Cơ hội để được vào học nơi đó, không chỉ đơn thuần là học giỏi mà phần vật chất nếu không hội đủ thì cũng bó tay thất học.
Tiền không từ trên trời rớt xuống như ta miệm thần chú mà do mồ hôi nước mắt của cha mẹ mình đổ ra để đời sau đỡ cực thân.
Đọc thêm tài liệu dưới đây để hiểu rõ những ai có người nuôi ăn, nuôi mặc cho mình được thế đứng vững vàng trong xã hội sau này.
Có những tài liệu tôi đoc̣ thấy, sinh viên mỹ cũng đói vì không đủ tiền mua thức ăn cho mình khi đến trường và ngày chỉ ăn có 1 bữa mà thôi.
Vì vậy, càng học cao, chúng ta cần phải biết ơn vào những người, cơ quan đã cho mình cơ hội để làm người.
Caroline Thanh Hương
Bài được trích từ Blog Báo Mai.
Chọn đại học ở California
Những ngày qua tôi đã gặp nhiều em sinh viên, học sinh báo tin vui, buồn sau khi nhận thư từ các đại học.
Buồn
vì không được vào trường mong muốn nhất, vui vì cũng có vài trường khác
nhận. Lúc này những học sinh giỏi sắp tốt nghiệp phổ thông thường có
thư từ vài đại học báo nhận và các em có một tháng để quyết định chọn
trường nào cho niên học tới.
Những
sinh viên cao đẳng chuyển lên đại học bốn năm cũng thế, nếu được nhận
sẽ phải chọn trường để hoàn tất chương trình cử nhân.
Khuôn viên trường Đại học California Los Angeles (UCLA)
Thường
những đại học gửi thư nhận số sinh viên nhiều hơn con số mà các em sẽ
thực sự ghi danh theo học, vì những học sinh giỏi được nhiều trường nhận
và chỉ chọn ghi danh học một trường.
Đối
với học sinh của tiểu bang California, đa số sẽ vào đại học công lập.
Nếu giỏi thì xin vào một trong 10 trường U.C. (University of
California), khá thì xin học một trong 23 trường C.S.U. (California
State University), ngoài ra cũng có gần hai trăm đại học tư với một số
trường danh tiếng như Stanford, University of Southern California, Cal
Tech, Loyola, Pepperdine, University of Santa Clara v.v…
Nếu
không vào đại học bốn năm thì còn hệ thống đại học cộng đồng
(California Community College) với 114 trường để học nghề, học lấy bằng
cao đẳng hay học hai năm theo đúng qui trình thì cũng có cơ hội chuyển
lên trường U.C. hay trường C.S.U. để hoàn tất học trình cho bằng cử
nhân.
Tiến
trình chuẩn bị vào đại học của học sinh kéo dài vài năm, từ ngày vào
lớp 9 đã phải chú ý đến việc chọn đúng lớp trong nhóm lớp theo đề mục từ
A tới G gồm ngữ văn, toán, khoa học, lịch sử, ngoại ngữ hợp với sở
thích ngành nghề tương lai, dù là khoa học tự nhiên, nhân văn hay nghệ
thuật.
Khi
nộp đơn vào đại học, trường tính điểm các lớp đã học trong năm lớp 10
và 11, vì hạn chót nộp đơn là ngày 30/11, khi đó chưa có điểm cho lớp
12. Đến tháng Hai năm sau nhà trường nhận được điểm cho học kỳ 1 của năm
lớp 12 cùng với điểm thi SAT hay ACT, khi đó học sinh cũng đã phải thi
qua một đôi lần và chọn điểm cao nhất gửi cho trường. Các kỳ thi đó
không có đậu rớt mà chỉ cho biết thí sinh đi thi được bao nhiêu điểm,
SAT cao nhất là 1600, ACT là 36.
Để
được vào các trường U.C. có tiếng, là U.C. Berkeley, U.C. Los Angeles
hay U.C. San Diego, học sinh thường phải có điểm thi và điểm học bạ GPA
thật cao và đã học các lớp có trong giáo trình từ A đến G và những lớp
AP (Advance Placement).
Trung tâm sinh viên của trường Đại học Bang California San Francisco (SFSU)
Nhiều
trường danh tiếng khi chọn sinh viên nhìn vào tổng thể, nghĩa là không
hoàn toàn căn cứ vào GPA hay điểm thi mà còn xem đến các hoạt động ngoại
khóa, sinh hoạt cộng đồng hay hoàn cảnh gia đình, môi trường sinh sống,
ước mơ tương lai đóng góp gì cho xã hội, trải nghiệm cuộc đời là những
điều được phản ánh trong bài luận văn các em viết về nhân thân khi xin
nhập học.
Thí
dụ ở khu vực nhà giàu, điểm API (Academic Performance Index) của trường
thường rất cao và học sinh học giỏi nói chung, thi SAT hay ACT đều đạt
điểm khá. Như thế có thể một học sinh giỏi ở đây sẽ khó được nhận vào
đại học danh tiếng, vì đã có nhiều học sinh cùng đã được nhận rồi.
Trái
lại một trường trong khu nhà nghèo với API thấp, điểm thi của học sinh
thường không quá cao và ít có học sinh từ trường được nhận vào đại học
danh tiếng, thì có thể với điểm thấp hơn học sinh khu vực nhà giầu, một
học sinh ở khu nghèo vẫn được nhận.
Nếu
chỉ căn cứ vào điểm thi và điểm học bạ GPA thì học sinh trong khu xóm
nghèo, trường không tốt sẽ ít có cơ hội được vào đại học danh tiếng.
Theo
số liệu của Đại học UCLA, trong niên học 2017 có 63,523 học sinh cư dân
tiểu bang xin học, được nhận là 9,288 tức 15%. Một nửa số học sinh
trong khoảng giữa được trường nhận có điểm GPA từ 4.13 đến 4.31, điểm
ACT từ 30 đến 34 hay SAT từ 1280 đến 1500. Như thế có nghĩa là 25% sinh
viên được nhận có điểm GPA dưới 4.13, ACT dưới 30 hay SAT dưới 1280.
Đại diện Hội học sinh Việt Nam tại một trường đại học ở California
Cùng
năm, Đại học Berkeley có số đơn xin học từ cư dân tiểu bang là 49.280
với 9.715 được nhận, tức 19.7%. Sinh viên được nhận vào năm thứ nhất,
50% trong khoảng giữa có GPA từ 4.15 đến 4.30, ACT từ 30 đến 34 hay SAT
từ 1290 đến 1480.
Đó
là chỉ số điểm từ hai trường hàng đầu của hệ thống U.C., các trường
khác như U.C. Irvine, Davis, Riverside, Santa Cruz, Merced có số điểm
nhận thấp hơn.
Mạng admission.universityofcal ifornia.edu có đầy đủ số liệu về điểm của học sinh được nhận vào các đại học U.C.
Các
trường danh tiếng như U.C. Berkeley, UCLA có số đơn xin nhập học ngày
một tăng. Cho niên học 2018, số đơn xin vào năm thứ nhất Đại học
Berkeley nhận được là 108 nghìn.
Vấn
đề chọn trường là một quyết định quan trọng của học sinh, sinh viên vì
không hẳn phải là trường một trường thật danh tiếng, mà tùy theo ngành
học.
Trên blog.prepscholar.com có
ghi điểm SAT hay ACT của một số nhân vật nổi tiếng. Steve Jobs, ACT
32/36; Barack Obama 30, Lyndon Johnson 26, Marilyn Monroe 21, Bill Gates
SAT 1590/1600, Al Gore 1355, John Kerry 1190, George W. Bush (con)
1206, Bill Clinton 1032, Amy Tan 1100s, Kobe Bryant 1080, Bill O'Reilley
1585.
Theo
hiểu biết của tôi, học sinh nào học các lớp đúng qui trình A tới G để
chuẩn bị vào đại học và có GPA 3.7 trở lên, điểm SAT chừng 1200 hay ACT
khoảng 25 thì có nhiều hy vọng được một trong 10 trường U.C. nhận.
Để được nhận vào một trong 23 trường CSU thì cần GPA khoảng 3.3 và điểm SAT khoảng 1000, ACT khoảng 20.
Hệ
thống U.C. nhận học sinh trong số 9% giỏi nhất lớp, nhưng đến nay không
đủ cơ sở để tiếp nhận tất cả những học sinh hội đủ điều kiện nên năm
ngoái có khoảng 10 nghìn đủ tiêu chí nhưng không được vào học.
Với
trường tiên khởi là Đại học Berkeley, viện đại học U.C. được thành lập
vừa đúng 150 năm và hiện có 238 nghìn sinh viên theo học tại 10 trường.
Là
hệ thống đại học hàng đầu nên không chỉ sinh viên California mà nhiều
vạn sinh viên trên toàn nước Mỹ và thế giới cũng muốn được vào học các
trường như Berkeley, UCLA, U.C. San Diego, Irvine, Davis.
Khuôn viên trường Đại học California Berkeley
Dù
học phí sinh viên ngoài tiểu bang hay hay nước ngoài phải đóng nhiều
gấp ba, khoảng 42 nghìn đôla một năm, Đại học Berkeley vẫn có con số kỷ
lục đơn xin nhập học từ các tiểu bang khác và trên thế giới. Năm ngoái
có 20,326 đơn nhập học ngoài tiểu bang và nhận cho học 4,490 (22.1%).
Sinh viên nước ngoài có 1,362 em được nhận trong số 15,448 đơn xin, tức
8.8%.
Tổng
cộng năm 2017 trường đã nhận tất cả 85.054 hồ sơ xin học năm thứ nhất
và gửi thư báo nhận cho 15.567 học sinh, cuối cùng có 6.382 em chọn ghi
danh học ở đây.
Số
sinh viên gốc Việt hiện theo học tại Đại học Berkeley là 1.068, với 932
trong bậc cử nhân và 136 bậc cao học và tiến sĩ, trong tổng số 41.910
sinh viên của trường. Con số sinh viên gốc Việt không có thay đổi nhiều
trong những năm qua.
Học
phí ngày nay cũng là một quan tâm cho phụ huynh và sinh viên. Theo học
U.C. trong bốn năm, nếu là cư dân California một năm tốn khoảng 35 nghìn
đôla, trong đó học phí là 15 nghìn. Bốn năm tất cả 144 nghìn. Còn tốn
hơn nữa vì sinh viên ngày nay khó hoàn tất chương trình cử nhân trong 4
năm. Học phí đại học tư như Stanford hay USC ít ra cũng 50 nghìn đôla,
thêm tiền ăn ở nữa là khoảng 65 nghìn đôla cho một năm học.
Nếu
gia đình nghèo hẳn, với thu nhập của cha mẹ dưới 80 nghìn đôla một năm,
đi học trường công được chính phủ trợ giúp tài chánh toàn phần cho bốn
năm. Giầu hẳn thì cũng có tiền trả học phí và chi phí ăn ở cho con. Chỉ
những gia đình với thu nhập của cha mẹ chừng 100 đến 150 nghìn đôla, cho
con đi học là rất tốn kém mà không được trợ cấp gì từ chính phủ vì thế
nhiều em thấy hệ thống U.C. không còn là chọn lựa hợp lý nữa, nên chọn
C.S.U., hiện có 500 nghìn sinh viên theo học, với học phí hơn 10 nghìn
đôla một năm.
Một
chọn lựa khác là học đại học cộng đồng, hiện có hơn 2 triệu sinh viên,
trả 46 đôla cho mỗi tín chỉ, sau hai năm hay khi đủ 60 tín chỉ rồi
chuyển trường cho đỡ tốn kém.
Dù
có khó khăn chọn lựa một đại học cho thích hợp với ngành nghề, hoàn
cảnh và tình trạng tài chánh thì đầu tư vào việc học cũng sẽ đem lại
những lợi ích lâu dài cho con em. Với 40 triệu dân và nếu đứng một mình
California có nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới nên vùng đất này có
nhiều việc làm với lương cao cho những người tốt nghiệp đại học.
Bùi Văn Phú
***
Những hiểu lầm của người Mỹ về Tết Mậu Thân |
Những bài tựa đề có chữ "Ăn" |
Một phụ nữ Việt tự sát tại Đại sứ quán Việt Nam ở ... |
Những bài tựa đề có chữ "Cộng sản" |
Những bài tựa đề có chữ "bệnh" |
Những bài tựa đề có chữ "dâm" & "tình dục" |
Những bài tựa đề có chữ CHẾT |
Những bài tựa đề 30-4-1975 |
Những bài tựa đề có chữ HCM & Hồ Chí Minh |
Thụy Sĩ _ Đất nước đa ngôn ngữ |
Mỹ áp thuế quan mới, TC bị tổn hại tới đâu? |
Đám Cưới – Đám Ma |
Cha Tôi, chết không cần quan tài |
Giọng nói phản ánh độ tin cậy của người nói? |
Bài điếu văn cho mẹ Việt Nam |
Người lính qua dòng nhạc Việt |
Duyên tiền kiếp là có thật |
8 lời khuyên ăn uống khiến mọi người lầm tưởng là.... |
Việt Nam không có phiên toà thực sự |
Sếp biết nhiều về bạn thế nào? |