Mẩu Chuyện Nhỏ Ngày Xưa.
Nhà tôi ngày xưa ở không xa nhà thờ Huyện Sỹ.
Quanh năm, tôi đều có dịp đi ngang qua nó, nhưng chỉ có dịp Noel, thì tôi mới ghé vào dự lễ đêm Giáng Sinh.
Vì tôi không có đạo, nhưng lại sợ thi rớt, nên cứ vào ngaỳ lễ lớn này, là mấy chị em tôi đều thích tháp tùng má tôi đi gặp đấng linh thiêng để cầu xin phù hộ cho đừng bị trượt vỏ chuối.
Có lẽ vì tôi cầu xin tha thiết, nên đời tôi chưa bao giờ bị thi rớt, nên tôi nghĩ là nhà thờ này linh thiêng vô cùng.
Con đường đi ngang nhà thờ Huyện Sĩ thì thật mát và hình như không gian nó cũng khá trầm lắng hơn khu chợ Thái Bình.
Ngày hôm nay ở cách xa vạn dặm, tìm được bài viết về người sáng lập ra nó, thì tôi mới hiểu được rằng, cái gì đẹp, hay nó qua thật mau, cũng như đời người.
Chúng ta mới mở mắt đã chạy tỵ nạn và có một số người Việt Nam chưa được biết hết ba miền Nam, Trung, Bắc thì đã vội vã ra đi.
Con đường về tuy gần mà xa, Con đường xa thì hình như nó gần lại khi chúng ta có dịp nhắc về nơi mà mình có bao kỷ niệm đẹp.
Trong mộng mị, hình như bóng dáng Sài Gòn nó còn ở mãi trong trái tim người Việt Nam xa xứ.
Caroline Thanh Hương
13 tháng Giệng năm 2016.
“Nhất Sỹ” Lê Phát Đạt và gia tộc giàu hơn Bảo Đại
Cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở Sài Gòn nổi lên tứ đại hào phú lẫy lừng:
“Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”. Bốn đại gia này không chỉ
giàu có nhất đất Sài Gòn mà còn là những người giàu nhất Nam Kỳ lục tỉnh
và xứ Đông Dương. Gắn liền với tên tuổi của bốn đại gia này là những
giai thoại về sự giàu có đáng kinh ngạc…
Trong
số đó, “Nhất Sỹ” – Lê Phát Đạt, ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu là
người giàu có bậc nhất, hiện vẫn được lưu danh cùng với công trình chứng
minh cho khối tài sản khổng lồ của mình là nhà thờ Huyện Sỹ.
Huyện
Sỹ có tên thật là Lê Phát Đạt. Ông sinh năm 1841 tại Cầu Kho, Sài Gòn.
Tuy nhiên, quê quán ở Tân An, Long An trong một gia đình theo Công giáo.
Thuở nhỏ, ông có tên là Sỹ và tên thánh là Philipphê.
Ông
được các tu sỹ người Pháp đưa sang du học ở Pénang, Malaysia. Ở đây,
ông Sỹ được học các ngôn ngữ: như tiếng La Tinh, tiếng Pháp, tiếng Hán
và tiếng Quốc ngữ.
Nhà thờ huyện Sỹ
Do
tên của ông trùng tên với một người thầy dạy nên người thầy đã đổi tên
Sỹ đổi tên thành Lê Phát Đạt. Khi về nước, ông Lê Phát Đạt được Chính
phủ Nam Kỳ bổ dụng làm thông ngôn, rồi từ năm 1880 thì làm Ủy viên Hội
đồng Quản hạt Nam Kỳ.
Mặc
dù đã đổi tên nhưng bà con lối xóm vẫn gọi ông bằng cái tên cúng cơm là
Sỹ. Cũng bởi vậy, cái tên Huyện Sỹ Lê Phát Đạt đã gắn bó với số phận
của ông. Mặc dù xuất thân trong một gia đình không quá giàu có nhưng đến
đời của Lê Phát Đạt thì ông đã nhanh chóng trở thành người giàu có bậc
nhất đất Sài Gòn.
Theo
học giả Vương Hồng Sển trong cuốn sách “Sài Gòn năm xưa” thì việc phất
lên nhanh chóng của ông Lê Phát Đạt có không ít yếu tố may mắn: “Tương
truyền buổi đầu, Tây mới qua, dân cư tản mác. Pháp phát mãi ruộng đất vô
thừa nhận, giá bán rẻ mạt mà vẫn không có người đầu giá”.
Học
giả Vương Hồng Sến giải thích là: “Hồi Tây qua, nghe nói lại, những chủ
cũ đều đồng hè bỏ đất, không nhìn nhận, vì nhận e nỗi quan và triều
đình Huế khép tội theo Pháp. Vả
lại, cũng ước ao một ngày kia Tây bại trận rút lui. Chừng đó ai về chỗ
nấy, hấp tấp làm chi cho mang tội… Không dè bởi đất không ai nhìn, nên
Pháp lập Hội đồng Thành phố, Ủy ban Điền thổ rồi đưa nhau đi khám xét
từng vùng. Đến
chỗ nào địa thế tốt, thì những ủy viên bản xứ nhận là của mình: “Ùy”
một tiếng! Đến chỗ nào nẻ địa thì lắc đầu, tiếp theo nói “Nông” cũng một
tiếng! Chung quy chỉ học hai tiếng “Ùy”, “Nông” mà có ông Lê Phát Đạt
lập nghiệp truyền tử lưu tôn. Trận
bão năm Giáp Thìn, tức năm 1904, đất Gò Công bỏ hoang vô số kể, ai đủ
can đảm chịu ra mặt đóng thuế thì làm chủ chính thức, mà có ai thèm
đâu…”.
Thế
rồi, nài ép Lê Phát Đạt, ông bất đắc dĩ phải chạy bạc mua liều. Nào ngờ
vận đỏ, ruộng trúng mùa liên tiếp mấy năm liền. Ông trở nên giàu có
nhanh chóng. Mặc dù giàu có như vậy, nhưng trong nhà ông Lê Phát Đạt có
treo câu đối dạy đời: “Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách/Nhẫn nhi hòa, xử
thế lương đồ”.
Bên
cạnh đó, cũng có những lời đồn rằng ngôi nhà lầu đồ sộ của Huyện Sỹ tại
Tân An, nằm gần ngã ba sông Tân An và Bảo Định đã được cất trên thế đất
hàm rồng nên gia đình ông trở nên giàu có, danh vọng bậc nhất thời đó.
Sự
giàu có của ông Huyện Sỹ được mô tả rằng: khi đang xây nhà thờ Chợ Đũi,
chính là nhà thờ Huyện Sỹ theo yêu cầu của giáo dân vùng Bảy Hiền,
người ta đã cắt bớt một gian giữa của nhà thờ này để lấy tiền đó xây nhà
thờ Chí Hòa.
Nhà thờ Huyện Sỹ đang trong quá trình xây dựng.
Hay
người con trai của Huyện Sỹ là kỹ sư Lê Phát Thanh cũng bỏ tiền ra xây
nhà thờ Hạnh Thông Tây, nằm ở góc Quang Trung – Lê Văn Thọ, Gò Vấp. Tất
cả những ngôi nhà thờ này đều xây trên đất của Huyện Sỹ.
Ngày
nay, nếu đi bằng xe máy từ nhà thờ Huyện Sỹ đến nhà thờ Hạnh Thông Tây
phải mất gần một tiếng, đủ thấy vùng đất của Huyện Sỹ mênh mông chừng
nào.
Không
chỉ có thế, các con của Huyện Sỹ như bà Lê Thị Bính – mẹ của Nam Phương
hoàng hậu, Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh, Lê Phát Tân đều là những đại
điền chủ có rất nhiều đất đai ở Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ và Đồng Tháp
Mười.
Riêng
trưởng nam của Huyện Sỹ là Lê Phát An được vua Bảo Đại phong tước An
Định Vương. Ông Lê Phát An là người duy nhất trong lịch sử Nam Kỳ thuộc
hàng dân dã, không là “hoàng thân, quốc thích” được lên ngôi vị cao quý
nhất của triều đình.
Mức
độ giàu có của gia đình Huyện Sỹ còn được đồn thổi là lớn hơn rất nhiều
lần so với vua Bảo Đại. Vậy nên, mới có câu chuyện là vào năm 1934,
nhân dịp gả cô cháu gái Nguyễn Hữu Thị Lan, tức Nam Phương Hoàng Hậu về
Huế làm Hoàng hậu, Lê Phát An đã tặng cho Nguyễn Hữu Thị Lan một triệu
đồng tiền mặt để làm của hồi môn.
Nếu
quy đổi thì 1 triệu đồng lúc bấy giờ có giá vàng khoảng 50 đồng/lượng.
Vậy nên món quà này tương đương 20.000 lượng vàng. Gia đình Nguyễn Hữu
Hào, cha của Nam Phương hoàng hậu, rể của Huyện Sỹ cũng giàu có hơn Bảo
Đại.
Trong đời làm vua của mình, vị hoàng đế thích ăn chơi Bảo Đại thường dùng tiền của vợ nhiều hơn của hoàng gia.
Sự
giàu có của Huyện Sỹ Lê Phát Đạt cho đến nay vẫn còn lưu danh và đặc
biệt là thể hiện một cách rõ nét qua các công trình xây dựng còn lại.
Một trong số đó chính là nhà thờ Huyện Sỹ. Ngôi nhà thờ này đã được ông
Huyện Sỹ hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng.
Tính
theo thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 ngàn đồng bạc Đông Dương.
Nhà thờ được khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của linh mục
Bouttier.
Đến
năm 1905 thì nhà thờ được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất
cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis, nay là đường
Nguyễn Trãi và Frère Guilleraut, nay là đường Tôn Thất Tùng.
Ban
đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt
khác, do Thánh Philípphê tông đồ là bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được
gọi là Nhà thờ Thánh Philípphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ
Huyện Sỹ.
Và
sau đó dần trở thành tên chính thức của nhà thờ này. Nhà thờ Huyện Sỹ
được đánh giá là có khuôn viên rộng rãi khoáng đãng nhất ở Sài Gòn. Phía
trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo Việt Nam là Mátthêu Lê Văn Gẫm.
Gần
cổng chính còn có đài thiên thần hộ thủ và tượng đài Thánh Giuse. Bên
trái khuôn viên là núi Đức Mẹ Lộ Đức, được xây dựng năm 1960 để kính Đức
Mẹ Lộ Đức.
Hằng
năm cứ vào ngày 11 tháng 2 dương lịch, các linh mục chính xứ Chợ Đũi có
thói quen cử hành thánh lễ tại núi này để cầu nguyện đặc biệt cho các
bệnh nhân. Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng chuộc
tội rất lớn được xây dựng năm 1974 dưới thời linh mục Gioan Baotixita
Dương Hoàng Thanh.
Nhà
thờ có chiều dài 40 m, chia làm 4 gian, rộng 18 m. Thiết kế ban đầu của
nhà thờ Huyện Sỹ gồm 5 gian, tức khoảng 50 m. Nhưng thời gian đó, nhà
thờ tạm Chí Hòa bị hư hại trầm trọng.
Vì
vậy, giới chức trong họ đạo Chợ Đũi đã xin cắt bớt một gian, dùng số
tiền đó để xây nhà thờ Chí Hòa. Nhà thờ Huyện Sỹ dùng đá Granite Biên
Hòa để ốp mặt tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến trúc
Gothic. Chính điện nhà thờ có vòm chịu lực dạng cung nhọn.
Tường
có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn và được trang trí bằng lớp kính màu
ghép hình mua từ Ý. Bên trong các gian tường có nhiều tượng thánh. Trên
vòm cửa chính có tượng thánh Philípphê bổn mạng nhà thờ bằng đá Cẩm
Thạch, đứng cầm cây thánh giá Phục sinh.
Ngọn
tháp chuông chính cao 57 m kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống
Gaulois. Bên trong tháp có bốn quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm
1905.
Hai
quả lớn có đường kính 1,05 m do con trai và con dâu Huyện Sỹ là ông
Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và bà Anna Đỗ Thị Thao tặng. Hai quả
chuông nhỏ đường kính 0,95 m không ghi tên người tặng, có lẽ là của ông
bà Huyện Sỹ đặt đúc cùng năm.
Ông
huyện Sỹ qua đời năm 1900 khi nhà thờ chưa xây dựng xong. Về sau khi vợ
ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920, người ta mới đưa hai ông bà chôn ở
gian chái sau cung thánh của nhà thờ này.
Tại
gian chái bên trái là tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao gắn
cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá Cẩm Thạch được trang trí hoa văn.
Trên
mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá
Cẩm Thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh
nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau
trước ngực, chân đi giày.
Đối
diện bên phải là tượng vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài với tóc búi cũng dựa
trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm, chân mang
hài.
Phía
trong cùng còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là
Gioan Baotixita Lê Phát Thanh và Anna Đỗ Thị Thao. Cho đến nay, công
trình này vẫn được xem là một điểm đến thu hút khách du lịch muốn tìm
hiểu về cuộc đời của đại gia giàu có bậc nhất đất Sài Gòn xưa.
Nhà thờ Huyện Sỹ ngày nay.
Nguồn: Đinh Minh
NHÀ THỜ HUYỆN SỸ
Nhà thờ Huyện Sỹ là một nhà thờ Công giáo cổ hơn 100 tuổi, tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Tùng, Quận Một, Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt,
tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng, thời giá lúc bấy
giờ là khoảng trên 30 muôn (ngàn) bạc. Khởi công xây dựng năm 1902 theo
thiết kế của Linh mục Bouttier[1], đến 1905 thì được khánh thành, nhà
thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường
Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) và Frère Guilleraut (nay là đường
Tôn Thất Tùng).
Ban đầu nhà thờ có tên là Nhà thờ
Chợ Đũi do thuộc họ đạo Chợ Đũi, do nhận bảo trợ của thánh Philipphê
tông đồ, thánh bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ thánh
Philipphê. Tuy vậy, dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ, và sau đó dần
trở thành tên chính thức của nhà thờ này.
Nhà thờ Huyện Sĩ được đánh giá là
có khuôn viên rộng rãi khoáng đãng nhất ở Sài Gòn. Phía trước nhà thờ
có tượng đài thánh tử đạo Việt Nam là Matthêu Lê Văn Gẫm. Gần cổng chính
còn có đài Thiên Thần bổn mạng và tượng đài thánh Giuse.
Bên trái khuôn viên là núi Đức Mẹ
Lộ Đức được xây dựng năm 1960 để kính Đức Mẹ Lộ Đức. Hằng năm cứ vào
ngày 11 tháng 2 dương lịch, các cha sở họ Chợ Đũi có thói quen dâng
thánh lễ tại núi này cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân.
Phía bên phải khuôn viên nhà thờ
là đồi Canvê, có tượng chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974 dưới
thời linh mục Gioan Baotixita (Iohannes Baptista) Dương Hoàng Thanh.
Nhà thờ có chiều dài 40 mét, chia
làm 4 gian [3]rộng 18 mét. Nhà thờ dùng đá granite Biên Hòa để ốp mặt
tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến trúc Gothic mới.
Chính điện nhà thờ có vòm chịu
lực dạng cung nhọn. Tường có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn và được
trang trí bằng lớp kính màu ghép hình mua từ Ý. Bên trong các gian tường
có nhiều tượng thánh. Trên vòm cửa chính có tượng thánh Philipphê bổn
mạng nhà thờ bằng đá cẩm thạch, đứng cầm cây thánh giá Phục sinh.
Tháp chuông nhà thờ Huyện Sỹ với chú gà trống Gaulois
Ngọn tháp chuông chính diện cao
57 mét kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống Gaulois. Bên trong ngọn
tháp có 4 quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905. Hai quả lớn có
đường kính 1m05 do con trai và con dâu Huyện Sỹ là ông Gioan Baotixita
Lê Phát Thanh và bà Anna Đỗ Thị Thao tặng. Hai quả chuông nhỏ đường kính
0m95 không ghi người tặng, có lẽ là của ông bà Huyện Sỹ đặt đúc cùng
năm.
Theo học giả Vương Hồng Sển, ông
Huyện Sĩ, cũng có tên gọi là Lê Phát Đạt (1841-1900), người Cầu Kho,
theo đạo Công giáo, tên thánh là Philipphê, thuở nhỏ tên là Sĩ, khi học
La Tinh ở Cù lao Penăng gặp thày dạy trùng tên nên đặt tên là Đạt. Thời
đó rất hiếm người biết chữ nghĩa (chữ quốc ngữ, chữ Hán) và nhất là
tiếng La Tinh và tiếng Pháp, nên hầu hết những người được đào tạo từ
trường dòng ra, đều được trọng dụng, trong đó có ông ông Lê Phát Đạt
được cử làm thông phán. Ông phục vụ ở tỉnh Tân An nhiều năm
Tương truyền, buổi đầu Tây mới
qua, dân cư thưa thớt, tản mác, thực dân Pháp phát mãi ruộng đất vô thừa
nhận với giá rẻ mạt mà vẫn không có người mua, thế rồi họ ép ông Sĩ
mua. Bất đắc dĩ, ông phải chạy bạc khắp nơi để mua. Không ngờ mấy năm
liên tiếp được mùa, ông trở nên giàu có. Trong nhà ông có treo câu đối
dạy đời:
Cần giữ kiệm, trị gia thượng sách
Nhẫn nhi hoà, xử thế lương đồ.
Thời đó có câu “nhất Sĩ, nhì
Phương, tam Xường, tứ Định”, vậy là ông đứng thứ nhất trong bốn người
giàu nhất Sài Gòn và Nam kỳ. Thứ nhì là Đỗ Hữu Phương, làm tổng đốc, gọi
là Tổng đốc Phương. Thứ ba là Lý tường Quan, người Minh Xương, tục danh
là Hộ Xường, thứ tư là ông Hộ trưởng tên là Định, gọi là Hộ Định.
Ông huyện Sĩ mất năm 1900 trước
khi nhà thờ xây xong. Sau khi vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất năm 1920,
người ta mới đưa xác hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh như một
nhà mồ.
Theo di chúc, phần tiền xây dựng
nhà thờ trích từ 1/7 gia tài của ông, nên khi ông chết, việc thi công
xây dựng vẫn được tiến hành một cách suôn sẻ. Nhà thờ rộng 18 mét, dài
mới đầu dự tính là 5 gian, tức khoảng 50 mét. Lúc đó ở khu Chí Hoà, nhà
thờ tạm bị hư hại trầm trọng, không có nơi cho bổn đạo thờ phụng, nên
các giới chức trong đạo đã xin cắt bớt 1 gian ở nhà thờ Huyện Sĩ, lấy số
tiền đó xây nhà thờ Chí Hoà (đến nay nhà thờ Chí Hoà vẫn còn, được tôn
tạo nhiều lần, nên rất khang trang).
Tại gian chái bên trái là tượng
bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao gắn cột đầu, phía sau là phần mộ
bằng đá cẩm thạch được trang trí hoa văn. Trên mộ là tượng toàn thân ông
Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá cẩm thạch được điêu khắc
tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài
gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày.
Đối diện bên phải là tượng và một vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài
(1845-1920), với tóc búi, cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước
ngực, mặc áo dài gấm, chân mang hài. Phía trong cùng còn có tượng bán
thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh
(bên phải) và Anna Đỗ Thị Thao (bên trái)
Nhấp vao ảnh nhỏ để xem ảnh lớn
-
-
-
-
-
- Tượng đài Thánh Gấm
-
- Tháp nhà thờ Huyện Sỹ
-
- Nhà Thờ Huyện Sỹ
-
- Nhà Thờ Huyện Sỹ lúc buổi chiều
-
- Bên trong nhà thờ Huyện Sỹ
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-