Những vũ khí có khả năng tàng hình của quân đội Mỹ
là mối lo ngại lớn đối với Trung Quốc trong trường hợp xảy ra chiến
tranh giữa hai nước.
ảnh minh họa
Tàu sân bay lớp Ford
Từ khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tàu sân bay đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh của Mỹ. Một tàu sân bay của Mỹ có trọng tải lên tới 100.000 tấn, có thể chở theo 4 phi đội máy bay chiến đấu F/A-18C Hornet hay F/A-18 E/F Super Hornet (tổng cộng 52 máy bay), 4 đến 5 máy bay chiến đấu điện tử EA-6B Prowler hay EA-18G Growler, khoảng 12 máy bay trực thăng MH-60 Seahawks và 2 chiếc C-2 Greyhound.
Tàu sân bay lớp Ford dự kiến sẽ gia nhập Hải quân Mỹ vào năm 2016, là hệ thống vũ khí khiến Trung Quốc kinh sợ nhất. Các loại máy bay khác nhau trên tàu chiến này có thể thực hiện nhiều sứ mệnh, bao gồm tấn công trên không, trên đất liền, chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm. Các tàu sân bay hiện đại không chỉ là mối đe dọa từ xa đối với Hải quân và Không quân Trung Quốc, mà còn có thể tấn công Bắc Kinh.
Những tàu sân bay như USS Ford cũng cho thấy sự thấp kém về công nghệ của Trung Quốc. Từ các lò phản ứng hạt nhân cho đến các hệ thống phóng máy bay bằng điện từ và hệ thống tác chiến phòng không tích hợp, tàu sân bay của Mỹ sở hữu những công nghệ mà Bắc Kinh chưa thể làm chủ. Năm ngoái, Trung Quốc tự hào khi cấp chứng nhận cho những phi công đầu tiên trên tàu sân bay Liêu Ninh, thì Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm thành công máy bay không người lái X-47B hạ cánh xuống tàu sân bay USS George Bush.
Năm 1996, phản ứng sau sự kiện Trung Quốc phóng tên lửa gần Đài Loan, hai đội tàu sân bay USS Nimitz và USS Independence của Mỹ đã được điều tới eo biển Đài Loan. Quân đội Trung Quốc đã không thể làm gì để ngăn chặn các tàu sân bay của Mỹ. Sự kiện bẽ mặt này đã ảnh hưởng tới danh dự của Bắc Kinh và hối thúc nước này phát triển những loại vũ khí mới như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D.
Chiến đấu cơ F-22 Raptor
F-22 Raptor hiện là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm duy nhất đang hoạt động trên thế giới. Một chiến đấu cơ tàng hình với khả năng tấn công mặt đất, do thám và chiến tranh điện tử, F-22 có khả năng bay với tốc độ Mach 1.82 (1.963 km/giờ) mà không cần thùng chất đột phụ. Nó có thể mang theo 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9X và 6 tên lửa tầm trung AIM-120 .
Trung Quốc sợ máy bay chiến đấu F-22 bởi không có loại máy bay nào như vậy trong kho vũ khí của Bắc Kinh. Trong tương lai, F-11 sẽ chiếm ưu thế trên không ở bất cứ nơi nào nó được gửi tới. Các máy bay chiến đấu hiện tại của Trung Quốc, bao gồm J-10, J-11, J-16 và Su-30MKK đều không có tính năng tàng hình và điều này là một bất lợi khi đối đầu với F-22 của Mỹ.
Khi xảy ra chiến tranh, F-22 Raptor có thể làm tê liệt Không quân Trung Quốc bằng cách bắn hạ các máy bay hậu cần, khiến các máy bay chiến đấu và ném bom không thể bay xa. F-22 cũng có giao chiến với máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc như KJ-2000 và các máy bay tiếp liệu trên không như Xian H-6. Các máy của Trung Quốc sẽ bị hạn chế với lượng nhiên liệu mang theo và tầm cảnh báo sớm sẽ bị hạn chế với các radar trên đất liền.
Khả năng tấn công mặt đất và chiến tranh điện tử của F-22 sẽ là một vấn đề lớn với Không quân Trung Quốc. Khả năng tránh radar trên đường ném bom các mục tiêu trên mặt đất khiến F-22 có thể xuyên thủng hệ thống phòng không của Trung Quốc. Các hệ thống cảm ứng của F-22 giúp nó có thể bí mật thu thập các dữ liệu của kẻ thù, như tín hiệu radio và radar mà không bị phát hiện. Khả năng này thậm chí có thể hữu ích cho các mục đích thu thập thông tin tình báo trong thời bình.
Trung Quốc không có máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm để chống lại F-22. J-20. đang trong quá trình phát triển, nổi lên như là một máy bay chiến đấu của Trung Quốc có thể thách thức F-22. Bắc Kinh cũng đang phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác là J-31. Cả hai mẫu máy bay này hiện đang được thử nghiệm bay, nhưng chúng cần thêm 10 năm nữa mới có thể hoạt động.
Tàu ngầm lớp Virginia
Các tàu ngầm tấn công lớp Virginia là tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất thế giới. Bắt đầu hoạt động từ năm 2004, tàu ngầm lớp Virginia có trọng tải 7.800 tấn và được cung cấp năng lượng bởi một lò phản ứng hạt nhân S9G. Tàu ngầm lớp Virginia không chỉ có khả năng tấn công các tàu mặt nước và tàu ngầm của kẻ thù, mà còn có thể tấn phóng tên lửa hành trình, đóng vai trò như một tàu mẹ cho các phương tiện ngầm không người lái, hỗ trợ lực lượng đặc nhiệm hải quân và thu thập thông tin tình báo.
Tàu ngầm lớp Virginia được trang bị 4 ống phóng ngư lôi với các ngư lôi dẫn đường Mk.48 và tên lửa chống hạm Sub-Harpoon. Ngoài hệ thống phóng ngư lôi, tàu ngầm cũng có 12 ống phóng thẳng đứng để phóng tên lửa hành trình tấn công tầm xa Tomahawk. Chúng có thể được sử dụng để vận chuyển lực lượng đặc nhiệm SEAL và các lực lượng đặc nhiệm khác của Hải quân Mỹ.
Trung Quốc sợ các tàu ngầm lớp Virginia bởi vì nước mày không có kinh nghiệm trong chiến tranh chống tàu ngầm và thiếu vũ khí chống tàu ngầm. Không tàu ngầm nào của Bắc Kinh, bao gồm tàu ngầm hạt nhân lớp Shang hay tàu ngầm điện- diesel lớp Yuan có thể sánh được với tàu ngầm lớp Virginia về các thiết bị cảm ứng, tàng hình và vũ khí. Trung Quốc có khoảng 3 máy bay tuần tra biển tầm xa Y-8 cùng thế hệ với máy bay tuần tra P-3C Orion của phương Tây, trong khi, Nhật Bản có tới 100 máy bay P-3C Orions.
Phần lớn các hạm đội tàu chiến của Trung Quốc, bao gồm tàu sân bay Liêu ninh, có vũ khí chống tàu ngầm, nhưng số lượng không xác định và nhiều loại vũ khí, bao gồm ngư lôi chống ngầm được sao chép từ vũ khí cũ của phương Tây và Liên Xô cũ. Hiện tại, Bắc Kinh đang nghiên cứu nâng cao khả năng chống tàu ngầm, bao gồm đóng tới 20 tàu hộ tống Type 054A được trang bị hệ thống săn ngầm hiện đại, đạn cối chống ngầm, ngư lôi và máy bay trực thăng chống ngầm.
Hiện tại, 11 tàu ngầm lớp Virginia đang hoạt động và Hải quân Mỹ dự định sẽ mua tổng cộng ít nhất 30 tàu ngầm loại này. Trong một cuộc xung đột tương lai với Trung Quốc, các tàu ngầm lớp Virginia có thể tung ra những "cú đấm" cực mạnh.
"Bóng ma" B-2 Spirit
Một trong những vũ khí đáng nể nhất thế giới, máy bay ném bom cánh dơi B-2 Spirit, cũng là một trong những kẻ hủy diệt đáng sợ nhất. Ban đầu được coi là một máy bay ném bom hạt nhân chiến lược, B-2 sau đó được cải tiến vào cuối thời kỳ Chiến tranh lạnh để hoạt động như một máy bay ném bom tiêu chuẩn. Nó có khả năng xuyên thủng các mạng lưới phòng không, bay tới 9.656 km không cần tiếp nhiên liệu và có thể mang theo 40 tấn bom dẫn đường.
Máy bay ném bom B-2 là nỗi sợ hãi đối với Bắc Kinh vì nó không bị radar phát hiện và có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Trung Quốc. Nó có thể cất cánh từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam và tấn công các mục tiêu từ Tân Cương cho tới Thượng Hải. Nếu Mỹ và Trung Quốc đụng độ trong cuộc chiến tại Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc có thể hứng chịu các cuộc tấn công bất cứ nơi nào trên lãnh thổ.
Với B-2, không nơi nào trên lãnh thổ Trung Quốc sẽ an toàn. Bất cứ căn cứ không quân, kho đạn, ga tàu hỏa, nhà máy phát điện hay cảng biển nào của Trung Quốc cũng có thể bị tấn công. Diện tích không phận Bắc Kinh phải bảo vệ tăng lên đáng kể và Trung Quốc sẽ phải phân tán không lực gồm 296 máy bay chiến đấu Su-27 và Su-35 trên toàn quốc. Khả năng đánh phát hiện và đánh chặn sau đó sẽ không được đảm bảo.
Máy bay ném bom B-2 là một hệ thống vũ khí nữa thể hệ ưu thế vượt trội mà Mỹ đang sở hữu. Trong bất kỳ cuộc xung đột có thể xảy ra với Washington, Trung Quốc không thể hy vọng tấn công lãnh thổ Mỹ bằng vũ khí thông thường ngoại trừ vũ khí mạng và hạt nhân. B-2 không có "đối thủ" tương thích trong kho vũ khí của Trung Quốc. Một báo cáo cho biết một mẫu máy bay ném bom tàng hình đang được phát triển tại Trung Quốc, nhưng chưa có mẫu máy bay nào như vậy được tiết lộ chính thức.
Không giống như các loại vũ khí khác, máy bay ném bom B-2 đã từng tấn công Trung Quốc. Một máy bay B-2 đã tấn công nhầm vào đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade trong một chiến dịch không kích của NATO vào năm 1999. Vụ tấn công khiến 3 công nhân dân Trung Quốc thiệt mạng và 20 người bị thương.
Tiêm kích F-35 Lightning II
F-35 Lightning II là máy bay chiến đấu-ném bom thế hệ mới nhất của quân đội Mỹ, được phát triển để thay thế những máy bay chiến đấu hiện tại, như F-16, F/A-18C và A-10. Do ngân sách bị cắt giảm và chậm tiến độ, máy bay chiến đấu F-35 có một lịch sử phát triển chông gai. Nếu F-35 hoạt động như nhà phát triển quảng cáo, nó sẽ là một trong những tiêm kích đáng gờm nhất thế giới.
Tiêm kích F-35 sẽ làm gia tăng vấn đề tàng hình của Trung Quốc. Trong một cuộc xung đột tương lai, Trung Quốc sẽ phải đối đầu với F-22 Raptor tại căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa của Nhật Bản. Các chiến đấu cơ F-16Ccủa Không quân Mỹ tại căn cứ không quân Misawa ở phía bắc Nhật Bản sẽ được thay thế bằng các tiêm kích F-35A. Tâm hoạt động vượt trội của F-35 so với F-16 đồng nghĩa các máy bay chiến đấu từ Misawa có thể tấn công lãnh thổ Trung Quốc bằng vũ khí tầm xa. Một vấn đề nữa đối với Bắc Kinh là những kẻ thủ tiềm năng như Australia cũng sẽ sở hữu F-35.
Tất cả các hệ thống phòng không của Trung Quốc, từ máy bay cảnh báo sớm tới tên lửa đất đối không bảo vệ tàu sân bay hay hệ thống tên lửa vác vai, sẽ không đủ khả năng chống lại máy bay tàng hình. Trong khi máy bay chiến đấu như F-35 cực kỳ đắt, một lực lượng có khả năng tàng hình sẽ khiến các kẻ thù phải đầu tư tốn kém để nâng cấp hệ thống phòng không của họ.
Cũng giống như F-22 Raptor, F-35 được trang bị một bộ cảm ứng hiện
đại có thể thực hiện các sứ mệnh thu thập thông tin tình báo, do thám và
chiến tranh điện tử. Hệ thống AN/AAQ-37 của F-35 được cho là có khả
năng phát hiện tên lửa đạn đạo và các mục tiêu khác trong phạm vi 1.287
km, trong khi hệ thống radar APG-81 có thể vẽ bản đồ địa hình và lực
lượng của kẻ thù trên mặt đất. Những tính năng này không chỉ có tác dụng
trong thời chiến mà cả thời bình.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire