caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 19 juillet 2014

Ai còn nhớ NGÀY 30 THÁNG 4- Nguyễn Thụy Long ( Tác giả Loan Mắt Nhung ) .

Default NGÀY 30 THÁNG 4- Nguyễn Thụy Long ( Tác giả Loan Mắt Nhung ) .

"Loan Mắt Nhung" Nguyễn Thụy Long viết bài này năm 2005, ông ta chưa bao giờ ra khỏi Việt Nam. (Ông sinh ngày 9 tháng 8 năm 1938 tại Hà Nội, mất ngày 03 tháng 9 năm 2009 tại Sài Gòn).

* * *

Lại sắp đến ngày 30 tháng Tư, trên đất nước tôi nhà cầm quyền phát động ì xèo kỷ niệm ngày “chiến thắng vĩ đại, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.” Từ cả tháng trước, ngày nào người ta cũng nhắc đến chiến thắng ấy của dân tộc, phỏng vấn những tướng lãnh chỉ huy trận đánh về chiến lược, chiến thuật, những chiến sĩ anh hùng, tất cả đều được đưa lên báo đài, cả những trang web bay đi khắp thế giới. Buổi sáng tôi dậy sớm nghe đài nước ngoài, chương trình Việt ngữ, nhưng bị phá sóng nhiều quá, nghe câu được câu không. Cũng ngày ấy cộng đồng người Việt trên khắp thế giới làm kỷ niệm, nhưng gọi bằng nhiều cách khác nhau, Ngày Quốc Hận, Tháng 4 Đen hay gì đó còn tùy.

Cũng ở trên đài Á Châu Tự Do tôi nghe cuộc phỏng vấn một đạo diễn trẻ người Việt Nam ở nước ngoài, làm một cuốn phim về ngày bại trận 30 tháng Tư lấy tên là ngày giỗ. Anh và các bạn anh thiếu thốn rất nhiều tư liệu về ngày hôm ấy, nhưng chắp vá và lấy kỷ niệm của những người lớn chứng kiến vào thời ấy rồi cũng xong. Bởi tại ngày anh ra đi, rời Việt Nam anh còn quá trẻ, tuổi đâu khoảng 13 hay 14 chi đó, nhất là anh không có kinh nghiệm tham gia vào cuộc bại trận ấy.

Lá Mơ thần diệu với những bài thuốc gia đình



lamo.jpg
Còn gọi là mơ lông, một loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi, nên cũng có tên là thúi địt hoặc rắm chó. Lá mơ thường được dùng làm thuốc, và là gia vị không thể thiếu trong món thịt chó.

Làm sao bỏ hết đồ nhiều vào valise nhỏ để đi du lịch đây?

Bao nhiêu thứ phải cho hết vào 1 cái valise bé tý , hạn chế 20kg , làm sao đây?
Coi thử vidéo bên dưới nhé
Caroline Thanh Hương

vendredi 18 juillet 2014

Crash du MH17: qui étaient les passagers de l'avion abattu? Photos


Crash d'un avion de la Malaysia Airlines en... par lemondefr


Crash du Boeing de Malaysia: Ukraine et Russie se rejettent la faute - 17/07


Ajoutée le 17 juil. 2014
Toute l'actualité sur http://www.bfmtv.com/ Dans un communiqué, l'administration ukrainienne régionale de Donetsk indique que le crash a eu lieu dans une zone contrôlée par les séparatistes pro-russes. Elle affirme aussi que l'avion aurait été abattu par un missile sol-air Buk de fabrication russe. Selon le site officiel des séparatistes pro-russes, au contraire, l'avion aurait été abattu par un appareil ukrainien.

jeudi 17 juillet 2014

Nét độc đáo của những đôi mắt được trang điểm thành tác phẩm nghệ thuật của Tal Peleg.

Tận dụng màu vẽ, bút kẻ mắt và phấn mắt, nghệ sĩ đã tạo ra những bức tranh vô cùng sống động trên mí mắt.


Bạch Yến , 1 danh ca Việt Nam ngoại hạng...

Mối tình kỳ lạ của danh ca Bạch Yến (I)

(Dân trí) - Làm đám cưới sau… 2 tuần gặp gỡ và hưởng cuộc sống vợ chồng tình tứ trên đất Pháp đến nay đã hơn 30 năm; mối tình “siêu tốc” và kỳ lạ giữa danh ca Bạch Yến và con trai GS Trần Văn Khê, nhạc sĩ Trần Quang Hải khiến không ít người ngưỡng mộ.

Bạch Yến sinh năm 1942, là một trong những danh ca của Sài Gòn trước 1975. Bà được biết đến như một nghệ sĩ thực thụ với những ca khúc tân nhạc Việt Nam và nhạc ngoại quốc từ khi còn là một cô bé.
 

Danh ca Bạch Yến (Ảnh NS cung cấp)
10 tuổi, bà giành huy chương vàng cuộc thi tuyển lựa những giọng ca nhi đồng do Đài phát thanh Pháp Á tổ chức và sau đó được mời cộng tác với ban ca nhạc nhi đồng của Đài. Năm 15 tuổi, bà bắt đầu được khán giả chú ý với ca khúc Đêm đông của cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương.

Bộ ảnh hết xẩy của Alfred Weissenegger ( hình nghệ thuật khỏa thân )


Kết hợp đường cong tuyệt mỹ của những người phụ nữ với tư duy nghệ thuật bay bổng, nhiếp ảnh gia kỳ cựu người Áo Alfred Weissenegger đã đem đến cho người xem những tác phẩm nghệ thuật “xem một lần sẽ nhớ mãi”.


mercredi 16 juillet 2014

Truyện ngắn "Chôn Đứng" Bút Xuân Trần Đình Ngọc

Có ai chọn cái chết để tạo thêm nợ cho gia đình bao giờ chưa ?
Phải đọc cho biết nguyên nhân và rồi thương cho những con người thấp cổ , bé miệng...
Caroline Thanh Hương


Thằng Lớn vừa từ chợ Xép về. Nó đã bán xong 200 tấm vé số hôm nay, bán sớm sủa nên nó quá mừng. Mọi hôm chỉ 100 tấm cũng trầy trợt mà hôm nay 200, nó nhẩm tính thấy có được một số tiền lời nhỏ nhỏ cho gia đình.
Nó lội vào con hẻm vì nhà nó ở mãi cuối hẻm. Con hẻm nước mới rút một chút nhưng cứ khoảng 3 giờ sáng nước ở con kinh lại dâng lên, hôm thấp ngập bàn chân, hôm cao thì lên đến gần đầu gối.
Nước lên mang theo rác rến, giấy báo, cả xác súc vật thối rữa trông đến sợ. Nhưng ba anh em thằng Lớn không làm gì hơn được. Ba má Lớn cũng như những người khác trong hẻm còn chả làm được gì huống hồ nó, thằng bé mới 13 tuổi đầu.

Bộ audio book truyên "Sừng rượu thề", Huỳnh Chiêu Đẳng sưu tầm

Sừng rượu thề 6-Feb-2014

Tìm hiểu về những đôi bông tai thật đẹp của phụ nữ H’mông và nghe nhạc của họ


Hoa tai là nữ trang phổ biến của các chị em phụ nữ ở các dân tộc khác nhau. Nhưng đối với phụ nữ H’mông, hoa tai không đơn giản chỉ là phụ kiện làm đẹp mà ấn chứa bên trong nó là những giá trị văn hóa thể hiện phong tục, bản sắc tộc người.
Đôi khuyên tai là đồ trang sức làm đẹp của rất nhiều chị em phụ nữ của các dân tộc khác nhau. Ta đã từng bắt gặp những tục đeo hoa tai như một nét truyền thống không thể thiếu của người phụ nữ Vân Kiều, Pa Kô giữa đại ngàn Trường Sơn thuộc xã Hướng Hóa, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

Tìm hiểu về Trường Võ Bị West Point Hoa Kỳ

tt
Kính gửi quý anh chị bài sưu tầm về trường võ bị West Point ở Hoa Hỳ.
Caroline Thanh Hương
Chương trình học từ thiên văn vũ trụ đến cách bắt tay, cách uống rượu vẫn tỉnh táo, cách gấp mùng mền chiếu gối đến tranh luận các tác phẩm của Victor Hugo. Trên thông thiên văn, dưới tường địa chất, giữa thấu nhân tâm. 

Ở Mỹ, đi xin việc làm, nếu vào thấy có ứng viên tốt nghiệp trường West Point cùng tham gia thì thôi coi như mình cầm chắc 1 suất rớt. Đi về cho nhanh, khỏi phỏng vấn nữa. Rất đông các CEO của các tập đoàn ở Mỹ tốt nghiệp trường West Point, tỷ lệ CEO trên sinh viên tốt nghiệp ( nhớ là tỷ lệ nhé) cao hơn Harvard, Stanford hay Yale...Ở Mỹ nghe ai nói tao từng học ở West Point, người ta nhìn mình từ trên xuống dưới, như 1 thực thể lạ, một con người hoàn hảo. Không xếp hạng được vì nó không có thể có tiêu chuẩn để xếp.
 

Vậy West Point là trường gì? Đó chính là học viện quân sự Hoa Kỳ. Điều khá lạ là mặc dù là học viện quân sự, nhưng lại cung cấp các quản trị cao cấp cho nền kinh tế Mỹ và thế giới. Sau 5 năm bắt buộc phải phục vụ trong quân đội, phần lớn các bạn rời bỏ binh nghiệp, học thêm một MBA rồi đi làm cho các tập đoàn. Rồi thăng tiến rất nhanh. Ở West Point, có một slogan là cứ đưa cho tôi một người không phải tâm thần, tôi đều có thể đào tạo thành 1 công dân ưu tú.

Mỗi năm WP chỉ tuyển khoảng 1300 bạn. Và trong 4 năm học, bắt buộc phải loại thải 10%/năm. Tức năm cuối chỉ còn dưới 1000 bạn ra trường. Chương trình học từ thiên văn vũ trụ đến cách bắt tay, cách uống rượu vẫn tỉnh táo, cách gấp mùng mền chiếu gối đến tranh luận các tác phẩm của Victor Hugo. Trên thông thiên văn, dưới tường địa chất, giữa thấu nhân tâm. Tony quen với anh bạn, tốt nghiệp trường WP và đang làm sếp một công ty đa quốc gia ở Singapore, mỗi lần gặp, ảnh kể về trường WP với một thái độ tự hào, mình nghe mà say mê, chiếc nhẫn biểu tượng của cựu sinh viên WP trên tay anh lấp lánh.

Ảnh kể, sinh viên vừa vào trường đã phải bị khủng bố tinh thần. Quan niệm là trụng nước sôi 100 độ rồi đem qua trụng nước đá. Nên sau này, dù có sự cố gì trong đời, họ cũng cảm thấy bình thường, chẳng xi nhê gì. Đầu tiên là họ nhốt sinh viên từng tốp vào trong phòng, sau đó 2h sau thì thả ra, yêu cầu trả lời các câu hỏi như có bao nhiêu bóng đèn trong phòng, bàn ghế màu gì, lúc vào mấy h mấy phút, lúc ra mấy h mấy phút, người ngồi bên trái bạn có đeo đồng hồ không, người bên phải tên gì....Trả lời không được là tự động cuốn gói về nhà. Bài học đầu tiên về ÓC QUAN SÁT, cái quan trọng nhất của một nhà quản trị tài ba. Và n bài học tương tự như vậy. Sau này, ảnh đem các bài học này chế biến lại thành tài liệu dạy sinh viên các đại học khác hay nhân viên thực tập cho tập đoàn, cứ 1 đứa "đoạt giải nhất ngáo ngơ toàn quốc" vào mà chịu học, 6 tháng sau thì lột xác thành 1 người mới hoàn toàn, thành Steve Job luôn. Cái Tony xin tài liệu của ảnh, đem về VN dịch, áp dụng cho hãng của mình và đang biên tập lại cho câu lạc bộ con dượng.

Rõ ràng dấu ấn đào tạo rất quan trọng với người trẻ. Nếu chịu khó và có phương pháp đào tạo đúng, ngây ngô ngáo ngơ vẫn trở thành xuất sắc, vì chúng ta giỏi lắm chỉ sử dụng có 1/10 khả năng của bộ não. Giáo dục Mỹ nói chung là kỹ, vì họ đào tạo là cho nước Mỹ có thể sử dụng, không phải chỉ với mục đích xuất khẩu giáo dục như một số nước khác. Nên với sinh viên ngoại quốc, đầu vào cũng rất khó, phải vượt qua các kỳ thi như Toefl, SAT, GMAT, GRE…tuỳ theo cấp và ngành, còn trường nào không kiểm tra đầu vào, thì trường đó hoặc là diploma mill, hoặc hẻm ai biết tới. Họ cho rằng, việc học viên có được các chứng chỉ này thể hiện sự nghiêm túc trong việc theo đuổi học thuật. Thật ra, các kỳ thi này, so với khả năng của sinh viên VN, thì chẳng là gì, vì để vào đại học VN, kiến thức còn khổng lồ hơn nhiều, khó hơn nhiều. Cũng vì là đào tạo để nước Mỹ có thể sử dụng, nên thời gian cũng lâu hơn, như MBA cũng phải mất 3 năm….so với 12 hay 18 tháng ở một số nước.

Trở lại hạc viện WP lừng danh bên bờ sông Hudson, cách không xa New York, đây là ước mơ của mọi ông bố khi có đứa con ra đời, và muốn nó ” đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”. Đào tạo trở thành công dân có ích, giỏi giang, để thoả chí tang bồng hồ thỉ, vùng vẫy giữa đất trời. Khi 18-30 tuổi, trong lúc đám ngây ngô kia đốt tuổi trẻ trong các quán bar, các quán cà phê, vũ trường, rũ rượi xoã tóc đi ra đi vô vì không biết làm gì, suốt ngày chat chit nhăng cuội, ngủ nhiều hơn học và làm nên đầu óc u u mê mê, nông cạn, cái gì cũng làm biếng, cũng lười…thì các bạn này đã phải vất vả đầu tư trí lực và thể lực. Thư viện WP mở 24/24, ở đó người ta thấy những cái đầu cắm cúi ghi ghi chép chép, những cuốn sách dày cộm phải đọc xong trong một vài ngày. Đọc nhanh và rất nhanh, để sau này đi làm, giấy tờ công văn, đọc nhoay nhoáy để phúc đáp, chứ thể loại thấy chữ nhiều đọc nhức mắt, thì thôi khỏi tuyển dụng. Nó đánh vần 1 công văn đọc xong mất hết cả ngày, năng suất lao động sẽ kém. Trí thức là phải đọc nhanh để làm việc giỏi, mà muốn đọc nhanh thì phải tập luyện.

Kỹ năng thuyết trình, thuyết pháp sao cho người khác nghe mà rụng rời tay chân nằm trong chương trình học. Những bức tường ở WP luôn đông nghẹt học viên đứng nhìn vào đó, tập nói với bức tường, thu âm, nghe đi nghe lại, nói đi nói lại sao cho hay mới thôi.

Dưới trời tuyết lạnh khủng khiếp, họ phải lăn lê bò trườn để tập thể lực. 5h sáng là kẻng đánh thức dậy, tập thể lực bằng các bài tập với cường độ nặng của vận động viên nhà nghề. Tập bơi, đứng nước 5h, ai đuối quá thì vớt lên, coi như rớt. Rồi tập vượt mọi địa hình. Rèn luyện thể lực sao cho mọi điều kiện thời tiết đều phải thích nghi, nóng 45 độ ở châu Phi hay âm 20 độ ở Alaska đều chịu được.

Kỹ năng tồn tại và óc sáng tạo được chú ý đào tạo kỹ. Những lần trong đêm tối, họ bị thả giữa rừng, và tìm cách về lại trường bằng mọi khả năng có thể, nhìn các vì sao trên trời đoán hướng, tìm thức ăn, dựng lều. Kiến thức lãnh đạo phải có và phải nhớ vanh vách. Và có khi đang ngủ say giấc, 2h sáng bị đánh thức dậy để kiểm tra, với các câu hỏi như 10 vị tướng giỏi nhất mọi thời đại là ai, tướng Võ Nguyên Giáp dùng chiến thuật gì trong trận Điện Biên Phủ, nếu bạn là Napoleon, bạn sẽ viết lại lịch sử của Waterloo như thế nào….Không trả lời được, phải đứng ngoài hành lang cả đêm để suy nghĩ. Đào tạo để mỗi WPer có được dáng vóc của một người mẫu, sức khoẻ của một vận động viên Olympic, trí tuệ của một học giả, ăn nói như một thuyết gia, cư xử như một chuyên gia tâm lý….
 



Khi về già, họ thành lập các hội WPer alumni, đi câu cá bên bờ biển Caribe, đi ngắm hoàng hôn ở Bali, thong dong tự tại, phong lưu tuyệt đỉnh, vì ai cũng có một tuổi trẻ học và làm như điên. Còn có những người đàn ông trên đời, về già rồi, mà vẫn cứ vật lộn mưu sinh, xin tiền vợ, xin tiền con cái, thì cũng có thể họ kém may mắn, nhưng cũng có thể họ đã lãng phí tuổi trẻ một cách vô bổ trong các trò trai gái, ăn chơi đàn đúm, xài tiền của cha mẹ, hay đơn giản là lười nhớt thây. Làm biếng thì sau này phải khổ, thế thôi. Trách ai.

Nhìn các hạc viên WP đánh đàn, nhảy, khiêu vũ, võ thuật, hát, ảo thuật, thám hiểm, vẽ…hay thậm chí tỉ mỉ ngồi cắt tỉa giấy để rèn luyện đôi tay khéo léo, bạn sẽ thấy mình sẽ phải cố gắng thật nhiều. Một ngày chỉ có 24h, là công bằng cho tất cả mọi người. Chúng ta phải ngủ 6-8 tiếng, ai cũng chỉ còn 16h trong ngày. Nên phải chia ra, làm gì, học gì trong quỹ thời gian ít ỏi đó. Một WPer nếu sáng sớm không nộp được bảng mô tả công việc trong ngày ( daily to-do list) cho bạn trưởng nhóm, thì coi như nắm chắc suất cuốn gói về quê. Không có chuyện ngủ dậy và ngày đó không biết mình phải làm gì.

Sinh viên người Việt ở West Point khá đông, nhưng đều là Việt kiều, nữ nhiều hơn nam. Du học sinh quốc tế ở WP một năm chỉ vài ba chục bạn, vì đầu vào khó quá. Con trai cả của thủ tướng Cambodia Hun Sen cũng tốt nghiệp trường này. Bạn mà nhìn thấy cậu này, không mê thì thôi. Đẹp ngời ngời từ ngoại quan đến nhân cách, mạnh mẽ nam tính và thông tuệ, quý phái từ cốt cách đến tinh thần, một nụ cười cũng chứa sự bao dung như trời đất, thật là không có gì có thể so sánh nổi. Sự cố tranh chấp đền Preah vihear với Thái Lan, hai bên quyết không bên nào chịu nhường bên nào, thậm chí đã vang lên tiếng súng. Trước tình hình cấp bách đó, anh nhận nhiệm vụ của tổ quốc và lên đường đi đàm phán với người Thái. Và chỉ với ánh mắt ấm áp và vài câu nói sắc sảo theo phong cách West Point, bên Thái Lan phải xin lỗi và rút quân, nhường lại ngôi đền này cho quê hương Cambodia của anh…(còn tiếp)


Sưu tầm

Ước mơ trở thành Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị West Point Hoa Kỳ

Ảnh chụp buổi họp cuối tháng 6,  2013 của các Mục Sư phu nhân  VN Vùng Vịnh và gia đình Mục sư người gốc Đại Hàn Kieun Yu. Trong hình có người đàn bà ngồi chính giữa là Giáo sĩ Đại Hàn đang hầu việc Chúa ở Nam Phi Châu.
Ảnh chụp buổi họp cuối tháng 6, 2013 của các Mục Sư phu nhân VN Vùng Vịnh và gia đình Mục sư người gốc Đại Hàn Kieun Yu. Trong hình có người đàn bà ngồi chính giữa là Giáo sĩ Đại Hàn đang hầu việc Chúa ở Nam Phi Châu.
Nhân buổi HỌP MẶT QÚY VỊ MỤC SƯ VÙNG VỊNH CUỐI THÁNG 6 NĂM 2013, tại tư thất MS Bùi Đức Nguyên, như thường lệ hàng tuần mỗi tối Thứ Hai, luân phiên các MS của mỗi HT làm chủ gia đón tiếp và chủ tọa buổi họp mặt để tôn vinh Chúa, học Kinh Thánh và cầu nguyện, cuối buổi họp là bữa ăn tối của Mục sư chủ gia hay quản nhiệm HT khoản đãi. Câu chuyện cháu Haana Yu được tuyển chọn vào học Trường West Point Hoa Kỳ được cầu nguyện, tạ ơn Chúa trong buổi họp này. Haana Yu là con gái đầu của ông bà MS Kieun Yu; MSQN HT Đại Hàn, là người thường đến sinh hoạt với nhóm Mục Sư Tin Lành Vùng Vịnh; các HT VN.

Pastor Kieun Yu family
Pastor Kieun Yu family
Bà giáo sĩ Đại Hàn đang giới thiệu các nhu yếu phẩm giúp cho người nghèo trong công tác truyền giáo.
Bà giáo sĩ Đại Hàn đang giới thiệu các nhu yếu phẩm giúp cho người nghèo trong công tác truyền giáo.


Haanna Yu & Grace Yu
Haanna Yu & Grace Yu
Các Mục Sư đặt tay cầu nguyện cho Haana lên đường nhập học--Laying hands on Haana, pastors were praying
Các Mục Sư đặt tay cầu nguyện cho Haana lên đường nhập học--Laying hands on Haana, pastors were praying


Liên tục trong nhiều năm qua các MS Tin Lành VN Vùng Vịnh họp mặt mỗi tối Thứ Hai hàng tuần, có các bạn MS đặc biệt là người gốc Đại Hàn cùng tham dự như MS và bà Kieun Yu, đôi khi có các con cũng đến tham dự như tối Thứ Hai cuối tháng 6/13 vừa qua. Lý do là gia đình ông bà MS Yu đến để cám ơn Chúa và qúy MS đã cầu nguyện cho con gái đầu của ông bà đã trúng tuyển thi vào trường Võ Bị West Point Hoa Kỳ.

Đầu tháng 7/13 Haana sẽ nhập học.

Sau khi đưa cháu Haana và nhập học trở về MS Kieun Yu đã gửi thư sau đâu cho tôi, tôi xin chuyển thư này đến qúy vị MS cùng đọc. Có các ảnh của Haana đã mặc quân phục sinh viên sĩ quan Trường W.P:

Haana Yu nhập học đầu tháng 7/13--Haana in the beginning day at WPMA.
Haana Yu nhập học đầu tháng 7/13--Haana in the beginning day at WPMA.
Nữ sinh viên sĩ quan tập diễn hành--Training now and leading latter.
Nữ sinh viên sĩ quan tập diễn hành--Training now and leading latter.


Nhìn kỳ chính giữa ảnh có một nữ SVSQ ngồi với hàng ngàn nam SVSQ khác--One girl in the middle of thousands boys!
Nhìn kỳ chính giữa ảnh có một nữ SVSQ ngồi với hàng ngàn nam SVSQ khác--One girl in the middle of thousands boys!
Trong lời cầu nguyện và chúc phước của một MS, có cầu xin Chúa cho Haana sau này sẽ là nữ tướng lãnh của quân lực Hoa Kỳ.  You need to find where she is in the last one…  but in the future she will be a general!
Trong lời cầu nguyện và chúc phước của một MS, có cầu xin Chúa cho Haana sau này sẽ là nữ tướng lãnh của quân lực Hoa Kỳ. You need to find where she is in the last one… but in the future she will be a general!


Mới đây nhận được e-mail của MS Kieun Yu, ông nhận được hai tin buồn của tôi, đúng lúc mẹ tôi qua đời là vào Memorial Day; May 25th, đến dịp Independent Day; July 4th cô em út tôi qua đời. Tôi chưa kịp bình tĩnh để nhớ lại các qúy vị thân bằng cố hữu đã đến dự Lễ An Táng Mẹ tôi thì tiếp theo đó lại có việc an táng cho cô em.

Tuy nhiên, nhận được e mail của MS Yu và nhiều người khác hỏi thăm, tôi và gia đình cũng tạm quên đi các nỗi nhớ thương, đau buồn. Xin cám ơn qúy vị và các bạn.

Đây là lời và tin của người bạn thân trong Chúa:

Ah…pastor Long!

You lost your youngest sister too last week! Sorry to hear that. You must have been sorrowful deep in your heart.
May the Lord send you the biggest comfort and peace in your heart and to your whole family.

Haana is in the camp now and she is doing fine, I believe.
Here is some pictures of Haana. You need to find where she is in the last one… :)
Blessings to you and thank you so much for your prayer.
with Love in Christ
py

Trước đây khoảng hơn nửa năm, trong buổi họp các MS ở HT Thiên Kỳ, gia đình MS Kieun Yu có đến dự, ông bà MS Yu đem hai con gái đến và muốn chúng tôi cầu nguyện cho các cháu gái này có ước nguyện vào học trường Võ Bị West Point. Chúng tôi vui mừng và cầu nguyện. Chúng tôi biết Chúa nhận lời cầu xin, nên đã cám ơn Chúa.

Thời gian đi qua cũng mau, con gái đầu là Haana học xong Hi School, cháu đủ điều kiện để thi cử và làm đủ thủ tục để vào trường. Có thể đây là phép lạ cho cháu Haana. Cháu cho biết sẽ nhập học vào tháng 7/13.
MS Yu muốn báo tin cho các MS khác biết và dự định sẽ họp mặt ngày cuối cùng Thứ Hai của tháng 5, ông bà và hai cháu sẽ đến HTTK vào ngày May 27. Ngày đó là ngày Mẹ tôi qua đời, tôi gọi điện thoại cho các MS dự định tạm hoãn buổi họp. Báo tin cho MS Kieun Yu xong, tuy nhiên vì không kịp báo cho các MS khác biết, họ có người đã đến nhà thờ và đã cầu nguyện cho Tang gia chúng tôi đêm hôm đó.

Nhờ ơn Chúa mọi sự được an bài thứ tự, dâng lời tạ ơn Chúa và cám ơn qúy vị đã cầu thay cho chúng tôi!

Việc cháu Haana vào học Võ Bị W.P làm cho tôi vô cùng vui mừng vì tưởng như chính mình đã có con em vào quân trường này.

Tôi có nói với gia đình MS Yu; trước đây ở V.N tôi nguyên là giáo sư phụ khảo (assistant professor) của Trường Võ Bị QGVN; là trường được thành lập điều hành và giảng dạy cho các SVSQ (cadet) cũng tương tự như Quân Trường W.P.

Cuộc đời của tôi nếu như không có gì thay đổi vào năm 1975 (xụp đổ Miền Nam VN) thì chắc tôi vẫn còn ở quân trường này cho đến nay… Hay ít ra tôi có các con hay cháu tôi sẽ vào học ở quân trường danh tiếng vào bậc nhất nhì Đông Nam Á này!
SVSQ Thủ Khoa khoá học tốt nghiệp Trường Võ Bị QGVN được bắn cung tên đi bốn phương trời. Ước mộng  tang bồng hồ thỉ,  tự thắng để chỉ huy  trong ngày ra trường bắt đầu.
SVSQ Thủ Khoa khoá học tốt nghiệp Trường Võ Bị QGVN được bắn cung tên đi bốn phương trời. Ước mộng tang bồng hồ thỉ, tự thắng để chỉ huy trong ngày ra trường bắt đầu.
Khi nghe cháu Ha ana muốn vào học quân trường W.P, chúng tôi cầu xin Chúa cho cháu được toại nguyện mọi ước mơ của cháu. Sau khi cầu nguyện cho các cháu. Nay thì sự thật đã như ý muốn của cháu và gia đình cháu. Tạ ơn Chúa.
Cầu xin Chúa ban ơn cho cháu.

Sở dĩ chúng tôi chúc phước cho Haana sau này là nữ tướng tương lai của Mỹ, vì theo kinh nghiệm dạy ở trường Vò Bị Đà Lạt hay ngay cả W.P, các SVSQ học trường quân sự chuyên nghiệp này mọi SVSQ đều mong sau này là các sĩ quan cấp tá hay cấp tướng của quân đội. Họ có tham vọng không những về quân sự mà còn là các chính khách gia hay các nhà lãnh đạo mọi lãnh vực trong nước và thế giới! Trong số các nữ sĩ quan Mỹ có các bà Đại tá gốc VN có thể lên cấp tuưóng nay mai!

Cầu xin Chúa cho họ có được hoài bảo và tham vọng thành người hữu ích cho quốc gia, dân tộc và cho thế giới tương lai.

Chúc mừng cháu Haana Yu; người có ước mơ là người lãnh đạo, tướng lãnh của Hoa Kỳ tương lai!
San Jose 22/7/2013
MS Phạm Đức Long



Hà Giang/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Khi nhắc đến Học Viện Quân Sự West Point là nhắc đến một đại học với điều kiện nhập học khó khăn bậc nhất với tỉ lệ tuyển sinh 9%, cùng những vòng sát hạch gay gắt. Thế nhưng, trong trường hợp của Amanda Nguyễn, thì việc nhập học West Point, là do chính Học Viện Quân Sự nổi tiếng bậc nhất của Hoa Kỳ, và của cả thế giới này… đề nghị.
Tân thiếu úy Amanda Nguyễn sau buổi lễ tốt nghiệp tại Học Viện Quân Sự West Point, hôm 28 Tháng Năm. (Hình: Gia đình cung cấp)
Lý do chỉ có thể vì bản thân Amanda là một người xuất sắc.
Trong số bốn thanh niên gốc Việt ưu tú vừa tốt nghiệp Học Viện Quân Sự West Point vào ngày 28 Tháng Năm vừa qua, Amanda là người có ngạch cao nhất: cô là thủ quân của đội Softball của trường, và trong năm học cuối cùng, đã đạt được thành tích cá nhân đáng ghi nhận như: chơi nhiều trận đấu nhất, at bat nhiều nhất, hit (quất trúng) nhiều nhất và ghi điểm nhiều nhất...
Lọt mắt xanh của West Point
Năm nay 22 tuổi, Amanda sinh ra và lớn lên ở Houston, Texas, là trưởng nữ của một gia đình người Việt tị nạn hiện đang sống ở tiểu bang này.
Cha cô, ông Nguyễn Ngọc Vinh kể rằng hồi còn nhỏ, Amanda “rất chăm học, và rất thích thể thao.” Ngay từ khi ở những lớp 6,7,8, Amanda đã chơi nhiều môn thể thao của trường như bóng rổ, bóng chuyền, điền kinh. v.v... Thêm vào đó, Amanda còn chơi Softball cho Hội tuyển trong vùng.
Lên trung học, ngoài những môn học thường xuyên, Amanda tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng: cô là Tổng thư ký của Hội Latin, là Phó chủ tịch hội 'Debate' (tranh luận) của trường, vì thế chỉ còn đủ thì giờ chơi hai môn thể thao mê thích nhất là bóng chuyền và 'Softball' (một loại Baseball) cho trường J. Frank Dobie Highschool ở Houston, Texas.
Là một thiếu nữ có tinh thần kỷ luật cao, lại chịu khó luyện tập, vào năm lớp 12, Amanda được bầu là tuyển thủ giỏi nhất của tiểu bang Texas trong vị trí 'second base'. Thành tích chơi Softball xuất sắc này khiến Amanda được một số trường Đại học theo dõi, và muốn tuyển vào chơi cho trường của họ, từ hồi còn học lớp 10.


Amanda Nguyễn trong một trận Soft ball tại West Point. (Hình: gia đình cung cấp)
Ông Vinh cho biết để giúp con chọn một trường đại học thích hợp, ông đã cùng vợ đưa Amanda dến thăm viếng một vài trường đại học ở Colorado, Louisiana và Texas, nhưng Amanda chưa chấm trường nào.
Vào giữa niên học lớp 12, gia đình của Amanda bất ngờ nhận được điện thoại của bà Michelle Depolo, head coach đội Softball của Học Viện Quân Sự West Point. Bà Depolo cho biết khi đến quan sát các trận đấu Softball tại Houston, bà đã để ý đến Amanda, rồi khi xem xét điểm học và thành tích lãnh đạo của cô, “thấy vừa ý quá,” nên muốn tuyển mộ Amanda vào West Point chơi cho đội của trường.
Kể lại thời gian này bằng một giọng nói nhỏ nhẹ, đầy nữ tính, Amanda tâm sự rằng từ trước đến giờ cô “không hề nghĩ đến việc gia nhập quân đội,” và cũng chưa nghe đến West Point, nên rất phân vân e ngại, trước lời mời đến thăm khuôn viên đại học.
Amanda hỏi ý kiến mẹ. Mẹ Amanda bảo hỏi bố. Bố Amanda, ông Vinh, thì thú nhận cũng chẳng có kinh nghiệm quân sự, “không biết nghĩ sao,” nên mang sự việc hỏi ông nội của Amanda.

Ông nội của Amanda trước đây là một công chức tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia hành Chánh Việt Nam. Vì sống trong một nước chiến tranh nên ông phải theo học khóa quân sự đặc biệt tại Trường Đồng Đế Nha Trang, vì thế, tuy là dân hành chánh nhưng khi mãn khóa, ông lại là 'Đồng Thủ Khoa khóa III Sĩ Quan Hiện dịch (1962) dưới thời Tướng Đỗ Cao Trí làm Chỉ Huy Trưởng. Định mệnh hình như đã an bài khi vừa nghe đến tên trường West Point, thì ông nội của Amanda reo lên và nói ngay “cháu không nên bỏ lỡ cơ hội tốt này.”

Thế là vào tháng Giêng năm 2010, Amanda cùng cha mẹ đến thăm West Point. Tại đây, họ được bà head coach Depolo đích thân tiếp đón. Bà Depolo nói ngay: “Ông Bà vui lòng đợi một chút, chúng tôi có một ngạc nhiên bất ngờ.”
Ngạc nhiên bất ngờ là lá thư “chấp nhận” Amanda vào Học Viện Quân Sự West Point, với hai điều kiện: Phải đậu cuộc khám nghiệm sức khỏe và phải có giấy giới thiệu của một thượng nghị sĩ hay dân biểu đại diện nơi Amanda cư ngụ.
Sau 3 ngày ở lại West Point, chăm chú quan sát sinh hoạt của trường và nơi tập luyện thể thao, tiếp xúc với một số người, Amanda nghiêm chỉnh nói với cha mẹ: “Con không muốn đi thăm trường nào khác nữa vì trường này coi trọng kỷ luật nên con muốn theo học và chơi Softball ở đây.”
Sức mạnh đến từ ý chí 
Khi biết con đã quyết định, ông Vinh và vợ vừa mừng vui, vừa lo ngại. Ông kể:

“Chúng tôi nửa mừng, nửa lo, mừng vì con đã tỏ ra biết suy nghĩ và chọn cho mình một trường tốt, lo vì thương nó là một thiếu nữ, liệu rồi có đủ sức theo kịp đồng đội không.”

Ngày 28 tháng Sáu, năm 2010, khi bạn bè cùng trang lứa đang bắt đầu nghỉ hè, thì Amanda từ giã gia đình, lên đường trình diện West Point, bắt đầu 6 tuần lễ huấn nhục!


Amanda Nguyễn trong ngày hoàn tất khóa huấn nhục 6 tuần. (Hình: gia đình cung cấp)
Là cô con gái đầu lòng, Amanda từ nhỏ đã được cha mẹ đặt cho nhiều trách nhiệm, lại tự có tinh thần kỷ luật vì muốn xuất sắc trong môn thể thao mình ưa thích, nên thoạt đầu Amanda nghĩ rằng việc huấn nhục với mình chắc cũng “không đến nỗi nào.” Thế nhưng cô đã lầm.
“Thời gian đầu nhớ nhà không thể nào chịu nổi.” Cô tâm sự là lúc nản lòng nhất đã tự hỏi không biết mình có quyết định đúng chưa. “Từ trước đến giờ em sống trong một đại gia đình, mỗi cuối tuần luôn luôn có cô cậu đến nhà thăm ông thăm bà nội, các em quấn quýt chung quanh, rồi đùng một cái không còn có người thân nào bên cạnh.” Amanda kể lại.
Nhớ nhà thì gọi phôn cũng đỡ đi cảm giác bị cách biệt, nhưng trong thời gian huấn nhục, trường không cho các sinh viên sĩ quan được dùng điện thoại. Nỗi buồn xa nhà đôi khi làm Amanda hết sức bối rối.
Ông Vinh kể: “Một trong những lá thư của Amanda trong thời gian huấn nhục tỏ lộ sự chán nản: 'Tại sao mình lại phải một mình ở đây?' Đọc thư đau lòng, chúng tôi chỉ biết khuyên con hãy ráng tròn bổn phận từng giờ, từng buổi, đừng quá lo nghĩ đến những chuyện ngày mai.”
Nếu bố mẹ khuyên nên cố gắng từng giờ từng buổi, thì cố vấn của trường khuyên cô phải tập trung tư tưởng để vượt qua từng bữa ăn một, và nếu buồn quá thì nói chuyện với những người bạn cùng hoàn cảnh. Amanda nguôi ngoai dần khi thấy bạn bè cũng buồn vì nhớ nhà như mình.
Ngoài nỗi nhớ nhà, là một phụ nữ theo học chương trình huấn luyện quân sự cô có thêm những khó khăn riêng. Amanda tâm sự:
“Có người cho rằng quân trường không phải là nơi thích hợp cho phái nữ. Người khác nhìn em với những ánh mắt ái ngại rằng làm sao một cô gái nhỏ bé có thể chịu nổi những khó nhọc mà cả những thanh niên lực lưỡng cũng phải... ngán.”


Amanda Nguyễn (giữa) cùng các nữ sinh viên sĩ quan West Point cùng khóa. (Hình: gia đình cung cấp)
Trong quá trình huấn luyện, West Point, cũng như bất cứ Học Viện Quân Sự nào khác, đều không phân biệt nam nữ, tất cả đều cùng phải theo chung một chương trình luyện tập. Amanda kể:
“Em chỉ cao 5'2'' nặng 110 pounds nhưng vẫn phải chạy bộ 14 miles với backpack nặng 30 lbs giống y như những chàng trai lực lưỡng cao hơn 6'.”
Trả lời câu hỏi làm sao thể chất của đàn bà có thể theo nổi chương trình huấn luyện cho dành cho nam quân nhân Hoa Kỳ, Amanda giải thích:
“Tất cả tùy thuộc vào tinh thần, vào sự quyết tâm. Thật ra chúng ta mạnh mẽ hơn mình nghĩ nhiều. Có nhiều nam sinh viên không chịu nổi khóa huấn luyện, và cũng có những phụ nữ rất xuất sắc. Sức mạnh đến từ một ý chí mạnh mẽ. ”
Không chỉ là tác chiến
Đầu tháng Bảy này, tân Thiếu Úy Amanda Nguyễn sẽ đến Fort Jackson, South Carolina để được huấn luyện 4 tháng trước khi đến phục vụ ở căn cứ Fort Bragg, North Carolina. Dù được huấn luyện để sẵn sàng tác chiến, nhưng ở Fort Bragg cô sẽ làm việc hành chánh tại phòng quản trị nhân lực (human resources).
Theo học ngành khoa học môi sinh (environmental science), Amanda chú trọng đến một vai trò khác  của quân đội Hoa Kỳ. Cô giải thích rằng gia nhập quân đội không nhất thiết là luôn luôn phải tác chiến. Ngay cả khi được điều động đi phục vụ ở một nước khác, vai trò của quân đội Mỹ không hẳn phải là để tham gia trận chiến, mà là để huấn luyện, để giúp những nước này đào tạo được một quân đội hùng mạnh hơn để tự bảo vệ đất nước họ.


Tân Thiếu Úy Amanda Nguyễn được cha mẹ gắn lon sau lễ tốt nghiệp. (Hình: gia đình cung cấp)

“Chẳng hạn quân đội Mỹ hiện đang có những đội ngũ tìm cách phát triển nước trong (clear water) cho một số quốc gia, lại có những đội ngũ giúp quốc gia khác đối phó với ô nhiễm môi sinh. Trách nhiệm của quân đội là bảo vệ, bảo vệ mạng sống và cả những điều kiện liên quan đến mạng sống.”
Được hỏi nếu không chơi soft ball, và nếu phải làm lại từ đầu, cô có muốn nộp đơn vào học ở Học Viện Quân Sự West Point không, Amanda khẳng định: “Có chứ! Không thể đổi kinh nghiệm ở West Point với bất cứ gì khác trên đời.”

Rồi Amanda giải thích:

“Ở đấy em được chen vai thích cánh với những lãnh đạo hàng đầu của Mỹ, hiểu nhiều hơn về quân đội Hoa Kỳ, và thấm thía thế nào là tình đồng đội. Em nhớ vào năm thứ nhất, khi tin Osama Bin Ladin bị giết được loan đi, mọi người trong tất cả mọi lớp học túa ra ngoài, cả trường reo vang, người trèo lên cây, người la hét, sinh viên thứ nhất ôm chầm lấy sinh viên sắp ra trường, tất cả cùng một mục đích chung, cùng một sứ mệnh, cùng phụng vụ dưới một mầu cờ.”
Về dự tính tương lai, Amanda cho biết cô không có mộng làm một vị tướng trong quân đội, nhưng nói rằng dù có làm gì sau này, thì những điều đã học được ở West Point như rèn luyện ý chí, tinh thần phục vụ và trách nhiệm với quê hương sẽ là hành trang cô mang theo suốt đời.
Liên lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com



lundi 14 juillet 2014

Giấy giả, bằng giả, chỉ có tiền là thật... mà là tiền không có giá trị... lạ thật



 







Ông trùm của đường dây khai nhận từ các thiết bị máy móc mua bán công khai trên thị trường và công nghệ làm giấy tờ giả học được trên mạng Internet, đã sản xuất ra hàng trăm con dấu giả các loại và hàng vạn phôi văn bằng giả, sẵn sàng đáp ứng "nhu cầu" của người sử dụng. Đây là điều hết sức nguy hiểm, báo động những lỗ hổng trong công tác quản lý đang bị tội phạm làm giấy tờ giả lợi dụng hoạt động gây ra hậu họa khó lường…

Giả nhơn, giả nghĩa, câu chuyện của Somaly Mam


Thế giới ngày nay thích được nghe, thấy những câu chuyện đẹp, tốt lành nhất.
Khó ai đoán được có những người hay tập đoàn mượn danh nghĩa nhân đạo để moi tiền những ai tin vào họ mà không biết kiểm chứng trước khi gửi tiền đến những người hay cơ quan trá hình này.
Đọc để thấy cả thế giới đều tin vào sự giả dối của Somaly Mam.
Caroline Thanh Hương




Gần cuối năm 2012, khi đi Campuchia, Malaysia để viết về những cô gái Việt Nam bị lừa sang bán dâm ở xứ người, tôi đã được một bác sĩ ở Bệnh viện Rasmey Siem Reap và Thẩm mỹ viện Master, Phnôm Pênh, giới thiệu gặp bà Somaly Mam, người “nữ anh hùng” đã lập ra Quỹ Somaly Mam với mục đích cứu giúp gái mại dâm ra khỏi những nhà chứa, và đã được thế giới phong tặng nhiều giải thưởng danh giá.
Trong lần gặp gỡ ngắn ngủi ấy rồi nghe qua cuộc đời bà, tôi đã định sẽ quay lại Campuchia để viết về bà, về Quỹ Somaly Mam - nhất là khi biết bà sẽ triển khai quỹ này tại Việt Nam nhưng chưa kịp thực hiện thì đầu tháng 6 vừa rồi, tôi lại nghe thêm một thông tin như sét đánh, rằng Somaly Mam là người đàn bà đã lừa cả thế giới…
1. Nằm nép mình gần bờ sông Mê Kông, giữa những cánh đồng rộng mênh mông, nhà Somaly (Somaly House) thuộc tỉnh Kongpong Cham trông cũng như những ngôi nhà khác của tầng lớp trung lưu ở vùng nông thôn Campuchia với thiết kế tương tự như hình ngọn tháp 3 mái.

Nên sợ hay không ?

Đe doạ lớn nhất mà it́ ai biết...
Sự thành hình đáng lo ngại nhất của 1 sức mạnh multinational.


Caroline Thanh Hương kể chuyện bằng hình thật vui.

Kính gửi quý anh chị chuyện vui kể theo hình.
 
Mời quý anh chị theo dỏi.
 
Caroline Thanh Hương
 
 photo 10.01.15 - 11.jpg


Không gì thích bằng vừa coi những câu chuyện vui bằng hình, vừa nghe nhạc.
Đời vẫn đẹp sao...
Caroline Thanh Hương.



Lưng trong chậu
Tập bắt chân.
Nó không chịu
Thiệt khổ thân!!!
Thanh Hương






" Ngưạ Hoang nào dẫm nát cánh đồng ?"

 




Gót Hồng

Yêu Bé


Mèo Yêu Cá
Có quái chưa ?
Hôn chục cái
Vẫn chưa thừa.
Thanh Hương


Vừa đi làm tóc về.


Ngưạ cũng biết chơi đánh vòng.


Mèo coi boules đong đưa.



Mừng Mùa Giáng Sinh


Cỏng con 


Nắng Chiều Thu


Âu Yếm 




Đôi Bạn



Cùng Tàu
Kẻ trước, ngựa sau
Mình đi theo nhau.
Ta cùng về trại
Kiếp thú cùng tàu.
Thanh Hương



Chung Chạ


Cho Xin Củ Cà Rốt


Đẹp Trời Cho.





Cùng Tắm Tuyết.




Mẹ Và Con.





Yêu nhau cửa đóng then gài
Anh thò qua cửa, yêu hoài không ngưng.
Thanh Hương


Sau Một Ngày Te Tua.





Ngựa Trời




Ha ha, khi Xe chở Ngựa.



Thích Đùa, mà người ta ... không chịu.


Trốn Nắng.







Và Ta Cũng Yêu Em.




Phờ Râu




Về Với Trăng Sao.





dimanche 13 juillet 2014

Đàn bầu thật hay, xem vidéo Giấc Mơ Trưa


Đàn bầu thật hay, xem vidéo Giấc Mơ Trưa par crth2837

Về chốn bình yên ăn món ăn quê hương đậm tình dân tộc, Bánh Xèo Cá Trắng là món ăn giao hoà dân gian, thử làm tại nhà xem.

Bánh xèo cá trắng, nét giao hòa ẩm thực miền Tây




Mảnh đất miền Tây hiền hòa quanh năm màu mỡ như một món quà tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng . Ai đi về miền Tây, được lắng lòng lại với ruộng đồng bát ngát, được nghe tiếng chim, tiếng sáo, được trải nghiệm cuộc sống giản dị và thanh bình thì xem như không uổng phí một chuyến đi.


Bỏ xa thành thị đầy những đua chen, cám dỗ, nét quê níu giữ lại trong lòng người chút bình yên, thanh thản lạ thường. 

 

Đố ai hiểu tại sao thời xưa học giỏi chưa chắc đi thi được đỗ ? Nghe kể chuyện về Phan Bội Châu nhé


Ngay từ thời còn “cắp sách đến trường”, sức học của Phan Bội Châu đã vượt xa các bạn đồng môn, khiến thầy dạy phải nhiều lần khuyên nên hãm bớt cái tài của mình lại. Tất nhiên cụ không thể không tuân nghe, nhưng “chứng nào tật ấy”, bài làm của cụ bao giờ cũng “vượt rào”, đến nỗi thầy “giận” mà cho điểm thấp, thậm chí phê “liệt” (hỏng)!