Trong lịch sử Trung Quốc, có rất nhiều những nhân
vật lịch sử nổi tiếng tàn bạo. Sự tàn bạo ghê rợn của họ còn lưu truyền
đến tận hôm nay.
ảnh minh họa
Tần Thủy Hoàng đã tiến hành nhiều dự án khổng lồ, trong đó có việc xây dựng lăng mộ kích thước bằng cả một thành phố, được bảo vệ bởi đội quân đất nung. Rất nhiều người đã thiệt mạng khi xây dựng công trình này.
Để đảm bảo sự ổn định, Tần Thủy Hoàng cho áp dụng chính sách xâm lược và cai trị tàn bạo, từng đốt vô số sách quý, chặt đầu, chôn sống hàng trăm học giả. Tần Thủy Hoàng khao khát trường sinh bất lão nên đã chôn sống 480 thái y vì họ không tìm ra cách bào chế tiên dược.
Thành Cát Tư Hãn (1162 - 1227)
Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc ở vùng Đông Bắc Á.
Thành Cát Tư Hãn từng tiến hành những cuộc xâm chiếm lãnh thổ trải dài từ Á sang Âu, phá hủy vô số thành trì, giết chóc binh lính, dân thường như cỏ rác.
Dưới vó ngựa xâm lược của đội quân Thành Cát Tư Hãn, hàng chục triệu người đã thiệt mạng, đồng thời các quốc gia cũng phải chịu đựng những tổn thất nặng nề. Thành Cát Tư Hãn là một trong những kẻ hủy diệt khủng khiếp nhất trong lịch sử.
Truyện còn kể lại rằng trong một lần đi săn năm 13 tuổi, Thành Cát Tư Hãn đã giết chết người anh em cùng cha khác mẹ chỉ vì tranh giành chiến lợi phẩm là một con cá.
Minh Vũ Tông (1491 - 1521)
Minh Vũ Tông, tên thật là Chu Hậu Chiếu, là hoàng đế thứ 11 của nhà Minh.
Chu Hậu Chiếu bản tính lười biếng nên nhanh chóng chán ghét chuyện chính sự. Sẵn tính ham chơi, lại có nhiều kẻ hùa theo, nên càng chểnh mảng. Nhà vua trọng dụng hoạn quan, làm hại bề tôi trung nghĩa khiến triều đình ai cũng thất vọng.
Chu Hậu Chiếu rất tàn bạo, cho áp dụng những hình phạt tàn khốc nhất như tùng xẻo, voi giày, thiêu sống… Nhà vua thích giết người mua vui, thấy ai không vừa ý là chém giết. Khi tra khảo, Chu Hậu Chiếu cho trói nạn nhân rồi đốt sống.
Chu Hậu Chiếu càng về sau càng độc ác, chỉ thích giải khuây bằng trò giết người, thường cho thả tử tù vào nồi nước sôi. Nếu nạn nhân không chết thì đem ra phơi nắng, phết muối và rượu lên người nạn nhân, cho da dẻ nát nhừ, làm nạn nhân chết từ từ.
Năm 1518, Thái hoàng thái hậu lâm bệnh qua đời. Chu Hậu Chiếu không những không đau buồn mà còn không cho an táng, bắt giữ nguyên thi thể trong cung và ra ngoài tuần du. Một năm sau, khi trở lại kinh thành, mới cho làm lễ an táng.
Lã Hậu (241 - 180 trước Công nguyên)
Lã hậu hay Lữ hậu là hoàng hậu đầu tiên đời nhà Hán - vợ của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Lã hậu tên thật là Lã Trĩ. Hán Cao Tổ Lưu Bang và Lã Trĩ là vợ chồng từ thuở tào khang, thế nhưng sự xuất hiện của Thích phu nhân khiến Lã Hậu bị thất sủng.
Thích phu nhân xinh đẹp, trẻ trung, đàn hay múa giỏi, lại sinh được hoàng tử khiến Lưu Bang rất yêu và có ý phế trưởng lập thứ. Lã Hậu lo lắng nhưng nhờ có các đại thần ủng hộ nên giữ được ngôi hậu cho mình và ngôi thái tử cho con.
Sau khi Hán Cao Tổ qua đời, Lã Hậu bắt đầu trả thù những phi tần từng được Lưu Bang sủng ái. Thích Phu nhân là nạn nhân bi thảm nhất.
Lã Hậu sai người chặt hết chân tay Thích Phu nhân, chọc mù mắt, đâm thủng tai, bắt uống thuốc độc cho câm, sau đó cho quẳng Thích phu nhân sống dở chết dở vào nhà tiêu, gọi đó là “người lợn”. Sau mấy hôm, Lã Hậu cho gọi con trai vào để xem “người lợn”. Huệ Đế khi về liền mắc bệnh, nằm liệt giường.
Do bị mẹ áp chế không thể chống lại được, Huệ Đế buồn rầu sinh bệnh rồi mất sớm khi mới 22 tuổi. Vua con qua đời, Lã Thái hậu khóc nhưng không chảy nước mắt.
Chiêu Tín (? - 70 trước Công nguyên)
Chiêu Tín tên đầy đủ là Dương Thành Chiêu Tín, là vương hậu nước Quảng Xuyên dưới thời nhà Hán, vợ vua Lưu Khứ. Trong lịch sử Trung Quốc, nhân vật này bị coi là ác phụ, là “đại độc nữ”.
Vua Lưu Khứ là người tàn bạo, háo sắc, trong cung có hàng trăm mỹ nữ, trong đó sủng ái nhất là hai nàng Vương Chiêu Bình, Vương Địa Dư. Về sau, Lưu Khứ chuyển sang sủng ái Chiêu Tín.
Thấy Chiêu Tín được sủng ái, Chiêu Bình và Địa Dư ghen ghét, lập mưu tìm cách trừ khử, việc bị bại lộ. Vua Lưu Khứ và Chiêu Tín cho dùng cực hình với Chiêu Bình, lại cho dùi sắt đâm vào người Chiêu Bình, khiến Chiêu Bình phải thú nhận mọi tội lỗi.
Lưu Khứ đem Chiêu Bình và Địa Dư ra giữa cung, lệnh cho các cung nhân khác dùng kiếm đâm vào người Địa Dư cho chết, rồi để Chiêu Tín đích thân dùng kiếm giết chết Chiêu Bình cùng 3 thị nữ hầu cận.
Chiêu Tín sau đó bị bệnh, mộng thấy Chiêu Bình và Địa Dư về hỏi tội, bèn nói với vua Lưu Khứ đào thây Chiêu Bình lên rồi đốt đi để trấn yểm.
Chiêu Tín sau được phong làm vương hậu, nhưng vua Lưu Khứ lại chuyển sang sủng ái nàng Đào Vọng Khanh. Chiêu Tín lo sợ cho ngôi hậu của mình, bèn tìm cách hãm hại, vu cáo Vọng Khanh với vua. Lưu Khứ tin theo, bắt Vọng Khanh đến cho các phu nhân khác xử tử.
Vọng Khanh bị Chiêu Tín và các phu nhân khác dùng dùi sắt nung nóng đỏ hành hạ. Cùng đường, Vọng Khanh nhảy xuống giếng tự vẫn nhưng không chết. Chiêu Tín sai lôi lên, xẻo mũi, cắt miệng rồi đem nấu trước mặt các cung nhân khác để cảnh cáo.
Sau đó, Lưu Khứ lại sủng ái nàng Vinh Ái. Chiêu Tín bèn vu cáo Vinh Ái. Vua lại nghe theo. Vinh Cơ cùng đường nhảy xuống giếng tự vẫn nhưng cũng không chết. Chiêu Tín cho lôi lên, lấy dao nung nóng đỏ hành hạ Vinh Ái, sau đó đâm mù mắt, chặt tay, nung chì đổ vào miệng. Vinh Cơ chết, Chiêu Tín sai phanh thây, chôn mỗi mảnh một nơi.
Hễ thấy cung phi nào được vua để ý, Chiêu Tín liền hãm hại, trước sau giết tất cả 16 người bằng nhiều thủ đoạn tàn ác.
Triệu Phi Yến (32 - 1 trước Công nguyên)
Triệu Phi Yến tên thật là Triệu Nghi Chủ, do có tài múa uyển chuyển như chim yến nên gọi là Phi Yến. Đây là một trong hai đại mỹ nhân của nhà Hán, bên cạnh người đẹp Vương Chiêu Quân.
Triệu Phi Yến và em gái là Triệu Hợp Đức sau khi được đưa vào cung làm phi của Hán Thành Đế đã cùng nhau lật đổ Hứa Hoàng hậu.
Tuy vậy, hai chị em họ Triệu đều không sinh được con nên để củng cố địa vị họ bắt đầu lập mưu hãm hại các cung phi được sủng ái khác.
Một cung phi họ Tào sau khi sinh được con trai đã bị chị em họ Triệu giết hại, gây nên vụ thảm án chốn hậu cung. Một năm sau, cảnh tương tự lại xảy ra với Hứa mỹ nhân - một người cũng vừa sinh được con trai.
Thành Đế không phải không biết đến sự hiểm độc của hai người đàn bà này, nhưng do quá chìm đắm trong sắc dục nên không thể ra tay xử tội hai chị em họ Triệu. Tận mắt thấy cốt nhục của mình bị chị em Phi Yến hãm hại, nhà vua chỉ biết gạt nước mắt than vãn.
Nhiều cung phi khác khi bị lộ tin mang thai cũng đều bị hai chị em họ Triệu ép uống thuốc phá bỏ.
Võ Tắc Thiên (625 - 705)
Võ Tắc Thiên còn được biết đến với tên gọi Võ Mị Nương, tên thật là Võ Chiếu. Người phụ nữ này đã trải qua các vị trí tài nhân, chiêu nghi, hoàng phi, hoàng hậu, hoàng thái hậu, hoàng đế, thái thượng hoàng.
Tự cổ chí kim, ở Trung Quốc, hiếm có người phụ nữ nào độc ác như Võ Tắc Thiên, người phụ nữ sẵn sàng giết con, không từ thủ đoạn để dọn đường cho bản thân đứng lên nhiếp chính.
Đương thời Võ hậu gây ra nhiều chuyện độc ác nhưng đáng kể nhất là việc gây ra cái chết cho 3 người con ruột. Võ Chiêu nghi sinh con đầu lòng là gái nên rất không vui. Một ngày, khi Vương hoàng hậu đến thăm đứa bé. Khi hoàng hậu ra về, Võ Chiêu nghi đã bóp nghẹt đứa con của mình.
Khi vua Đường Cao Tông vào thăm con, thấy công chúa đã chết, vô cùng giận dữ tra hỏi cung nữ, thì thấy bảo chỉ có mỗi hoàng hậu là người vào thăm. Do đó Cao Tông cho rằng chính hoàng hậu đã giết công chúa, liền ra tay trừng trị hoàng hậu.
Có lần Cao Tông động lòng trắc ẩn, định tha cho hoàng hậu thì tin lan đến tai Mị Nương. Hoàng hậu bị người của Mị Nương bám theo, ra tay chặt tứ chi, quẳng vào chum rượu, sau mấy ngày thì chết.
Võ hậu cũng bị kết tội đã đầu độc chết con trai cả là thái tử Lý Cường vào năm 675 vì thái tử tỏ ý chống lại việc Võ hậu can dự triều chính. Về sau, Võ hậu lại ra lệnh ép người con thứ hai là thái tử Lý Hiền phải tự tử vào năm 684.
Vì lý do này mà người đời sau coi Võ hậu là điển hình của sự độc ác, khi mà đến “hổ dữ cũng không ăn thịt con” thì Võ hậu sẵn sàng hạ thủ cả với con ruột.
Vạn Trân Nhi (? - 1487)
Vạn Trân Nhi chính là nguyên mẫu trong vụ án “Ly miêu tráo Thái tử” được nói đến trong các phim về Bao Công. Đương thời, Vạn Trinh Nhi là phi tần được Minh Hiến Tông sủng ái nhất.
Vạn Thị được tuyển vào cung từ nhỏ làm cung nữ. Lớn lên, Vạn Thị được hầu hạ Chu Kiến Thâm (sau là Minh Hiến Tông), dần dần nảy sinh tư tình. Khi vua cha băng hà, Chu Kiến Thâm lên ngôi năm 18 tuổi, lúc đó Vạn Thị 35 tuổi.
Tuy tuổi tác chênh lệch nhưng Vạn Thị rất được Hiến Tông sủng ái. Sau khi vua lên ngôi, nhiều mỹ nữ đã được tuyển chọn vào cung, trong đó có Hoàng hậu Ngô Thị đặc biệt khiến Vạn Trân Nhi ghen ghét.
Ngô Hoàng hậu muốn trị cho Vạn Trân Nhi một trận, có lần vớ lấy chiếc gậy đánh Vạn Thị mấy cái. Vạn Thị bèn tìm đến vua khóc lóc, bịa chuyện. Nhà vua tức giận liền phế bỏ Ngô Hoàng hậu.
Về sau, Vạn Thị có sinh được con trai, được phong làm Quý phi, nhưng đứa bé chết yểu, từ đó bà ta không sinh được nữa. Vì vậy, hễ phát hiện thấy cung phi nào có thai bà ta liền sai người lấy cớ giúp an thai để bắt uống thuốc phá thai.
Lý Hậu (1145 - 1200)
Hoàng hậu Lý Phượng Nương là vợ vua Tống Quang Tông. Lý Phượng Nương nổi tiếng về sự độc ác đối với các tình địch và những thủ đoạn ghê ghớm để ngăn chặn thói ham mê sắc dục của chồng.
Một hôm khi Tống Quang Tông rửa tay chợt thấy bàn tay của thị nữ trắng ngần, rất thích, bất giác nắm lấy ve vuốt khen đẹp. Mấy hôm sau, Lý Hoàng hậu sai người dâng vua một cái hộp nói đây là thứ vua rất yêu thích nên lấy về để dâng lên vua.
Quang Tông vội mở ra xem thì thấy trong đó là đôi tay của thị nữ hôm trước mình vừa khen đẹp. Vua vô cùng kinh hãi, xây xẩm cả mặt mày.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire