caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 30 mars 2013

Truyện CHẶNG ĐỜI Đỗ Bình

Truyện
CHẶNG ĐỜI

Đỗ Bình
Thời gian thoáng qua nhưgiấc mộng, mới ngày nào tóc còn xanh, hồn tung tăng trên đường đầy hoa bướm,đời như cánh chim lướt gió, chớp mắt tuổi đã xế chiều ! Lên đỉnh tháp Effel ngóng về cuối chân trời nơi quê hương vạn dặm, lòng tôi bỗng dâng cảm một nỗi buồn xa vắng ! Có phải thời gian lại bước vào những ngày tháng tư ?Nói đến tháng tư làm sao tôi quên được mùa chiến chinh ấy ! Từ xa xưa hàng ngàn năm trước chiến chinh đã xảy ra khắp nơi, lịch sử của mỗi dân tộc đều viết lại những trang thiên hùng ca ghi dấu những chiến công hiển hách của dân tộc. Những trận đánh lẫy lừng, những cuộc chém giết thật hãi hùng đều được ghi lại.
Ngày nay khoa học tiến bộ những vũ khí xử dụng trong chiến tranh lại càng tinh vi tối tân hơn thì sinh mạng con người càng dễ bị đe dọa ! Đất nước nào mà có chiến tranh chắc hẳn người dân xứ đó phải chịu nhiều đau khổ vì nó như một cơn hồng thủy tàn phá thiên nhiên, hủy diệt mầm sống ! Những ai đã từng trải qua trong khói lửa chiến chinh chắc không khỏi tự hào xen lẫn ngậm ngùi mỗi khi nhắc đến chiến tranh ? Cuộc chiến ý thức hệ Quốc Cộng xảy ra trên quê hương kéo dài trên hai mươi năm dù đã qua lâu, nhưng vết thương chiến tranh đã để lại trong lòng quê hương những nét hằn sâu đậm, những rạn nứt tình người mà thời gian chưa hàn gắn được ! Biết bao giọt nước mắt của mẹ gìa, vợ hiền, con dại đã tuôn thành suối vì những người thân đã hy sinh ?! Tôi lớn nên trong thời chiến làm sao tránh khỏi dấu binh lửa ? Bằng hữu và thân nhân của tôi cũng nằm trong số ấy, người thì chết, kẻ bị tàn phế, may lắm vài người còn lành lặn ! Chiến tranh quái ác thế nhưng các bạn tôi sau khi học xong rời ghế nhà trườngđều tìheo tiếng gọi lên đường vào quân đội, và tình nguyện vào những binh chủng hùng. Họ không sợ chết, nói đúng hơn họ xem nhẹ cái chết nhưng lại sợ tiếng đời cho là hèn yếu, trốn tránh nghĩa vụ thiêng liêng khi tổ quốc cần. Họ là những anh hùng vô danh nguyện đem xương máu trải khắp trên quê hương. Ôi thật là cao cả !Tôi được đưa vào bệnh viện Cộng Hòa trong giờ phút sinh tử của Sài Gòn, và chỉ vài ngày sau khi miền Nam lọt vào tay «những người anh em ruột thịt»miền Bắc. Một đoàn thương binh của chế độ cũ, lớp cụt què ,lớp đui mù, trên thân thể họ loang lổ rỉ máu, có những vết thương lở lói chưa kịp băng !. Họ lếch thếch dìu nhau lê bước trông giống như đám qủy nhập tràng từ khu nhà mồchui ra. Họ bị đuổi ra khỏi bệnh viện ! Vết thương của tôi chưa đóng vẩy thìđám «xu thời» đeo băng đỏ trong khu phố kéo đến nhà, trong số quen mặt đó có kẻbỗng dưng tự nhận là chủ tịch phường, hắn muốn lập công với chế độ mới nên bảo tôi là thành phần « nguy hiểm» trước làm ngành Chiến Tranh Chính Trị nên thường tuyên truyền xuyên tạc «cách mạng», do đó phải đi học tập cải tạo gấp ! Không phải vì đám người này đến bắt tôi đi tù trong tình trạng giở sống giở chết mà tôi thù ! Không ! Tôi không thù vặt, nhưng rất ghét những con người hai mặt đón gió trở cờ thích CS nhưng không dám bỏ thành phố vào bưng biền hay tập kết ra Bắc. Họ càng không dám cầm súng bắn lại chúng tôi mà chỉ nấp sau lưng, lén lút như những con chuột nhắt chờ cơ hội luồn lách trà trộn trong hàng ngũ quốc gia để nghe ngóng, lấy tin tức báo cáo ! Họ là những tên chỉ điểm hại người để tiến thân nên lòng dạ hiểm độc tráo trở biến dạng như loài kỳ nhông ! sau ngày 30 tháng tư năm 75 đám rác rưởi dấu mặt nằm vùng đó đã lộ nguyên hình !
Như ngọn đèn leo lét, tôi vẫn sống qua ngày, chống cặp nạng lê lết trong các trại tù như trái cây dập! Hơn một năm sau tôi mới bỏ được cặp nạng nhưng chân vẫn còn đi khập khễnh ! Mãi đến nhiều năm sau đó tôi mới đi đứng bình thường.Thời gian một ngày ở trong tù dài lê thê, đối với người bệnh không thuốc men lại còn thê thảm hơn ! Nó cứ lặng trôi mà tình trạng sức khỏe của tôi ngày càng kém, ánh sáng còn lại của con mắt mất dần ! Tôi nghĩ mình sẽ bỏ xác trong tù nên dửng dưng với hiện tại và quay mặt vào tương lai ; nghĩa là chẳng nghĩ ngày về. Tôi chẳng còn gì để sợ,do đó tôi thường hay chỉ trích, diễu cợt những điểm yếu của chế độ. Họ quy tội cho tôi hay phát biểu «linh tinh» nên nhiều lần bị cùm vì kỷ luật ! Hồi đó tôi chỉ muốn họ bắn một viên đạn cho đời giải thoát, nhưng họchẳng bắn, không phải họ thương tình, hay tiếc một viên đạn, mà họ sợ tiếng đồnầm ĩ trong trại tù sẽ ảnh hưởng đến tù nhân, gây bất lợi cho cái gọi là «chính sách nhân đạo» của họ ! Nếu tôi mà bị xử bắn thì trong trại tù này còn aiđược thả ? Họ không muốn giết ngay, họ muốn tôi chết lần mòn vì tbệnh tật ! Ðã thế tôi lại cần phải sống để làm chứng nhân về những trại tù CS. Cuối cùng tôi cũng được đưa lên bệnh xá điều trị. Tôi nghĩ:
-«Họ có thể kéo dài sự sống của một thân xác bệnh tật, nhưng lại không thể chữa được sự bất mãn trong tâm hồn tôi.»
Bệnh xá là khu nhà kho xập xệ của thời chiến tranh sót lại. Giường bệnh là những tấm ván ghép lấy từ những két đựng đạn kê cách mặt đất một gang tay đưọc bắc trên bốn cục gạch. Giữa nhà treo một ngọn đèn tù mù không chiếu rõ nổi trần nhà. Bệnh xá được chia làm ba khu được ngăn bởi những tấm vách bằng carton cao hơn đầu người. Khu dành cho những người mắc bệnh lây nhiễm, khu tổng quát gồm đủ thứbệnh và khu đặc biệt dành cho cứu cấp và những người bệnh thật nặng , tôiở khu này ! Vật dụng của bệnh nhân chỉ vài chiếc lon guigoz dùng đựng nước, chứa độ linh tinh mà tù nhân mang theo bên mình, cùng với một tấm vải lính khổ2m được cấp khi vào trại dùng làm chăn đắp và cũng là tấm vải tẩm niệm tù nhân khi lìa đời ! Tuy vật chất thiếu thốn nhưng những y sĩ của bệnh xá lại có tình người, họ không dám biểu lộ ra mặt nhưng được thể hiện qua sự tận tâm chạy chữa cho bệnh nhân, tiếc thay cơm còn không có mà ăn huống chi đến thuốc ! Họ chỉbiết dùng lời trấn an và cho ít thuốc lá cây, còn thuốc tây chỉ dành cho «những ca hấp hối»!
Ở bệnh xá, tôi gặp lại người bạn học thời niên thiếu, trước kia nó viết văn làm báo. Nó tình nguyện vào binh chủng Dù, và đã để lại chiến rtrường Thường Đức năm xưa một chân nên giã từ vũ khí đã lâu, thế mà hôm nay nó vẫn đi tù ! Gặp nhau trong cảnh ngộ này mừng ra nước mắt, nên hai chúng tôi thường dìu nhau ra góc hè tâm sự. Nó bảo:
-«Tao chán sống lắm rồi, chẳng còn tương lai...sống thêm thừa…chỉ khổ cho gia đình !»
Tôi so vai:
-«Tao tưởng mình chết đã lâu rồi chứ ?!»
Chúng tôi hàn huyên về những kỷniệm êm đềm thuở đi học, xen lẫn những bùi ngùi về ký ức chiến trường năm xưa, mà hai đứa nghẹn ngào cho hôm nay, để rồi hối tiếc không được chết trên chiến trường !
Nó trầm giọng nói:
-«Tao tiếc là bị thương tật nên không cùng anh em cầm súng chiến đấu với Việt Cộng đến cùng !»
Tôi bảo:
-«Mày đã làm xong bổn phận với đất nước. »
Nó lắc đầu:
Chưa đâu ! Đất nước bây giờ bị Cộng Sản nhuộm đỏ,dân chúng bị kìm kẹp mất tự do, dù chúng ta ở tù cũng không hết trách nhiệm !»
Tôi thở dài:
-«Biết làm sao bây giờ ?! Càng nghĩ tao càng hận bọn phản chiến Mỹ và lũ con buôn chính trị quốc tế, chúng lừa đảo, nhân danh tựdo rồi phản bội chúng ta !»
Nó chua chát nói:
- «Bọn con buôn chính trị thì chỉ biết đến tư lợi thôi !»
Lòng ngao ngán buồn rười rượi ! Bỗng một ý nghĩ táo bạo chợt lóe trong đầu, tôi đặt tay trên vai bạn và khẽ nói :
- «Nếu sống chỉthêm hại cỏ cây, kéo lê kiếp sống thừa thì, thà chết quách đi cho đỡ khổ xác ?! Mày và tao nếu mình tự tử chung biết đâu sẽ gây đưọc tiếng vang, đánh động sựtrỗi dậy của anh em tù? »
Nó đang trầm ngâm hướng mắt vềmột cõi xa bỗng quay phắc lại, mắt sáng quắc:
- «Mày có lý ! Mình phải làm cái gì đó để phản đối chính sách phi nhân của CS.»
Nó nói tiếp:
- «Tao mường tượng sau khi mình chết, anh em tù sẽ giao động, từ trại này đồn sang trại khác anh em tù sẽ vùng lên đòi quy chế của tù nhân theo tiêu chuẩn quốc tế ».
Tôicười:
-«Ðược như thế là may!»

Nó bỗng hỏi:
-«Mày có định viết thư để lại cho gia đình không?»
Tôi lắc đầu:

- «Không!Tao không muốn để lại gì, chỉ làm gia đình buồn thêm !»
Tôi hỏi nó:
-«Còn mày? Có định viết thư không?»
-«Không! Tao cũng nghĩ như mày!»
Hai chúng tôi hẹn nhau hôm sau, tôi về giường sắp lại mớ hành trang, chọn bộ quân phục cũ được trại cấp để lao động, dùng tay vạt những nếp nhăn rồi xếp cho thẳng. Dù sao nó cũng là chút di sản cuối cùng của đời lính mang theo khi lìa trần. Sáng nay lúc gặp mặt bỗng dưng hai đứa chúng tôi chào nhau theo lối nhà binh, không bảo nhau mà cả hai cũng chọn bộ quân phục. Khám bệnh xong hai thằng kéo nhau ra ngồi góc hè cũ. Lòng tôi hớn hở vì sắp được đi xa, trong ảo giác tôi thấy cảnh vật bay nhảy, màu sắc tươi mát, bầu trời xanh ngắt lờ lững những áng mây hồng. Ðang suy tưởng, người bạn vỗ vai kéo tôi về thực tế, dù vẫn còn tiếc nuối cảnh sắc ấy, vì đã từ lâu mắt tôi chỉ toàn là những giải mây mờ giăng không còn nhìn được xa !
Người bạn đưa cho một nắm thuốc viên Clhoraquine, tôi cầm vốc thuốc nói:
- «Sức tao chỉ cần 8 viên cũng đủ chết, nhiều quá thừa, phí đi ! Hãy để lại cho anh em lỡ có sốt rét còn có thuốc.»
Nó cười:
- «Hay ! Mày có lý,ốm như cò ma mình chỉ cần một nửa cũng đi đứt.»
Nó nhún mình phóng đi như vũ trên cây nạng gỗ về cất số thuốc dư và trở ra chia nhau uống. Hai đứa im lặng chờthuốc ngấm, và mỗi đứa theo một ý nghĩ riêng. Tôi chợt nghĩ đến mẹ, người luôn tha thiết với quê hương bằng tấm lòng, bà đã suốt đời hy sinh vì tôi! Tôi vẫn ghi khắc nét lo âu tiều tụy trên khuôn mặt mẹ, nhất là đôi mắt buồn! Cả một đời bà ước mơ và chờ đợi nhưng không bao giờ toại nguyện! Mẹ tôi lúc còn chiến tranh hằng cầu nguyện quê hương sớm thanh bình để con mình khỏi chết trận. Sau khi hết chiến tranh lại cầu nguyện cho con sớm thoát tù. Nghĩ đến đây dòng lệ trong tôi tự trào, suốt đời tôi làm cho mẹ buồn ! Dòng suy tưởng của tôi lại miên man đến nàng, người mà tôi muốn quên nhưng hình bóng ấy vẫn chợp chờn trong giấc ngủ! Tình yêu như một chiếc bóng bên ta, có khi theo dấu chân in trênđường, có khi soi trên vách, và có đôi khi ẩn hiện trong tâm hồn. Tôi muốn quênđể tình yêu không làm yếu lòng, giảm đi lòng quyết liệt đối kháng với CS vì còn hy vọng ngày về ! Tôi càng muốn quên thì hình ảnh của nàng cứ hiện ra một cô sinh viên tâm hồn đầy mộng mơ nhìn đời qua ngưỡng cửa sân trường. Nàng cũng như bao triệu người dân Miền nam, vẫn hằng mơ ước ngày đất nước hết chiến chinh, quê hương được thanh bình để những người lính được trở về với mái gia đình sống yên vui bên những người thân. Thế nhưng khi tàn chiến chinh, những ước mơ giản dị đó đã biến thành cơn ác mộng, những người dân chân chính đó lại càng mất mát nhiều hơn khi đất nước thay sắc màu thể chế,đổi chủ, ánh mắt của nàng không còn nét vui tươi hồn nhiên và trên môi cũng đã tắt mất nụ cười sau khi được tin tôi bị thương! Tôi biết nàng rất buồn nhưng không hề hé môi than số phận. Ôi, thật cao đẹp cho ý nghĩa tình yêu, nhưng điềuấy đã khiến lòng tôi thêm buồn hiện tại và tương lai rồi sẽ ra sao?! Trong khoảng khắc, tôi hình dung dáng nàng mong manh tha thước trong chiếc áo dài trắng, mái tóc dài bồng bềnh mỗi khi lộng gió. Nàng có nụ cười rất tươi luôn thắm trên bờ môi mọng đỏ làm sáng gương mặt phảng phất nét thơ trong tranh; chẳng thế mà các bạn gái đều xem nàng như đóa hoa hồng của đại học sư phạm ngày nào. Chiến tranh quả tàn nhẫn đã cướp của nàng bao mơ ước! Thôi, nghĩ đến mà ngậm ngùi! Tất cả những hạnh phúc, đau khổ; giờ cũng đành xin giã từ. Xin chào cuộcđời và những người thân yêu!
Đang triền miên trong suy tưởng, bỗng tiếng kẻng từ trại tù xa vọng lại làm tôi bừng mắt. Tôi vội quay sang nó hỏi:
- «Mày đang nghĩ gì ?»
Nó thổn thức :
«Tao đang nghĩ về mẹ tao và vợ tao.»
Tôi im lặng trân trọng phút thiêng liêng của nó. Chúng tôi lại chìm vào im lặng, sống trong cõi riêng thì bỗng có tiếng la cứu cấp, hình như có người nhập viện? Chẳng ai rủ nhưng haiđứa cùng đứng dậy mò qua xem mới biết người vừa chết là tù cải tạo. Anh ấy trước là bác sĩ quân y, vì lao động quá nên kiệt sức ! Tôi bảo bạn :
- «Mày hỏi xem tên anh ấy là gì ?»
Nó gắt lên:
- «Biết làm quái gì ! Trước sau gì chẳng gặp! »
Tôi cười:
- «Biết đâu ở chốn đó cũng có ‘biên chế‘ như đây thì sao!»
Nó bảo:
-«Mày điên hả ? Hơi đâu mà lo xa !»
Tôi lắc đầu, định trở về giường nằm đợi thuốc ngấm ‘chờ đi’, nhưng thằng bạn bảo hãy im lặng theo dõi lớp tuồng cuối.
Người tù nhân nằm đó còm như que củi, quần áo tả tơi, anh ta chết trong côđơn, không thân nhân, bạn bè thân thiết. Cái chết thật ttrầm mặc chẳng xôn xao lay động những toán tù lao động gần đó ! Số anh qủa hẩm hiu !Chết ở trại cònđược cỗ hòm, gục trên đường lao động đưa đến bệnh xá thì chỉ vài miếng ván nhà, dăm ba mảnh ván chuồng lợn cũng ghép nên một chiếc hòm! Chúng tôi chứng kiến thủ tục tống táng người tù. Cuộc tẩm niệm rất sơ sài, nắp quan đậy không kín vì những mảnh gỗ lệch! Mấy người khiêng là những tù nhân ở những trại khác được gọi đến, trông họ như những bộ xương biết đi! Chẳng ai còn giọt nước mắt nào đểtiễn đưa người quá cố! Quan tài của người bác sĩ trẻ xấu số được vùi sâu ba thước đất một cách vội vã, những mảng đất lùa trên quan tài không khua động, không dâng lớp bụi bay, nhưng lớp đất ấy đã vùi theo một tài năng, trí tuệ củađất nước trong âm thầm, chôn sâu vào lòng đất ! Tôi thầm nghĩ:
- « Dù sao anh vẫn còn may là được các bạn tù khắc tên trên tấm bia mộ! Thôi ngủ yên đi anh, chẳng ai có thể đày đọa anh được nữa.. anh vẫn còn được hai đứa chúng tôi đưa tiễn, nhưng lúc chúng tôi ra đi, ai sẽ tiễn đưa chúng tôi đây ?!»
Chứng kiến cảnh đau lòng ấy tôi thở dài nói với bạn:
-« Ðời người thế là xong ! Lúc sống mọi thứ mới đáng cần, chứ chết rồi tang lễ có to hay nhỏ nào cần thiết phải không?!»
Lòng tôi ngậm ngùi, cười chua chát nói thêm:
-«Tao tưởng một người tù sống chẳng làm gì được trước họng súng, thì cái chết trong lúc lao động sẽ gây ầm ĩ, ai ngờ cũng chỉ là chiếc lá rụng! Cái đói và tiếng kẻng cơm tù dã làm nhụt chí tù nhân! Chết thầm lặng như thế nào khác cục đất, chỉ rảnh tay bọn cai tù?! Thà là gắng cắn răng chịu khổ sở mà sống, thì bọn đầu não CS vẫn phái người trông coi mình vẫn khoái hơn phải không?»
Nó cười thích thú:
-«Mày có lý…đám tù mình chết hết ai làm nhân chứng về tội ác CS ?!»
Hai đúa tôi nắm chặt tay nhau, cái xiết tay mang ý nghĩa: chúng tôi phải sống. Chúng tôi gặp bác sĩ bệnh xá cho biết đã dùng thuốc quyên sinh. Bác sĩtrưởng bệnh xá há hốc mồm nhìn chúng tôi vì đây là lần đầu tiên có vụ tự tửttập thể. Trong lúc tiêm thuốc giải chờ xúc ruột, chúng tôi được “lên lớp“! Mấy ngày sau một chính ủy chẳng biêt từ đâu đến cho gọi chúng tôi lên và bắt làm tờkiểm điểm. Họ quy tội chúng tôi là chống đối, vì tự tử là hành động tiêu cực, diệt sản xuất và bắt chúng tôi xuất viện để về trại lao động ngay hôm đó. Kể từ lần chia tay đó chúng tôi chẳng còn gặp nhau lần nào, nhưng lòng tôi vẫn khắc sâu hình bóng nó. Sau này tôi nghe một số bạn tù kể nó được tha về nhưng gia đình không còn ai, vợ con đã vượt biên không tin tức! Nó nộp đơn chờ đi diện H.O, sựchờ đợi mỏi mòn, lâu quá nên đã vượt biên, chiếc tàu của nó chẳng may gặp cơn bão nên không bao giờ tới bến!
Riêng tôi may mắn hơn, người con gái năm xưa vẫn ở bên đời, cùng trôi giạt xứ người. Dù chiến tranh và tù ngục đã qua lâu nhưng nhiều đêm những kỷ niệm đớn đau hãi hùng vẫn len vào trong giấc mơ làm tôi bàng hoàng thức giấc, chẳng biết mình tỉnh hay đang mê?! Nhìn quanh mới biết mình đang ở xứ tự do mà lòng nghe nhẹ nhõm! Ở xứ lạnh thời tiết hay thất thường, những vết thương cũ đôi khi trở đau,tôi đã quen chịu đựng nên không trách cuộc đời hay oán hờn một ai. Lỡ sinh vào đất nước đó, thời đại đó thì như một định mệnh đã an bài. Thời gian vẫn lặng lẽ trôi, những kỷ niệm xưa dẫu đớn đau hay êm đềm thì nó vẫn tồn tại trong trang sách dù con người có muốn xóa đi hay cố quên nó vẫn một lần trong đời. Tôi vẫn nhớ quê hương dù bao năm xa cách vẫn chưa một lần về ! Hôm nay nơi quê nhà đất nước quá nhiều đổi thay tự biến mìnhđể dễ hòa nhập, thế rồi đánh mất luôn «hồn quê» để Trường Sa và Hoàng Sa thành những thắng cảnh bên bờ biển Đông ! Nếu một mai chẳng may quê hương chỉcòn là di tích, hay là chiếc bóng thì tôi vẫn khắc trong tim, và chẳng bao giờ quên đã có lần tôi là người Lính Cộng Hòa chiến đấu vì bảo vệ sự Tự Do cho quê hương../.
Đỗ Bình
Paris 30.3.2013

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire