caroline thanh huong

caroline thanh huong
catbui

Libellés

dimanche 8 septembre 2019

Biệt Kích Lôi Hổ và những câu chuỵên về đội quân này.

Kính gửi quý anh chị bài sưu tầm về đội quân Lôi Hổ, hy vọng rằng những ký ức của người viết truỵên được diển tả đúng tâm trạng của những người lính biệt kích này.
Caroline Thanh Hương


L’image contient peut-être : 3 personnes, personnes debout

Lính Lôi Hổ hay Hổ Lôi





Nhửng điều chưa biết về Lính "Biệt Kích Lôi Hổ" thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
===>
Hồn Ma Biên Giới là danh từ ám chỉ những người lính vô danh thuộc đơn vị Nha Kỹ Thuật mà dân chúng thường biết như là chiến sĩ Lôi Hổ.
Một đơn vị ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được thành lập năm 1964 với sự huấn luyện và yểm trợ tối đa của các đơn vị cố vấn Hoa Kỳ nhưng tổ chức rất bí mật và khiêm nhường.
Từ những đơn vị Liên đoàn 77, đến Biệt Kích Nhảy Bắc cuối cùng là những toán hoạt động được gọi Sở dưới danh xưng Nha Kỹ Thuật như Sở Bắc, Sở Công Tác, Sở Phòng Vệ Duyện Hải, Sở Không Yểm, Sở Tâm Lý Chiến,.....
+Sở Công tác: đóng tại Sơn Trà, Ðà Nẵng. Sở có các Đoàn 11, 72 đóng tại Ðà nẵng, Đoàn 75 đóng trên Pleiku và Đoàn 68 tại Sài Gòn. Các toán trong Đoàn công tác có nhiệm vụ xâm nhập bằng hàng không hay đường bộ vào lòng đối phương tại Bắc Việt hay biên giới Lào, Campuchia hoặc Thái Lan.
+Sở Liên lạc (Biệt kích Lôi Hổ): đóng tại Sài gòn. Sở có các Chiến đoàn 1 tại Ðà Nẵng, Chiến đoàn 2 trên Kon Tum và Chiến đoàn 3 tại Ban Mê Thuột. Các toán thuộc Sở Liên lạc có nhiệm vụ xâm nhập vào hậu tuyến đối phương từ vĩ tuyến 17 trở vào cho đến mũi Cà Mau.
+Sở Phòng vệ duyên hải: đóng tại Tiên Sa, Ðà Nẵng gồm Lực lượng Hải tuần và Lực lượng Biệt Hải. Lực lượng Hải tuần có nhiệm vụ chính là thi hành những công tác hành quân đặc biệt bằng đường biển trong vùng lãnh hải Bắc Việt từ vĩ tuyến 17 Bắc trở lên, thả và vớt các toán Biệt hải, các chiến đĩnh thuộc Lực lượng Hải tuần. Ngoài ra, còn thực hiện nhiều công tác riêng biệt khác như pháo kích, chận bắt tàu bè, chiến tranh tâm lý v.v. Lực lượng Biệt hải có nhiệm vụ dùng người nhái xâm nhập Bắc Việt.
+Sở tâm lí chiến: đóng tại số 7 đường Hồng Thập Tự-Sài Gòn, sở có nhiệm vụ tổ chức và điều hành Đài Tiếng nói Tự do và Đài Gươm thiêng Ái quốc.
+Sở không yểm: đóng tại Sài Gòn thuộc Không quân Việt Nam Cộng hòa có nhiệm vụ phối trí với các Phi đoàn trong việc xâm nhập, liên lạc, hướng dẫn và rút các toán hoạt động trong lòng đối phương.
+Trung tâm huấn luyện Quyết Thắng: óng tại Long Thành, Biên Hoà huấn luyện về chiến tranh ngoại lệ cho các toán, các phương pháp xâm nhập vào đất đối phương, hoạt động nơi hậu phương đối phương, du kích chiến, ám sát, bắt cóc, phá hoại, chiến tranh tâm lý v.v.
===>
Nói về Những Anh Hùng Chiến Sĩ Biệt Kích Lôi Hổ Nha Kỹ Thuật, các anh đã trải qua thời kỳ huấn luyện thật kỹ càng để trở thành những chiến binh đa năng, kiến hiệu.
- Các Anh biết xử dụng hầu hết các loại vũ khí thông dụng và đặc biệt, hầu hết các trang bị và dụng cụ với kỹ thuật tân kỳ.
- Các Anh còn phải học cả cách sống trong đất địch, hội nhập với dân của địch, sống trong cõi địch một cách tự nhiên, lọt qua tầm mắt kiểm soát và truy lùng của địch.
- Các Anh thật sự thành những Chiến Sĩ Vô Danh, hay trang trọng hơn, Các Anh thành những Anh Hùng Vô Danh khi Các Anh từ bỏ tên – họ, số quân và lý lịch.
Những nơi chốn các chiến sĩ Lôi Hổ đặt chân đến và nhiệm vụ, nơi người chiến sĩ Lôi Hổ đến, là chỉ biết tọa độ tùy theo nhiệm vụ được giao phó, không được biết thêm chi tiết nào khác, có khi cả địa danh, khi công tác hoàn thành, có người đã hy sinh, có người được trở về.
Những công tác của người chiến sĩ Lôi Hổ, ngoài cấp chỉ huy hữu nhiệm của Nha Kỹ Thuật, không ai biết người chiến sĩ Lôi Hổ đã làm gì, ở đâu, thành qủa ra sao và hậu quả như thế nào? .Và nếu rủi ro hơn nữa, họ ngã gục trước mũi đạn quân thù thì xác người chiến sĩ Lôi Hổ đó thành tử thi vô danh, vô chủ! Những chiến sĩ Lôi Hổ đó là những Chiến Sĩ Vô Danh, đã hy sinh bảo vệ miền Nam tự do suốt cuộc chiến dài.
Đã có nhiều người nằm xuống trong cõi địch.
Có nhiều người còn bị địch giam cầm, có thể còn có những người đang tiếp tục sống trong lòng địch, tiếp tục cộng tác trong hình thức khác với niềm tin sắt đá bảo vệ chính nghĩa quốc gia.
Đời lính gian khổ vào sinh ra tử là chuyện bình thường, đặc biệt là lính Lôi Hổ, mỗi lần nhân công tác là chấp nhận tính mạng mình, còn sống sót để trở về thì thật là quá may mắn, hơn 40 năm trước, chiến tranh đã đến với người dân miền Nam Việt Nam như một thứ quái thai được mùa, sinh sôi nẩy nở và lan tràn khắp mọi nơi trên những dải đất điêu tàn của một quê hương đã qúa đỗi đọa đầy, vì lý tưởng tự do và sự sống còn của quốc gia dân tộc.
Những Anh Hùng của thế hệ trước đã tình nguyện trở thành những người quân nhân Biệt Kích Lôi Hổ.
Đầu đội trời chân đạp đất, các Anh đi làm những chuyện lấp bể vá trời với nhiệm vụ dò thám nơi đất địch để thu thập và phối kiểm tin tức tình báo quân sự, bắt cóc các yếu nhân của địch.
Tiếp cứu các phi công bạn và đồng minh, tiềm ẩn cùng phá hoại những mục tiêu quan trọng trong thượng và hạ tầng cơ sở của VC ngay tại đất Bắc, dọc theo hải phận Bắc Việt, nơi biên giới Việt-Miên-Lào và đường mòn HCM, và ngay cả tại những mật khu "bất khả xâm phạm" của địch nằm sâu trong nội địa miền Nam Việt Nam.
Chẳng mấy ai muốn làm những việc này mà nếu có thì không phải ai trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng làm được, thế nhưng Biệt Kích Lôi Hổ đã làm được!
Đây là cả một chuỗi cố gắng không ngừng nghỉ, được kết hợp bởi những sự chịu đựng và hy sinh vô bờ bến, kéo dài suốt từ đầu thập niên 60 cho tới ngày tàn cuộc binh đao với biết bao nhiêu xương máu đã âm thầm đổ xuống của những người Biệt Kích còn sống hay đã chết.
Người lính Biệt Kích Lôi Hổ Nha Kỹ Thuật đã phải âm thầm chiến đấu trong cô đơn cùng với mồ hôi nước mắt và của chính mình để bảo vệ tổ quốc.
Xin Hết.
Nguồn xem thêm : www.QLVNCH.com

L’image contient peut-être : une personne ou plus

Aucune description de photo disponible.

Aucune description de photo disponible.


Sơn Cao


Bài viết coi như kể chuyện, chân thật, chỉ có bớt mà không thêm. Có thể thời gian đã quên đi nhiều. Nói về huyền thoại của Lôi Hổ trong hiểu biết của một người Lính "trơn". Sẽ mất lòng "ai đó". Nhưng sự thật phải công nhận thôi. Có tức, có ứa Gan, thì ráng chịu. Làm gì được nhau.

Đáng lý ra thì không viết. Nhưng mấy thằng bạn học, chưa đi Lính bao giờ. Chúng nó học giỏi, nhiều chữ. Đứa thì muốn làm Thuyền Trưởng, đứa thì làm Bác Sĩ, đứa thì là Kỹ Sư, đứa thì làm Tổng Giám Đốc công ty này, công ty nọ. Nay thấy tôi "cọp đã rụng hết răng" nên xem thường. Gọi tôi là bị Cọp nó Lôi. Buồn lắm... Nhưng thực tế là vậy. Già rồi, có muốn chửi, nhưng cũng không có sức.

Lôi Hổ có cái tên lâu năm từ những năm tháng ở Huế, ở Đà Nẵng. Dân ngoài đó gọi những người lính không số quân. Họ không phải là Lính của VNCH. Họ là những người Lính do Mỹ tuyển mộ, thuê mướn. Người Mỹ chỉ huy, huấn luyện, trả lương. Từ Biệt Kích canh gác doanh trại, cho đến những Biệt kích nhẩy vào rừng. Nhưng vì, đất là đất của VNCH. Cho nên, các căn cứ này đều có những Sĩ Quan, binh sĩ của VNCH hợp tác. Cái chính là giấy phép. Vì Mỹ cấp giấy phép đâu có được. Ra đường vẫn có thể bị bắt và đưa đi Quân Dịch. Toán Trưởng Mỹ đưa danh sách người cần đi phép. Phía VNCH ký cho hợp thức hóa. Còn nhiều nguyên nhân khác. Nhưng chỉ nói một khía cạnh của vấn đề.

Những Biệt Kích này lương được Mỹ trả lương cao, thậm chí còn cao hơn Sĩ Quan VNCH. Lại không có "quân phong, quân kỷ". Nên không mấy được phía mấy vi VNCH có cảm tình. Thí dụ : Biệt kích không được quyền đội Nón Đỏ, chỉ được đội nón Bo Vành. Các Sĩ Quan khi có gì không bằng lòng, không thể phạt hay lấy uy. Giận quá, gọi đó là những "thằng Biệt Kích" cho xong chuyện. Mãi cho đến năm 1972. Mỹ về nước. Biệt Kích giải tán. Những Biệt Kích không số quân được đưa đi làm thủ tục giấy tờ là Lính VNCH, có số quân. Cấp bậc hầu hết là Binh Nhì. Cũng chẳng cần phải 3 tháng quân trường. Nên chào kính cũng "trớt qướt". Nên ngay cả sau này, chuyện "chào kính". Các vị Sĩ Quan, không thèm "chấp" với những người Lính có gốc từ Biệt Kích chuyển qua.

Có một lần, tôi về BCH/ Sở Liên Lạc. Tôi đi ngược chiều với Thiếu Tá Riềng/ Trưởng Phòng 1. Ông gốc Dù, tính kỷ luật cao độ. Tôi tỉnh bơ đi ngang không chào. Ông quay người lại.

- Anh kia, sao gặp tôi không chào, cấp bậc gì, tên gì ?

- Dạ, Biệt Kích Thiếu Tá.

Ông quay lưng bỏ đi mà không nói thêm câu nào. Nói chung , Nha Kỹ Thuật không tuyển Lính mà 100% đều lấy từ quân trường Sĩ Quan và Hạ Sĩ Quan. Lính thì chỉ con sót nhờ thời Biệt Kích chuyển qua. Tôi cố giải thích như thế là chữ Biệt Kích từ đầu đến cuối, ở trong đơn vị để ám chỉ NKTnhững người Lính có cấp bậc thấp nhất, ít chữ nhất, vô kỷ luật nhiều nhất. Cũng có một số Lính chuyển về NKT từ Lực Lượng Đặc Biệt, con số này không nhiều.

Đến thời của tôi. Học hỏi từ những đàn anh Biệt kích như Nguyễn Văn Châu ( Châu Lác) Nguyễn Văn Nhỏ , Võ Văn Thành Long, Ngô Quý Hồng, Nguyễn Mạnh Cường. v.v...Chúng tôi thương mến nhau, giúp đỡ nhau. Vì Biệt Kích mỗi ngày một hiếm đi. Ai đào ngũ thì không biết. Chứ đám Biệt Kích chúng tôi không đào ngũ. Có nhiều nguyên nhân. Không phải là vì Biệt Kích là anh hùng. Biệt Kích được các quân binh chủng khác nể trọng. Mà là vì:

1/ Tháng nào, chúng tôi có ít nhất 2 lần về phép Sài Gòn. Cứ sau 1 lần xâm nhập 6 ngày 5 đêm là có 3 ngày phép. Một tháng chúng tôi có 2 lần đi hành quân. Giống như vừa nói chuyện với Toán Trưởng Phong Tay Sáng hôm tuần trước. Riết rồi đi phép về Sài Gòn mà không có tiền xe. Trong khi các Quân, Binh Chủng khác. Cả năm không thể có phép về thăm nhà, vì nhu cầu chiến trường.

2/ Đi hành quân xong. Về căn cứ xuất phát. Lúc nào cũng sạch sẽ. Ngủ giường nệm, quần áo ủi hồ, chẳng phải canh gác làm gì cả. Cứ như đang ở nhà.

3/ Rất khó chết. Dù rằng mục tiêu lúc nào cũng nguy hiểm. Chỉ vài người chui rúc trong mật khu địch, có hàng trăm, hàng ngàn bộ đội. Nhưng vì nhiệm vụ là lấy tin tức, chụp hình, nặng quá thì bắt tù binh. Chứ không phải là dân đánh nhau. Xui lắm, tao ngộ chiến. Chạy nhanh, chạy giỏi thì vẫn giữ được mạng. Có người đàn anh tên là Mỹ Mù nói chuyện với các quân binh khác rằng " Nếu nói đến đánh nhau, chúng tôi đánh còn thua mấy anh Địa Phương Quân". Đúng thật như thế . Lôi Hổ "Tam thập lục kế. Vi Tẩu là thượng sách."

Đó là nguyên nhân tôi mê Lôi Hổ.

Qua Mỹ, Mấy ông Nha Kỹ Thuật "nổ không cần hà tiện". Nổ không cần biết các Quân Binh Chủng có buồn hay không. Nổ nước miếng bị gió thổi ngược bắn ngược trở lại miệng mình. Tưởng giảm tốc độ. Nhưng không... Nổ còn bạo hơn nữa. Mới tuần Đại Hội NKT, có anh khác binh chủng hỏi anh Chung Tử Ngọc " Ngày xưa, mấy anh trước khi đi hành quân đều lãnh tiền tử hết hả". Chung Tử Ngọc phải đính chính là " làm gì có chuyện đó." Không nổ thì sao có câu hỏi vậy. Hay "tụi tôi là bay ra Hạm Đội 7 thế này, thế nọ.". Mấy Ba ơi, ra Hạm Đội 7 làm gì. Bộ ngắm Cá heo hả. Mắc cỡ quá chừng chừng. Tui độn thổ cũng không kịp khi mấy Ba nổ còn hơn pháo 130 ly.

Còn cái đám Biệt Kích ngày xưa bị khó dễ, bị xem thường. Không biết tại sao. Bây giờ mấy quan lại lấy, lại tự xưng là Biệt Kích Trung Úy Nguyễn văn D....Sao kỳ dzậy. Cái từ Biệt Kích là của những thằng Lính thiếu quân phong, quân kỷ, của những thằng không số quân mới được xài. Sao bây giờ lại...mượn vậy. Hãy trả lại cho chúng tôi 2 chữ này. Biệt Kích là chữ những thằng không số quân, không cấp bậc. Mong lắm thay.



Sơn Cao - CVA NK: 66-73

Aucune description de photo disponible.
Aucune description de photo disponible.
Aucune description de photo disponible.
Phù hiệu Biệt Kích Lôi Hổ

Aucune description de photo disponible.
Đọc thêm một bài viết khác rất hay về đội quân này.

Bài đọc để suy ngẫm: Biệt Kích  Lôi Hổ qua "Huyền Thoại Biệt Kích Cowboy" của tác giả Orchid Thanh Lê.


Aucune description de photo disponible.

Aucune description de photo disponible.




Chương trình đọc và nghe đọc truỵên hay với truỵên dài của Phạm Kim Vinh, Cái Chết Của Nam Việt Nam.

Kính mời quý anh chị cùng đọc một quyển truyện lịch sử về chiến tranh của miền Nam Việt Nam.
Nếu tác giả cho một phần tưạ của quyển sách là Cái Chết thì có lẽ không đúng lắm.
Nhưng nếu đứng về phương diện tâm linh thì có lẽ khi nói đến Cái Chết là được Sống Mãi trong lòng của những người yêu quý nó.
Đọc quyển sách này, quý anh chị sẽ hiểu thêm tại sao quân đội miền Nam rất dũng cảm để bảo vệ mảnh đất của cha ông mình giành cho mình mà ̣đành phải mất nó vào tay người anh em không cùng chiến tuyến.
Chúng ta không có vị trí tự do hành động và lại bị báo chí ngoại quốc xuyên tạc để biến những chiến thắng thành những bất công mà người lính miền nam luôn bị hiểu lầm.
Sau này, ở những tài liệu phim ảnh các nước khác như nước Đức đã có những đoạn phim chân thật hơn quay lại những cảnh Việt Cộng bị hạ mà không có những commentaires ngược chiều.
Miền Bắc xâm lược miền Nam là điều không ai có thể chối cãi và cái chiến thắng đó ngày hôm nay chắc chấn cũng không ai chối cãi được là tại sao từng mảnh đất quê hương đã thay dần bởi những người chủ mới một cách âm thầm.
Nếu chúng ta có những phương tiện thông tin như ngày hôm nay là nguồn Internet thì chúng ta khó mà bị sa lưới một cách thảm hại mà không được ai bênh vực lúc buông súng không tự nguyện,
Caroline Thanh Hương

Résultat de recherche d'images pour "Cái Chết Của Nam Việt Nam"
Đọc Sách Cái Chết Của Nam Việt Nam, tác giả Phạm Kim Vinh

Nghe đọc truyện

Cái chết của Nam Việt Nam - Phạm Kim Vinh (Tám tình tang đọc

Postby chu8ha » 22 Sep 2012

Phạm Kim Vinh không còn nữa

Lời giới thiệu: Nhà báo Phạm Kim Vinh vừa từ-giã chúng ta ở tuổi 68. Ông mất vào sáng ngày 25-1 vừa qua tại Fountain Valley, California. Được biết như một nhà bỉnh-bút trực-ngôn, phê-bình thẳng thắn, ký tên Trương Tử Phòng, ông cũng đã đụng chạm không ít người trong thời-gian còn miền Nam tự do vì những bài phân-tích hay xã-luận thẳng thừng của ông trên tờ Chính Luận ở Sàigòn. Ra hải-ngoại, ông vẫn tiếp-tục viết với một tốc-độ phi thường, trong các lãnh-vực chính-trị, ngoại-giao và quân-sự để theo ông là bảo-vệ chính-nghĩa của người Việt quốc-gia, phơi bầy thực-chất của chính-sách Mỹ đối với miền Nam tự do và tố-cáo cái mà ông cho là những hèn kém của cả đôi bên, cả phía Quốc-gia lẫn phía Cộng-sản. Sau đây là bài nhận-định của ký-giả Tâm Việt về sự đóng góp của ông Phạm Kim Vinh... Năm 1975 khi ông rời miền Nam sang định cư ở Hoa-kỳ, tóc ông đã trắng xóa. Dù như ông định cư ở Quận Cam thuộc bang California, ông ít khi tham-gia vào những sinh-hoạt ồn ào ở nơi được mệnh danh là "thủ-đô tỵ nạn." Trái lại, vì con ông phần lớn đã trưởng-thành và có sự-nghiệp riêng rồi nên ông gần như bỏ toàn-thời ra viết sách. Trong 25 năm ông ở hải-ngoại, mặc dầu có một nguồn tin cho rằng ông đã hoàn-tất 37 cuốn sách, riêng cá-nhân chúng tôi đếm thì cũng được chừng 25 cuốn, nghĩa là ít nhất một cuốn một năm từ ngày ông rời nước ra đi. Điều này đủ nói lên sự thiết tha của ông đối với vận-mệnh của quê hương và tấm lòng của ông đối với những thành-phần mà ông cho là bị thiệt thòi hay hiểu lầm. Trong những sách của ông, người ta thấy có ít nhất là năm loại: Loại thứ nhất là những sách trong đó ông tìm hiểu về sự sụp đổ của miền Nam, một miền đất mà ông cho là có một mô-thức xã-hội hơn hẳn mô-thức xã-hội-chủ-nghĩa ở miền Bắc, tóm lại một xã-hội và chế-độ có chính-nghĩa về phía mình dù như trước năm 75 ông là một trong những tiếng nói chỉ-trích mạnh nhất về xã-hội đó. Vì ông không phải là chứng-nhân những ngày cuối cùng của miền Nam tự-do, ông đã tìm cách thu thập các dữ-kiện về những ngày này qua các hồi-ký hay phóng-sự do chính những chứng-nhân về sự sụp đổ của Việt-nam Cộng-hòa viết ra. Do vậy nên cuốn đầu tiên ông viết ở hải-ngoại là cuốn "Vĩnh-biệt Sài-gòn," trong đó ông kể lại, tóm lược những nét chính, những nhận-định quan-trọng nhất rút ra từ một số sách do các ký-giả người Pháp, người Mỹ, người Anh, người Đức viết sau khi họ chứng-kiến việc vào thành của Quân-đội Nhân-dân miền Bắc và những ngày đầu của chế-độ đó ở trong Nam. Về sau, cũng trong tinh-thần này, ông dịch cuốn "Cruel Avril" của Olivier Todd, ký-giả của tờ Express ở Pháp, nhưng ông đã lược đi khoảng 1 phần tư cuốn sách của nguyên-tác-giả vì ông cho là ông muốn dịch "theo tinh-thần của người Việt Quốc-gia." Chính vì những lựa chọn như thế này mà có người trách ông là không hoàn-toàn khách-quan nếu không muốn nói là đã quá chủ-quan hay thiên lệch, một chiều! Nhưng ngòi bút Phạm Kim Vinh là một ngòi bút như thế, hắc bạch phân minh và ông có rất ít kiên-nhẫn đối với những người mà ông cho là "đâm sau lưng chiến-sĩ" hoặc mơ hồ đối với kẻ địch, tức là người và nhất là chế-độ Cộng-sản kiểu Stalinít ở Việt-nam vào lúc bấy giờ. Cũng vì thế mà ông cũng lại là tác-giả cuốn "Phê bình tài-liệu Đại Thắng Mùa Xuân," tức hồi-ký của tướng Văn Tiến Dũng về chiến-dịch Hồ Chí Minh, chiến-dịch cuối cùng đã đưa người Cộng-sản miền Bắc vào hoàn-tất việc xâm-chiếm miền Nam và nhân thể, loại bỏ luôn Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng như chính-phủ lâm-thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam của phía Cộng-sản. Loại sách thứ hai ông viết nhằm phanh phui cái mà ông gọi là "Những bí ẩn về cái chết của Việt Nam Cộng-hòa". Trong loại này ta phải kể một loạt những tác-phẩm mà ông còn viết cả bằng tiếng Anh với dụng-ý nói thẳng với người đồng-minh năm xưa là họ đã sai và điều này sẽ dẫn họ đến những hậu-quả không tốt: đó là những sách như "The Politics of Selfishness: Vietnam, the Past as Prologue" mà ta có thể tạm-dịch là "Chính-trị ích kỷ: Trường-hợp Việt Nam, quá-khứ như một tiền-đề," cuốn "The Shrinking of America," "Sự teo lại của nước Mỹ," và một cuốn sách viết bằng tiếng Pháp, "Le déclin de l'Amérique," "Sự suy đồi của nước Mỹ." Cũng trong chiều hướng này ông có những cuốn như "Chính trị Mỹ sau vụ phản bội VNCH" và "Chính trị con buôn của nước Mỹ: Nước mắt Sài-gòn, giọt lệ Kabul." Là một cựu-quân-nhân-trước khi trở thành nhà báo và giảng-viên ở hai trường Cao Đẳng Quốc Phòng ở Sài-gòn và Chiến Tranh Chính Trị ở Đà Lạt, ông đã từng là Đại-úy trong Quân-lực VNCH-ông xót xa cho một quân-đội bị hiểu lầm và đánh giá sai nên ông cũng viết một loạt sách nhằm giành lại danh-dự cho đồng-đội và quân-đội của ông. Đó là những cuốn như "Lịch sử cuộc chiến đấu của Quân lực VNCH," "The Vietnam War Re-written" (nghĩa là "Lịch-sử Chiến-tranh Việt-nam viết lại"), "Thiên anh hùng ca viết cho Quân lực VNCH" hay "Chiến tranh Việt Nam: Những huyền thoại và thực tại." Cùng lúc, ông cũng thấy có bổn-phận viết, lên tiếng để bảo vệ danh-dự cho những chiến-hữu đồng-minh của ông, do đó nên ông còn có cuốn "In Their Defense: U.S. Soldiers in the Vietnam War" ("Lên tiếng thay cho các quân-nhân Mỹ trong chiến-tranh Việt-nam"). Đây, theo ông, không phải là một nỗ lực tô vẽ lại một sự thực bi đát của cuộc chiến ở Việt Nam, sự thất trận của quân-đội miền Nam và quân-đội đồng-minh. Đây, theo ông, chỉ là đem trả lại công-bằng cho những người đã hy sinh nhiều nhất, những người đã đem mạng sống ra bảo vệ tự do dù cuối cùng đã không thành công nhưng vẫn đã làm điều phải, do đó vẫn đáng những khải-hoàn-môn trong tâm tưởng của người dân, như nhà văn Lê Tất Điều đã mô-tả trong sách "Thư về Bloomington, Indiana." Đó là về quá-khứ. Nhìn vào hiện-tại, ông một đằng lên tiếng chống lại những vi-phạm nhân-quyền ở quê nhà, nhất là trong những năm tệ-hại nhất ngay sau khi miền Bắc chiếm xong miền Nam và lùa cả trăm nghìn người vào trại tù nhưng lại được mỹ-hóa bằng danh-từ "học tập cải tạo." Đó là những cuốn sách như "The Vietnamese Holocaust and the Conscience of Civilized Nations," ("Cuộc tàn-sát ở Việt Nam và lương-tâm của các nước văn-minh trên thế-giới"). Mặt khác, ông lại kể về "Lịch-sử hai cuộc di cư vĩ đại," tức cuộc di cư 1954 của người miền Bắc vào Nam và cuộc di cư sang Mỹ và thế-giới tự do từ năm 1975 đến nay. Cùng lúc, ông tìm cách bảo vệ văn-hóa Việt Nam không những ở hải-ngoại trước sự Mỹ-hóa, Tây-hóa của nhiều người, nhất là của giới trẻ Việt Nam, mà còn chống luôn cả sự xâm-nhập của văn-hóa Cộng-sản mà ông cho là đang làm suy đồi văn-hóa truyền-thống của người Việt. Vì vậy nên có những tác-phẩm như "Culture in Exile: The Vietnamese Experience" (Văn-hóa trong lưu đày: Kinh-nghiệm Việt Nam") và cuốn "Văn hóa dân tộc và văn hóa lưu vong." Để cho con em chúng ta hãnh diện và giữ đuợc nguồn gốc, ông cũng viết cuốn "Vietnam: The Country and the People" ("Việt Nam: Đất nước và dân-tộc"), có lẽ cùng tham-vọng với Lâm Ngữ-đường khi ông này viết về dân-tộc Trung-hoa của ông trong cuốn "My Country and My People." Cuối cùng, dù như ông biết là đời ông sẽ không về được một nước Việt Nam tự do, dân-chủ, không Cộng-sản, ông cũng mơ đến một "Nước Việt Nam thứ 3." Nhưng có thể nói là đến đây, cái nhìn của ông dù tha thiết và tấm lòng của ông dù vằng vặc như trăng ngàn song cũng không đưa ra được một cái nhìn mà nhiều người trong chúng ta có thể xem được là thực-tế. Đó, con người Phạm Kim Vinh là như vậy. Không ít người buồn phiền hay tức tối vì bị ông vạch mặt chỉ tên, có người khách-quan hơn thì cho là trong cái đóng góp rõ ràng và hiển-hiện của ông cũng có lúc ông quá đà, gay gắt không đúng chỗ và do đó bất công với người khác. Nhưng trong tất cả việc làm của ông, ta cũng thấy rõ ràng không kém một ngòi bút hoàn-toàn tự do, chịu trách-nhiệm về những gì mình viết ra và một tấm lòng.

Đồng đô la và đồng Yan, một ccuộc chiến tiền tệ đang bắt đầu, nghe đọc truỵên hay về Chiến Tranh Tiền Tệ.

Kinh mời quý anh chị đọc tin tức và nghe đọc quyển truỵên hay để hiểu biết về cuộc thương chiến này có gì đặt biệt.

Caroline Thanh Hương

tt tt

La Chine laisse le yuan enfoncer le seuil de 7 pour un dollar



0
05/08/2019 | 10:06
LA CHINE LAISSE LE YUAN ENFONCER LE SEUIL DE 7 POUR UN DOLLAR

SHANGHAI (Reuters) - La Chine a laissé lundi le yuan enfoncer le seuil clé de 7 pour un dollar pour la première fois depuis la crise financière il y a 11 ans, donnant à penser qu'elle pourrait tolérer voire souhaiter une plus grande faiblesse de sa devise face à l'escalade des tensions commerciales avec les Etats-Unis.


Le décrochage de 1,4% du yuan fait suite à la décision surprise du président Donald Trump, jeudi, d'imposer à compter du 1er septembre des droits de douane de 10% sur 300 milliards de dollars (270 milliards d'euros) d'importations chinoises jusqu'ici épargnées.
Cette annonce a de fait mis fin à la trêve que les deux pays respectaient depuis la fin juin dans leur conflit commercial.
La Banque populaire de Chine a donné le ton dès avant le début des échanges en fixant le taux pivot de la devise à 6,9225 pour un dollar, son plus bas niveau depuis décembre 2018.
"Le fixing a levé le dernier obstacle. La BPC a pleinement donné le feu vert à la dépréciation du yuan", dit Ken Cheung, stratège changes chez Mizuho Bank à Hong Kong.
Après avoir débuté la séance onshore à 6,9999 pour un dollar, le yuan a rapidement cassé la barre de 7,0 et s'inscrivait vers 05h00 GMT à 7,0300, en baisse de 1,25%, après avoir perdu jusqu'à 1,4%.
Le seuil des 7,00 pour un dollar n'avait plus été enfoncé depuis le 9 mai 2008.
Jusqu'ici, la BPC avait pris garde de contenir le niveau du yuan afin de ne pas faire dérailler les négociations commerciales avec les Etats-Unis, pense Julian Evans-Pritchard, économiste pour la Chine chez Capital Economics.
"Le fait qu'ils aient cessé de défendre le seuil de 7,00 pour un dollar montre qu'ils ont pour ainsi dire abandonné tout espoir d'un accord commercial avec les Etats-Unis", ajoute-t-il.

UNE ARME DANS LA GUERRE COMMERCIALE ?
La BPC a livré peu de détails sur ses intentions. Dans un communiqué publiée lundi, la banque centrale établit un lien en la faiblesse de la devise et les retombées de la guerre commerciale, mais elle ajoute que les fluctuations du yuan dans les deux sens sont normales et dit qu'elle n'a pas de raison de modifier sa politique.
"Sous l'influence de facteurs comme l'unilatéralisme, les mesures commerciales protectionnistes et l'anticipation de tarifs douaniers contre la Chine, le yuan s'est déprécié face au dollar aujourd'hui, franchissant le seuil de sept yuans pour un dollar", a déclaré la BPC.
La faiblesse de la devise n'est pas limitée au marché onshore, contrôlé par les autorités. Le yuan offshore a aussi cédé du terrain, touchant un plus bas record de 7,1094 pour un dollar avant de revenir à 7,0840 vers 5h00 GMT.
Avec le regain de tension dans le conflit commercial, les investisseurs se demandent si la Chine ne va pas laisser filer plus encore sa devise pour défendre ses exportateurs.
"Avec de nouveaux tarifs douaniers à venir, la BPC va probablement appuyer sur la détente pour soutenir la croissance", dit Frances Cheung, responsable de la stratégie macro pour l'Asie chez Westpac à Singapour.
Les autorités avaient jusqu'ici freiné la dépréciation de la devise pour prévenir des fuites de capitaux.
En 2015, la Chine avait ébranlé les marchés financiers en dévaluant le yuan de 2% en réponse au ralentissement de son économie. Elle avait alors puisé plus de 1.000 milliards de dollars dans ses réserves pour stabiliser sa devise.
Le franchissement de la barre des sept pour un dollar pourrait encore durcir le conflit entre Washington et Pékin. Donald Trump accuse depuis longtemps la Chine de manipuler sa devise pour en tirer un avantage commercial et le lien qu'a établi lundi la BPC entre la baisse du yuan et l'annonce de nouveaux droits de douane a toutes les chances de déclencher de nouveaux accès de colère du président américain, dit Julian Evans-Pritchard.
Zhang Yi, chef économiste chez Zhonghai Shengrong Capital Management à Pékin, voit le yuan s'installer durablement à plus de sept pour un dollar. "A court terme, le niveau du yuan dépendra pour une large part de l'économie chinoise, estime-t-il. "Si la croissance économique se stabilise, le yuan pourrait rester autour de 7,2 ou 7,3".

(avec les contributions de Luoyan Liu à Shanghai, Noah Sin à Hong Kong et Stella Qiu à Pékin, Véronique Tison pour le service français)
par Andrew Galbraith et Winni Zhou


tt tt

Trang thơ Trần Văn Lương với bài Hai Cuộc Xuống Đường.

Kính gửi quý anh chị bài thơ của anh Trần Văn Lương với chủ đề nóng thời cuộc.

Vì tôi quá bận việc nhà, nên bài anh Lương gửi từ tháng trước nay mới có dịp đưa vào Blog.

Hơn thế nữa, khi có thì giờ post bài thì cách trình bày mới được như ý, mong các anh chị vẫn luôn theo dỏi bài đọc trong những Blog của chúng tôi.

Riêng bài thơ này, cho thấy người dân Hồng Kông thật đáng phục và đó có lẽ cũng là bài học cho những ai còn chưa biết mình muốn gì cho đất nước của mình.

Hai câu thơ dưới đây đủ diển tả tâm tình của người Hồng Kông:

"Dân Hồng Kông vì dân chủ tự do,
Quyết gánh chịu rủi ro dù sớm muộn."
thơ Trần Văn Lương

Caroline Thanh Hương


Résultat de recherche d'images pour "hồng kông xuống đường"

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:
         Người vì dân chủ đấu tranh,
Mình vì thắng một trận banh xuống đường!


Cóc cuối tuần:

    Hai Cuộc Xuống Đường

Đường phố rộng, người nen gần kín chỗ,
Dòng áo đen như nước đổ tràn sông,
Thấm loang dần khắp ngõ ngách Hồng Kông,
Chẳng ai bảo, nhưng ai lòng cũng hiểu.

Dân số chỉ tròm trèm chưa tám triệu,
Mà phần tư đã khứng chịu hy sinh,
Tạm quên đi giấc yên ổn thanh bình,
Vì dân chủ lao mình vào tranh đấu.

Dẫu biết sẽ bị "chúng" nghiền nát ngấu,
Vẫn kiên trì làm châu chấu đá xe.
Lũ côn đồ được nhà nước bao che,
Đã đứng sẵn rình chờ phe đối lập.

Đường chiến đấu dù chông gai tràn ngập,
Người người đều bất chấp mọi tai ương,
Từ luật sư, công chức đến tiểu thương...
Ngay tuổi trẻ cũng bỏ trường xuôi ngược.

Nhìn con lo việc nước,
Mẹ không đành cũng sánh bước kề bên,
Chống bọn tay sai vâng lệnh bề trên 
Muốn đặt ách độc tài lên thành phố.

Luật dẫn độ tuy tạm thời xếp xó,
Nhưng Bắc Kinh nào chịu bỏ qua cho.
Dân Hồng Kông vì dân chủ tự do,
Quyết gánh chịu rủi ro dù sớm muộn.

                            x
                       x        x
Người tỵ nạn khẽ buông tờ báo xuống,
Nghe trong lòng cuồn cuộn nỗi xót xa.
Nhìn dân người lại nghĩ đến dân ta,
Mà nhỏ lệ thương quê nhà bạc phước.

Buồn nhớ lại chuyện ít lâu về trước,
Vừa nghe tin người trong nước sục sôi,
Lầm tưởng cây hy vọng đã đâm chồi,
Nên xớn xác vội tươi cười hớn hở.

Dân Việt túa ra đường như vỡ chợ,
Hung hăng tày bầy ngựa dữ sút cương, 
Nổ giòn hơn đại bác ở sa trường,
Nhảy nhót tựa đang phát cuồng phát nhiệt.

Đàn thiếu nữ ngực cởi trần la hét,
Đám thanh niên gào thét chạy lăng quăng.
Nhìn thấy ai cũng "sát khí đằng đằng",
Mừng tự hỏi phải chăng đà đến lúc?

Phải chăng đã đến giờ dân bất phục,
Vì nghe lời thúc giục của lương tâm,
Vì ngấy trò phải giả điếc giả câm,
Hay vì bởi một nguyên nhân nào khác?

Có phải tại lũ cầm quyền bạc ác,
Xuất cảng dân đen đi các nước ngoài,
Trai cu li, gái bán xác miệt mài,
Còn hay mất, chẳng ai thèm hay biết?

Có phải tại giặc Tàu làm cá chết,
Giết ngư dân, đầu độc hết môi trường,
Mà bạo quyền, vốn hèn nhát bất lương,
Chẳng dám nói Chệt bồi thường thiệt hại?

Có phải tại bầy đảng viên vô lại
Cướp đất đai, của cải... của toàn dân,
Chiếm ngay luôn chốn thờ phượng thánh thần,
San bằng cả mộ phần người quá cố?

Có phải tại Vẹm bán dần lãnh thổ,
Để Tàu phù vào xóa sổ dân ta,
Dù bao người quyết đổ máu mình ra,
Mong cứu vớt mảnh sơn hà ngày trước?

Có phải tại đám cướp ngày tai ngược,
Bắt những người yêu nước chịu hàm oan,
Chịu giam cầm, chịu hành hạ dã man,
Đau đớn kiếp lầm than trong ngục tối?

Một câu hỏi kéo theo ngàn câu hỏi,
Càng đoán mò lại càng rối ren thêm.
Đám đông kia tựa ánh chớp qua thềm,
Vừa thấy đó, bỗng nhiên liền mất hút.

Người bẽn lẽn, biết ngay mình mừng hụt,
Giấc mơ đang trứng nước vụt tan tành.
Dân xuống đường, nào phải để đấu tranh,
Chỉ vì thắng một trận banh, Trời ạ!
                           x
                       x        x
Công dựng nước mấy ngàn năm vất vả,
Giờ đây đành tất cả thả trôi sông.
Những tiền nhân của dòng giống Lạc Hồng,
Nay chắc hẳn nát lòng nơi tiên giới.

Nếu dân Việt không cùng nhau quật khởi,
Mải tranh giành chút quyền lợi cỏn con,
Và chẳng màng đến vận mệnh nước non,
Ngày diệt chủng ắt chẳng còn xa nữa.

Đêm vơi đà quá nửa,
Đau lòng nhìn đốm lửa tắt trời xa.
               Trần Văn Lương
                  Cali, 8/2019


tt
Cũng nhắc lại chuỵên dàn người hơn 60 km nắm tay nhau để đòi quyền lợi của người dân đã được thực hiện trước đây ở nhiều quốc gia,


De l'Union soviétique à Hong Kong, la chaîne humaine comme moyen de protestation





Chaîne humaine sur le territoire de la ville semi-autonome de Hong Kong
6 images 
Chaîne humaine sur le territoire de la ville semi-autonome de Hong Kong - © LILLIAN SUWANRUMPHA - AFP


Newsletter info
Recevez chaque matin l’essentiel de l'actualité.
OK
  • Abandon définitif du projet de loi sur l’extradition vers la Chine continentale.
  • Enquête sur les violences policières apparues tout au long de la contestation.
  • Abandon par les autorités du terme " Emeute " pour qualifier les manifestations.
  • Abandon des poursuites contre les manifestants
  • Reprise de la réforme politique.
La contestation n’a pas cessé depuis le mois d’avril dernier.


Les chaînes humaines : la force de l'image


L'image d'hélicoptère et le long ruban d'une file sans fin, reliant un horizon à l'autre. C'est la puissance de l'image recherchée par les manifestants. De tous bords, et un peu partout sur le globe. Petit tour d'horizon non exhaustif. 


Chaîne Balte : 23 août 1989


La chaîne humaine de Hong-Kong se veut un rappel de la Voie Balte. Une autre chaîne humaine, organisée en 1989 par les habitants des 3 pays Baltes : Lituanie, Estonie, Lettonie. Elle a eu lieu le 23 août 1989 et se voulait à son tour la commémoration des 50 ans de la signature du pacte Molotov Ribbentrop. Cet accord, aussi connu comme traité de non-agression entre l’Allemagne nazie et l’Union Soviétique signé en 1939, avait pour effet la partition de la Pologne et l’annexion des pays Baltes au profit de l’URSS.
En 1989, près de 2 millions de personnes se sont jointes à la chaîne qui s’est déroulé sur 600 kilomètres. L’événement a été le déclencheur du processus qui a abouti par l’indépendance des pays Baltes en 1990.
Une répétition de ce même événement a d’ailleurs eu lieu en 2019 pour commémorer les 3 indépendances et la vague de réformes qui a traversé les pays de l’ancienne Union Soviétique


Chaîne Iran : 9 juin 2009


A Téhéran, en Iran, à quelques jours du scrutin qui opposait Hossein Mousavi au président Ahmadinejad à la poursuite d’un deuxième mandat, des dizaines de milliers de supporters du challenger se sont alignés le long de l’avenue Vali-e-Asr. Pour se reconnaître, les partisans de Mousavi ont revêtu des chasubles vertes et ont occupé les trottoirs de l’artère de 18 kilomètres de long. Le président Ahmadinedjad a été été réélu mais son deuxième mandat a été émaillé de protestations tant internes qu’internationales.


Chaîne Pays Basque : 10 juin 2018


Au Pays Basque, en Espagne, au mois de juin 2018 et à l'appel de diverses organisations, partis et syndicats indépendantistes, 175.000 personnes se sont rassemblées pour revendiquer le droit à l'autodétermination. La chaîne humaine s'est étendue sur plus de 200 kilomètres au travers du Pays Basque espagnol. 




Chaîne Puerto Rico : 27 juillet 2019


Les chaînes humaines sont des dispositifs de communication au même titre que les grands rassemblements. Leur force réside dans leur longueur. Ici, à Puerto Rico, les manifestants entendaient appeler à la paix et à l'unité dans la bataille à la succession qui fait suite à la démission de l'ancien gouverneur de l'île des Caraïbes. Ricardo Rosselli a démissionné suite à des allégations de détournements de fonds de la part de membres de son administration. La manifestation a réuni près de 500.000 personnes même si la chaîne humaine, au fort pouvoir symbolique et graphique ne rassemblait que 200 personnes. C'est aussi cette force qui est invoquée par les manifestants pour faire montre de leur unité et de leur détermination.