Theo dòng thời gian, những chữ nghĩa hay câu nói thường đi liền với những hàng hóa hay những giao tiếp mà người dân , chỉ riêng thời đó hiểu mà thôi.
Được ghi lại với bài viết và phân tích khá rõ , mời các anh chị đọc bài
Vang tiếng một thời: Tiếng Lóng Tiếng Xưa miền Nam Lục Tỉnh
Y Nguyên Mai Trần
Caroline Thanh Hương
Kỷ niệm du hành xuyên suốt miền Tây thời tuổi trẻ, hình ảnh sông nước
bao la , ẩn hiện xóm nhỏ dọc bờ kinh, mái lá, phiá trước nhà có bàn
Thiên, một bình cấm nhang, chung nước, những bờ đê phân biệt những cánh
đồng lúa xanh, vàng theo hai mùa mưa nắng. Chằng chịt những con rạch,
đi luồn vào những vườn cây ăn trái. Những con kinh xuôi ngược với thuyền
rộng đò ngang, tắc ráng, ghe chở hàng hoá từ vùng sâu ra phố chợ, thỉnh
thoảng có những chiếc ghe dừng “chân” thả vịt, loáng thoáng có câu hò,
câu vọng cổ văng vẳng đó đây. Miền Tây của tấm lòng hào sảng, chân thật
có gì ăn đó, có gì nói đó, của những câu nói mộc mạc, tả chân. Miền Nam
sau 1954, với cuộc di cư đổi đời lần thứ nhất, văn hóa phía Bắc vĩ tuyến
17, loan tỏa, ảnh hưởng, tác động mạnh vào văn hóa miền Nam, Bắc 45,
Bắc 54 rồi Bắc 75, mổi thời gian không gian nào đó, trong đời sống ngôn
ngữ thường ngày biến đổi thích ứng với hoàn cảnh chính trị và xã hội lúc
bấy gìờ.