Kính gửi quý anh chị một bài thơ rất bùi ngùi cảm xúc của anh Trần Văn Lương,
Gió, mây, chợt đến rồi chợt bay, người từ đâu đến và người rồi cũng ra đi.
Có khi lá vàng ngồi khóc lá xanh...
Nhớ ngày nào em gái tôi mời chúng tôi đến thăm em Thuận tại Arcachon, hình chụp trong Youtube bên dưới và một số ảnh chụp về biển rất đẹp.Thế mà em đã ra khơi không hẹn ngày trở lại và tôi vẫn luôn yêu miền biển và luôn nhớ về em trong nỗi nhớ khôn nguôi.
"Gió tưởng chừng thấy lại,
Qua nắng quái lung linh,
Khung cảnh thật thanh bình
Của cuộc tình tỉnh lẻ."
Thơ Trần Văn Lương
Lần đầu tiên nghe cái tên Hoa Nắng, tôi nghe cái tên mà không tưởng tượng được thế nào là Hoa Nắng, cho đến một ngày chợt không hẹn mà tìm thấy những đoá hoa tuyệt vời này, lung linh toả sáng trong nước, dưới ánh mặt trời và hôm nay, tôi biết rằng vạn vật luôn biến ảo cho chúng ta những rung động về thế giới muôn màu.
Em Thuận đã ra đi thật xa, những Em vẫn luôn toả sáng như những chiếc Hoa Nắng muôn màu đang tung tăng trên những con sóng xa khơi.
"Trên Cành Gió Khóc
Thu lỡ thì rách rưới,
Lá tức tưởi lìa rừng,"
(thơ Trần Văn Lương)
Một chút tâm sự khi đọc bài thơ của anh Lương và dù đêm đã khuya, tôi cũng đã gửi gắm cho Em đọc một bài viết cho bé Minou của chị.
Kính gửi quý anh chị bài thơ truyện của anh Trần Văn Lương.
Đọc bài này ủa anh Lương làm tôi liên tưởng đến bộ truỵên Đại Kiếp Chủ, tiên hiệp hay giả sử, hư thật khó biết, nhưng tàn bạo, vô nhân đạo khi gọi là tu tiên...
Có lẽ phải đi đến Đại Kiếp Nạn thì mới có Đại Kiếp Chủ hay sao?
"Qua bao
chướng ngại trùng trùng,
May thay người đã cuối cùng đến nơi."
thơ Trần Văn Lương
Bộ truyện rất dài, chỉ dám mời quý anh chị nghe phần một mà thôi, nếu quý anh chị muốn nghe tiếp thì cho tôi biết, tôi sẽ gửi thêm.
Caroline Thanh Hương
Kính gửi quý anh chị con cóc cuối tuần.
Dạo:
Qua bao
chướng ngại trùng trùng,
May thay người đã cuối cùng đến nơi.
Cóc cuối tuần:
到來
悤悤欲看浙江潮,
朝暮草鞋路上飄.
夏灼冬凋心永艮,
山窮水盡腳猶驍.
龍蛇靜靜逢金翅,
驢馬愔愔渡石橋.
夜黑禪風吹燭滅,
一生見解忽全消.
陳文良
Âm Hán Việt:
Đáo Lai
Thông thông dục khán Chiết giang triều,
Triêu mộ thảo hài lộ thượng phiêu.
Hạ chước đông điêu, tâm vĩnh cấn,
Sơn cùng thủy tận, cước do kiêu.
Long xà tĩnh tĩnh phùng kim sí,
Lư mã âm âm độ thạch kiều.
Dạ hắc, thiền phong xuy chúc diệt,
Nhất sinh kiến giải hốt toàn tiêu.
Trần Văn Lương
Dịch nghĩa:
Đến Nơi
Vội vàng muốn đi xem sóng Chiết giang, (1)
Sáng tối giày cỏ lướt trên đường như gió thổi.
Hè rực rỡ, đông điêu tàn, lòng luôn bền vững,
Núi cùng, sông tận, chân vẫn còn mạnh mẽ.
Rồng rắn điềm đạm gặp (chim) cánh vàng, (2)
Lừa ngựa lặng lẽ qua cầu đá. (3)
Đêm đen, ngọn gió thiền thổi tắt ngọn đuốc,
Hiểu biết của một đời chợt hoàn toàn tan biến. (4)
Chú thích:
(1)Thiền Luận,
quyển thượng, bản dịch của Trúc Thiên:
...
Thi hàoTô Đông Pha, một quan đại
phu đời nhà Tống,
diễn lấy bằng mấy vần thơ như sau:
Lô sơn yên tỏa Chiết giang
triều Vị đáo sanh bình hận bất tiêu Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự Lô sơn yên tỏa Chiết giang
triều
Khói ngút non Lô sóng Chiết giang Khi chưa đến đó luôn mơ màng Đến rồi hóa vẫn không gì khác Khói ngút non Lô sóng Chiết giang
Cũng vậy, sư Thanh Nguyên Duy Tín có lời tự thuật
như sau:
“Sãi tôi, ba
mươi năm trước, khi chưa học Thiền, 老僧 ,
三十年前 , 來參禪時 ; thấy núi là núi, thấy nước là nước; 見山是山 , 見水是水 ; “Sau nhân
theo bậc thiện tri thức chỉ cho chỗ vào, 及至後來親見知識,有箇入處 thấy núi chẳng phải núi, thấy nước chẳng phải nước; 見山不是山 , 水不是水 “Rồi nay thể
nhập chốn yên vui tịch tĩnh, y nhiên, 而今得箇體歇處 ,依然 , thấy núi chỉ là núi, thấy nước chỉ là nước, 見山衹是山 , 見水衹是水.
...
(2)Bích Nham Lục,
tắc 52, Triệu Châu Thạch Kiều
Trích lời Bình
của Viên Ngộ:
...
Lại có vị tăng
hỏi Hoàng Long (*):
- Từ lâu nghe
danh Hoàng Long (rồng vàng), đến khi
tới nơi thì chỉ thấy có con rắn vằn đỏ.
Hoàng Long nói:
- Ông chỉ thấy
con rắn vằn đỏ mà không thấy Hoàng Long.
Tăng hỏi:
- Thế nào là
Hoàng Long?
Hoàng Long nói:
-Kéo dài trên đất.
Tăng nói:
- Thế chợt gặp
Kim Sí Điểu (**) đến thì như thế nào?
Hoàng Long
nói:
- Tính mệnh
khó giữ.
Tăng nói:
- Như thế là
bị chim ăn mất.
Hoàng Long
nói:
- Cám ơn đã
cúng dường.
...
Chú:
(*)Thiền sư
Hoàng Long (Huệ Nam) sinh năm 1002 và tịch
năm 1069. Dòng
Lâm Tế đến đời Thạch Sương Sở Viên
(Từ Minh) thì chia làm 2 nhánh: Dương Kỳ và Hoàng Long.
Dòng Hoàng Long sản xuất ra những Thiền sư rất nổi
tiếng như Hối Đường Tổ Tâm, Bảo Phong Khắc Văn và
Minh Am Vinh Tây (Nhật bản).
(**)Theo truyền thuyết, Đại bàng Kim Sí Điểu chuyên bắt
rồng để ăn thịt.
(3) Bích Nham Lục, tắc 52, Triệu Châu Thạch Kiều
Cử:
Tăng hỏi Triệu
Châu (Tùng Thẩm):
- Từ lâu nghe
tiếng cầu đá Triệu Châu, đến nơi lại
chỉ thấy chiếc cầu khỉ sơ sài.
Triệu Châu nói:
- Ông chỉ thấy
cầu khỉ sơ sài, không thấy cầu đá.
Tăng nói:
- Thế nào là cầu
đá?
Triệu Châu nói:
- Để lừa qua,
ngựa qua.
(4)Bích Nham Lục,
tắc 4: Đức Sơn Hiệp Phức
Trích lời Bình
của Viên Ngộ:
...
Đức Sơn (Tuyên
Giám) vốn là giảng sư, ở Tứ xuyên
giảng kinh Kim Cương, dạy về Kim Cương Dụ Định,
theo đó sau khi đạt được trí huệ thì phải học uy nghi Phật
trong một ngàn kiếp, học Phật hạnh trong một vạn kiếp,
rồi mới thành Phật.Thế mà đám tà ma ở phương Nam lại
nói "Tâm chính là Phật".
Đức Sơn phát
phẫn, gánh "sớ sao" (luận giải về kinh
do mình soạn) thẳng tới phương Nam để tiêu diệt đám
tà ma này. Thấy ông phát phẫn như vậy thìhiểu được
ông là một người cương liệt như thế nào.
Mới đến Phong
Châu, trên đường gặp một bà lão
bán bánh, bèn đặt sớ sao xuống, để mua điểm tâm ăn.
Bà lão hỏi:
- Thầy mang
cái gì vậy?
Đức Sơn nói:
- Kim Cương
Kinh sớ sao.
Bà lão nói:
- Tôi có một
câu hỏi, nếu trả lời được thì xin biếu bánh
cho thầy điểm tâm, còn nếu trả lời không được thì xin đi
mua chỗ khác.
Đức Sơn nói:
- Bà cứ hỏi.
Bà lão nói:
- Kinh Kim
Cương nói: "quá khứ tâm bất khả đắc,
hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc"
(***),
thế thì Thượng tọa muốn điểm cái tâm nào?
Đức Sơn không
nói gì được. Bà lão bèn chỉ cho đến
tham kiến Long Đàm (Sùng Tín).
Vừa qua ngưỡng
cửa, Đức Sơn nói:
- Từ lâu nghe
tiếng Long Đàm, nhưng khi đến chẳng
thấy đàm (đầm) mà cũng chẳng thấy long (rồng).
Long Đàm hòa
thượng từ sau bình phong hiện ra nói:
- Ông quả đã đến
Long Đàm.
Đức Sơn bèn lễ
bái rồi lui. Đêm đến nhập thất,
đứng hầu mãi đến khuya.
Long Đàm nói:
-Sao thầy chưa lui về.
Đức Sơn chào
kính rồi vạch màn bước ra, thấy bên ngoài
tối bèn quay vào nói:
- Ngoài cửa tối.
Long Đàm thắp
cây đuốc giấy đưa cho Đức Sơn. Đức Sơn
vừa tiếp, Long Đàm bèn thổi tắt. Đức Sơn hoát nhiên đại
ngộ,
bèn cúi lạy.
Long Đàm nói:
- Ông thấy gì
mà lễ bái vậy?
Đức Sơn nói:
- Từ nay trở
về sau kẻ này sẽ không còn nghi ngờ những
lời nói của các lão hòa thượng trong thiên hạ nữa.
...
Chú:
(***) Nghĩa: "tâm quá khứ không thể có được,
tâm hiện tại
không thể có được, tâm vị laikhông thể có được".
Phỏng dịch thơ:
Đến Nơi
Nôn nao tìm đến sóng triều xa,
Chân lướt sương mai, trượt nắng tà.
Mặc tháng năm nhòa, luôn phấn chấn,
Dù non nước tận, vẫn xông pha.
Rồng sa xuống đất chờ chim bắt,
Cầu bắc ngang sông đón ngựa qua.
Ngọn đuốc vừa trao đà vụt tắt,
Một đời kiến giải thoắt tiêu ma.
Trần Văn Lương
Cali, 9/2021
Lời bàn của Phi Dã Thiền Sư:
Nhìn rồng ra rắn, nhìn cầu đá ra cầu khỉ!
Vọng tưởng rập rình, vô minh lấp nẻo!
May thay, ngọn đuốc Long Đàm vụt tắt, con
mắt huệ bỗng
mở
bừng ra và hành giả đã đến nơi. Và, ô kìa, núi vẫn là núi,
sông
vẫn là sông, rồng cứ lại là rồng và cầu đá vẫn hiện
nguyên
hình là cầu đá. Cuối cùng rồi thì khói sóng Chiết
giang vẫn là khói sóng Chiết giang, nào
có gì lạ đâu!
Kính chuyển đến quý anh chị một bài viết của bác sĩ Nguyễn Ý Đức và hai bài sưu tầm bằng tiếng anh ở phần cuối để quý anh chị có thể đọc để hiểu thêm về những căn bệnh đột ngột chết người này.
Kính chúc quý anh chị luôn bình an và mạnh khỏe.
Cám ơn bác sĩ Nguyễn Ý Đức và quý anh chị đã chuyển bài.
Caroline Thanh Hương
tt
Câu Chuyện Thầy Lang: Khác biệt giữa Stroke và Heart Attack Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Stroke tiếng Việt gọi là Đột Quỵ hoặcTai Biến Mạch Máu Não, còn Heart
Attack là Cơn Đau Tim. Hai bệnh có một số điểm giống và khác nhau đôi
khi cũng khó mà phân biệt.
-Cả hai đều gây ra do sự gián đoạn cung cấp máu cho mỗi bộ phận là não và tim
-Cả hai đều cần được cấp cứu tức thì vì hậu quả của bệnh tùy thuộc vào điều trị sớm hay muộn.
-Triệu chứng của hai bệnh đều khác nhau.
Nhận diện và nhớ được sự khác biệt về dấu hiệu báo động sự xuất hiện
giữa hai bệnh đôi khi cũng gây bối rối cho nhiều người. Xin cùng tìm
hiểu về hai bệnh này.
Trước hết, xin nhấn mạnh là các tế bào trong cơ thể hoạt động được đều
nhờ chất dinh dưỡng và dưỡng khí do dòng máu cung cấp. Gián đoạn sự cung
cấp này sẽ đưa tới rối loạn chức năng cho bộ phận đó rồi cho toàn cơ
thể.
Não bộ và tim là hai bộ phận chủ chốt của cơ thể và rất nhậy cảm với sự
thiếu cung cấp nguồn nhiên liệu để hoạt động, dù sự gián đoạn chỉ trong
vài phút đồng hồ.
Stroke là gì?
Stroke là một cơn yếu ớt bất chợt ở một phía của cơ thể gây ra do sự
gián đoạn lưu hành máu tới một phần nào đó của não. Ngưng cung cấp máu
có thể là do ở trên não có một cục máu làm tắc nghẽn ( 85%) hoặc do một
mạch máu bị đứt rách. Không có máu, tế bào não
chết liền nếu không được cấp cứu. Mỗi phút không điều trị đưa tới hủy
hoại cho 1.9 triệu tế bào não, 7.5 miles sợi thần kinh và 14 tỷ điểm
giao liên kết hợp thần kinh.
Báo cáo y học của American Heart diễn tả sự tổn thương tế bào não khi
không được điều trị với sự hóa già của cơ quan này như sau:
Cứ một giây không điều trị não già đi gần 8 giờ, mỗi phút không điều
trị, não già gần 3 tuần lễ, chậm điều trị 1 giờ, não già đi 3.6 năm và
nếu không chữa, não già đi 36 năm. Mà não đã hóa già hết hoạt động thì
hậu quả tai hại sẽ vô lường, vĩnh viễn.
Coi vậy thì cấp cứu điều trị Stroke quan hệ như thế nào.
Cho tới nay, đột quỵ được coi là đệ tam sát thủ đối với con người, sau
bệnh tim và ung thư và là đệ nhất nguyên nhân gây ra tàn phế cơ thể, đệ
nhị hung thủ gây tàn phế thần kinh, sau bệnh Alzheimer.
Bên Hoa Kỳ, hàng năm có tới trên dưới 700,000 người bị stroke với gần 200,000 tử vong.
Sống sót thì cứ một trong sáu người cần chăm sóc tại các cơ sở lâu dài;
ba trong bốn người giảm khả năng làm việc. Kinh hoàng như vậy mà dường
như nhiều người vẫn chưa biết rõ về bệnh cũng như chưa chịu áp dụng các
phương thức phòng ngừa để bệnh không đến với
mình.
Những dấu hiệu báo trước
Dấu hiệu tùy thuộc nguyên nhân gây tai biến, vùng não và số lượng tế bào
bị tổn thương. Ðiểm đặc biệt của dấu hiệu báo động là một số những “Ðột
Nhiên”.
-Ðột nhiên thấy yếu một bên cơ thể như mặt, tay hoặc chân là dấu hiệu sớm nhất và thông thường nhất; rồi:
-Ðột nhiên thấy tê dại trên mặt, cánh tay hoặc chân ở một nửa thân người;
-Ðột nhiên thấy bối rối, nói lơ lớ khó khăn hoặc không hiểu người khác nói gì;
-Ðột nhiên có khó khăn nhìn bằng một hoặc cả hai con mắt;
-Ðột nhiên chóng mặt, đi đứng không vững, mất thăng bằng;
-Ðột nhiên thấy nhức đầu như búa bổ mà không rõ nguyên nhân.
Không phải tất cả các dấu hiệu này đều xẩy ra trong mỗi tai biến. Nhưng
nếu thấy một vài trong những dấu hiệu đó là phải kêu cấp cứu, tới nhà
thương ngay. Ðây là trường hợp khẩn cấp, trễ phút nào nguy hiểm gia tăng
với phút đó.
Y giới đưa ra trắc nghiệm gọi tắt là FAST để sớm phát hiện stroke:
F = Face: yêu cầu họ cười, coi xem một bên mặt có méo, môi xệ.
A =Arm: yêu cầu dơ 2 tay lên cao, coi xem một tay có yếu suội thõng xuống.
S =Speech: yêu cầu nhắc lại một câu nói, coi xem dọng nói có ngọng lớ, nhắc lại có đúng
T=Time có nghĩa thời gian điều trị là quan trọng, cần hành động kêu 911 cấp cứu ngay.
Nếu áp dụng trắc nghiệm này thì đôi khi người thường cũng dễ dàng thấy stroke đang xuất hiện.
Ngoài ra, tùy theo não trái hoặc phải bị tổn thương mà triệu chứng khác nhau đôi chút.
a-Ðột quỵ ở não trái hay phải đều đưa tới suy yếu hoặc tê liệt của phần
cơ thể phía đối diện cộng thêm mắt mở rộng hoặc môi xệ xuống;
b-Ðột quỵ não trái gây ra rối loạn về ngôn ngữ ảnh hưởng tới việc phát
ra và hiểu lời nói kể cả đọc và viết. Lý do là trung tâm kiểm soát ngôn
ngữ thường nằm bên não trái. Nạn nhân cũng có rối loạn về trí nhớ, một
chút rối loạn hành vi, chậm chạp và dè dặt
hơn.
c-Tổn thương não phải: Ngoài tê liệt nửa thân phía trái, bệnh nhân còn
bị mất trí nhớ, hành vi hấp tấp, không suy nghĩ, kém nhận xét về không
gian, hay bị xúc động, buồn rầu và chỉ để ý tới sự việc xẩy ra mé phải
cơ thể. Chẳng hạn bệnh nhân không thấy có người
tới ở phía trái hoặc bỏ quên thực phẩm trên phần đĩa bên trái.
Điều trị
Điều trị stroke tùy theo bị máu cục hoặc đứt động mạch.
Máu cục thì thuốc loãng máu như aspirin là ưu tiên rồi tới heparin… Aspirin cần được dùng trong vòng 3 giờ sau tai biến.
Còn stroke do đứt mạch máu thì cần giải phẫu để sửa chỗ đứt và giảm áp
lực của máu tràn đè lên tế bào não. Aspirin không được dùng vì sẽ làm
máu loãng, chẩy nhiều hơn.
Sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân được tiếp tục điều trị tại Trung tâm
Phục hồi Chức năng, để lấy lại các chức năng đã mất hoặc suy yếu gây ra
do sự thiếu nuôi dưỡng tế bào não.
Tóm lại, Tai biến Động mạch não là một tai nạn trầm trọng, cần được cấp
cứu tức thì để cứu vãn sự sinh tồn của tế bào thần kinh. Nhiều nhà
chuyên môn coi tai biến này nguy hiểm như Cơn Suy Tim heart attack, và
gọi là Brain Attack.
Tai biến có thể viếng thăm bất cứ ai, không kể tuổi tác, nam nữ, giầu nghèo.
Heart Attack là gì?
Tim là bộ phận thiết yếu trong việc nuôi dưỡng toàn bộ tế bào trong cơ
thể. Hằng ngày, tim liên tục làm việc suốt 24 giờ để bơm một khối lượng
hơn 7000 lít máu. Ðể hoàn thành công việc này, tim cần oxy và chất dinh
dưỡng do động mạch vành (Coronary Artery)
cung cấp.
Vì nhiều lý do khác nhau, mặt trong của động mạch vành bị các mảng chất
béo bám vào, làm cho động mạch trở nên cứng và hẹp, máu lưu thông giảm
đi. Một máu cục có thể thành hình và gây tắc nghẽn hoàn toàn sự lưu hành
của máu. Tế bào tim không nhận được chất
dinh dưỡng và oxy, sẽ bị hủy hoại Ðó là sự nhồi máu cơ tim (myocardial
infarction). Thời gian thiếu máu càng lâu thì sự hủy hoại của tế bào tim
càng lan rộng và cơn đau tim càng trầm trọng hơn.
Ðôi khi, cơn đau tim cũng xảy ra khi động mạch vành co thắt tạm thời làm
cho lưu lượng máu tới tim giảm đi. Các cơn co thắt tạm thời này có thể
gây ra do căng thẳng tâm thần, tiếp xúc với thời tiết lạnh, khói thuốc
lá hoặc khi sử dụng vài loại thuốc như bạch
phiến…
Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người bị Cơn Đau Tim với hậu
quả là gần 500,000 trường hợp tử vong. Hơn một nửa số tử vong này xảy ra
1 giờ sau cơn đau và trước khi bệnh nhân tới bệnh viện. Ngoài ra đã bị
Heart attack cũng thường đưa tới Stroke.
Cơn đau tim là một trường hợp khẩn cấp, cần được điều trị tức thì. Mỗi
giây phút trì hoãn là giây phút dẫn tới “thập tử nhất sinh” cho người
bệnh. May mắn là cơn đau tim có thể điều trị được và các nguy cơ gây ra
cơn đau tim có thể đối phó, thay đổi để phòng
ngừa căn bệnh hiểm nghèo này.
Những dấu hiệu báo trước Cơn ÐauTim
Có một số dấu hiệu báo trước sự xuất hiện của cơn đau tim:
a-Cảm giác khó chịu, đau đè như có vật nặng ép trên ngực, kéo dài tới
mấy phút rồi mất đi, nhưng có thể tái xuất hiện. Cơn đau có thể nhè nhẹ
vừa phải tới đau không chịu được.
b-Cảm giác đau từ ngực chạy lên vai, cổ hoặc lan ra cánh tay; đầu ngón tay cảm thấy tê tê..
c-Choáng váng, muốn xỉu, đổ mồ hôi, buồn nôn, khó thở.
d-Lo sợ, nóng nẩy, bồn chồn.
đ-Da xanh nhợt.
e-Nhịp tim nhanh, không đều.
Nếu cảm thấy một trong những dấu hiệu này thì phải kêu cấp cứu ngay.
Nên lưu ý là phụ nữ có thể có các dấu hiệu khác hoặc không rõ ràng như
nam giới. Họ có thể cảm thấy đau ở bụng, cho là bị ợ chua với da ẩm ướt
hoặc mệt mỏi bất thường. Mà không ngờ là có thể đang bị heart attack.
Ðiều trị
Ngay khi cảm thấy có dấu hiệu bị cơn đau tim, bệnh nhân cần phải kêu số
điện thoại cấp cứu để được đưa đi khám bệnh và điều trị càng sớm càng
tốt. Ðiều trị sớm có thề ngăn ngừa hoặc giới hạn sự hư hao của tế bào
tim và giảm được tử vong cho người bệnh.
Trên đường chuyên trở bệnh nhân tới bệnh viện, nhân viên cấp cứu đã có
thể bắt đầu sự chữa trị với phương tiện sẵn có trong xe cấp cứu. Họ
thường xuyên liên lạc trực tiếp với bác sĩ tại bệnh viện để thông báo
tình trạng người bệnh và tham khảo ý kiến về cách
thức đối phó với cơn đau tim. Họ có thể cho bệnh nhân thở oxy, dùng
thuốc giảm đau tim nitroglycerin, morphine. Họ cũng sử dụng máy cấp cứu
tim khi nhịp tim rối loạn, tạm ngưng...
Tới nhà thương, bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu tim trang bị đầy đủ
dụng cụ, và dược phẩm. Các bác sĩ sẽ hành động ngay để phục hồi sự lưu
hành máu tới tim, giảm thiểu tổn thương cho các tế bào và liên tục theo
dõi tình trạng bệnh.
Thuốc gây tan cục huyết được dùng trong vòng 1 giờ kể từ khi bắt đầu có dấu hiệu của cơn đau tim.
Thuốc loại nitrate để giúp động mạch bớt co thắt và giảm cơn đau trước ngực.
Thuốc chống đông máu đề làm máu loãng, tránh đóng cục trong lòng động mạch.
Thuốc viên aspirin để ngăn ngừa tiều cầu kết tụ với nhau…
Ngoài ra còn các dược phẩm giúp hạ huyết áp, giảm sức căng của động
mạch, nhờ đó tim làm việc nhẹ nhàng hơn; thuốc điều hòa nhịp tim; thuốc
an thần giảm đau. Bệnh nhân liên tục được hít thở oxy…
Thời gian điều trị tại bệnh việc tùy thuộc tình trạng nặng hay nhẹ của
bệnh, sự đáp ứng với các phương thức chữa trị, thường thường là năm,
sáu ngày nếu không có biến chứng.
Trước khi xuất viện, bệnh nhân được hướng dẫn về cách thức chăm sóc và
dùng thuốc, về chế độ dinh dưỡng, về nếp sống, về sự vận động cơ thể với
chương trình vật lý trị liệu, phục hồi chức năng của tim. Bệnh nhân sẽ
hiểu rõ nên vận động như thế nào để tăng cường
sức mạnh của cơ thể mà không gây ra rủi ro cho trái tim, hiểu rõ về
bệnh tim của mình và biết cách đối phó với các khó khăn trong đời sống
hằng ngày để tránh cơn đau tim tái phát.
Kết luận
Dù là Cơn Đau Tim hoặc Đột Quỵ, cả hai bệnh đều là “thậm cấp chí nguy”,
cần được điều trị tại bệnh viện tức thì. Nhận biết và nhập tâm các dấu
hiệu báo động sự xuất hiện của Đột Quỵ và Cơn Đau Tim là việc cần thiết
để cứu vớt sự sống.