dưới nước.
Tàu ngầm lớp Kilo được phía Liên Xô trước đây sử dụng chính kênh âm thanh dưới nước làm vũ khí cho mình. Nó có khả năng phát hiện, tấn công tàu ngầm đối phương từ xa và đột ngột tàng hình một cách lặng lẽ. Chính vì khả năng đặc biệt này mà phía Mỹ còn gọi Kilo là “lỗ đen”.
Kilo (tên gọi lớp tàu ngầm này của Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO) được thiết kế, sản xuất trong kế hoạch Warshavyanka (tàu ngầm dành cho hải quân khối quân sự Warszawa trước đây), vì thế tại Nga nó mang tên gọi Dự án 877, còn khi xuất khẩu nó được gọi là Dự án 636 Warshavyanka. Điểm khác biệt của hai dự án thiết kế, sản xuất Kilo này là loại xuất khẩu chạy êm hơn, tốc độ nhanh hơn, tầm hoạt động xa hơn.
Ý tưởng thiết kế sản xuất Kilo được hình thành từ đầu thập niên 1950, khi hạm đội Hải quân Mỹ tham gia chiến tranh Triều Tiên, còn loại tàu ngầm Shuka S - 117 của Liên Xô đã trở nên lạc hậu. Bên cạnh đó các tàu ngầm của Liên Xô do có tiếng ồn lớn, nên liên tục bị phát hiện tại Thái Bình Dương, biển Bắc, biển Baltic.
Cũng trong thời gian này phía Mỹ hạ thủy tàu ngầm nguyên tử Albacore. Đây là loại tàu ngầm đầu tiên trên thế giới có dạng thuôn, xuyên dòng, hình dáng giống cá voi. Tất cả những điều này buộc lãnh đạo lực lượng Hải quân Liên Xô phải đẩy nhanh việc sản xuất thế hệ tàu ngầm mới, ít tiếng ồn hơn và có khả năng tác chiến tốt hơn.
Tuy nhiên, phải đến gần 20 năm sau, vào đầu những năm 1970, Liên Xô mới ra quyết định bắt đầu dự án khả thi loại tàu ngầm mới chạy bằng điện và diesel vừa để trang bị cho hải quân khối Warszawa, vừa để xuất khẩu.
Vào năm 1974 Tư lệnh hải quân Liên Xô - đô đốc Sergey Gorshkov, phê chuẩn dự án thiết kế kỹ thuật tàu ngầm mới mang tên Dự án 877 Warshavyanka và giao cho Cục thiết kế kỹ thuật hàng hải Rubin, Leningard (nay là St.Petersburg) đảm nhiệm.
Hoàng Hoài Sơn
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire