caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 16 septembre 2018

Nghe đọc truyện dã tưởng Siêu Cấp Tội Phạm của tác già Da Đảo.

Có những truỵên dã tưởng mà nếu theo góc nhìn nào đó, chúng ta nghỉ là tác giả đang bị hoang tưởng hay đang sống tại hành tinh nào khác với trái đất.
Nhưng khoa học đã chứng minh qua nhiều phim ảnh hay đời sống hằng ngày của con người trên trái đất đã vượt xa những thế kỷ trước đây mà mấy phần trăm nào đó, chúng ta đã bị biến thái thành người máy lúc nào mà không hay.
Mời quý anh chị nghe đọc truỵên Siêu Cấp Tội Phạm của tác giả Da Đảo.
Caroline Thanh Hương

Audio Truyện Siêu Cấp Tội Phạm



Audio Truyện Siêu Cấp Tội Phạm

(Đánh Giá 9.6/10 từ 11 Thành Viên)
Truyện Audio Siêu Cấp Tội Phạm là một tác phẩm Khoa Huyễn, như các bạn đã biết, Khoa Huyễn thì không có pháp bảo và tu luyện, cũng không có ma thú hay môn phái. Đây là một trận chiến lớn giữa Liên Bang và Đế Quốc, một hành trình phiêu lưu mạo hiểm đầy thử thách, khung cảnh cơ giáp chiến đấu hoành tráng, biến dị thú vừa mạnh mẽ vừa nguy hiểm, siêu cấp nhân loại biến đổi Gen hoặc cải tạo thành bán nhân cơ giáp. Nhân vật chính là người có tính cách trầm tĩnh hướng nội, nhưng sau khi bị Hệ Thống Chiến Thần ký sinh, hắn đã hoàn toàn thay đổi, thủ đoạn hơn, điên cuồng hơn, tất cả chỉ vì sinh tồn, nhân tuyển Chiến Thần hàng vạn năm qua có đến hằng hà sa số, nhưng chưa một ai có thể đạt đến cảnh giới cao nhất - đó là Chiến Thần.

Hãy cùng Lâm Phi trải nghiệm qua các hành trình cửu tử nhất sinh, để xem hắn có thể trở thành Chiến Thần tối cao hay không, mời các bạn đón xem :)

Giới thiệu sơ về truyện:
Hãy cùng xem qua một văn án nhỏ sau, ta sẽ phần nào hiểu được tính cách mạnh mẽ đầy quyết đoán, cũng như sự gian hùng của một Siêu Cấp Tội Phạm: "Binh sĩ không muốn làm tướng quân thì không phải là một binh sĩ tốt." Đây là điều mà huấn luyện viên chiến đấu trong ngày đầu tiên dạy cho chúng ta đã nói.

Khi đó ta còn cho rằng huấn luyện viên thật vĩ đại, là tồn tại không thể chiến thắng....Nhưng kể từ khi ta bị Hệ Thống Chiến Thần nhập vào thân, ngộ sát huấn luyện viên, sau đó bị phán tội vào Karl ngục giam, cả đời bị giam cầm, ta cũng viết cho mình một câu danh ngôn, để khích lệ cuộc sống của ta sau này: "Tù phạm không muốn vượt ngục, thì không phải là một tù phạm tốt."Ta bắt đầu bị Chiến Thần Hệ Thống trong đầu bức bách đi chiến đấu…... 

Nghe và đọc truỵên Mở Nắp Hằm của Nguyễn Thị Hải Hà.

Qua bài diển đọc của Kim Oanh, mời quý anh chị thưởng thức phần đọc truyện của chị Nguyễn Thị Hải Hà về một chuyện vượt biên như hàng triệu truyện vượt biên bằng đường biển.
Đó là câu chuyện đáng nhớ để luôn nhớ mình từ đâu đến bến bờ tự do và làm sao để còn sống sót đến ngày hôm nay.
Sau khi nhớ lại quá khứ thì cần phải quên để đi tới và giúp đỡ lại những đất nước đã cưu mang những người tỵ nạn như chúng ta ngày xưa đó như trong câu chuyện của chị Nguyễn Thị Hải Hà.
Cám ơn tác giả và toàn ban đọc truỵên.
Caroline Thanh Hương


Nghe đọc truỵên Mở Nắp Hầm, tác giả Nguyễn Thị Hải Hà.



Tom Bachtell, The New Yorker

Nguyễn Thị Hải Hà

MỞ NẮP HẦM

hồi ký vượt biên

Tôi đang say sóng, mửa đến mật xanh mật vàng. Nửa nằm nửa bò, úp mặt trên nền ghe, tay tôi nắm chặt lấy bao ni lông chứa toàn nước. Mấy ngày nay bị tôi chẳng ăn gì vì ói mửa dữ dội. Có tiếng người trên boong ghe reo mừng.
- Giàn khoan! Giàn khoan! Tới giàn khoan bà con ơi!
Một người nào đó trong khoang thuyền kêu lên, giọng đàn ông.
- Mở nắp hầm cho không khí vô một chút đi mấy ông. Ngộp thở muốn chết luôn!
Nắp hầm mở ra. Ánh sáng lùa vào, chói chang. Tôi vẫn nằm mẹp, bất động trên sàn ghe, ánh sáng soi qua nắp cửa hầm thành một vệt sáng hình thang, dài và hẹp. Một vài người còn khỏe và hiếu kỳ đặt bước chân len lỏi giữa những thân thể say sóng, rã rời như sắp chết.
Một người đàn ông khác nói:
- Coi xong chưa? Tránh qua cho tui dòm chút coi.
Ghe cặp vào giàn khoan tiếp tục nhồi dập chập chờn theo sóng. Không biết bao lâu, mười lăm hay ba mươi phút, hay lâu hơn, qua những câu nói chuyện tiếng Anh xen tiếng Việt, tôi nghe nói:
- Họ không chịu vớt mình. Họ cho nước, nhưng nước mình còn nhiều lắm, đầy trong khoang gần mũi ghe. Họ cho sữa, thức ăn. Cho thì lấy chứ thức ăn trên ghe còn nhiều lắm. Họ chỉ đường mình đi tiếp. Đi theo hướng này, với gió này chừng nửa ngày là tới Mã Lai. Mình cách bờ chỉ có tám mươi lăm hải lý thôi.
Những người nói chuyện, qua những lời họ nói tôi biết có một người là tài công, hai vợ chồng chủ ghe, một người biết nói tiếng Anh làm thông dịch viên, một người là lính hải quân biết đọc la bàn. Anh tài công có bà con với chủ ghe, đi sông mua bán nhiều năm với hai vợ chồng chủ ghe. Hai vợ chồng chủ ghe là dân buôn bán ở Mỹ Tho. Họ tự đóng tàu đã cho hai con trai đi đợt trước tới một đảo của Mã Lai an toàn đã đánh điện về. Đợt này họ rủ vợ chồng Út Mười, bán chợ trời bên cạnh sạp của chị tôi. Chị tôi cho tôi, cùng với con trai và vợ chồng con gái của chị đi chuyến này. Út Mười cũng gửi ba đứa cháu đi cùng. Mấy chuyện này về sau nói chuyện với nhau mới biết, chứ lúc ấy tôi chẳng biết ai. Sơn, cháu rể, và Vinh, cháu ruột gọi tôi bằng dì ngồi đâu đó ở một chỗ khác trong khoang thuyền tối om. Tôi vì ói mửa dữ dội nên bò ra chỗ khác ngồi một mình tránh làm phiền người khác.
Ghe lại lên đường. Tôi nghĩ thầm. Thế là thoát rồi, và tuyệt đường về. Mừng, nhưng tôi có chút thất vọng. Vậy thôi à? Vậy mà người ta nói đi gặp hải tặc tùm lum làm chưa đi mà đã sợ thấy mồ tổ. Toàn là chuyện không nói có. Máy tàu nổ phăm phăm dòn tan. Mũi ghe chập chùng lướt sóng. Được một lúc lâu có người la lên.
- Có chiếc tàu nào ở đằng xa kìa.
- Chết mẹ rồi. Tàu hải tặc đó!                          
- Giờ làm sao?
- Tài! Mở máy chạy hết tốc lực đi. Ông chủ tàu bảo với anh tài công.
Tôi sợ hết hồn. Ngực tôi đánh thình thịch. Trong cơn sợ hãi tôi nhận ra mình hết ói mửa.
- Liệu tụi nó có bắt kịp mình hôn?
- Không biết. Tàu nó lớn, máy mạnh quá, mình chỉ cách bờ có ba trăm hải lý. Nếu mình vào hải phận của Mã Lai chắc nó không dám cướp ghe mình.
Chạy một đỗi nữa, giọng nói có phần trấn an.
- Máy mình tốt chắc nó không rượt kịp đâu. Ghe giật mạnh, như một người bị bóp cổ nghẹt thở dãy dụa, rồi tắt máy. Chiếc ghe tiếp tục lướt rồi ngừng chòng chành.
- Chết mẹ! Máy ngừng rồi! Không biết bị gì đây.
Anh tài công gác chiếc máy đuôi tôm, nói, máy bị đóng rong biển hay rác gì đó nên không chạy.
- Lắp cái máy nhỏ vào chạy tiếp. Biểu đứa nào đó gỡ rác đóng cái máy lớn đi.
Máy nhỏ chạy chậm quá. Giọng anh tài công thiểu não.
- Tụi nó bắt kịp mình rồi.

*****

Trong khoang ghe không khí bắt đầu hoảng loạn. Bà chủ ghe chui xuống khoang thuyền nói với cô con dâu.
- Còn lấy dầu nhớt thoa lên mặt lên tóc cho dơ đi.
Một bà hành khách móc trong hành lý ra một cái chai nhỏ. Bà lôi thêm ra mấy tấm băng vệ sinh, nhấp nhấp miệng chai vào miếng băng vệ sinh, ứa ra một chất lỏng sền sệt nâu nâu như máu khô. Bà bảo mấy cô gái con cháu của bà nhét vào trong quần, giả bộ như có tháng. Tôi rụt rè xin:
- Chị cho em xin một miếng được không?
Bà xẵng giọng:
- Sao đi mà không mang theo đồ cho mình? Hồi nãy sao không hỏi đợi người ta cất rồi mới nói.
Nói vậy nhưng bà cũng cho tôi miếng băng tẩm chút nước nâu nâu đỏ.

*****

- Mẹ nó! Nó đâm thẳng vô ghe mình. Chắc chìm ghe quá.
Chiếc ghe chạy chậm hẵn từ khi thay bằng cái máy nhỏ. Trong khoang tôi có cảm tưởng chiếc ghe chuyển hướng quẹo hẵn qua một bên. Va chạm mạnh bên mạn ghe, chiếc ghe chòng chành dữ dội. Có tiếng quát tháo, chạy sầm sập trên mui ghe. Cả khoang ghe hỗn loạn. Phụ nữ kêu rú. Trẻ em khóc ngằn ngặt. Tôi nghe có tiếng hỗn loạn trên ghe. Bà chủ ghe khóc nức nở. Nó chém thằng Tài chết rồi. Máu chảy lênh láng kia. Tiếng đàn ông quát tháo bằng ngôn ngữ ngoại quốc. Nắp đậy khoang ghe mở tung. Thằng hải tặc ló đầu nhìn qua cửa khoang. Ánh sáng không còn lóe như lúc trưa, có lẽ chiều xuống rồi. Hắn khoa mã tấu chung quanh khoang ghe để thị uy. Hắn bước xuống thang, nói bằng tiếng Anh, một tay chỉ lên mui ghe:
- Up! Up! (Đi lên! Đi lên).
Từng người leo lên thang. Đàn ông leo lên trước, đưa tay kéo vợ con lên. Mọi người trong cơn sợ hãi riu ríu tuân lệnh ùn đẩy nhau lên trên. Chỉ còn một mình tôi sót lại dưới hầm ghe. Tôi nghĩ: Phen này chắc chết. Nó làm thịt mình trước nhất.

*****

Thằng hải tặc rất trẻ. Độ hai mươi là cùng. Nó rất lớn con. Không phải vai u thịt bắp sáu múi ở bụng mà lớn xương, to và béo. Bắp tay nó rung rúc mỡ chứ không rắn chắc nhưng nó to lớn hơn đám đàn ông trên ghe rất nhiều. Tóc quăn xù, tóc đen, da ngăm. Mặt nó, trên má và trên trán, vẽ những gạch thẳng bằng sơn trắng và than đen. Cây mã tấu vẫn còn vết máu đỏ. Bây giờ hồi tưởng lại tôi không nhớ vì sao tôi là người cuối cùng còn sót lại trong khoang ghe. Có lẽ tôi không biết chen lấn. Cháu rễ của tôi khá cao lớn nhưng đã lên trước không đỡ tôi theo. Tôi không nhớ là có thang để leo lên hay không. Nếu có thì thang bằng gỗ hay thang sắt? Và bậc thang chót cách sàn ghe bao xa? Có lẽ tôi lùn quá, hay yếu quá vì ói mửa liên tiếp mấy ngày, mà không leo thang lên được.

Ló đầu ra khỏi khoang ghe tôi thấy ngay xác anh tài công. Anh mặc áo trắng vải phin mỏng dính máu lấm tấm trên lưng. Máu của anh nhỏ giọt xuống khoang ghe gần mắt cá của tôi. Mùi máu tanh nồng xộc vào mũi tôi theo chiều gió biển. Anh nằm sấp, máu đỏ tươi chảy đâu đó từ phía dưới người anh, thành một vũng lớn gần cổ anh. Người đàn bà nào đó nói thì thào. Tội nghiệp quá chắc chết rồi. Tài, không biết là tên thật hay người ta gọi tắt từ chữ tài công, nằm bất động. Gió thổi khoảng áo trên lưng anh phập phồng. Ghe tôi cặp sát vào tàu hải tặc. Giữa hai tàu có mấy cái vỏ bánh xe để tránh va chạm giữa hai thành tàu và ghe. Người đàn ông nào đó nói thì thào. May là anh tài nhanh trí quẹo cái ghe của mình thành ra khi nó chạm ghe mình nó chạm bằng cái thành chứ nếu không với cái mũi sắt của tào nó chắc cái ghe này bị cắt ngọt thành hai khúc.

Bọn hải tặc lùa tất cả chúng tôi qua tàu của chúng. Tàu sắt, cao hơn. Chúng tôi phải leo thang mới lên boong tàu của hải tặc được. Khi tất cả chúng tôi đã sang tàu hải tặc, chúng kéo chiếc ghe của chúng tôi và chở chúng tôi trở ra ngoài khơi. Tất cả bảy mươi tám người bị bắt ngồi xuống sàn tàu, hai tay đặt lên đầu. Tôi không nhớ bọn chúng có mấy người, chỉ biết mặt mũi đứa nào cũng tô vẽ hai màu đen trắng. Thủ lãnh của đám hải tặc là một người đàn ông, tuổi trạc năm mươi, người gầy nhỏ hơn đám thủy thủ. Hắn ta quấn xà rông nửa người, mặc áo thun trắng. Tóc hắn đã thưa, làm trán có vẻ cao hơn. Miệng có răng vàng, tay cầm điếu thuốc, tôi thấy hắn giống chú hai Miên, người gốc Tàu sống ở vùng biên giới Cam bốt nên biết nói tiếng Miên, ở cạnh nhà tôi. Phía sau hắn có bàn thờ Phật khói nhang bốc lên tưng bừng. Hắn nói cái gì đó với đám thủy thủ. Đám thủy thủ vừa nói vừa ra dấu. Một ông có vẻ là lãnh đạo trên ghe của tôi “thông dịch” lại cho chúng tôi nghe. Có người trong đoàn vượt biên nói gã thủ lãnh hải tặc nói tiếng Tàu. Đám thủy thủ cũng nói được một hai chữ tiếng Anh, tiếng bồi.
- Ai có vàng bạc nữ trang gì phải nộp lên. Bỏ vào cái hộp trước mặt ông chủ ghe của hải tặc.

Trước khi đi vượt biển, chúng tôi được dặn trước là giả bộ đi đám cưới. Mọi người ăn mặc đẹp đẽ và đeo nữ trang. Trong lúc quýnh quáng ở dưới khoang thuyền tôi cố nghĩ cách để giấu cái nhẫn kim cương nhỏ tôi đeo quay mặt nhẫn vào bên trong, để giả vờ mình là người có chồng, nhưng không nghĩ ra. Bây giờ tôi bấn loạn không biết giấu nhẫn vào đâu. Túng thế, tôi nhét chiếc nhẫn vào tay áo sơ mi xắn lên đến cùi chỏ. Chúng tôi bị bắt ngồi hàng ngang thành nhiều hàng. Lần lượt từng người đứng lên, cởi áo, tụt quần xuống để bọn hải tặc khám xét xem có dấu vàng bạc trong người hay không. Mấy tấm băng vệ sinh nâu nâu nằm rơi lăn lóc trên sàn tàu hải tặc. Một tên hải tặc đến gần tôi, bảo tôi đưa tay ra cho hắn xem. Hắn bảo tôi thả tay áo xuống, chiếc nhẫn rơi ra, hắn tát tôi một cái thật mạnh. Mặt tôi rát rạt. Tai tôi ù đi. Từ đó về sau, một bên tai của tôi nghe không rõ. Tôi nhớ lúc leo lên tàu hải tặc, bà chủ ghe dặn tùy tùng. Đừng có ai nhìn về chiếc ghe nghe chưa. Sợ nó nghĩ là mình dấu vàng trên ghe nó bửa ghe ra tan nát.

Bà chủ ghe bảo cô con dâu:
- Con ngồi đằng sau má, núp mặt trong lưng má, mầy trắng trẻo có da có thịt mơn mởn đừng để tụi nó thấy.
Cô con dâu ngồi núp sau lưng má chồng. Cái tàu phải lớn lắm vì gần tám chục người ngồi chồm hổm trên sàn tàu mà vẫn thấy rộng. Trên tàu rất nhiều dụng cụ máy móc. Dây xích sắt có lẽ để quay lưới bằng ròng rọc có máy. Mùi cá tanh xộc vào mũi tôi làm tôi lợm giọng muốn ói nữa. Tôi đoán tụi hải tặc này không cần sức người nhiều vì tất cả mọi công việc đánh cá đều có máy hỗ trợ. Đây là một trong những chiếc tàu đánh cá xa bờ và chuyến đi đánh ca dài ngày. Trên tàu có cái boong lớn có lẽ là nơi ngủ nghỉ của thủy thủ đoàn. Một gã hải tặc chỉ mặt một số phụ nữ bảo đi vào bên trong boong, giống như một hay hai tầng lầu trên tàu. Họ riu ríu tuân theo. Đám đàn ông vẫn ngoan ngoãn ngồi im, hai tay để trên đầu. Không biết họ đi lâu hay mau. Thời gian tôi ngồi trên sàn tàu hải tặc như ngưng lại. Tôi không nhớ tôi có sợ hãi không, và nếu có thì sợ hãi đến mức độ nào. Bây giờ tôi chỉ nhớ cái cảm giác tê điếng, ù đặc, không thể suy nghĩ hay tính toán gì. Tôi cũng như những người chung quanh bảo làm gì làm nấy như một thứ hình nộm biết cử động. Sự sống hay cái chết của một cá nhân đều nằm ngoài khả năng tự bảo vệ. Tôi ngồi trên sàn tàu nóng hổi vì nắng biển trong ngày. Chiều dần buông, thoáng ở cuối chân trời vài cánh chim bay trong bầu trời đỏ như gạch.

Khi những người phụ nữ trở lại họ dẫn theo một đám người, có phụ nữ nhưng đa số là đàn ông. Tôi nhìn những người phụ nữ, thấy họ không có vẻ gì khác lạ, quần áo vẫn ngay thẳng, họ không có vẻ bấn loạn hay đau đớn gì cả. Số người này nhập chung với bọn tôi. Đám thủy thủ trên tàu mang ra cơm trắng phát cho chúng tôi mỗi người một chén, không muỗng đũa gì cả. Tôi không nhớ có thức ăn hay không, tuy nhiên chén cơm nóng làm tôi thấy khỏe hơn lúc bị bắt lên tàu. Sau khi ăn xong tất cả mọi người đều bị lùa trở lại ghe của tôi. Nói cho rõ, ghe của tôi đi chứ tôi không phải là chủ ghe.

Khi bọn hải tặc lên ghe tôi, điều đầu tiên là nó phá hỏng cả hai cái máy đuôi tôm. Biết là ghe không máy mà chúng vẫn lùa tất cả mọi người trở lại. Đến bây giờ, tôi vẫn tự hỏi mình, có thể xem hành động của bọn hải tặc vẫn có chút nhân đạo hay không? Chúng cướp, đánh chúng tôi, nhưng lại bố thí cho mỗi người một chén cơm nóng. Chúng không thẳng tay chém hay bắt từng người chúng tôi nhảy xuống biển thì quả là có lòng nhân đạo đấy chứ. Nhưng chúng nó thả chúng tôi trở lại chiếc ghe đã bị chúng phá hủy máy, tức là giết chúng tôi một cách gián tiếp thì nhân đạo nỗi gì?

Chuyến ghe tôi đi vừa đủ chỗ cho bảy mươi chín người, có thể nằm ngủ nếu co chân lại và nằm sát vào nhau. Sau đó thêm hai mươi hai người bị nhốt sẵn trên tàu hải tặc nên không còn chỗ để duỗi chân nữa. Hai mươi hai người đến sau là một ghe đánh cá, bắt đầu từ đảo Phú Quý ngoài khơi Phan Thiết. Có lẽ hai mươi hai người này có chút ít tiền bạc nhưng không nhiều. Khi bắt được hai mươi hai người này bọn hải tặc ngay lập tức đánh đắm tàu của đoàn người đánh cá này. Có lẽ vì không muốn trực tiếp giết người nên bọn hải tặc không đánh đắm ghe tôi để có thể lùa tất cả mọi người vào chung một chiếc ghe. Có người trong đoàn vượt biên hỏi khơi khơi, liệu chúng ta có thể van xin tụi nó chở mình vào đất liền hay không. Có người nói thôi thà mình xuống ghe mình chứ ở tàu nó có lúc nó nổi xung bắt liệng mình xuống biển thì càng mau chết hơn. Tôi chẳng biết cái nào thì đỡ xấu tệ hơn, chết lần mòn vì đói khát trên tàu, hay bị bão chìm, hay bị hải tặc chém và ném xuống biển. Hiếp dâm dù có xảy ra cũng không đến nỗi làm chúng tôi lo lắng hơn khi phải đối diện với cái chết.

Một trăm lẻ một người chúng tôi bắt đầu lênh đênh trên biển. Không, một trăm người và thân thể của người tài công trẻ vẫn nằm trên vũng máu trên ghe.

*****

Đêm đầu tiên trên biển, ghe tôi gặp bão. Có lẽ sóng lớn lắm vì tôi có cảm tưởng ghe tôi bị tung bổng lên không trung và phải rất lâu mới rơi trở lại mặt biển. Chấn động từ sóng biển lên ván ghe lan truyền lên lưng tôi đến tưng tức trong ngực. Trong khoang ghe tối mịt, tất cả đều nằm im không dám cựa quậy sợ ghe bị mất thăng bằng. Tôi có cảm tưởng tôi là một con bọ nằm trong một cái hộp diêm bị ném xuống một đoạn sông nước chảy mạnh nào đó. Chiếc ghe cũng như cái hộp diêm có thể chìm bất cứ lúc nào. Và tôi sẽ chết ngộp trong ghe vì dù có biết bơi cũng khó mà thoát ra khỏi cái hộp. Cơn bão đầu tiên kéo dài như vô tận. Dưới lưng tôi chai trét ghe chưa khô hẳn, nước rịn vào theo một chỗ hở nào đó ướt cả lưng và mông tôi. Tôi lầm thầm cầu nguyện bất cứ thổ địa thánh thần Phật Chúa lung tung. Tôi cầu được sống sót sẽ làm lành lánh dữ, nguyện làm một con người gương mẫu đạo đức. Sau khi bão tan, tôi nghe anh tài công khoe với chủ, nhờ có tui biết gối thuyền theo sống, chứ không có kinh nghiệm mũi ghe bổ thẳng vào sóng là chỉ có từ chìm ghe đến chết. Bây giờ anh tài công nằm xuống rồi ai sẽ lèo lái chiếc ghe chống bão đây?

Chúng tôi xuống ghe, tránh dẫm lên anh Tài. Có người thu dọn chỗ máu trên mui ghe và trong khoang ghe. Có người đàn bà nào đó khóc nức nở. Chỉ có chết thôi chứ làm sao mà sống nổi trên chiếc ghe không máy này.
Từ lúc ở trên tàu hải tặc, tôi hết say sóng. Tôi khỏe hơn những ngày đầu mới xuống ghe. Tôi từ chối không chịu xuống khoang thuyền. Tôi ngồi trên mui cứ mỗi lần có người mở nắp khoang thuyền, mùi người ta, hơi thở, mùi ói mửa, cứt đái, thán khí từ con người làm tôi lợm mửa. Tôi biết tốt hơn hết là ngồi trên mui ghe, cẩn thận để đừng bị sóng đánh văng xuống biển. Trước khi bị cướp trên ghe còn nhiều thức ăn. Trong cái bị cói chị tôi đã gửi xuống ghe trước khi tôi và hai đứa cháu xuống ghe có me cam thảo và nhiều thứ thức ăn khác nhưng chẳng ai ăn nổi. Sau khi chúng tôi lên tàu, bọn hải tặc lục tung tóe các kiện hành lý để tìm tiền bạc nữ trang nên không còn ai biết đồ đạc của người nào ở đâu. Đêm đó mưa to, gió mạnh nhưng không đến mức có thể gọi là bão. Tôi lẻn trốn vào cabin của chủ thuyền. Trong khi họ ngủ tôi ngồi ghé bên ngoài trốn mưa. Lúc trưa tôi xin thuốc của người ta giả vờ có kinh, nhưng bây giờ thì quả thật là có tháng, máu chảy nhớp nhúa trong quần tôi. Cái cảm giác bẩn thỉu ướt át mà không có gì để tắm rửa làm sạch khiến tôi khó chịu hơn.
Bà chủ ghe đuổi tôi ra khỏi cabin.
- Đàn bà con gái không được lên cabin chỗ thờ phượng. Đi chỗ khác đi.
May là bà ta chưa biết là tôi đang có tháng. Một cậu bé chừng mười lăm tuổi đi một mình cũng lẻn núp vào cabin, đang lặng lẽ khóc vì sợ chết. Tôi cũng sợ chết nhưng không khóc vì tôi nghĩ rằng rất may là tôi không để lại sau lưng con dại. Tôi có mẹ già, nhưng ở lại tôi là gánh nặng của gia đình. Tỉ như tôi có chết thì mẹ tôi vẫn còn chị tôi.
Hết mưa tôi rời cabin trở lại mui ghe. Ngay ở dưới chỗ ca bin có một mái hiên ngắn nhô ra. Dưới mái hiên đó có người nào đó đã ngồi hay nằm trùm mền. Gió khá lạnh nhưng tôi vẫn không muốn xuống khoang thuyền. Thuyền trôi bập bềnh giữa biển tối om. Bên trên là bầu trời sao như úp chụp xuống tôi. Tôi nằm khoanh lại như một con chó nhỏ và có lẽ tôi ngủ thiếp đi.
Đang ngủ tôi chợt nghe có tiếng cười khúc khích. Định thần nhìn kỹ tôi nghe tiếng cười xuất phát từ chỗ cái mền dưới hiên của cabin.
- Xích vô đây tui ôm dùm cho ấm. Giọng nữ.
- Hừ hừ. Có tiếng rên khẽ. Giọng nam.
- Hồi chiều tui tưởng anh chết rồi chớ.
- Nó chém trúng đầu tui nhưng chỉ phớt ngoài da. Máu chảy nhiều tui sợ nó chém nữa nên giả bộ chết.
Thì ra đây là anh tài công của ghe tôi. Còn cái giọng nữ này chắc là giọng của cô gái chủ ghe đi từ đảo Phú Quý. Thấy anh không chết là mừng rồi.
- Hôm qua đến chừ anh chưa ăn gì, có đói không? Mất máu nhiều có mệt không? Trông cho mau sáng tui kiếm cái gì cho anh ăn. Hải tặc mà đánh vô ghe thì giết tài công là trước nhất để khỏi chạy ghe được. Anh còn sống là may.
- Có đói chút đỉnh nhưng lạnh nhiều. Em ôm tui chặc chặc một chút được hôn?
- Hí hí, đừng đụng vào chỗ đó, em nhột.
Hai người cười khúc khích như đôi tình nhân đang mò mẫm nhau. Tôi cố nhìn xuyên qua bóng đêm nhưng chỉ thấy lờ mờ cái mền xám đang trùm hai người.

Buổi sáng có dịp nhìn kỹ mọi người hơn, tôi ngắm nghía. Anh tài công, tuổi chừng hai mươi hai, hai mươi ba. Đi theo ghe, nghề sông nước từ khi chín mười tuổi, vậy mà trông anh như thư sinh. Mặt trắng môi hồng, tóc hớt ngắn, cái áo trắng vải phin mỏng dù lấm tấm máu vẫn không làm anh mất vẻ học trò. Chị chủ chiếc ghe hai mươi hai người, đi theo nghề biển đánh cá từ lúc còn nhỏ, gia đình khá giả, chị bỏ tiền ra làm chủ ghe tổ chức vượt biên. Hai mươi hai người trên ghe toàn là người trong làng, trên đảo, nếu không có liên hệ bà con với nhau thì cũng là tình láng giềng. Chị có vóc dáng vạm vỡ, khá thô kệch, đứng cạnh bên anh thật là không xứng. Ở hoàn cảnh này chẳng biết chết lúc nào, dường như họ cố hưởng thụ hạnh phúc được chút nào hay chút ấy.
Sự có mặt của hai mươi hai người trên chiếc ghe ở đảo Phú Quý là một điều may mắn cho cái ghe của tôi. Nước ngọt chứa đầy trong khoang ở mũi ghe, nhưng vì chai trét ghe chưa khô nên nước biển rỉ vào. Dầu chạy máy chứa trong khoang bên cạnh cũng rỉ vào nước nên nước có mùi xăng dầu và bị mặn. Gạo bị mưa bão ướt, và chúng tôi không có nước để nấu cơm. Hai mươi mốt người đánh cá trên ghe, trừ cô chủ ghe, là những người đánh cá chuyên nghiệp. Buổi sáng hôm ấy, trời trong, biển lặng, có một đàn cá mỗi con to độ bàn tay bơi theo ghe chúng tôi đang trôi bập bềnh. Mấy người đánh cá thò tay xuống chụp được vài con. Họ mổ con cá móc ruột ra rồi thả ruột cá nhử đám cá đang bơi dưới biển. Họ nhử và chụp cá bằng tay đủ số một trăm lẻ một con cá cho một trăm lẻ một người trên ghe. Người trên ghe nhóm lửa, đốt bằng quần áo, giẻ rách, dép cao su nướng cá chia nhau ăn. Sau những ngày ói mửa vì say sóng, bây giờ ngồi trên mui hưởng khí trời tôi khỏe trở lại và đói ngấu nghiến. Cô chủ ghe đảo Phú Quý nhìn tôi cười:
- Còn đói hông, ăn phần của tui đi. Bà là con gái thành phố mà ăn như hạm. Còn tui thì ăn khảnh lắm. Anh Tài không ăn phần của cô nên tôi xực luôn.

Đám đàn ông trên ghe tôi đa số là người thành phố, một vài người thuộc tầng lớp trí thức. Ra giữa biển, tất cả đều trở nên vô dụng. Ông Giáo sư Sử Địa tuổi trạc bốn mươi. Đêm chờ tắc xi đưa thêm người lên ghe để ra biển. Tắc xi đến trễ ông lo sợ hốt hoảng đòi người ta chở ông vào trong bờ. Ông nói luôn miệng:
- Bể rồi. Bị gạt rồi. Thôi để tôi đưa vợ con vào kẻo đi tù cả đám.
Tôi đứng gần, lần đầu tiên đi vượt biên, chưa biết đi hụt lần nào, chưa bị bắt tôi vượt biên lần nào, nên không biết sợ. Tôi trấn an ông:
- Trễ chút thôi. Không sao đâu.
Bây giờ ông cảm ơn tôi đã trấn an ông. Nhưng chúng tôi vẫn còn lênh đênh trên con thuyền không máy đã đến bến an toàn đâu nào. Chỉ sợ lúc đối diện với tử thần ông sẽ mang tôi ra mà mắng.
Một người đàn ông khác, cao và gầy, da sạm nắng đứng ở đuôi ghe nhìn về hướng chân trời. Khi tàu hải tặc lùa chúng tôi qua tàu của chúng anh này đã nhảy xuống biển. Khi thấy chúng tôi leo qua tàu hải tặc sắp xong, anh leo lên sau chót. Sau này anh nói với tôi anh là võ sư Thái Cực Đạo nhưng một mình anh không thể chống cự với đám hải tặc. Lúc đó tôi cũng thầm nghĩ nếu tất cả đàn ông trên tàu của tôi đều có vũ trang và đồng lòng chống lại hải tặc thì sao nhỉ?
Có một anh tuổi chưa đến bốn mươi, tự xưng mình là lính Hải quân. Anh bảo mọi người lấy mền ra cột lại làm buồm. Đám con trai thay phiên chèo ghe. Được một buổi chẳng ai muốn chèo nữa vì biển mênh mông biết chèo hướng nào, và có chèo cũng không chống lại được thủy triều. Trong khi anh hải quân hò hét hay khích lệ hay mắng mỏ bóng bẩy đám thanh niên bắt phải chèo ghe trên biển, tôi thấy có một ông tuổi độ gần năm mươi, có dẫn theo một đứa con trai chừng mười một hay mười hai tuổi. Ông ngồi riêng trong góc ghe, thường là nhắm mắt chẳng để ý đến ai, dường như ông cố thu mình thật nhỏ, nếu trở thành vô hình được càng tốt. Ông không tham gia công việc gì trên ghe, chỉ nhận thức ăn cho con và nếu được chia phần cho ông thì lấy. Ông có vẻ như bệnh nặng vì màu da vàng xỉn và trông ông như mất sinh khí.
Thủy triều có khi đưa chúng tôi vào khá gần bờ. Từ trên ghe tôi nhìn thấy những rặng cây xanh, nhưng chèo ghe mãi mà không vào đến bến. Đêm xuống mệt ngủ quên sáng thức dậy thấy mình vẫn ở giữa biển mênh mông. Có khi chúng tôi gặp những luồng nước xanh đục như màu cẩm thạch chảy giữa vùng biển tím khiến chúng tôi có cảm tưởng rất gần một con sông nào đó, chảy ra biển mang theo cả rác rưới của thành phố như chai nhựa, rau cải, lon nhôm. Những lúc ấy niềm hy vọng của người trên ghe dâng cao và chúng tôi tiếp tục chèo rồi sau đó lại thất vọng. Có khi chúng tôi trôi ngang những đảo hoang không thấy người và cũng không thể tấp vào. Chúng tôi trôi lênh đênh nhiều ngày như thế. Thỉnh thoảng mưa xuống chúng tôi hứng nước để uống. Mỗi ngày đều có thể nấu cơm bằng gạo thấm nước biển và xăng dầu. Ăn không ngon nhưng chưa ngày nào chúng tôi phải nhịn đói.
Đi ra biển ba ngày thì chúng tôi bị hải tặc cướp. Chúng tôi trôi lênh đênh không biết bao nhiêu ngày. Có lúc tôi tự hỏi nếu so cái chết vì bão chìm thuyền ngộp nước, tức là chết no, với cái bão cạn lương thực cạn nước chết vì đói lã thì cái chết nào đáng sợ hơn. Có một đêm trời vừa chạng vạng tối chúng tôi gặp một tàu khá lớn. Lớn hơn tàu đánh cá của hải tặc đã chận cướp chúng tôi. Tàu có hai tần, trên tài có nhiều người mặc đồng phục trắng. Có người bảo là tàu của Thái Lan. Người trên tàu gọi loa bảo chúng tôi phải tìm cách tới gần tàu của họ. Họ không thể đến gần ghe của chúng tôi vì sợ sẽ lật chìm ghe. Các vị lãnh đạo của ghe tôi bắt đám con gái như tôi lên mui ghe quỳ lạy van xin. Một là để họ nhìn qua ống dòm sẽ động lòng thương hại, và lũ con gái ốm đói ngoài biển như tôi sẽ không thể tấn công ngược trở lại bọn họ để cướp hay tống tiền. Tôi quì gối van lạy mòn hơi chỉ để thấy chiếc tàu của họ từ từ rời xa chúng tôi, ánh sáng trên tàu chỉ còn là một đốm nhỏ rồi mất hút. Nhiều ngày lênh đênh như thế chúng tôi chúng tôi gặp nhiều tàu lớn qua lại nhưng chẳng ai bận tâm cứu chúng tôi. Có khi tàu chạy gần đến độ chúng tôi nhìn thấy họ ngó chúng tôi bằng ống dòm. Chúng tôi đốt lửa trên mui ghe, đốt bằng quần áo cũ, giày dép cũ, và có khi đốt bằng xăng dầu. Có máy để chạy đâu mà để dành xăng. Biển biến hóa màu sắc hằng ngày hằng đêm, khi thì mưa lặng lẽ rơi giữa biển, mặt biển êm như mặt hồ. Biển khi xanh dương nhạt khi tím rịm, khi xanh như màu ngọc thạch. Chân trời khi ửng hồng của hừng đông và đỏ rịm của hoàng hôn. Đêm khi thì sao mọc khắp trời, khi sương mù giơ tay không thấy ngón.

*****

Chúng tôi trôi lênh đênh chờ chết cho đến khi gặp một tàu đánh cá của Mã lai. Họ ra dấu hiệu họ sẽ cứu chúng tôi nếu chúng tôi trả bằng những khâu vàng cho họ. Mọi người mừng rỡ, ưng thuận. Họ ném dây qua cho chúng tôi cột vào ghe. Họ chạy rất chậm để giữ thăng bằng nếu không thuyền có thể lật úp và giết chúng tôi. Cẩn thận như thế nhưng đang chạy ngon trớn thì dây đứt. Bựt! Bựt! Ghe chúng tôi chòng chành. Họ chạy đi một đỗi, trái tim tôi nặng trĩu vì nghĩ rằng họ sẽ bỏ chạy luôn. Họ quay tàu trở lại. Tàu của họ là một loại tàu kéo, mạn tàu sà xuống gần mặt nước. Tàu chạy chậm và rất đầm. Họ lại ném dây cho chúng tôi, hồi sau lại đứt, họ lại ném dây lần thứ ba. Lần này tàu họ kéo ghe chúng tôi đến nơi an toàn.
                                                                 
Họ kéo chúng tôi vào một vịnh nhỏ, ban đêm tôi nhìn thấy ánh đèn trên cảng lung linh. Họ dặn chúng tôi, bằng tiếng Anh cho một người thông dịch viên trên ghe.
- Chờ ở đây, vài tiếng đồng hồ sau nước rút. Ghe của quí vị sẽ nằm trên bãi cát, và như thế rất an toàn cho quí vị không sợ sóng nhận chìm.

Những người trên ghe vơ vét của cải còn dấu được sau khi bị cướp được mấy chỉ vàng. Lúc tàu lênh đênh trên biển một bà trên ghe tôi cứ mang quần áo ra giặt bằng nước biển cho sạch. Tôi đoán bà cố gom góp tài sản của bà đã khâu giấu trong quần áo. Tôi nghĩ thầm biết có còn sống không mà lo giữ tài sản như thế. Tôi đoán vì tôi còn trẻ, độc thân, nhất là không có một đồng dính túi, ngoại trừ cái nhẫn của chị tôi cho mượn đeo đi đám cưới đã bị cướp rồi. Tôi lúc ấy chỉ là một cô gái còn ăn bám gia đình. Chuyến đi do chị tôi tài trợ, người nắm tài chánh trong chuyến đi là cô cháu gái gọi tôi bằng dì. Kém may mắn cho cô và cho cả tôi, là cô bị kẹt ở lại. Tôi kém quán xuyến, thiếu cô tôi ngơ ngác thất lạc suốt quảng đường đi vượt biển. Bà chủ ghe tôi đi dấu được rất nhiều vàng trong chiếc ghe, ở một cái bọng nào đó trên tàu, trong một thanh gỗ nào đó. Bà bỏ ra vài chỉ vàng trả tiền cho người kéo ghe và cứu mạng gia đình bà cũng như tất cả những người trong chuyến đi.
Đêm ấy, khi nước cạn tôi nhảy ra khỏi thuyền đi lần theo bãi biển vốc nước rửa mặt. Nước biển toát ra chất lân tinh sáng ngời, giống như đêm nào đó trên biển tôi nhìn theo ánh lân tinh theo nước biển khoát bởi cây chèo thầm nghĩ có cả sao trời trong nước biển. Giá mà có nàng tiên cá nào hiện ra đẩy ghe chúng tôi đến bến bờ. Nàng tiên cá của chúng tôi là chiếc tàu kéo. Và tôi là một trong những người may mắn còn ngồi đây để kể lại chuyện vượt biên năm nào. Tôi không biết mối tình của anh tài công và chị chủ ghe ở đảo Phú Quí có thành duyên nợ hay không? Tôi cũng chưa có cơ hội gặp lại những người đã cùng đi chuyến ghe năm ấy.

Nguyễn Thị Hải Hà
04.2015


© gio-o.com 2015

Đọc những truỵên khác cùng tác giả.

 Nguyễn Thị Hải Hà

Kế hoạch cứu cho dân nghèo nước pháp.

tt

 Một Euro hay Một Đô La, có lẽ chỉ là bạc cắc đối với người sống ở pháp hay ở Mỹ.
Nhưng những đồng tiền này có giá trị to hơn khi nó ở những nước nghèo trong khối âu châu hay trên thế giới.
Khi việc làm trở thành khan hiếm, nhu cầu cung và ứng không đáp đụ́ng với khả năng của người tìm việc thì kiếp nghèo nó chẳng chừa ai cả.
Có một ngàn euros mà gọi là không đủ xài cho một gia đình sao?
Thưa quý anh chị, đúng như thế đó,. bên pháp có những hơn tám triệu người nghèo cần chính phủ giúp đỡ vì họ cơm ngày không đủ 3 bữa và con nít cũng đói.
Mời quý anh chị đọc bài viết trích từ báo Parisien dưới đây để hiểu thêm.
Caroline Thanh Hương



Vivre avec 1 000 euros par mois : ils racontent leur galère au quotidien
>Société|Romain Baheux, Christel Brigaudeau, Vincent Mongaillard et Joffrey Vovos| 12 septembre 2018, 21h57 | MAJ : 13 septembre 2018, 18h24 |134
Suzanne, qui élève seule ses 3 enfants, vit avec 1 100 € de prestations sociales par mois. LP/Delphine Goldsztejn
Alors qu’Emmanuel Macron doit dévoiler ce jeudi son plan pauvreté, nous sommes allés à la rencontre de familles modestes qui peinent à s’en sortir.
Souvent, rien ne transparaît. Il faut même parfois pénétrer dans le quotidien de ces familles pour le deviner. Plus de 8,8 millions de Français vivent sous le seuil de pauvreté.
Une personne seule est considérée comme pauvre quand l’ensemble de ses revenus net mensuels, prestations sociales incluses, est inférieur à 1026 € par mois, 2154 € pour un couple avec deux enfants. Calculée tous les ans par l’Insee, cette somme représente 60 % du niveau de vie médian de l’ensemble de la population. Après cinq années de baisse, le seuil de pauvreté est reparti à la hausse, de quelques euros par mois, sans retrouver son niveau de 2008. A titre de comparaison, le minimum vieillesse s’élève à 833 € et le RSA à 550 €.
Comment fait-on pour joindre les deux bouts quand on dispose de si maigres revenus, voire moins ? C’est ce que nous expliquent les ménages (couples avec enfants, mères célibataires, retraités ou étudiants) que nous avons rencontrés. Alors qu’Emmanuel Macron doit présenter ce jeudi matin à Paris son plan contre la pauvreté, tous nous dépeignent un quotidien jalonné de renoncements plus ou moins grands.
Il s’agit d’abord de faire une croix sur des plaisirs simples comme aller au cinéma, voyager, faire du shopping… Quand cela ne suffit pas, des besoins élémentaires sont sacrifiés : se déplacer, se laver, s’éclairer… Même l’alimentation y passe.
« C’est loin d’être un poste de dépense sanctuarisé, auquel on ne toucherait qu’en dernier recours, souligne le Secours populaire. Au contraire, face aux dépenses contraintes comme le logement et l’énergie, c’est souvent la seule variable d’ajustement. » Selon le dernier baromètre de l’association, paru mardi, un Français sur cinq peine à se nourrir correctement. Un taux qui grimpe à près d’un sur deux quand le revenu mensuel du foyer passe sous la barre des 1 200 €.
JEAN-FRANÇOIS ET PASCALINE : « On est étiqueté cas soc »
Jean-François, Pascaline et leur fils Florian vivent avec 1 250 € de salaires et 630 € de prestations sociales (allocation enfant handicapé + prime d’activité). LP/Aurélie Ladet
La première nuit, la machine à laver a ronronné jusqu’à l’aube. Plusieurs fois, Pascaline s’est levée et a ouvert la porte du frigo, juste pour être sûre. A la lumière de la petite veilleuse du réfrigérateur, les courses pour les jours à venir étaient bien là. C’étaient bien ses affaires qui tournaient dans la machine. C’était bien son appartement, ce trois-pièces au deuxième étage d’une tour HLM de Rosny-sous-Bois (Seine-Saint-Denis).
La jeune femme vit ici depuis un peu plus d’un an, avec son mari Jean-François, 42 ans, et leur fils Florian, 7 ans. Pendant des années, le couple a connu la misère, au point de devoir confier le petit à une famille d’accueil pendant onze mois, en 2014. « On a dégringolé tellement vite… Je n’imaginais pas me retrouver à faire la queue aux Restos du cœur », raconte Pascaline, 29 ans, attablée dans son living meublé de l’essentiel.
A la sortie de son lycée pro, elle avait vite trouvé du travail comme opératrice d’atelier dans une usine d’assemblage à Noisy-le-Sec. Elle venait de rencontrer son futur mari, attendait son premier enfant et pouvait espérer obtenir, par son entreprise, un logement et une place en crèche. Mais dix jours après son retour de congé maternité, elle apprend par courrier qu’elle est « licenciée économique » avec pour seule indemnité un chèque de 2000 €.
« Il fallait choisir entre faire des lessives ou manger »
Le couple et son bébé sont hébergés dans la famille de Jean-François. L’unique salaire du grand-père ne suffit pas, pas plus que les aides que touchent les jeunes parents. « Le 15 du mois, on n’avait plus rien à manger, je piochais dans mon découvert pour acheter des couches et du lait », raconte Pascaline.
Ils trouvent refuge dans un foyer et survivent grâce aux aides alimentaires et 180 € par mois. Ils se nourrissent de pâtes et de steaks hachés, s’offrent du café « de temps en temps », et pour tous fruits et légumes, quelques tomates et des bananes « une ou deux fois dans le mois ».
C’est à cette époque que le couple prend l’habitude de faire ses courses dans le coin des bonnes affaires de leur hypermarché. Les autres rayons sont inabordables. Ils n’ont pas d’abonnement téléphonique mais utilisent des cartes prépayées à 5 €. Le Lavomatic est un luxe. « Il fallait choisir entre faire des lessives ou manger, tranche Pascaline. Je lavais à la main mais les vêtements sentaient mauvais, j’avais honte. »
Le budget familial géré au cordeau
Elle se souvient de sentences assassines, jetées par des inconnus : « Vous n’avez pas honte d’avoir fait un enfant alors que vous êtes pauvre ? » Elle n’a pas répondu sur le moment. Mais aujourd’hui, devenue militante d’ATD Quart-monde, elle s’exprime, heureuse d’affirmer dans la dernière campagne télé de l’association qu’elle est « riche » de son amour pour sa famille.
Son mari a, lui, trouvé un emploi dans une entreprise d’insertion d’ATD, TAE. Il touche autour de 1 250 € par mois pour faire du reconditionnement de matériel informatique. Lundi, il a eu droit à la visite surprise d’Emmanuel Macron, venu découvrir l’activité de l’association, trois jours avant la présentation du plan de lutte contre la pauvreté.
« Je lui ai expliqué comment on a eu du mal à s’en sortir avec Pascaline. Aujourd’hui encore, ce n’est pas facile tous les jours », confie-t-il. Sa compagne n’a pas pu reprendre de travail. Elle doit s’occuper de leur fils handicapé, scolarisé seulement quatre demi-journées. Résultat : le budget familial – moins de 1900 € aides comprises — doit être géré au cordeau. Mais ce qui fait le plus mal à Jean-François reste le regard des autres : « On est étiqueté cas soc. »
MARIE, RETRAITÉE : « Le boucher me dit que le veau est trop cher pour moi »
Compiègne (Oise), le 11 septembre 2018. A 86 ans, Marie Mercier vit avec 900 euros par mois. LP/Arnaud Dumontier
Les fins de mois difficiles ? Les problèmes de Marie n’attendent pas le 25. Les 500 € de loyer de son appartement de Compiègne (Oise) viennent entailler plus de la moitié du budget, composé des 850 € de sa retraite et de 50 € supplémentaires d’APL. « Je ne suis pas très forte en orthographe, mais meilleure en calcul, et j’ai appris à bien estimer mes dépenses, préfère sourire l’énergique dame de 86 ans. En même temps, mon argent se compte rapidement… »
Le jour du calcul de sa pension, Marie Mercier a compris que les dernières années de sa vie allaient être compliquées. « C’est là que je me suis rendu compte que mes années de travail dans une maroquinerie de Paris n’avaient pas été déclarées et ne seraient pas comptabilisées, soupire celle qui a passé ses dernières années de labeur à entretenir l’immeuble où elle vit encore. L’assistante sociale m’a prévenu que ma retraite serait compliquée avec ce que j’allais gagner. »
Devant sa collection de statues de chouettes qui orne son appartement, où elle vit seule depuis la mort de son mari puis de sa mère au début des années 1980, Marie raconte son quotidien, semblable à celui de milliers d’autres personnes âgées. « Je voulais mettre de l’eau de toilette pour vous accueillir, nous avoue-t-elle. Mais je ne m’offre plus ça depuis longtemps. »
Des vêtements ? Elle n’en achète presque jamais. Ses chaussures ? Acquises à moindre prix sur le marché. Sa nourriture ? Elle prend peu ou prou la même chose chaque semaine et certains mets lui sont interdits ou presque. « Une fois, j’ai voulu prendre du veau. Mon boucher a dit que c’était trop cher pour moi. Vous savez madame, j’ai l’habitude de dire ça aux retraités, m’a-t-il expliqué. On a regardé le prix : il avait raison. »
Depuis un an et demi, Marie est soutenue par les Petits frères des pauvres. Avec eux, elle a dit adieu aux semaines passées sans croiser personne. Sans eux, elle n’aurait pas pu partir en vacances loin de son appartement. « Ce qui me fait mal, c’est de ne pas pouvoir rendre à ces gens les cadeaux qu’ils me font », glisse-t-elle en étouffant un sanglot.
SUZANNE, MÈRE CÉLIBATAIRE : « On compte les centimes quand on en a »
Suzanne, mère de 3 enfants, est aidée par le Secours populaire. LP/Delphine Goldsztejn
Chez Suzanne, on se couche tôt. « Pour économiser la lumière », explique cette mère de famille qui élève seule ses trois enfants. Victime d’un licenciement, cette ancienne vendeuse en boutique, qui a épuisé ses droits au chômage, vit avec 1 100 € de prestations sociales par mois. « Quand je travaillais, on ne manquait de rien. Maintenant, on essaie de survivre avec ce qu’on a », résume-t-elle.
Avec un loyer de « 500 € après les allocations » et « plein de charges à côté », cette résidente en HLM doit faire face à des fins de mois extrêmement difficiles. « On se demande toujours comment on va y arriver. On compte les centimes, quand on les a ! », souffle cette trentenaire parisienne.
Elle est épaulée par le Secours populaire qui lui propose, entre autres coups de pouce, de remplir son cabas à des prix plus que d’amis à l’épicerie sociale. « Mes parents veulent aussi m’aider pour les courses mais j’ai dû mal à accepter. Je préfère prendre mes responsabilités. On se cache bien d’être pauvre. On essaie de se dire qu’il y a des gens dans une situation pire que nous, qui sont à la rue, qui font les poubelles », témoigne-t-elle.
« Heureusement qu’il y a la cantine pour les enfants »
Suzanne ne baisse pas les bras. Elle cherche du travail. Pas facile de décrocher un emploi quand, en même temps, il faut « gérer » seule une famille nombreuse. « Si je n’avais pas d’enfant, je trouverais plus facilement, je pourrais prendre un boulot de nuit », lâche-t-elle.
Son budget est ultra-serré. « C’est pâtes, ketchup et du saucisson à deux euros. Heureusement qu’il y a la cantine pour les enfants, ils peuvent manger comme les autres. » Elle s’est séparée de sa voiture car elle ne pouvait plus payer l’assurance. Elle coupe elle-même les cheveux de ses « gosses » qui « comprennent bien la situation » mais n’en « parlent jamais à leurs copains ».
« Quand ils vont chez Lidl, ils regardent toujours les prix et prennent le moins cher. Eux aussi font attention à l’argent », décrit-elle. Il n’y a pas de petites économies. La chasse d’eau n’est tirée qu’à l’issue de deux passages aux toilettes. Lors de la séance de brossage de dents, interdiction de laisser le robinet ouvert une seconde de trop. Elle regrette de devoir « sacrifier le plaisir des enfants ». « Il n’y a pas de bonbons, pas de parcs d’attractions, pas d’argent de poche, uniquement des sorties gratuites », énumère-t-elle.
« Pour une mère, c’est une grande souffrance de voir qu’ils n’ont pas toujours le nécessaire. Mais ils ne m’en veulent pas et m’encouragent », apprécie-t-elle.
LYNA, MÈRE CÉLIBATAIRE : « Je fais les fins de marché »
A Paris, Lyna participe à un atelier cuisine au Secours populaire animé par le grand chef Thierry Marx. LP/Delphine Goldsztejn
Bénéficiaire du RSA, Lyna, 30 ans, qui élève seule ses deux enfants âgés de 3 et 9 ans, a également ses astuces pour réduire au maximum les dépenses. « Je fais les fins de marché, c’est plus économique. Et, dans les magasins, je choisis des produits aux dates de péremption très proches car c’est moins cher », détaille cette maman croisée lors d’un atelier cuisine au Secours populaire animé par le grand chef Thierry Marx.
« Avec les enfants, on va plutôt faire un pique-nique au parc qu’un ciné », poursuit-elle. Avec des prestations sociales d’un montant de 1 080 € et un loyer à 680 €, elle peine à sortir la tête de l’eau. Elle est en permanence dans le rouge. Dans son porte-monnaie, 1 €, c’est beaucoup, « c’est une baguette, un paquet de pâtes ».
Cette titulaire d’un BTS de commerce international a du mal à accepter qu’elle est « pauvre ». « Je ne réalise pas. C’est difficile à admettre. J’ai pris une petite claque quand j’ai appris que j’étais en dessous du seuil de pauvreté », confie-t-elle. Ce n’est surtout pas pour elle une fatalité. « J’ai la volonté de rebondir. Dans la vie, il y a des hauts et des bas. Je suis très optimiste… »
JONATHAN, ÉTUDIANT : « Même pas de quoi payer le RER »
Jonathan, 21 ans, est étudiant en philosophie. LP/Carmen Abd Ali
On le croise au hasard, semblable à des dizaines d’autres étudiants sur les marches du Crous parisien de Port-Royal à Paris (XIVe). A la base, on pensait venir échanger sur les galères des jeunes, entendre des histoires de cité U et recueillir les astuces des étudiants pour soulager leurs finances. Jonathan nous prend aux tripes avec son histoire.
Celle de la misère qui s’invite dans les amphis des facs. Aujourd’hui, il n’a aucun revenu. Rien. Zéro. « Je viens justement ici pour candidater à une bourse étudiante. J’ai droit au maximum, soit 550 € par mois, nous explique le jeune homme de 21 ans, qui attaque sa première année de licence de philosophie à la Sorbonne. Pour venir jusqu’ici, je n’ai pas payé le RER. Je n’ai même pas de quoi. »
Hébergé par une association dans le Val-de-Marne, le jeune homme a connu la vie dans la rue à Pau (Pyrénées-Atlantiques). Comment en est-il arrivé là ? « Je n’ai plus de rapports avec ma famille », coupe-t-il, sans vouloir s’étendre sur la question. Sa priorité ? Obtenir sa bourse, trouver un boulot étudiant et avoir de quoi se payer plus que les deux repas par jour fournis par la structure qui l’accueille.
« Je pense que je vais rester y vivre, nous raconte-t-il, le ton déterminé. Je pourrais peut-être me prendre une chambre étudiante, mais ça serait une dépense supplémentaire. Et j’en suis très loin. »
La première « folie », quand il touchera quelque chose, est déjà choisie. Ce sera des livres de philosophie. En attendant, Jonathan reprend sa place dans la file d’attente du Crous. Il n’a pas le temps de se plaindre.
SociétéEmmanuel MacronPlan pauvretéSecours PopulaireMénages modestes











Le plan pauvreté du gouvernement sera doté de "8 milliards d'euros répartis sur quatre ans", annonce Benjamin Griveaux
Dans un entretien à "20 Minutes", le porte-parole du gouvernement affirme qu'il s'agit d'un "choix politique très fort".


Le plan pauvreté qui doit être présenté jeudi 13 septembre sera doté de "huit milliards d'euros, répartis sur quatre ans", selon le porte-parole du gouvernement, Benjamin Griveaux, dans un entretien au journal 20 Minutes"Dans un contexte où l'on fait attention à la dépense publique, c'est un choix politique très fort", insiste-t-il.
L'Elysée avait promis, plus tôt dans la soirée, des moyens "élevés" pour "enrayer la pauvreté" sans plus de détail, pour financer ce plan. Il prévoit notamment davantage de places de crèches pour les enfants de quartiers prioritaires, un fonds pour financer des petits déjeuners dans les écoles prioritaires ou encore des tarifs sociaux dans les cantines. Pour les jeunes, l'obligation de formation sera portée de 16 à 18 ans et des moyens supplémentaires seront attribués aux missions locales pour mieux repérer les décrocheurs du système scolaire.
L'Etat veut par ailleurs trouver des solutions avec les départements pour prolonger le suivi des enfants de l'Aide sociale à l'enfance, qui trop souvent s'arrête net à leur majorité. "Il sera possible de bénéficier de l'aide sociale à l'enfance jusqu'à 21 ans. On ne lâchera plus les jeunes précaires après leur majorité", assure Benjamin Griveaux. En matière de santé, la CMU (couverture maladie universelle) sera étendue à plusieurs millions de personnes pour qu'elles bénéficient d'une complémentaire santé.

-
A Paris, Lyna participe à un atelier cuisine au Secours populaire animé par le grand chef Thierry Marx. LP/Delphine Goldsztejn
Bénéficiaire du RSA, Lyna, 30 ans, qui élève seule ses deux enfants âgés de 3 et 9 ans, a également ses astuces pour réduire au maximum les dépenses. « Je fais les fins de marché, c’est plus économique. Et, dans les magasins, je choisis des produits aux dates de péremption très proches car c’est moins cher », détaille cette maman croisée lors d’un atelier cuisine au Secours populaire animé par le grand chef Thierry Marx.
« Avec les enfants, on va plutôt faire un pique-nique au parc qu’un ciné », poursuit-elle. Avec des prestations sociales d’un montant de 1 080 € et un loyer à 680 €, elle peine à sortir la tête de l’eau. Elle est en permanence dans le rouge. Dans son porte-monnaie, 1 €, c’est beaucoup, « c’est une baguette, un paquet de pâtes ».
Cette titulaire d’un BTS de commerce international a du mal à accepter qu’elle est « pauvre ». « Je ne réalise pas. C’est difficile à admettre. J’ai pris une petite claque quand j’ai appris que j’étais en dessous du seuil de pauvreté », confie-t-elle. Ce n’est surtout pas pour elle une fatalité. « J’ai la volonté de rebondir. Dans la vie, il y a des hauts et des bas. Je suis très optimiste… »
JONATHAN, ÉTUDIANT : « Même pas de quoi payer le RER »
-
Jonathan, 21 ans, est étudiant en philosophie. LP/Carmen Abd Ali
On le croise au hasard, semblable à des dizaines d’autres étudiants sur les marches du Crous parisien de Port-Royal à Paris (XIVe). A la base, on pensait venir échanger sur les galères des jeunes, entendre des histoires de cité U et recueillir les astuces des étudiants pour soulager leurs finances. Jonathan nous prend aux tripes avec son histoire.
Celle de la misère qui s’invite dans les amphis des facs. Aujourd’hui, il n’a aucun revenu. Rien. Zéro. « Je viens justement ici pour candidater à une bourse étudiante. J’ai droit au maximum, soit 550 € par mois, nous explique le jeune homme de 21 ans, qui attaque sa première année de licence de philosophie à la Sorbonne. Pour venir jusqu’ici, je n’ai pas payé le RER. Je n’ai même pas de quoi. »
Hébergé par une association dans le Val-de-Marne, le jeune homme a connu la vie dans la rue à Pau (Pyrénées-Atlantiques). Comment en est-il arrivé là ? « Je n’ai plus de rapports avec ma famille », coupe-t-il, sans vouloir s’étendre sur la question. Sa priorité ? Obtenir sa bourse, trouver un boulot étudiant et avoir de quoi se payer plus que les deux repas par jour fournis par la structure qui l’accueille.
« Je pense que je vais rester y vivre, nous raconte-t-il, le ton déterminé. Je pourrais peut-être me prendre une chambre étudiante, mais ça serait une dépense supplémentaire. Et j’en suis très loin. »
La première « folie », quand il touchera quelque chose, est déjà choisie. Ce sera des livres de philosophie. En attendant, Jonathan reprend sa place dans la file d’attente du Crous. Il n’a pas le temps de se plaindre.