caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

samedi 30 avril 2016

Thơ, nhạc, tranh, audio book, bài viết cho Kỷ Niệm Bốn Mươi Mốt Năm Tháng Tư Đen.



Kính gửi quý anh chị những bài thơ, nhạc cho tháng tư đen năm 2016.

Caroline Thanh Hương

  photo Xau_Ho1.jpg


Bài thơ gồm 11 đoạn, Câu cuối của đoạn trên vần với câu đầu của đoạn dưới thành một bài thơ trường thiên dài 184 câu. Những câu in thẳng là nguyên văn ca dao. Chừng vài chục câu là ca dao biến cải. Những câu còn lại được sáng tác theo thể lục bát kể chuyện hoặc lục bát ca dao. Một số câu theo thể lục bát ca dao thượng cổ (chữ cuối của câu lục vần với chữ thứ 4 thay vì vần với chữ thứ 6 cùa câu bát). Đoạn Bài Ca Thương Nhớ làm theo điệu dân ca.

Tháng 10-1975
Biệt Tăm
Chàng là thẩm phán thời xưa,
Cộng hòa pháp trị có thừa công tâm.
Không thiên vị không lỗi lầm,
Tới khi giải phóng cũng lâm vào tù.
Tội danh: trí-thức-thượng- thừa,
Thì giam biệt cấm rồi đưa vào rừng.
Vợ chàng đảm luợc lẫy lừng,
Hàn vi phú quí đã từng trải qua.
Trắng tay cũng thể con nhà,
Lên xe xuống ngựa vẫn là vợ ngoan.
Đã từng nhung lụa xênh xang,
Đã từng gặm cả khoai lang thối sùng.
Ngày nay trong thế hãi hùng,
Cuờng quyền không ngán khốn cùng không than.
Nửa năm biền biệt tin chàng,
Đầm lầy cũng lội rừng hoang cũng dò.

Tháng 1-1976
Dò La
Ra đi gặp ốc thì mò,
Gặp lươn thì bắt gặp cò thì tha.
Đã sinh làm kiêp đàn bà,
Thức khuya dậy sớm bôn ba quản gì.
Vì chàng thiếp phải ra đi,
Vì chồng nên phải xoay nghề quẩn quanh.
Giả đò tìm khế kiếm chanh,
Mua rau bán muối viếng anh trong rừng.
Chờ khi cán bộ quay lưng,
Liếc anh một liếc qua từng thép gai.
Hàng rào cao vút chạy dài,
Kẽm đan mắt cáo ngó ai ngỡ ngàng.
Uớc gì rào thấp một gang,
Cho em vén váy buớc sang nuôi chồng.
Uớc gì biến thành đàn ông,
Để em tình nguyện thay chồng lội bưng.

Bên Lề Trại Giam
Vào rừng đếm gốc trong rừng,
Thương anh quá chừng mỗì gốc mỗi thương.
Ra mương bắt cá duới mương,
Cả chú thuồng luồng cũng chả còn đâu!
Đào sâu xuống đáy vực sâu,
Con rắn hai đầu cũng phải chuồn đi!
Lội ngòi mãi tới chân đê,
Chiều tối quay về con tép cũng không.
Nhìn xa tận cuối con sông,
Không thôn không xóm ngoài đồng không ai!
Trông mây mây cứ chạy dài,
Trông trời trời nhỏ cho vài giọt sương,
Trông cây cây rủ bên đuờng,
Duới cây có nấm mồ hoang mới vùi,
Trông đời đời vẫn tối thui,
Trông mình mình bỗng xụt xùi thương đau.

Rõ Mặt Mày Tao
Mày khoe mày giải phóng tao,
Bây gìơ non nuớc ra sao hỡi mày.
Tao khoe tao diệt bọn mày,
Mà mày nhâng nháo đọa đày thân tao.
Hồ hò hét cáo cấu cào,
Nhìn ai mà xót như bào ruột gan.
Đã chung gian khổ cùng chàng,
Cái dạ đá vàng mãn kiếp không thay.
Dù mày đe dọa mặc mày,
Không lơi tình nghia không lay lời thề.
Dù mày nanh vuốt gớm ghê,
Tao quyết một bề đòi gặp chồng tao.
Dù mày ngoan cố cách nào,
Tao vẫn tìm vào chia xớt âu lo.

Tháng 3-1976
Đãi Tiệc Trong Lao
Bữa cơm một bát sao no?
Vớt đàn nòng nọc ăn cho đỡ thèm,
Đốt than mà nuớng cho mềm,
Bỏ thêm ớt hiểm để kềm mùi chua.
Em đi xuống rãnh mò cua,
Để anh nấu với me chua trên rừng.
Chua cay chát đắng đã từng,
Bùn lầy nuớc đọng ta đừng quên nhau.
Hôm qua tầm tã mưa ngâu,
Bọn anh bốn đứa vùi đầu suốt đêm.
Lươn kho gừng nhái gói nem,
Anh ngồi nhấm nháp nhớ em quá chừng!
Tay nâng miếng nhái chấm gừng,
Gừng cay nhái mặn ta đừng bỏ ngang.

Tháng 4-1977
Chuyển Tù Ra Bắc
Thu đi rồi lại đông sang,
Thiếp xót thương chàng tẩy não rừng sâu.
Tuần qua chàng chuyển đi đâu?
Để thiếp âu sầu ngó quẩn nhìn quanh.
Chàng như nai sữa ngon lành,
Cả trăm con cáo đang dành nhau ăn.
Thiếp như sầu riêng cỗi cằn,
Rớt vô bụi rậm lại văng ra vuờn.
Trách quân nham hiểm lật luờng,
Đẩy chàng ra Bắc hết đuờng thăm nuôi.
Quay về chạy nguợc chạy xuôi,
Lo đứng lo ngồi kiếm kế sinh nhai.
Bữa ăn lại nhớ tới ai,
Nuớc mắt tuôn dài dăm miếng qua loa.

Bài Ca Thương Nhớ
Cơm thương nhớ ai cơm rơi lả tả.
Nuớc thương nhớ ai nuớc đã đổ rồi.
Nồi thương nhớ ai mà nồi nghiêng ngả.
Bát thương nhớ ai bát xới còn vơi.
Mâm thương nhớ ai mâm ngồi chiếu vá.
Đũa thương nhớ ai đũa lệch từng đôi.
Canh thương nhớ ai canh chua vắng cá.
Thìa thương nhớ ai thìa ngã sứt môi.
Anh thương nhớ ai anh nhường em nhá.
Mẹ thương nhớ ai mẹ nuốt không trôi.
Ai thương nhớ ai ai hiền mang họa.
Nguời thương nhớ nguời khổ quá nguời ơi!

Say Rượu Hoài Cảm
Ruợu kia nào có say nguời,
Hỡi nguời say ruợu chớ cuời rượu say!
Còn dư một nậm rượu này,
Kiếm anh chẳng đặng đưa cay một mình.
Nửa đêm tỉnh ruợu thình lình,
Căn phòng trống trải tâm tình nát tan.
Anh buồn có chốn thở than,
Em buồn như cọng nhang tàn thắp khuya.
Lệ rơi uớt má đầm đìa,
Từ nay chồng vợ chia lìa đôi nơi.
Hòa-Bình, Bắc-Cạn  xa vời,
Núi cao vực thẳm biết nguời có yên?
Con trai tới tuổi thanh niên,
Sẽ đi nghĩa vụ đánh Miên dẹp Lào.
Lòng đau ruột thắt như cào,
Nỗi lo niềm nhớ vút cao tận trời.

Tháng 3-1979
Cô Đơn Hoài Cảm
Nhạn về miền Bắc nhạn ơi!
Bao thủa nhạn hồi để én đợi trông.
Ba năm săn đón tin chồng,
Càng dò càng hỏi càng không biết gì.
Khi giam hãm lúc chuyển đi,
Lúc sang Bắc-Cạn lúc về Lạng-Sơn.
Nghiến răng mà nuốt tủi hờn,
Gồng mình mà chịu chớ sờn lòng son.
Bán nhà lo liệu cho con,
Vuợt biên sang Mỹ không còn sợ ai.
Một mình vò võ đêm dài,
Một thân cô phụ một đời bể dâu.
Vì sương cho núi bạc đầu,
Vì cơn gió thổi cho rầu rĩ hoa.
Tháng năm rồi cung trôi qua,
Đêm đau ngày khổ cung là tháng năm!

Tháng 1-1980
Hỏa Thiêu Hoài Cảm
Giữa mùa thiên hạ đón xuân,
Được tin chàng đã bỏ thân rừng già.
Thế là tròn vẹn xót xa,
Thế là rũ liệt đóa hoa cuối đường!
Còn đây chiếc nhẫn kim cương,
Bán đồ kỷ niệm mua xương chàng về.
Băng qua ngàn dậm sơn khê,
Mồ hoang cỏ úa ven lề vực sâu.
Tay châm ngọn lửa rầu rầu,
Khói đen vạch lối cho sầu vươn lên.
Cốt tro một hũ kề bên,
Lời thề vàng đá còn rền trong tai.
Lối về suối vắn lệ dài,
Rừng thiêng đã cuớp đi nguời trăm năm.
Heo may gió lộng căm căm,
Đuờng mòn gai góc chồn hăm cáo vờn.
Nín thinh nuốt giận là hơn,
Xác chàng một hũ căm hờn trên lưng.

Tháng 4-1980
Vượt Biên Hoài Cảm
Mùa này sóng ngủ gíó ngừng,
Thuyền nhân tấp tểnh trông chừng biển đông.
Cốt tro đeo chắc ngang hông,
Tay ôm mồ chồng em vuợt trùng dương.
Nuớc non vẫn qúa thê lương,
Lòng dân chán chường nguội lạnh từ lâu.
Hồn thiêng chàng ở nơi đâu?
Hãy theo lên tầu vượt tuyến cùng em!

Biển ơi biển cứ êm êm!
Sóng ơi sóng cứ mềm mềm ru ta!
Gió ơi gió cứ là đà!
Thuyền ơi đừng ngán đường xa nhé thuyền!

Vừng tây lặn vừng đông lên,
Mưa thân tóc rối nắng quen vai gầy.
Hải âu thấp thoáng đâu đây,
Trông kià bác lái đang quay thuyền vào.
Chỉ tay bàn tán xôn xao,
Mừng mừng tủi tủi nghẹn ngào táp vô.
Thuyền nhân trút sạch âu lo,
Em thì ôm chặt cốt tro vào lòng.
Trả lời phỏng vấn mà xong,
Thì em mang đuợc mộ chồng theo con..




HẾT




 photo NDA 7.jpg



  photo 1270175134.nv1.jpg



SA xin gởi đến bài thơ này, mong quý AC TVH đón nhận nha
Chúc cả nhà Cát Bụi luôn An Mạnh
Quý mến
SA

BUỒN CHO PHẬN NƯỚC LONG ĐONG

Nhìn đất nước lòng đau buồn chua xót
Thảm họa lan tràn đắng ngót trong tâm
Tây Nam bộ hạn hán nước mặn nhập xâm
Bây giờ bờ biển miền Trung trở thành đầm cá chết

Thương cho dân lành tinh thần mỏi mệt
Lưng đối trời mặt giáp đất cần lao
Cực nhọc quanh năm hầu mong lợi tức vào
Chưa kịp thu hoạch giờ nghẹn ngào
nhìn lúa, tôm cá chết và phận người cũng lao đao không kém!

Biết nguyên nhân nhưng chính quyền giấu nhẹm
Đổ thừa cá chết là bởi tại thiên nhiên
Thủy triều đỏ chính là thủ phạm gây nên
Không phải do nhà máy Formosa thải chất

Đồng ruộng nức nẻ, bần nông chật vật
Nước ngọt còn không đủ cung cấp cho dân
Cá chết hàng loạt ngư phủ chất đống nợ nần
Tinh thần và cuộc sống dân lành ngày thêm suy sụp

Đã cơ cực nay lại càng thêm cơ cực
Ách nạn này là do bởi Cọng Sản Việt Nam
Một chính quyền độc ác và gian tham
Đã đẩy nước Nam ta xuống tận cùng vực thẳm

Bốn mốt năm bằng những phồn hoa gạt gẫm
Bầy những thú vui chơi say đắm lòng người
Đạo đức căn bản đã dần bị lãng trôi
Một xã hội suy đồi:
Thanh niên thích phóng túng ăn chơi
Cha mẹ bị con chưởi hoặc đánh đập tơi bời
Trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi
Ngoài đường đạo tặc có mặt khắp nơi...
Trời ơi kinh tởm!!!
Tuồng hát của Việt cọng ngày càng kịch cỡm
Nghệ sĩ chính là bầy vượn ở trên rừng
Bao nhiêu năm chui rúc sống tận trong bưng
Giờ xuống phố quậy tưng bừng như... khỉ.

Những anh thư, những anh hùng, bao chí sĩ
Muốn vùng lên thì đều bị bắt giam tù
Biết bao người đã vào cõi thiên thu
Lòng uất hận, tủi hờn còn sôi sục mãi...
***
Buồn cho phận nước long đong
Thương đàn chim Việt trên dòng nổi trôi
Người ở lại khổ một đời
Đêm nằm rấm rức lệ rơi đầm đìa
Kẻ đi xa những canh khuya
Ôm lòng trăn trở nghĩ về cố hương
Xa quê ai chẳng vấn vương
Nhưng... đành giấu kín tiếng thương trong lòng *:( Tristesse





Sương Anh/Pháp photo 20160421162350-ca31.jpg

  photo songcan_21.jpg

Nghe Audio book "Dỡ mắm" của tác giả Vương Hồng Sển.

mardi 26 avril 2016

Tại sao người gốc da đỏ ở Canada lại tự vận?

Chính phủ có lo cho dân như họ mong muốn không?

Đây là câu chuyện ở 1 đất nước văn minh giàu có như nước Canada và một thiểu số dân da đỏ tại sao lại tự vận?

Mời quý anh chị đọc cho biết bản tin  dưới đây.

Caroline Thanh Hương

Les Indiens du Canada préfèrent mourir

M le magazine du Monde | • Mis à jour le | Par
Abonnez vous à partir de 1 € Réagir Classer
     
Ravagés par le chômage, l’alcoolisme et l’oubli, des dizaines d’Amérindiens du Nord canadien mettent fin à leur jour. Le chef d’une communauté a déclaré l’état d’urgence.


Dans le village canadien d'Attawapiskat, plus de 100 Indiens Cris ont tenté de se suicider depuis septembre.

Ils sont cinq jeunes, ce vendredi 15 avril, à avoir tenté de se suicider. La semaine précédente, ils étaient 13, dont un garçon de 9 ans, à avoir conclu un sinistre pacte : mettre fin à leurs jours. Alertées par un adulte ayant surpris leur conversation, les autorités les avaient immédiatement conduits à l’hôpital pour une évaluation psychologique.

« J’implore le gouvernement »

Car à Attawapiskat, on ne prend pas ce genre d’intention à la légère. Dans ce village de 2000 habitants dans le nord de l’Ontario, 86 membres de la nation Cris ont essayé de mourir en septembre dernier. Ils étaient 28 en mars. Même s’il est plus marqué chez les jeunes, le phénomène touche tous les âges, de 11 à 71 ans. Si bien que le chef d’Attawapiskat, Bruce Shisheesh, a déclaré l’état d’urgence et donné l’alarme. « J’implore nos amis et le gouvernement, nous avons besoin d’aide. J’ai des cousins et amis qui ont tenté de se suicider », a-t-il déclaré à la télévision canadienne.
Ce village autochtone n’est pas le seul à faire face à une vague de suicides. En mars, une autre tribu Cris, Pimicikamak, plus à l’ouest, dans le Manitoba, avait elle aussi déclaré l’état d’urgence après la mort de plusieurs adolescents et 140 tentatives et menaces de suicide en trois mois. Même phénomène chez les Inuits de Kuujjuak, dans l’Arctique québécois, avec le suicide de cinq jeunes, âgés entre 15 et 20 ans.
« Il y a depuis longtemps de graves questions de santé mentale et de toxicomanie dans certaines communautés. » Un porte-parole du ministère de la santé
L’Assemblée des Premières Nations, l’organisation qui représente les 634 communautés amérindiennes à travers le Canada, décrit « une tragédie nationale qui exige une action immédiate ». Sa présidente, Perry Bellegarde, a réclamé la mise en place d’« une stratégie nationale de lutte contre le suicide ». Pour l’heure, à Attawapiskat, une équipe d’intervention de crise de 18 personnes, composée de travailleurs sociaux et d’intervenants en santé mentale, a été dépêchée en urgence. « Il y a depuis longtemps de graves questions de santé mentale et de toxicomanie dans certaines communautés », a reconnu un porte-parole du ministère de la santé dans la presse canadienne.
En 2007 déjà, une étude publiée par la Fondation autochtone de guérison (aujourd’hui dissoute) avait révélé que le taux de suicide chez les jeunes autochtones du Canada (Premières Nations, Inuits et Métis) était cinq à six fois supérieur à la moyenne nationale canadienne. Des communautés par ailleurs plus exposées à l’alcoolisme et à la violence. Les conditions de vie de ces populations sont pointées du doigt. Insalubrité des abris (sans eau ni électricité), surpeuplement (les familles s’entassent souvent à quinze dans quelques mètres carrés), taux de chômage élevé (jusqu’à 80 % dans certaines réserves), isolement (la ville la plus proche d’Attawapiskat, par exemple, est à 500 kilomètres)…

Les conséquences d’un « génocide culturel »

Autant de maux qui viennent s’ajouter à un traumatisme plus ancien : des générations ont été marquées par les séjours forcés en pensionnats organisés par le gouvernement jusque dans les années 1990. Des internats destinés à « évangéliser » et « assimiler » les enfants des réserves. En décembre dernier, la Commission de vérité et réconciliation du Canada a estimé que cette pratique avait constitué un « génocide culturel »
Ce n’est pas la première fois que les tribus autochtones tentent d’alerter les autorités sur les conditions de vie déplorables des 1,4 million d’Amérindiens, Métis et Inuits qui composent un peu plus de 4 % de la population du Canada. En octobre 2011 déjà, la chef de la réserve d’Attawapiskat avait elle aussi décrété l’état d’urgence. Un an plus tard, elle avait planté son tipi dans la neige sur l’île de Victoria, près du Parlement canadien, à Ottawa, avant d’entamer une grève de la faim. Sans beaucoup de succès.
Cette fois-ci, le gouvernement de Justin Trudeau a prévu d’injecter 8,4 milliards de dollars en cinq ans pour améliorer les infrastructures, les logements et l’éducation. Dans un tweet daté du 10 avril, le premier ministre canadien a écrit que ces événements lui « brisaient le cœur » et promis d’« améliorer les conditions de vie pour tous les peuples autochtones ».