caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

mercredi 21 mai 2014

Thơ và bài viết về Lễ Phật Đản 2638 của chị Sương Lam

Cuộc Đời Trần Thế

Nếu cuộc đời chỉ là quán trọ
Khách trần gian lui tới rộn ràng
Bạn hiền ơi! quẳng gánh đa mang
Mà vui sống câu kinh phổ độ

Nếu cuộc đời chỉ là bể khổ
Bến tử sinh một cõi đi về
Bạn hiền ơi! Hãy dứt cơn mê ,
Tìm nghĩa sống thương yêu thân ái

Nếu cuộc đời vầng mây tụ tán
Thoáng hợp tan, sáng nắng chiều mưa
Bạn hiền ơi! Thương mấy cho vừa,
Kỹ niệm cũ, ân tình xưa đó

Nếu cuộc đời trăng khuya mờ tỏ
Làm đổi thay, thay đổi đất trời
Bạn hiền ơi! lưu lạc muôn nơi,
Đêm thanh vắng, nhìn trăng nhớ bạn

Nếu cuộc đời tuyết sương chuyển hoán
Lạnh trên cao, đổ tuyết trần gian
Bạn hiền ơi! khắc phục gian nan,
Vững nghị lực, giúp ta giúp bạn

Nếu cuộc đời như hoa buổi sáng
Đóa phù dung sớm nở tối tàn
Bạn hiền ơi! làm đẹp nhân gian,
Bằng ánh mắt tình thương diễm tuyệt

Ôi! “mây tản, tuyết tan, hoa tàn, nguyệt khuyết” *
Cuộc đời ta khó tránh chuyện hợp tan
Hãy thương yêu, cho dẫu có muộn màng
Qua bến đổ, ta khó mong gặp lại!

Sương Lam

* trích trong Tài ứng đối thứ ba _ Mạc đỉnh Chi (www.vi.wikipedia.org)



Thưa quý anh chị,
 Bây giờ  là Mùa Phật Đản. Mời quý anh chị đọc tâm tình của SL và xem youtube vê Lễ Phất Đản của anh Quách Vĩnh Thiện thực hiện rất đẹp.  Cám ơn anh Quách Vĩnh Thiện.


Mừng Lễ Phật Đản 2638


 photo KinhmungPhatDan.jpg


Bây giờ là mùa Phật Đản. Các chùa trên thế giới  nói chung và ở Portland, Oregon nói riêng đang tưng bừng tổ chức Lễ Phật Đản để mừng ngày Đức Phật Thích Ca ra đời  cứu độ chúng sinh.  Là Phật Tử, chúng ta hân hoan chào đón Ngày Phật Đản cũng như các tín dồ Công Giáo đón mừng lễ Giáng Sinh mừng Chúa ra đời.

 Có nhiều người muốn tìm hiểu rô ràng Phật Đản là gì và khi nào thì Phật Tử sẽ đón mừng ngày sinh đặc biệt này. Xin mời quý bạn đọc một tài liệu dưới đây được ngưuòi viết sưu tầm trên Widipedia đem về đây chia sẻ với quý bạn nhé.
Phật Đản (chữ Nho 佛誕 -nghĩa là ngày sinh của đức Phật-; hay là Vesak, Pali; tiếng Phạn: Vaiśākha, Devanagari:, Sinhala: -nghĩa là ngày lễ vào tháng vesākha theo lịch Ấn Độ giáo, tương ứng vào khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch) là ngày kỷ niệm Đức Phật sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.
Theo truyền thống Phật giáo Đông Á, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyềnPhật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn).
Trước năm 1959 các nước Đông Á, thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch[1]. Nhưng Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 nước là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch[2].
Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp Quốc,[3] những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi, được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 5 dương lịch. Thời gian tới, tương ứng với các ngày trong dương lịch:
  • 25 Tháng Năm 2013
  • 14 Tháng Năm 2014
  • 4 Tháng Năm 2015
  • 21 Tháng Năm 2016
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2014 lần thứ 11 và Hội thảo Phật giáo quốc tế do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, từ ngày 7 – 11/5/2014. Chủ đề chính của Đại lễ Vesak LHQ 2014 là “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc”.[9]
Theo đó, sẽ có 05 diễn đàn hội thảo khoa học của đại lễ Phật Đản thế giới 2014 bao gồm:
1.    Hồi ứng của Phật giáo về phát triển bền vững và thay đổi xã hội;
2.    Hồi ứng của Phật giáo đối với hâm nóng toàn cầu và bảo vệ môi trường;
3.    Đóng góp của Phật giáo về lối sống lành mạnh;
4.    Xây dựng hòa bình và sự bình phục hậu-mâu thuẫn;
5.    Giáo dục Phật giáo và chương trình cấp đại học.
( Nguồn: Trích trong Wikipepia).

 Ngày xưa người viết là một đoàn sinh của Gia Đinh Phật Tử Chánh Minh sinh hoạt ở chùa Giác Tâm gần ngả tư đường Chi Lăng và Vỏ Di Nguy Phú Nhuận. Trong những ngày đại lễ  của Phật Giáo như Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan, các đoàn sinh GĐPT tổ chức những buổi văn nghệ rất huy hoàng, vui vẻ để chào mừng những ngày lễ quan trọng  này.   Các đoàn sinh của đoàn Thiếu Nữ, Thiếu Niên cũng thi đua ca múa, diễn kich, làm bích báo dán tường rất là rộn rịp.  Bút danh Sương Lam cũng được xuất hiện dưới những bài thơ, bài viết trên các tờ bích báo, tập san văn nghệ của GĐPT Chánh Minh từ dạo ấy.
 Xin mời quý bạn đọc những vần thơ vụng dại nhưng rất chân thành mừng Ngày Khánh Đản của đoàn sinh thiếu nữ Sương Lam vào thập niên 60 dưới đây nhé.

Ngày Khánh Đản
 “Đời trần thế đầy đau thương lầm lỗi
Ngài ra đời để cưú độ chúng sanh
Gieo thương yêu với muôn vạn điều lành
Giúp nhân loại khỏi si mê lạc hướng

Nay đốt nén hương trầm con vọng tưởng
Đến ngày xưa Đấng Giác Ngộ ra đời
 Cứu chúng sinh đang lặn hụp chơi vơi
Trong bể khổ của mê mờ đau khổ

 Ngày Khánh Đản muôn đời con vẫn nhớ
Lâm Tì Ni muôn thuở vẫn vang danh
Ca Tỳ La rạng rở một hoàng thành
 Bao năm tháng không phai mờ lịch sử

Ngày Khánh Đản muôn lòng người Phật Tử
Đều hân hoan tưởng nhớ đến Cha Lành
 Một người cha muôn thuở của chúng sanh
 Con thành kính đốt nén hương kính Phật”

(Nguồn: Trích trong bài tho Mừng Khánh Đản của Sương Lam)

 Thời gian trôi qua nhanh quá.  Bây giờ người viết đã là “người không còn trẻ nữa” vẫn đi chùa  đón mừng Ngày Phật Đản hằng năm nơi xứ người.
 Một duyên may cũng đã đến với người viết là vợ chồng người viết đã có phúc lành được viếng thăm vuờn Lâm Tì Ni ở Nepal, nơi Đức Phật được sinh ra dười cây hoa vô ưu, trong chuyến hành hương  Phật tích Ấn Độ vào năm 2007.

Cuộc hành hương chú trọng vào 4 nơi quan trọng mà trong nhà Phật gọi là Tứ Động Tâm. Đó là:
1.- Nơi Đức Phật đản sinh ở vườn Lâm Tì Ni.
2.- Nơi Đức Phật thành đạo dưới cội bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng.
3.- Nơi Đức Phật giảng kinh Chuyển Pháp Luân cho 5 anh em Kiều Trần Như trong Vườn Lộc
Uyển.
4.- Nơì Đức Phật nhập Niết Bàn ở Vườn Sa La Song Thọ.


Chúng ta vẫn nghĩ rằng cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, của Chúa Jesus là những huyền thoại, Nhưng có đến tận nơi nhìn thấy các Phật tích, thánh địa thì chúng ta có thể  tin rằng Đức Phật, Chúa  Jesus là những  nhân vật có thật trong cõi đời trần thế.  Quý Ngài được sinh ra đời để thi hành sứ mạng cao cả là cứu độ chúng sinh, truyền giảng những lời dạy rằng con người cần phải thương  yêu, từ bi, hỷ xả, bác ái.
 Xứ Ấn Độ rất nóng. Chúng ta đi hành hương chiêm bái những Phật tích với phương tiện xe cộ đầy đủ tiện nghi máy lạnh, chân mang giày ấm chân, đầu đội nón che nắng che mưa. Thế mà ngày xưa Đức Phật và các đệ tử  chân không đi từ nơi này sang nơi khác vạn dặm xa xôi để hành đạo thì phải biết là vất vả như thế nào rồi.

 Đặc biệt Đức Phật lại là một vị thái tử sống trong cung đìện nguy nga, vợ đẹp con xinh, thế mà sau khi đi qua bốn cửa thành chứng kiến kiếp người đau khổ vì sinh lão, bịnh, tử nên Ngài quyết tâm rời bỏ cung vàng đìện ngọc, xuất gia đi tìm chân lý để truyền dạy chúng sinh học tập thực hành để có thể thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.  Thật là một công đức vô lượng, đáng được kính ngưỡng.

 Bài pháp “Phật Đản Sanh” của Thượng Tọa Thích Tâm Hoàn  thuyết giảng trong ngày đại lễ Phật Đản lần thứ 2638 tại chùa Bửu Hưng ngày chủ nhật 5-11-2014 vừa qua đã soi sáng hạnh nguyện tốt đẹp của Đức Từ Phụ và giúp đại chúng sống như thế nào để phát huy được Phật tính  sẵn có của mình.
Xin mời quý bạn thưởng thức Youtube Mừng Phật Đản của một  nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện, một vị thiện tri thức tài hoa ở Pháp với tiếng hát của Hương Giang trong mùa  Phật Đản năm nay nhé. Xin cám ơn nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện rất nhiều với nhạc phẩm đầy ý nghĩa do anh viết lời ca và youtube tuyệt đẹp do anh thực hiện này.

 Xin click vào link dưới đây:
MungPhatDan-BienvenueNaissanceBouddha.avi

  Xin mời quý bạn cùng đọc mẫu chuyện thiền ngắn ngắn dưới đây xem như là kết luận của bài tâm tình hôm nay nhé.

Vận Mệnh Nằm Trong Tay Mình

Một người không rõ về vận mệnh, đem thắc mắc của mình đi bái kiến  một vị thiền sư:
- Thầy nói xem trên đời này có vận mệnh không?
- Có.
- Nhưng , vận mệnh của con ở đâu?
Vị thiền sư kêu anh ta xoè tay trái ra, chỉ anh ta xem và nói:
- Con thấy rõ chưa? Đường này là đường tình cảm,
đường này gọi là đường sự nghiệp, còn đường kia là đường sinh mệnh.
Sau đó , vị thiền sư kêu anh ta từ từ nắm tay lại, nắm thật chặt.
Thiền sư hỏi: - Con nói xem, những đường đó nằm ở đâu rồi?
- Con hiểu vận mệnh của con ở đâu rồi chứ?
Anh ta mỉm cười nhận ra,
thì ra vận mệnh nằm trong tay mình .

SUY NGHIỆM : Không tu thì cứ sống theo nhân quả bao đời
 đã có do nghiệp chúng ta tạo nên. Có tu thì dừng nghiệp và chuyển nghiệp.
Nghiệp thay đổi  thì số phận cũng thay đổi, số phận tốt hay xấu là do
cách chuyển nghiệp của chúng ta vậy.

Bodhgaya Monk

Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ và mọi sự an lành đến với các bạn.
Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

  Sương Lam

  (Nguồn: tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên internet, qua email bạn gi-MCTN227-ORTB627-51614)

--
Sương Lam
Website: www.suonglamportland.wordpress.com
http://www.youtube.com/user/suonglam

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire