Kính gửi quý anh chị một bài viết về người anh hùng kháng chiến của pháp thời đệ nhị thế chiến tên là Jean Moulin.
`nhấn vào đường dẫn ở trên để mờ ra đọc.
Trong ngày lễ Quốc Khánh năm 2023, có một lá thư của người kháng chiến tên Jean Moulin viết bào năm 1940 cho mẹ và người chị tên Laure, lớn hơn ông 6 tuổi.
Bức thư rất cảm động, nhất là được đọc vào ngày lễ Quốc Khánh, sau đó còn được hai người kháng chiến khác, chứng nhân của lịch sử đã trên một trăm tuổi cũng được tổng thống pháp mời đến tham dự.
Đây là sự nghiệp hành chánh và kháng chiến của ông.
Sau cùng, kính gửi quý anh chị một bài thơ của anh Trần Văn Lương, một thi sĩ mà nỗi niềm thương nhớ quê hương xưa của Việt Nam không bao giờ nhạt nhòa trong tâm trí của anh.
Cám ơn những bài thơ của anh Lương đã gửi đến diển đàn của chúng ta.
Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.
Dạo:
Miệt mài cảnh lạ đường xa,
Ngậm ngùi nhớ đến quê nhà năm nao.
Cóc cuối tuần:
Đường Xa Nhớ Lại
(Để nhớ lại những ngày lang thang
ở Nam Mỹ gần hai tháng trước)
Đường đất lạ, lang thang quên ngày tháng,
Mảng vui chơi nên sáng tối chẳng nề,
Lóc cóc từ thành thị tới thôn quê,
Luôn háo hức nghĩ về nơi sắp đến.
Chiều mới tắt và xe vừa cặp bến,
Đã vội vàng lo tính chuyện ngày mai,
Bụng rỗng không với đầu óc mệt nhoài,
Vẽ vời cảnh tương lai mình sẽ thấy.
Có lắm lúc mặt trời chưa thức dậy,
Đã lên đường, chạy nhảy muốn mòn hơi,
Để đủ giờ xem cảnh đẹp khắp nơi,
Thăm di tích của những thời xưa cũ.
Dù có ít thời gian cho ăn, ngủ,
Nhờ Trời thương, vẫn đủ sức rong chơi,
Vẫn lê la, dù xương cốt mỏi rời,
Vui được thấy bao cảnh đời khác biệt.
Đường ngược xuôi mải miết,
Nhưng những lần thấm mệt tạm dừng chân,
Lại chợt thấy bần thần,
Tưởng quê cũ đang gần trong gang tấc.
Nhưng ngay đó vội giật mình tỉnh giấc,
Thấy mình còn đang khất khưởng lang thang,
Đang tham lam ngấu nghiến những dặm đàng,
Vui cất bước chẳng màng chi sương gió.
Những đất nước mình đang thăm viếng đó,
Người dân dù nghèo khó vẫn an nhiên,
Sống một đời thật lương thiện bình yên,
Tuyệt hiếm có thói "bưng biền" lừa đảo.
Dẫu coi trọng túc cầu như tôn giáo,
Thắng hay thua, chuyện cơm cháo bình thường,
Chẳng có ai trần trụi nhảy ra đường,
Để hô hoán quê hương mình "vĩ đại"!
Ngược thời gian nhìn lại,
Chợt rưng rưng tê tái trong lòng,
Thuở Sài Gòn là "Hòn Ngọc Viễn Đông",
Nơi đây có mấy ai hòng sánh được!
Với thân phận của người dân mất nước,
Mộng trở về đã vượt khỏi tầm tay.
Nhìn quốc kỳ họ ngạo nghễ tung bay,
Mà cảm thấy buồn thay cho đất mẹ.
Tháng Tư đó, ngày sẩy đàn tan nghé,
Cờ với người chịu ngàn lẽ đắng cay.
Rồi cả hai, Trời cho được gặp may,
Cùng tỵ nạn giờ đây trên đất lạ.
x
x x
Càng nghĩ đến, càng nao nao tấc dạ,
Mình mãi là một gã mất quê hương,
Nên khi nhìn ngắm cảnh đẹp tha phương,
Lại nghe nhói vết thương đời biệt xứ.
Gần đi trọn hết chặng đường lữ thứ,
Ngày qua ngày, nỗi nhớ lại càng sâu,
Cuồn cuộn bóng mây sầu,
Chút hy vọng từ lâu đà sớm tắt.
Nỗi quốc hận dẫu muôn năm dằng dặc,
Và đời mình thoáng mắt sẽ vù qua,
Nhưng khi hay cảnh sống ở quê nhà,
Lòng không khỏi xót xa cùng ngao ngán.
Giang san đã rơi vào tay giặc Hán,
Dân Việt giờ biết tỵ nạn về đâu,
Và con cháu ngày sau,
Có còn biết đến niềm đau mất nước?
Trần Văn Lương
Cali, 11/2022
Kính chúc quý anh chị một ngày chủ nhật vui vẻ, hạnh phúc bên người thân của mình.
Caroline Thanh Hương.